Nhân Vật

Những danh tướng thất sủng: Thống chế bị bức tử

Thống chế lừng danh Erwin Rommel buộc phải uống thuốc độc để bảo vệ gia đình khỏi sự bức hại của trùm phát xít Adolf Hitler.

Thống chế lừng danh Erwin Rommel buộc phải uống thuốc độc để bảo vệ gia đình khỏi sự bức hại của trùm phát xít Adolf Hitler.

 Rommel tại Bắc Phi hồi tháng 6.1942 - Ảnh: Deutsches Bundesarchiv
Rommel tại Bắc Phi hồi tháng 6.1942 - Ảnh: Deutsches Bundesarchiv

Erwin Rommel là một trong những nhà cầm quân nổi tiếng nhất nước Đức và cả thế giới với những chiến thắng lừng lẫy tại chiến trường Bắc Phi trong Thế chiến 2. Dù phục vụ cho quân đội Quốc xã nhưng tài năng, tinh thần thượng võ và sự hào hiệp của ông được nhân dân Đức lẫn các đối thủ kính trọng. Tuy nhiên, tinh thần hiệp sĩ trong con người Rommel không thể sống chung với chế độ diệt chủng của Hitler và cuối cùng ông đã phải tự kết liễu đời mình.

Cáo sa mạc

Theo sách Patton and Rommel: Men of War in the Twentieth Century (tạm dịch: Patton và Rommel: Các chiến tướng trong thế kỷ 20) của sử gia Dennis Showalter, Rommel chào đời ngày 15.11.1891 tại Heidenheim và tham gia bộ binh Đức vào năm 1910. Trong Thế chiến 1, người trung úy trẻ tuổi này đã tham gia các mặt trận ở Pháp, Ý và Romania. Với những chiến công vang dội ở mặt trận Ý, ông trở thành người trẻ tuổi nhất được trao Huân chương Pour le Mérite - huân chương cao nhất của Đế chế Đức.

Trong Thế chiến 2, tên tuổi Rommel tiếp tục vang xa khi Sư đoàn thiết giáp số 7 do ông chỉ huy phá vỡ hệ thống phòng thủ của Pháp vào tháng 5.1940. Một năm sau, ông trở thành người đứng đầu lực lượng Đức tại Bắc Phi (Korps Afrika) với nhiệm vụ lật ngược tình thế sau những thất bại liên tiếp của quân Ý. Tại đây, Rommel thật sự trở thành huyền thoại với những trận chiến đi vào lịch sử như trận Gazala vây hãm thành phố cảng Tobruk của Libya từ tháng 4 - 12.1941 hay cuộc giằng co quyết liệt với Thống chế Anh Bernard Montgomery tại Alam el Halfa và El Alamein (Ai Cập).

Tại Bắc Phi, Rommel bộc lộ thiên tài chiến thuật, khả năng truyền cảm hứng cho quân lính và tận dụng tốt nhất các nguồn lực dù ít ỏi trong tay. Tại chiến trường châu Phi, mặc dù quân số ít hơn và lượng khí tài thua kém đối thủ nhưng lực lượng của Rommel đã chiến thắng hoặc gây tổn thất lớn cho quân Đồng minh. Theo sử gia Showalter, cách đánh của Rommel bộc lộ chính con người của ông thể hiện qua biệt danh “Cáo sa mạc”: táo bạo, quả quyết, thần tốc và khéo léo, bất ngờ chọc thẳng vào đối phương. Những địch thủ lớn nhất của Rommel như Thống chế Montgomery và Đại tướng Mỹ George Patton phải công nhận ông là vị chỉ huy quân sự giỏi nhất ở địa hình sa mạc. Rommel được phong Thống chế vào tháng 6.1942 và trở thành người lính oai danh lẫy lừng nhất nước Đức.

Nếu chỉ vì chiến tích quân sự thì Rommel đã không được ca ngợi nhiều như vậy, nhất là khi ông phục vụ Đức Quốc xã. Khác hẳn hình tượng tàn bạo của phát xít Đức, Rommel là vị tướng hào hiệp và thượng võ. Ông chưa bao giờ gia nhập đảng Quốc xã và luôn phớt lờ những mệnh lệnh tra tấn, xử tử tù binh hay người dân Do Thái. Thậm chí, ông còn đối xử khá tốt với họ. Trong sách The Rise and Fall of the Third Reich (tạm dịch: Sự trỗi dậy và sụp đổ của Đế chế thứ 3), nhà sử học Mỹ William Lawrence Shirer nhận định rằng Rommel là một trong số ít những viên tướng của phe Trục đủ dũng cảm để chống lại các mệnh lệnh điên loạn của Hitler. Vì thế, sau cuộc chiến, quân đoàn châu Phi không bao giờ bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.

Mẫu mực đến phút cuối

Sau giai đoạn ở Bắc Phi, Rommel được điều về châu Âu để củng cố mặt trận phòng thủ phía tây và ông vô cùng kinh hoàng trước các trại tử thần, lao động nô lệ, nạn diệt chủng người Do Thái và những tội ác khác của Đức Quốc xã, theo Eyewitnesstohistory.com. Tại Pháp, vị Thống chế này liên tục khước từ lệnh trục xuất người Do Thái và viết thư cho Hitler phản đối cách đối xử tàn bạo với người Do Thái. Rommel cũng từng đòi xét xử những lực lượng Đức phạm tội ác chiến tranh tại châu Âu. Tất cả những điều này dĩ nhiên làm trùm phát xít tức giận nhưng Hitler vẫn trọng dụng Rommel vì tài năng lẫn sự ngưỡng mộ của dân chúng dành cho ông.

Dần dần, niềm tin của Rommel về chiến thắng của Đức ngày càng sụt giảm trong khi sự khinh bỉ và căm ghét Hitler ngày một tăng lên. Ông nhận ra rằng cuộc chiến càng kéo dài thì sẽ làm thảm họa cho thế hệ tương lai của Đức và cả nhân loại. Đến năm 1944, vị thống chế biết đến kế hoạch lật đổ Hitler của một nhóm tướng lĩnh cao cấp. Tuy ủng hộ đảo chính để cứu nước Đức khỏi chế độ tàn bạo nhưng Rommel phản đối ám sát trùm phát xít vì lo ngại sẽ xảy ra nội chiến mà muốn Hitler bị bắt và đưa ra xét xử. Dù vậy, kế hoạch hạ sát Hitler bằng bom vẫn được tiến hành vào ngày 20.7.1944 nhưng hoàn toàn thất bại. Trùm phát xít điên cuồng truy bắt, tra tấn những người tham gia và cái tên Rommel bị nhắc đến.

Theo các chuyên gia, dù bằng chứng không rõ ràng nhưng Hiler vẫn quyết rằng Rommel phải chết. Mối bận tâm duy nhất của nhà độc tài này là làm thế nào thủ tiêu vị tướng nổi tiếng nhất nước Đức mà không khiến dư luận phẫn nộ. Giải pháp là buộc Rommel âm thầm tự sát và công bố cái chết của ông là do các vết thương sau một trận không kích của không quân Canada trước đó. Đổi lại, gia đình và thuộc cấp của ông sẽ không bị bức hại. Trong hồi ký của mình, con trai vị thống chế là Manfred Rommel kể rằng cha ông đã chấp nhận kết cuộc một cách vô cùng bình tĩnh. Ông ra đi khi mặc chiếc áo da của Binh đoàn châu Phi và cầm gậy thống chế vào ngày 14.10.1944. Sau đó, tang lễ của ông cũng được tiến hành theo nghi thức trang trọng nhất và Hitler thậm chí gửi điện chia buồn cho gia đình.

Phần mộ của Rommel hiện nằm ở Blaustein, tây nam nước Đức và ông là thành viên duy nhất của Đế chế thứ 3 có một bảo tàng để tôn vinh mình. Luôn nằm trong danh sách những nhà quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, sự kính trọng dành cho Rommel được đúc kết qua nhận xét của Thủ tướng Anh Winston Churchill: “Ông ấy xứng đáng được tôi ngả mũ. Ông ấy cũng xứng đáng được kính trọng vì dù là một binh sĩ Đức trung thành, ông đã căm ghét Hitler và những hành động của hắn ta... và trả giá bằng mạng sống. Trong những cuộc chiến ngày nay, không còn nhiều tinh thần thượng võ như vậy”. 

Châu Yên

Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những danh tướng thất sủng: Thống chế bị bức tử

Thống chế lừng danh Erwin Rommel buộc phải uống thuốc độc để bảo vệ gia đình khỏi sự bức hại của trùm phát xít Adolf Hitler.

Thống chế lừng danh Erwin Rommel buộc phải uống thuốc độc để bảo vệ gia đình khỏi sự bức hại của trùm phát xít Adolf Hitler.

 Rommel tại Bắc Phi hồi tháng 6.1942 - Ảnh: Deutsches Bundesarchiv
Rommel tại Bắc Phi hồi tháng 6.1942 - Ảnh: Deutsches Bundesarchiv

Erwin Rommel là một trong những nhà cầm quân nổi tiếng nhất nước Đức và cả thế giới với những chiến thắng lừng lẫy tại chiến trường Bắc Phi trong Thế chiến 2. Dù phục vụ cho quân đội Quốc xã nhưng tài năng, tinh thần thượng võ và sự hào hiệp của ông được nhân dân Đức lẫn các đối thủ kính trọng. Tuy nhiên, tinh thần hiệp sĩ trong con người Rommel không thể sống chung với chế độ diệt chủng của Hitler và cuối cùng ông đã phải tự kết liễu đời mình.

Cáo sa mạc

Theo sách Patton and Rommel: Men of War in the Twentieth Century (tạm dịch: Patton và Rommel: Các chiến tướng trong thế kỷ 20) của sử gia Dennis Showalter, Rommel chào đời ngày 15.11.1891 tại Heidenheim và tham gia bộ binh Đức vào năm 1910. Trong Thế chiến 1, người trung úy trẻ tuổi này đã tham gia các mặt trận ở Pháp, Ý và Romania. Với những chiến công vang dội ở mặt trận Ý, ông trở thành người trẻ tuổi nhất được trao Huân chương Pour le Mérite - huân chương cao nhất của Đế chế Đức.

Trong Thế chiến 2, tên tuổi Rommel tiếp tục vang xa khi Sư đoàn thiết giáp số 7 do ông chỉ huy phá vỡ hệ thống phòng thủ của Pháp vào tháng 5.1940. Một năm sau, ông trở thành người đứng đầu lực lượng Đức tại Bắc Phi (Korps Afrika) với nhiệm vụ lật ngược tình thế sau những thất bại liên tiếp của quân Ý. Tại đây, Rommel thật sự trở thành huyền thoại với những trận chiến đi vào lịch sử như trận Gazala vây hãm thành phố cảng Tobruk của Libya từ tháng 4 - 12.1941 hay cuộc giằng co quyết liệt với Thống chế Anh Bernard Montgomery tại Alam el Halfa và El Alamein (Ai Cập).

Tại Bắc Phi, Rommel bộc lộ thiên tài chiến thuật, khả năng truyền cảm hứng cho quân lính và tận dụng tốt nhất các nguồn lực dù ít ỏi trong tay. Tại chiến trường châu Phi, mặc dù quân số ít hơn và lượng khí tài thua kém đối thủ nhưng lực lượng của Rommel đã chiến thắng hoặc gây tổn thất lớn cho quân Đồng minh. Theo sử gia Showalter, cách đánh của Rommel bộc lộ chính con người của ông thể hiện qua biệt danh “Cáo sa mạc”: táo bạo, quả quyết, thần tốc và khéo léo, bất ngờ chọc thẳng vào đối phương. Những địch thủ lớn nhất của Rommel như Thống chế Montgomery và Đại tướng Mỹ George Patton phải công nhận ông là vị chỉ huy quân sự giỏi nhất ở địa hình sa mạc. Rommel được phong Thống chế vào tháng 6.1942 và trở thành người lính oai danh lẫy lừng nhất nước Đức.

Nếu chỉ vì chiến tích quân sự thì Rommel đã không được ca ngợi nhiều như vậy, nhất là khi ông phục vụ Đức Quốc xã. Khác hẳn hình tượng tàn bạo của phát xít Đức, Rommel là vị tướng hào hiệp và thượng võ. Ông chưa bao giờ gia nhập đảng Quốc xã và luôn phớt lờ những mệnh lệnh tra tấn, xử tử tù binh hay người dân Do Thái. Thậm chí, ông còn đối xử khá tốt với họ. Trong sách The Rise and Fall of the Third Reich (tạm dịch: Sự trỗi dậy và sụp đổ của Đế chế thứ 3), nhà sử học Mỹ William Lawrence Shirer nhận định rằng Rommel là một trong số ít những viên tướng của phe Trục đủ dũng cảm để chống lại các mệnh lệnh điên loạn của Hitler. Vì thế, sau cuộc chiến, quân đoàn châu Phi không bao giờ bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.

Mẫu mực đến phút cuối

Sau giai đoạn ở Bắc Phi, Rommel được điều về châu Âu để củng cố mặt trận phòng thủ phía tây và ông vô cùng kinh hoàng trước các trại tử thần, lao động nô lệ, nạn diệt chủng người Do Thái và những tội ác khác của Đức Quốc xã, theo Eyewitnesstohistory.com. Tại Pháp, vị Thống chế này liên tục khước từ lệnh trục xuất người Do Thái và viết thư cho Hitler phản đối cách đối xử tàn bạo với người Do Thái. Rommel cũng từng đòi xét xử những lực lượng Đức phạm tội ác chiến tranh tại châu Âu. Tất cả những điều này dĩ nhiên làm trùm phát xít tức giận nhưng Hitler vẫn trọng dụng Rommel vì tài năng lẫn sự ngưỡng mộ của dân chúng dành cho ông.

Dần dần, niềm tin của Rommel về chiến thắng của Đức ngày càng sụt giảm trong khi sự khinh bỉ và căm ghét Hitler ngày một tăng lên. Ông nhận ra rằng cuộc chiến càng kéo dài thì sẽ làm thảm họa cho thế hệ tương lai của Đức và cả nhân loại. Đến năm 1944, vị thống chế biết đến kế hoạch lật đổ Hitler của một nhóm tướng lĩnh cao cấp. Tuy ủng hộ đảo chính để cứu nước Đức khỏi chế độ tàn bạo nhưng Rommel phản đối ám sát trùm phát xít vì lo ngại sẽ xảy ra nội chiến mà muốn Hitler bị bắt và đưa ra xét xử. Dù vậy, kế hoạch hạ sát Hitler bằng bom vẫn được tiến hành vào ngày 20.7.1944 nhưng hoàn toàn thất bại. Trùm phát xít điên cuồng truy bắt, tra tấn những người tham gia và cái tên Rommel bị nhắc đến.

Theo các chuyên gia, dù bằng chứng không rõ ràng nhưng Hiler vẫn quyết rằng Rommel phải chết. Mối bận tâm duy nhất của nhà độc tài này là làm thế nào thủ tiêu vị tướng nổi tiếng nhất nước Đức mà không khiến dư luận phẫn nộ. Giải pháp là buộc Rommel âm thầm tự sát và công bố cái chết của ông là do các vết thương sau một trận không kích của không quân Canada trước đó. Đổi lại, gia đình và thuộc cấp của ông sẽ không bị bức hại. Trong hồi ký của mình, con trai vị thống chế là Manfred Rommel kể rằng cha ông đã chấp nhận kết cuộc một cách vô cùng bình tĩnh. Ông ra đi khi mặc chiếc áo da của Binh đoàn châu Phi và cầm gậy thống chế vào ngày 14.10.1944. Sau đó, tang lễ của ông cũng được tiến hành theo nghi thức trang trọng nhất và Hitler thậm chí gửi điện chia buồn cho gia đình.

Phần mộ của Rommel hiện nằm ở Blaustein, tây nam nước Đức và ông là thành viên duy nhất của Đế chế thứ 3 có một bảo tàng để tôn vinh mình. Luôn nằm trong danh sách những nhà quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, sự kính trọng dành cho Rommel được đúc kết qua nhận xét của Thủ tướng Anh Winston Churchill: “Ông ấy xứng đáng được tôi ngả mũ. Ông ấy cũng xứng đáng được kính trọng vì dù là một binh sĩ Đức trung thành, ông đã căm ghét Hitler và những hành động của hắn ta... và trả giá bằng mạng sống. Trong những cuộc chiến ngày nay, không còn nhiều tinh thần thượng võ như vậy”. 

Châu Yên

Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm