Kinh Đời
Những kẻ vô cảm với chính đồng bào của mình - Mai Tú Ân
( HNPD ) Không hề có sự so sánh hơn thua nào giữa thảm họa kép động đất và sóng thần Nhật Bản với thảm họa cá chết miền Trung, cũng như so sánh tình cảm của người Việt Nam với các nạn nhân bên Nhật
( HNPD ) Không hề có sự so sánh hơn thua nào giữa thảm họa kép động đất và sóng thần Nhật Bản với thảm họa cá chết miền Trung, cũng như so sánh tình cảm của người Việt Nam với các nạn nhân bên Nhật và với các nạn nhân ở miền Trung. Lấy thảm họa bên Nhật cũng chỉ để tham khảo, đối chiếu với thảm họa ở Việt Nam mà thôi.
Hội Chữ Thập Đỏ VN kêu gọi quyên góp cho các nạn nhân ở Nhật Bản và chuyển số tiền 200.000 đô la vào quĩ. Ngoài ra Hội còn cùng Bộ 4T đứng ra làm bảng nhắn tin với khẩu hiệu :"Nhắn tin 1 triệu người ủng hộ nạn nhân Nhật Bản" Các nghệ sĩ cũng tích cực tham gia vào việc đóng góp bằng cách mở chương trình biểu diễn hay bán các vật dụng cá nhân lấy tiền đóng góp. Ca sĩ Mỹ Tâm đóng ngay 100 triệu vào quĩ và tích cực kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ. Các sinh viên nghèo thì tích cực vận động tham gia, dù tiền vé khá cao : 100.000 đ/vé.
Các doanh nghiệp cũng nhiệt tình tham gia. Điển hình là ông Võ Nhật Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vietracimex đã trao số tiền 1 triệu USD cho Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki. Ông Đinh La Thăng, bí thư thành ủy TP. HCM hiện giờ lúc đó là Tổng giám đốc Công ty Dầu Khí Quốc Gia cũng đã mau mắn trao 100.000 đô la cho đại sứ Nhật Bản.
Như ở trên đã nói việc mọi người đóng góp tiền bạc để ít nhiều chia sẻ nỗi đau của người dân Nhật Bản trong thảm họa kép là điều nên làm, không có gì phải bàn cãi cả. Vấn đề mà bài viết này muốn nhắm tới lại nằm ở chỗ khác. Đó là miền Trung thân yêu của chúng ta cũng đang ở trong một thảm họa lớn lao có tên là Thảm Họa Formosa. Chỉ có một người chết là anh thợ lặn Nguyễn Văn Ngày nhưng hệ quả của việc tống chất thải độc hại ra biển miền Trung là không thể thống kê được, và nó sẽ còn gây hại cho đồng bào miền Trung không biết đến bao giờ. Không có người chết nhưng hàng triệu con người sống dọc theo biển miền Trung đã lâm vào cảnh thiếu đói, khốn khổ đến 4, 5 tháng trời nay vì tất cả các sản phẩm thu hoạch được từ biển bao đời nay của họ đã biến mất. Cá, tôm, mực... cả đánh bắt lẫn nuôi trồng đều biến mất sạch sành sanh.
Than ôi! Tàu bè đánh cá không ra khơi đánh bắt cá được vì biển đã sạch cá tôm, các lao động liên can đến ngành nghề cá không có việc làm vì không có cá tôm để làm, trong khi đó thì cá chết trôi dày đặc bờ cát.
Người dân miền Trung đã bị thảm họa Formosa đưa dần dần vào nghèo khổ, đói khát, thất nghiệp. Tiền mà kẻ thủ ác Formosa đã đền bù thì chẳng có đồng nào đến tay người dân. Chính phủ thì chỉ cứu đói 15 kg gạo/tháng/hộ, vừa đủ không chết đói, chỉ còn nước bỏ xứ ra đi. Nhưng không phải đi theo chương trình có tên gọi rất kêu là :"Chuyển đổi ngành nghề" của chính phủ vì người ngư dân thì chuyển đổi ngành nghề gì để chống đói ngoài việc đi làm thuê, làm osin hay làm gái nơi xứ người...
Ấy thế mà những con người danh giá đã từng bỏ ra hàng đống tiền đóng góp cho các nạn nhân thảm họa kép Nhật Bản thì giờ đây tắt đài im re, không cựa mình khi các đồng bào miền Trung của họ đang dở sống dở chết...
Không hề có một lời kêu gọi của một cá nhân hay đoàn thể nào vang lên kêu gọi giúp đỡ họ, cũng như không có một đồng đô la nào được đóng góp để cứu đói, cứu khổ cho họ trong khi họ đã đói khổ lắm rồi. Không có một xu nào cho đồng bào miền Trung đang chết đói.
Sao chen nhau đưa tiền vào kẻ ăn không hết,
Sao ngoảnh mặt không cho người lần không ra
Tiên sư những kẻ vô cảm với đồng bào của mình...
Mai Tú Ân ( HNPD )
( HNPD ) Không hề có sự so sánh hơn thua nào giữa thảm họa kép động đất và sóng thần Nhật Bản với thảm họa cá chết miền Trung, cũng như so sánh tình cảm của người Việt Nam với các nạn nhân bên Nhật và với các nạn nhân ở miền Trung. Lấy thảm họa bên Nhật cũng chỉ để tham khảo, đối chiếu với thảm họa ở Việt Nam mà thôi.
Hội Chữ Thập Đỏ VN kêu gọi quyên góp cho các nạn nhân ở Nhật Bản và chuyển số tiền 200.000 đô la vào quĩ. Ngoài ra Hội còn cùng Bộ 4T đứng ra làm bảng nhắn tin với khẩu hiệu :"Nhắn tin 1 triệu người ủng hộ nạn nhân Nhật Bản" Các nghệ sĩ cũng tích cực tham gia vào việc đóng góp bằng cách mở chương trình biểu diễn hay bán các vật dụng cá nhân lấy tiền đóng góp. Ca sĩ Mỹ Tâm đóng ngay 100 triệu vào quĩ và tích cực kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ. Các sinh viên nghèo thì tích cực vận động tham gia, dù tiền vé khá cao : 100.000 đ/vé.
Các doanh nghiệp cũng nhiệt tình tham gia. Điển hình là ông Võ Nhật Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vietracimex đã trao số tiền 1 triệu USD cho Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki. Ông Đinh La Thăng, bí thư thành ủy TP. HCM hiện giờ lúc đó là Tổng giám đốc Công ty Dầu Khí Quốc Gia cũng đã mau mắn trao 100.000 đô la cho đại sứ Nhật Bản.
Như ở trên đã nói việc mọi người đóng góp tiền bạc để ít nhiều chia sẻ nỗi đau của người dân Nhật Bản trong thảm họa kép là điều nên làm, không có gì phải bàn cãi cả. Vấn đề mà bài viết này muốn nhắm tới lại nằm ở chỗ khác. Đó là miền Trung thân yêu của chúng ta cũng đang ở trong một thảm họa lớn lao có tên là Thảm Họa Formosa. Chỉ có một người chết là anh thợ lặn Nguyễn Văn Ngày nhưng hệ quả của việc tống chất thải độc hại ra biển miền Trung là không thể thống kê được, và nó sẽ còn gây hại cho đồng bào miền Trung không biết đến bao giờ. Không có người chết nhưng hàng triệu con người sống dọc theo biển miền Trung đã lâm vào cảnh thiếu đói, khốn khổ đến 4, 5 tháng trời nay vì tất cả các sản phẩm thu hoạch được từ biển bao đời nay của họ đã biến mất. Cá, tôm, mực... cả đánh bắt lẫn nuôi trồng đều biến mất sạch sành sanh.
Than ôi! Tàu bè đánh cá không ra khơi đánh bắt cá được vì biển đã sạch cá tôm, các lao động liên can đến ngành nghề cá không có việc làm vì không có cá tôm để làm, trong khi đó thì cá chết trôi dày đặc bờ cát.
Người dân miền Trung đã bị thảm họa Formosa đưa dần dần vào nghèo khổ, đói khát, thất nghiệp. Tiền mà kẻ thủ ác Formosa đã đền bù thì chẳng có đồng nào đến tay người dân. Chính phủ thì chỉ cứu đói 15 kg gạo/tháng/hộ, vừa đủ không chết đói, chỉ còn nước bỏ xứ ra đi. Nhưng không phải đi theo chương trình có tên gọi rất kêu là :"Chuyển đổi ngành nghề" của chính phủ vì người ngư dân thì chuyển đổi ngành nghề gì để chống đói ngoài việc đi làm thuê, làm osin hay làm gái nơi xứ người...
Ấy thế mà những con người danh giá đã từng bỏ ra hàng đống tiền đóng góp cho các nạn nhân thảm họa kép Nhật Bản thì giờ đây tắt đài im re, không cựa mình khi các đồng bào miền Trung của họ đang dở sống dở chết...
Không hề có một lời kêu gọi của một cá nhân hay đoàn thể nào vang lên kêu gọi giúp đỡ họ, cũng như không có một đồng đô la nào được đóng góp để cứu đói, cứu khổ cho họ trong khi họ đã đói khổ lắm rồi. Không có một xu nào cho đồng bào miền Trung đang chết đói.
Sao chen nhau đưa tiền vào kẻ ăn không hết,
Sao ngoảnh mặt không cho người lần không ra
Tiên sư những kẻ vô cảm với đồng bào của mình...
Mai Tú Ân ( HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Những kẻ vô cảm với chính đồng bào của mình - Mai Tú Ân
( HNPD ) Không hề có sự so sánh hơn thua nào giữa thảm họa kép động đất và sóng thần Nhật Bản với thảm họa cá chết miền Trung, cũng như so sánh tình cảm của người Việt Nam với các nạn nhân bên Nhật
( HNPD ) Không hề có sự so sánh hơn thua nào giữa thảm họa kép động đất và sóng thần Nhật Bản với thảm họa cá chết miền Trung, cũng như so sánh tình cảm của người Việt Nam với các nạn nhân bên Nhật và với các nạn nhân ở miền Trung. Lấy thảm họa bên Nhật cũng chỉ để tham khảo, đối chiếu với thảm họa ở Việt Nam mà thôi.
Hội Chữ Thập Đỏ VN kêu gọi quyên góp cho các nạn nhân ở Nhật Bản và chuyển số tiền 200.000 đô la vào quĩ. Ngoài ra Hội còn cùng Bộ 4T đứng ra làm bảng nhắn tin với khẩu hiệu :"Nhắn tin 1 triệu người ủng hộ nạn nhân Nhật Bản" Các nghệ sĩ cũng tích cực tham gia vào việc đóng góp bằng cách mở chương trình biểu diễn hay bán các vật dụng cá nhân lấy tiền đóng góp. Ca sĩ Mỹ Tâm đóng ngay 100 triệu vào quĩ và tích cực kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ. Các sinh viên nghèo thì tích cực vận động tham gia, dù tiền vé khá cao : 100.000 đ/vé.
Các doanh nghiệp cũng nhiệt tình tham gia. Điển hình là ông Võ Nhật Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vietracimex đã trao số tiền 1 triệu USD cho Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki. Ông Đinh La Thăng, bí thư thành ủy TP. HCM hiện giờ lúc đó là Tổng giám đốc Công ty Dầu Khí Quốc Gia cũng đã mau mắn trao 100.000 đô la cho đại sứ Nhật Bản.
Như ở trên đã nói việc mọi người đóng góp tiền bạc để ít nhiều chia sẻ nỗi đau của người dân Nhật Bản trong thảm họa kép là điều nên làm, không có gì phải bàn cãi cả. Vấn đề mà bài viết này muốn nhắm tới lại nằm ở chỗ khác. Đó là miền Trung thân yêu của chúng ta cũng đang ở trong một thảm họa lớn lao có tên là Thảm Họa Formosa. Chỉ có một người chết là anh thợ lặn Nguyễn Văn Ngày nhưng hệ quả của việc tống chất thải độc hại ra biển miền Trung là không thể thống kê được, và nó sẽ còn gây hại cho đồng bào miền Trung không biết đến bao giờ. Không có người chết nhưng hàng triệu con người sống dọc theo biển miền Trung đã lâm vào cảnh thiếu đói, khốn khổ đến 4, 5 tháng trời nay vì tất cả các sản phẩm thu hoạch được từ biển bao đời nay của họ đã biến mất. Cá, tôm, mực... cả đánh bắt lẫn nuôi trồng đều biến mất sạch sành sanh.
Than ôi! Tàu bè đánh cá không ra khơi đánh bắt cá được vì biển đã sạch cá tôm, các lao động liên can đến ngành nghề cá không có việc làm vì không có cá tôm để làm, trong khi đó thì cá chết trôi dày đặc bờ cát.
Người dân miền Trung đã bị thảm họa Formosa đưa dần dần vào nghèo khổ, đói khát, thất nghiệp. Tiền mà kẻ thủ ác Formosa đã đền bù thì chẳng có đồng nào đến tay người dân. Chính phủ thì chỉ cứu đói 15 kg gạo/tháng/hộ, vừa đủ không chết đói, chỉ còn nước bỏ xứ ra đi. Nhưng không phải đi theo chương trình có tên gọi rất kêu là :"Chuyển đổi ngành nghề" của chính phủ vì người ngư dân thì chuyển đổi ngành nghề gì để chống đói ngoài việc đi làm thuê, làm osin hay làm gái nơi xứ người...
Ấy thế mà những con người danh giá đã từng bỏ ra hàng đống tiền đóng góp cho các nạn nhân thảm họa kép Nhật Bản thì giờ đây tắt đài im re, không cựa mình khi các đồng bào miền Trung của họ đang dở sống dở chết...
Không hề có một lời kêu gọi của một cá nhân hay đoàn thể nào vang lên kêu gọi giúp đỡ họ, cũng như không có một đồng đô la nào được đóng góp để cứu đói, cứu khổ cho họ trong khi họ đã đói khổ lắm rồi. Không có một xu nào cho đồng bào miền Trung đang chết đói.
Sao chen nhau đưa tiền vào kẻ ăn không hết,
Sao ngoảnh mặt không cho người lần không ra
Tiên sư những kẻ vô cảm với đồng bào của mình...
Mai Tú Ân ( HNPD )