Mỗi Ngày Một Chuyện
Những em bé mưu sinh trong "thành phố sương" Sapa
12 giờ đêm, khi màn sương giăng khắp lối, tại chợ đêm Sapa vẫn có những em nhỏ người H'Mông lặng lẽ mưu sinh trong màn mưa buốt giá tê tái.
Hai em nhỏ dựa vào địu hàng ngủ trong đêm tối. Ảnh: Quang Tấn.
Chợ Sapa nổi tiếng với những đêm dài hò hẹn của các đôi trai gái. Nhưng với riêng tôi, hình ảnh những em bé vất vả mưu sinh để lại nhiều cảm xúc.
Ban đầu, chúng tôi cũng giật mình với “chiêu thức” bán hàng của trẻ em nơi đây. Tóc rối bù xù, quần áo xộc xệch, gương mặt tím tái, lủng lẳng vài món đồ thổ cẩm trên tay, lơ lớ nói vài câu "mua đi", chèo kéo khách du lịch về đến tận khách sạn khiến tôi có cảm nhận không tốt khi mới đến khu du lịch này.
Nhưng càng về đêm, tận mắt quan sát cảnh nhưng em bé co ro trong đêm lạnh để bám trụ lại trên những con phố để bán những món quà nhỏ cho khách du lịch, ôm lấy nhau ngủ vùi bên những gánh hàng, tôi mới nhận ra trong tâm hồn non nớt ấy các em đã phải đối mặt với một cuộc sống khắc nghiệt. Có lẽ, đối với các em chưa bao giờ có một ngày nghỉ nên những gương mặt trẻ thơ phần nào già hơn bởi gánh nặng lên đôi vai bé nhỏ.
Tôi nán lại hỏi chuyện một em tên Vừ (14 tuổi), em đang địu một em bé 1 tuổi và dắt theo một em 6 tuổi bán vòng tay gần nhà thờ đá Sapa. Vừ nói: "Nhà em ở trên đỉnh núi, cây cối rậm rạp bao quanh. Bố mẹ đi làm nương rẫy cả ngày. Còn 3 chị em ngày nào cũng vượt hơn 10km để xuống chợ bán hàng từ sáng sớm khi sương mù giày đặc, gió lạnh cắt da cắt thịt. Em phải bán hàng cả ngày, nhiều khi đến sáng hôm sau để có mang tiền về cho bố mẹ, không cả nhà sẽ bị đói".
Hàng ngày, hành trang của các em không phải là sách vở, đồng phục và những lần được bố mẹ đưa đón đến trường mà là những gùi hàng, những nắm cơm và hành trình hàng chục cây số băng qua núi rừng, sương muối để đến chợ.
Đến khi đêm về, bên những quán hàng nướng, quán cơm bên đường, các em ngồi nép sát để sưởi ấm và ngấu nghiến những nắm cơm nguội, củ sắn thậm chí là rau rừng để ăn cho đỡ đói. Rồi những giấc ngủ chợt đến cho đến khi "các em đủ tiền mang về cho bố mẹ".
Phóng viên báo Hải quan ghi nhận một số hình ảnh tại chợ Sapa:
Hai chị em tuổi còn quá nhỏ ngồi bán đồ lưu niệm cho khách du lịch trong đêm.
Vừa bán hàng các em vừa phải tự chăm sóc cho nhau dưới cái lạnh thấu xương.
Càng về khuya Sapa càng lạnh, những em nhỏ phải tìm đến những quán ăn để sưởi ấm cho quên đi cái lạnh và đói.
Các em tập trung ngồi cùng 1 chỗ để chống chọi với cái lạnh
Bữa tối đơn sơ của các em.
Giấc ngủ vội vàng của những em nhỏ trong đêm. Em chỉ mở mắt, nói giá bán cho khách rồi lại ngủ tiếp.
Những em bé sơ sinh cũng theo mẹ rong ruổi, "kiếm ăn" từ đêm cho đến khi khách du lịch đã đi ngủ hết.
HP chuyển
HP chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Những em bé mưu sinh trong "thành phố sương" Sapa
12 giờ đêm, khi màn sương giăng khắp lối, tại chợ đêm Sapa vẫn có những em nhỏ người H'Mông lặng lẽ mưu sinh trong màn mưa buốt giá tê tái.
Hai em nhỏ dựa vào địu hàng ngủ trong đêm tối. Ảnh: Quang Tấn.
Chợ Sapa nổi tiếng với những đêm dài hò hẹn của các đôi trai gái. Nhưng với riêng tôi, hình ảnh những em bé vất vả mưu sinh để lại nhiều cảm xúc.
Ban đầu, chúng tôi cũng giật mình với “chiêu thức” bán hàng của trẻ em nơi đây. Tóc rối bù xù, quần áo xộc xệch, gương mặt tím tái, lủng lẳng vài món đồ thổ cẩm trên tay, lơ lớ nói vài câu "mua đi", chèo kéo khách du lịch về đến tận khách sạn khiến tôi có cảm nhận không tốt khi mới đến khu du lịch này.
Nhưng càng về đêm, tận mắt quan sát cảnh nhưng em bé co ro trong đêm lạnh để bám trụ lại trên những con phố để bán những món quà nhỏ cho khách du lịch, ôm lấy nhau ngủ vùi bên những gánh hàng, tôi mới nhận ra trong tâm hồn non nớt ấy các em đã phải đối mặt với một cuộc sống khắc nghiệt. Có lẽ, đối với các em chưa bao giờ có một ngày nghỉ nên những gương mặt trẻ thơ phần nào già hơn bởi gánh nặng lên đôi vai bé nhỏ.
Tôi nán lại hỏi chuyện một em tên Vừ (14 tuổi), em đang địu một em bé 1 tuổi và dắt theo một em 6 tuổi bán vòng tay gần nhà thờ đá Sapa. Vừ nói: "Nhà em ở trên đỉnh núi, cây cối rậm rạp bao quanh. Bố mẹ đi làm nương rẫy cả ngày. Còn 3 chị em ngày nào cũng vượt hơn 10km để xuống chợ bán hàng từ sáng sớm khi sương mù giày đặc, gió lạnh cắt da cắt thịt. Em phải bán hàng cả ngày, nhiều khi đến sáng hôm sau để có mang tiền về cho bố mẹ, không cả nhà sẽ bị đói".
Hàng ngày, hành trang của các em không phải là sách vở, đồng phục và những lần được bố mẹ đưa đón đến trường mà là những gùi hàng, những nắm cơm và hành trình hàng chục cây số băng qua núi rừng, sương muối để đến chợ.
Đến khi đêm về, bên những quán hàng nướng, quán cơm bên đường, các em ngồi nép sát để sưởi ấm và ngấu nghiến những nắm cơm nguội, củ sắn thậm chí là rau rừng để ăn cho đỡ đói. Rồi những giấc ngủ chợt đến cho đến khi "các em đủ tiền mang về cho bố mẹ".
Phóng viên báo Hải quan ghi nhận một số hình ảnh tại chợ Sapa:
Hai chị em tuổi còn quá nhỏ ngồi bán đồ lưu niệm cho khách du lịch trong đêm.
Vừa bán hàng các em vừa phải tự chăm sóc cho nhau dưới cái lạnh thấu xương.
Càng về khuya Sapa càng lạnh, những em nhỏ phải tìm đến những quán ăn để sưởi ấm cho quên đi cái lạnh và đói.
Các em tập trung ngồi cùng 1 chỗ để chống chọi với cái lạnh
Bữa tối đơn sơ của các em.
Giấc ngủ vội vàng của những em nhỏ trong đêm. Em chỉ mở mắt, nói giá bán cho khách rồi lại ngủ tiếp.
Những em bé sơ sinh cũng theo mẹ rong ruổi, "kiếm ăn" từ đêm cho đến khi khách du lịch đã đi ngủ hết.
HP chuyển
HP chuyển