Truyện Ngắn & Phóng Sự
Những kỷ niệm của một người em gái hậu phương
Ngọn gió thu nhè nhẹ lướt qua đung đưa cành mận đỏ trước nhà, đủ làm lá rơi đầy sân Những chiếc lá đỏ nằm trên thảm cỏ xanh tạo một bức tranh khá đặc sắc. Buổi sáng khí hậu hơi se lạnh, chồng thêm chiếc á
Núi đeo ngọn tháp chờ ai đó!
Hóa kiếp thời gian trong ý thơ,
Những mãnh linh hồn về đứng lặng,
Sầu dâng thiên cổ khóc ngọn cờ...!
Ngọn gió thu nhè nhẹ lướt qua đung đưa cành mận đỏ trước nhà, đủ làm lá rơi đầy sân Những chiếc lá đỏ nằm trên thảm cỏ xanh tạo một bức tranh khá đặc sắc. Buổi sáng khí hậu hơi se lạnh, chồng thêm chiếc áo ấm mỏng, tôi đi bộ ngoài công viên, gặp vài người bạn láng giềng, nghe họ kể chuyện về chuyến du lịch Việt Nam làm tôi nôn nao háo hức... Lấy vội vé máy bay để đi ngay, chậm trễ có thể làm tôi tan biến cảm giác thích thú. Đến Việt Nam với hành lý xách tay gọn nhẹ, tôi gặp anh Hai ra phi trường đón. Chị dâu tôi đang nằm bệnh viện một tuần rồi, đau ở bụng, chưa chẩn đoán ra bệnh gì.
Xe đưa tôi về thăm em gái ở Biên Hòa thì gặp cháu dâu báo tin nó sắp phải mổ bướu ngực, nhưng tình trạng cơ thể quá ốm, bác sĩ thông báo cần mua máu để tiếp. Vài hôm sau tôi về Ninh Hòa thăm mẹ già. Mẹ bình an, lại nghe thêm tin ông anh, con nuôi của ba má tôi, bị stroke nằm một chỗ. Tôi vội đi thăm, nhà anh ở Dục Mỹ. Trên đường ngang qua núi Đeo, hình ảnh này gợi nhớ thời thơ ấu... Buồn dâng cao, nước mắt chực rơi, những giọt nước mắt thương cảm về những người bạn vắn số của tôi. Thật không công bằng chút nào, thiên hạ đi chơi chỉ nghe kể chuyện vui, còn phần tôi chuyện buồn như chờ chực sẵn. Hình như những chuyện bắt đầu là “ngày xa xưa ấy” lúc nào cũng ăn sâu vào tâm khảm. Năm mươi năm không dài, tuy nhiên cũng không phải là ngắn so với một đời người. Tôi nhắc đến anh như kể một mẩu chuyện cổ tích cho đàn con cháu. Còn ai nhớ đến một thế hệ, có những chàng trai hy sinh tương lai đã nằm xuống để bảo vệ lý tưởng tự do.
...
Năm lên mười tuổi, tôi đậu vào trường Trung Học Trần Bình Trọng, niềm vui còn nóng sốt là đã phải đón nhận tin buồn cha mẹ mình làm ăn thất bại. Mặc dầu mẹ tôi không hề báo tin nhưng tin đồn đã đến tai họ hàng, mấy dì mấy cậu từ Phú Hòa gánh gạo xuống tiếp tế. Mẹ tôi bảo không còn tiền buôn bán chứ chưa đến nỗi thiếu gạo ặn, các anh các chị đừng khổ nhọc mang gạo xuống nữa. Nhưng các dì lại bảo, cô Hai nên đem gạo bán để mua cá thịt cho tụi nhỏ ặn. Ba mẹ tôi thuê mặt tiền nhà cậu mợ Hai để mở tiệm ăn, tọa lạc ngay ngã ba Quốc lộ 1 và quốc lộ 21 (đường lên Ban Mê Thuột) thuộc quận lỵ Ninh Hòa. Nghe mẹ nói với ba tôi, mình không còn tiền cho con ăn uống đầy đủ thì chọn việc mở tiệm ăn cho chúng khỏi thiếu ăn. Mẹ tôi lên Thuận Mỹ, Trường Lộc mượn được ba chị giúp việc. Ông Chín người Tàu là thợ nấu. Vào nghề nầy, cho dù thấy thức ăn đầy, chị em tôi vẫn chẳng thiết tới, chỉ có thèm ngủ, bởi suốt ngày kẻ ra người vào ồn ào không học bài được, khi tiệm đóng cửa trên mười giờ đêm, tôi mới có thể làm bổn phận học trò.
Mới bốn giờ sáng, cha mẹ tôi đã thức dậy bán cà phê cho những tài xế xe lambretta và những công nhân đi làm sớm. Các chị người làm lớn lên ở vùng quê, họ giỏi về ruộng vườn, ra phố làm việc chợ búa và chạy bàn thì thật là chậm chạp. Tôi than phiền hỏi mẹ - Sao không kiếm người lanh lợi, mẹ trả lời, nhà nó đông anh em, má mướn cho gia đình nó bớt miệng ăn, về nhà mình sáng sáng nó được ăn phở, chứ ở quê buổi sáng mong cơm nguội cũng đã quý. Quả thật ba chị tới ở với gia đình tôi thay da chóng lớn thấy rõ. Thuận nhỏ nhất, nhà nghèo chưa có một ngày đến trường, không biết đến một chữ A, tôi phải dạy chị, sau đó cũng biết đọc... Nhớ ngày đầu chị bước vào nhà, tôi hỏi chị tên gì? Tên Thai, chị trả lời. Tôi nghe tên nầy không êm tai nên dặn, má em có hỏi chị tên gì, nhớ trả lời tên Thuận nghe; Thuận, chữ nầy tốt lắm, là chị làm ăn được hanh thông, thuận buồm xuôi gió. Chị ấy nghe vừa ý. Nên từ đó tên cúng cơm cha mẹ đặt, không còn ai gọi đến nữa. Không phải chỉ dạy Thuận học mà tôi còn phải viết thư tình giùm. Hùng là người yêu của chị, Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân, anh về học khóa sình lầy Núi Đeo. Những bức thư tình của Thuận gởi cho Hùng đều do tôi viết hồi âm sau khi đọc cho chị nghe! Thư trao qua lại bao ngày mà Hùng nào có hay những dòng chữ tràn đây nhung nhớ của Thuận lại không phải do Thuận viết. Về sau Thuận và Hùng nên nghĩa vợ chồng. Một lần về quê vợ, anh chị đã ghé thăm tôi - Thuận đã kể cho anh nghe thư từ qua lại giữa anh và Thuận lâu nay đều do em làm bà mối. Cám ơn em đã giúp chúng tôi nên nghĩa vợ chồng! Anh dặn vợ, những giấy tờ cần thiết phải để có nơi, nếu ngộ lỡ anh có việc gì không hay thì có thể mang đến đơn vị.... Tôi không thông nổi lý lẽ nầy, việc làm của tôi thật sự tốt cho họ chứ! Có phải tôi đã lừa dối anh...! Năm năm sau, Thuận trở về Ninh Hòa gặp tôi báo tin Hùng tử trận. Chị mới hai mươi hai tuổi đã thành góa bụa với ba đứa con thơ. Một lần nữa lòng tôi thêm ray rức. Lúc đầu tôi nghĩ mình làm việc tốt giúp bạn, hóa ra, nếu tôi không giúp Thuận viết thư thì chị đâu phải lấy Hùng và nay đâu phải thành bà góa. Thượng đế ơi! Có phải số phận họ là như vậy. Suốt tuần lễ, tôi vừa chợp mắt là hình ảnh Thuận với vành khăn tang hiện ra. Tôi vốn sợ màu áo tang từ bé, đi học về chẳng may gặp đám ma giữa đường, thế là tối hôm ấy cứ bị hình ảnh những chiếc áo trắng xuất hiện trong giấc mơ... Mỗi lần tâm thần bất ổn tôi tìm ông ngoại ở Đồng Giữa thôn Hai, để được nghe ông kể chuyện cổ tích. Tôi không hiểu ông tự biên tự diễn hay đọc được từ sách nào, nhiều chuyện ngộ nghĩnh làm tôi cười đau cả bụng, nước mắt chảy dài...
Tôi đem chuyện sống chết hỏi ông thì được nghe ông giải thích - Theo học giả Vương Sung người đất Thượng Ngưu ở quận Cối Kê, sinh năm Kiến Võ thứ ba (năm 27 sau Tây Lịch), đời Vua Quang Vũ, ngài theo tư tưởng duy vật - Đối với sự sinh hóa trong vũ trụ, Vương Sung cho rằng, “thiên địa hợp khí, vạn vật tự sinh, do phu phụ hợp khí, tử tự sinh hỷ”, Vạn vật bẩm thụ cái nguyên khí của trời đất mà sinh ra, cũng như con cá dưới nước, con côn trùng trên mặt đất đều tự nhiên cả, chứ không phải tại có ý chí của trời đất sinh người hay sinh vạn vật. Các vật sinh ra đều có cái hình tương đương để duy trì cái khí của mình đã chịu. Cái hình lúc mới thành đã định trước vận mệnh và tính chất đặc biệt. Khí và thể, cùng với các hình hài bao bọc lẫn nhau cho nên sự sống, chết đều có kỳ tiết cả. Cùng chịu cái nguyên khí, thế mà hoặc làm người hay làm cầm thú, cùng làm người thì có người sang người hèn, người giàu người nghèo. Giàu đến vạn ức, nghèo không có cái ăn, sang được công hầu, nghèo làm nô bộc. Đó không phải là trời có riêng tây gì, chỉ vì người ta chịu cái tính của trời hậu hay bạc. Sự không đồng đều là do cái mệnh đã định, người có mệnh xấu thì gặp bước xấu, mệnh nghèo mà cố gắng sức làm nên giàu, đến khi giàu lại chết. Mệnh hèn cố lấy tài năng làm nên sang, đến khi sang là phải chấm dứt. Vương Sung cho sự họa phúc và qui tiện của người là bởi cái mệnh khiến ra, cho nên mới có sự tao phùng hội ngộ, có cái mệnh sống chết thọ yểu, cũng có cái mệnh sang hèn giàu nghèo. Vậy không nên lấy sự hiển đạt mà cho là tài giỏi và lấy bần cùng mà cho là ngu dại...
Thấy tôi cứ mãi đăm chiêu tư lự không cười như những lần gặp trước, ngoại bèn kể cho tôi nghe một chuyện vui:
“Ở một làng kia có ngôi chùa. Trụ trì chùa nầy là một vị đạo đức trung niên xuất gia. Vì đi tu lớn tuổi không được học Phật Pháp trường lớp. Sự hiểu biết của Thầy có giới hạn. Gần chùa có một cư sĩ thường tìm tới gạn hỏi Phật pháp. Thầy không trả lời thì không được, nhưng trả lời thì không vừa ý ông ta. Vì vậy mỗi khi thấy cư sĩ đến thì thầy lánh mặt. Một hôm Thầy nói với anh Ba bán tàu hũ về ông cư sĩ thường đến nạn vấn làm thầy phiền phức. Anh Ba Tàu Hủ nói ‘Thầy để cho con, bữa nay có ông ta đến không. Vừa nói thì thấy xa xa ông ta đã đến. Anh Ba Tàu Hủ liền mượn áo cà sa, y và mũ của thầy khoác vào, lên chánh điện ngồi thiền, xoay mặt qua một bên. Ông cư sĩ đến chánh điện niệm Phật, thấy có vị tăng đang ngồi thiền tướng mạo trang nghiêm, ông liền đãnh lễ hỏi đạo. Ông cư sĩ đưa một ngón tay, vị thiền sư đưa ra ba ngón tay. Ông cư sĩ đưa ra ba ngón tay vị thiền sư đưa năm ngón tay. Ông cư sĩ cúi đầu bái phục ra về. Gặp thầy trụ trì ông nói - Hôm nay chùa mình có cao tăng, con hỏi đạo Ngài trả lời rất xác thật. Thầy trụ trì hỏi, thiền sư trả lời thế nào. Ông cư sĩ nói, ‘Con hỏi phải làm sao được nhất tâm? Thiền sư trả lời: Phải qui y tam bảo. Con hỏi: Làm sao phát huy tam bảo, thiền sư dạy phải giữ ngũ giới. Như thế ngài trả lời hay quá. Chùa mình từ nay có cao tăng, con không dám quấy rầy thầy nữa’. Nói xong cư sĩ chào thầy ra về!
Anh Ba Tàu Hủ cởi y mũ trả cho thầy trụ trì và nói: ‘Ông cư sĩ thua con rồi, từ nay ông không đến nữa đâu!’ Thầy trụ trì hỏi “anh trả lời sao mà ông cư sĩ phục anh?” Anh Ba Tàu Hủ nói: ‘Có gì đâu, ông cư sĩ hỏi mua một miếng tàu hủ là bao nhiêu, con trả lời ba đồng. Ông hỏi nếu mua ba miếng là bao nhiêu, con nói nếu là Phật Tử thì con bán rẻ năm đồng. Thế là ông bằng lòng, bữa sau sẽ mua!’ Thầy Trụ Trì nghe ông Tàu hủ nói thì ôm bụng cười lăn”.
Ông ngoại tôi hỏi tôi: “Trị hiểu ý câu chuyện nầy chứ! Thôi về đi để mẹ lo, chẳng biết trị đi xuống ông có cho mẹ biết không”. Ông ngoại tôi thường gọi tên các cháu là trị. Ông biết tôi trốn mẹ đi chơi, vì lần nào mẹ sai tôi về ngoại, đều có gởi theo sữa và đường. Đi tay không là trốn mẹ đi chơi. Từ đó tôi dặn lòng không chọn lính làm người yêu vì sợ sẽ làm góa phụ trẻ.
Rồi có một ngày, buổi sáng thứ bảy tôi thấy xuất hiện ở phố Ninh Hòa những chàng thanh niên mặc quân phục Biệt Động Quân, đầu cạo láng bóng, tôi đoán có lẽ là những lính ba gai bị phạt kỷ luật, nhưng chừng một giờ sau phố đông nghẹt lính đầu trọc, nhìn họ tôi cũng hơi lo sợ. Không có tóc, không che được kẻ đầu méo người đầu dài. Mái tóc điểm trang cho khuôn mặt rất nhiều. Họ vào tiệm của mẹ tôi đông chật cứng không còn ghế ngồi thì đứng. Họ ồn ào vui nhộn tôi cũng vui lây với không khí nhà binh nầy. Được biết đây là Tiểu Đoàn 39 BĐQ thất trận về lại Núi Đeo tu nghiệp bổ sung quân số. Tất cả tiểu đoàn từ quan đến lính đều cạo đầu xả xui. Thời gian học bổ túc, ngày Thứ Bảy và Chúa Nhật được nghỉ. Phố Ninh Hòa vì thế trở thành nhộn nhịp, hàng quán đầy nghẹt khách hàng là lính rằn ri mũ nâu!
Mỗi tuần hai ngày gặp mặt, tôi quen tên một số người đặc biệt. Ngay hôm đầu vào tiệm, tôi không chú ý vì khó phân biệt, họ cùng màu áo và cùng đầu trọc, bỗng có một người tốt bụng đến gần tôi nói nhỏ: “Coi chừng có người chụp hình lén!” Tôi nhớn nhác tìm, một lính trẻ mang máy ảnh đang ngồi trong góc phía phải, bàn số 4 đang canh máy hướng về phía tôi chụp hình. Người vào tiệm quá đông nên anh không thể nào chụp riêng rẽ hình của tôi được. Vả lại tôi cố tình tránh né, nên phần nhiều là hình chụp không được rõ hay chung với nhiều người khác. Nhưng anh ta vẫn cố tình rửa ra và mang đến cho tôi xem... Tôi không hiểu sao lúc nào anh ta cũng giành được chỗ ngồi nhất định đó, mặc dầu anh không đến sớm để chọn bàn. Tôi đoán chừng, tất cả những anh lính vào tiệm đều cùng một đại đội, có lẽ họ rỉ tai trước nhường chỗ ngồi đó cho chàng thanh niên nầy để gây sự chú ý của tôi.
Qua tháng thứ hai, B. bạo dạn hỏi xin tôi được chụp một tấm hình, tôi mỉm cười lắc đầu, anh ta tiến đến gần tôi hát nhỏ “...Em nỡ lạnh lùng đến thế sao... Tim anh tan nát tự hôm nào, giờ đây đã nát càng thêm nát, muốn nói mà sao vẫn nghẹn ngào... Sao em không nói một lời gì, dù chỉ một lời không đáng chi, cũng đủ làm lòng anh ấm lại, bao ngày xa cách lúc anh đi...!” Tôi có hai người em gái nhỏ, B. lân la chơi với chúng, chụp nhiều kiểu hình để rồi tuần sau đem đến tặng. B. hòa mình dễ tánh nên mọi người trong gia đình tôi có tình cảm đặc biệt. Lúc đó tôi vẫn còn quá nhỏ, chưa biết làm dáng; nên cũng nhìn B. như những bạn trai cùng lớp ở Trần Bình Trọng, chỉ cảm nhận vui vui khi có mặt anh, thế thôi!
Ngày vui qua nhanh, tôi cũng phải lo thi học kỳ cuối năm. Tiểu đoàn anh quay về Đà Nẵng, nhận được thư anh viết từ chiến trường Điện Bàn. Trong thư cũng ngỏ ý xin tấm hình. Bác phó nhòm nầy quá tệ, bao tháng trời mà không chụp được để phải gởi thư xin hình! Thôi tạm cất thư vào ngăn kéo, sau kỳ thi sẽ trả lời... Thi xong, tôi lấy thư ra đọc và hồi âm, hẹn một dịp nào đó đi chơi xa có phong cảnh đẹp sẽ chụp hình... Đem thư ra bưu điện thì tối hôm đó, tôi còn mơ màng chưa ngủ hẳn, thấy anh đứng cách tôi độ nửa mét, mặt đối mặt, nhưng mắt anh nhắm nghiền, tôi hỏi lớn: “B. anh làm sao hả? Sao anh không mở mắt, anh nói đi!” Mắt anh vẫn nhắm. Tôi nhìn anh đăm đăm, “Mở mắt ra đi, nói gì đi!” Tôi la lớn rồi tỉnh giấc, nhìn quanh từ bề yên lặng, mọi người đều say ngủ. Nước mắt tôi tự dưng trào. Tôi tự hỏi tại sao mình khóc? Cũng không hiểu tại sao, chỉ thấy buồn kinh khủng, tôi cố nghĩ mình vô lý lắm... Cười đi... Nhưng vô phương. Đến sáng hôm sau nước mắt tôi cũng không ngừng chảy. Đem chiêm bao kể cho ba tôi nghe, người bảo “Mọi người sống chết đều có số mạng, hàng trăm người tham dự cùng một mặt trận, có kẻ chết người được hưởng vinh quang. Cầu mong cho nó bình an”. Vài ngày hôm sau, thư tôi viết cho anh bị trả lại với một điện tín do bạn anh gởi báo B. đã tử trận tại Điện Bàn ngày... tháng... năm... Thế có nghĩa là những ngày còn trên trần thế, B. rất mong thư tôi, nhưng thư đến quá muộn anh chưa có cơ hội đọc. Anh đến gặp tôi là trách móc đó chăng?
Đọc bức điện tín tôi không buồn nữa, nhưng đầu óc dường như tê dại. Rồi đây ai ai cũng phải về ngôi nhà chính của mình kia mà, thiên hạ chẳng bảo là sinh ký tử qui đó sao. Nhưng nhà anh ở tận nơi đâu? Tôi hàng ngày vẫn nhìn chiếc ghế anh thường ngồi và tiếng hát của anh dường như vẫn còn văng vẳng đâu đây. “...Tiếng khóc không vơi được nỗi sầu đâu em, nước mắt không đem lại chuỗi ngày ấm êm, đừng buồn nghe em, đừng sầu nghe em, tình yêu đẹp nhất khi xa nhau còn thương nhau...”
Giờ đây dừng chân nhìn cảnh Núi Đeo, bao kỷ niệm xưa lại hiện về, lòng tôi bùi ngùi nhớ đến Thuận không biết đang sống ở đâu, nhớ đến chồng Thuận, nhớ đến B. và những anh em binh sĩ cùng các đơn vị đã từng về học khóa sình lầy.
Nhớ gói quà trái sim B. đã mang cho tôi, anh đã tự tay hái ở cây số 16; ngày ấy anh còn trêu “Cô học trò có biết chị anh nói gì không? - Nói gì ? - Nói anh trồng cây si ở Ninh Hòa? - Vậy sao? - Em rất vui, vì như thế anh mới đến Ninh Hòa thường và em gái mới được ăn quà chứ! Mà chị nào vậy? Giới thiệu cho em biết đi chứ...!”
Mệnh anh ngắn ngủi thay... Thôi thì mình cứ tìm một triết lý nào đó để tin tưởng và chấp nhận cho cuộc đời được bình thản!
Mỹ Hiệp
https://hung-viet.org/a1799/nhung-ky-niem-cua-mot-nguoi-em-gai-hau-phuong
Núi đeo ngọn tháp chờ ai đó!
Hóa kiếp thời gian trong ý thơ,
Những mãnh linh hồn về đứng lặng,
Sầu dâng thiên cổ khóc ngọn cờ...!
Ngọn gió thu nhè nhẹ lướt qua đung đưa cành mận đỏ trước nhà, đủ làm lá rơi đầy sân Những chiếc lá đỏ nằm trên thảm cỏ xanh tạo một bức tranh khá đặc sắc. Buổi sáng khí hậu hơi se lạnh, chồng thêm chiếc áo ấm mỏng, tôi đi bộ ngoài công viên, gặp vài người bạn láng giềng, nghe họ kể chuyện về chuyến du lịch Việt Nam làm tôi nôn nao háo hức... Lấy vội vé máy bay để đi ngay, chậm trễ có thể làm tôi tan biến cảm giác thích thú. Đến Việt Nam với hành lý xách tay gọn nhẹ, tôi gặp anh Hai ra phi trường đón. Chị dâu tôi đang nằm bệnh viện một tuần rồi, đau ở bụng, chưa chẩn đoán ra bệnh gì.
Xe đưa tôi về thăm em gái ở Biên Hòa thì gặp cháu dâu báo tin nó sắp phải mổ bướu ngực, nhưng tình trạng cơ thể quá ốm, bác sĩ thông báo cần mua máu để tiếp. Vài hôm sau tôi về Ninh Hòa thăm mẹ già. Mẹ bình an, lại nghe thêm tin ông anh, con nuôi của ba má tôi, bị stroke nằm một chỗ. Tôi vội đi thăm, nhà anh ở Dục Mỹ. Trên đường ngang qua núi Đeo, hình ảnh này gợi nhớ thời thơ ấu... Buồn dâng cao, nước mắt chực rơi, những giọt nước mắt thương cảm về những người bạn vắn số của tôi. Thật không công bằng chút nào, thiên hạ đi chơi chỉ nghe kể chuyện vui, còn phần tôi chuyện buồn như chờ chực sẵn. Hình như những chuyện bắt đầu là “ngày xa xưa ấy” lúc nào cũng ăn sâu vào tâm khảm. Năm mươi năm không dài, tuy nhiên cũng không phải là ngắn so với một đời người. Tôi nhắc đến anh như kể một mẩu chuyện cổ tích cho đàn con cháu. Còn ai nhớ đến một thế hệ, có những chàng trai hy sinh tương lai đã nằm xuống để bảo vệ lý tưởng tự do.
...
Năm lên mười tuổi, tôi đậu vào trường Trung Học Trần Bình Trọng, niềm vui còn nóng sốt là đã phải đón nhận tin buồn cha mẹ mình làm ăn thất bại. Mặc dầu mẹ tôi không hề báo tin nhưng tin đồn đã đến tai họ hàng, mấy dì mấy cậu từ Phú Hòa gánh gạo xuống tiếp tế. Mẹ tôi bảo không còn tiền buôn bán chứ chưa đến nỗi thiếu gạo ặn, các anh các chị đừng khổ nhọc mang gạo xuống nữa. Nhưng các dì lại bảo, cô Hai nên đem gạo bán để mua cá thịt cho tụi nhỏ ặn. Ba mẹ tôi thuê mặt tiền nhà cậu mợ Hai để mở tiệm ăn, tọa lạc ngay ngã ba Quốc lộ 1 và quốc lộ 21 (đường lên Ban Mê Thuột) thuộc quận lỵ Ninh Hòa. Nghe mẹ nói với ba tôi, mình không còn tiền cho con ăn uống đầy đủ thì chọn việc mở tiệm ăn cho chúng khỏi thiếu ăn. Mẹ tôi lên Thuận Mỹ, Trường Lộc mượn được ba chị giúp việc. Ông Chín người Tàu là thợ nấu. Vào nghề nầy, cho dù thấy thức ăn đầy, chị em tôi vẫn chẳng thiết tới, chỉ có thèm ngủ, bởi suốt ngày kẻ ra người vào ồn ào không học bài được, khi tiệm đóng cửa trên mười giờ đêm, tôi mới có thể làm bổn phận học trò.
Mới bốn giờ sáng, cha mẹ tôi đã thức dậy bán cà phê cho những tài xế xe lambretta và những công nhân đi làm sớm. Các chị người làm lớn lên ở vùng quê, họ giỏi về ruộng vườn, ra phố làm việc chợ búa và chạy bàn thì thật là chậm chạp. Tôi than phiền hỏi mẹ - Sao không kiếm người lanh lợi, mẹ trả lời, nhà nó đông anh em, má mướn cho gia đình nó bớt miệng ăn, về nhà mình sáng sáng nó được ăn phở, chứ ở quê buổi sáng mong cơm nguội cũng đã quý. Quả thật ba chị tới ở với gia đình tôi thay da chóng lớn thấy rõ. Thuận nhỏ nhất, nhà nghèo chưa có một ngày đến trường, không biết đến một chữ A, tôi phải dạy chị, sau đó cũng biết đọc... Nhớ ngày đầu chị bước vào nhà, tôi hỏi chị tên gì? Tên Thai, chị trả lời. Tôi nghe tên nầy không êm tai nên dặn, má em có hỏi chị tên gì, nhớ trả lời tên Thuận nghe; Thuận, chữ nầy tốt lắm, là chị làm ăn được hanh thông, thuận buồm xuôi gió. Chị ấy nghe vừa ý. Nên từ đó tên cúng cơm cha mẹ đặt, không còn ai gọi đến nữa. Không phải chỉ dạy Thuận học mà tôi còn phải viết thư tình giùm. Hùng là người yêu của chị, Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân, anh về học khóa sình lầy Núi Đeo. Những bức thư tình của Thuận gởi cho Hùng đều do tôi viết hồi âm sau khi đọc cho chị nghe! Thư trao qua lại bao ngày mà Hùng nào có hay những dòng chữ tràn đây nhung nhớ của Thuận lại không phải do Thuận viết. Về sau Thuận và Hùng nên nghĩa vợ chồng. Một lần về quê vợ, anh chị đã ghé thăm tôi - Thuận đã kể cho anh nghe thư từ qua lại giữa anh và Thuận lâu nay đều do em làm bà mối. Cám ơn em đã giúp chúng tôi nên nghĩa vợ chồng! Anh dặn vợ, những giấy tờ cần thiết phải để có nơi, nếu ngộ lỡ anh có việc gì không hay thì có thể mang đến đơn vị.... Tôi không thông nổi lý lẽ nầy, việc làm của tôi thật sự tốt cho họ chứ! Có phải tôi đã lừa dối anh...! Năm năm sau, Thuận trở về Ninh Hòa gặp tôi báo tin Hùng tử trận. Chị mới hai mươi hai tuổi đã thành góa bụa với ba đứa con thơ. Một lần nữa lòng tôi thêm ray rức. Lúc đầu tôi nghĩ mình làm việc tốt giúp bạn, hóa ra, nếu tôi không giúp Thuận viết thư thì chị đâu phải lấy Hùng và nay đâu phải thành bà góa. Thượng đế ơi! Có phải số phận họ là như vậy. Suốt tuần lễ, tôi vừa chợp mắt là hình ảnh Thuận với vành khăn tang hiện ra. Tôi vốn sợ màu áo tang từ bé, đi học về chẳng may gặp đám ma giữa đường, thế là tối hôm ấy cứ bị hình ảnh những chiếc áo trắng xuất hiện trong giấc mơ... Mỗi lần tâm thần bất ổn tôi tìm ông ngoại ở Đồng Giữa thôn Hai, để được nghe ông kể chuyện cổ tích. Tôi không hiểu ông tự biên tự diễn hay đọc được từ sách nào, nhiều chuyện ngộ nghĩnh làm tôi cười đau cả bụng, nước mắt chảy dài...
Tôi đem chuyện sống chết hỏi ông thì được nghe ông giải thích - Theo học giả Vương Sung người đất Thượng Ngưu ở quận Cối Kê, sinh năm Kiến Võ thứ ba (năm 27 sau Tây Lịch), đời Vua Quang Vũ, ngài theo tư tưởng duy vật - Đối với sự sinh hóa trong vũ trụ, Vương Sung cho rằng, “thiên địa hợp khí, vạn vật tự sinh, do phu phụ hợp khí, tử tự sinh hỷ”, Vạn vật bẩm thụ cái nguyên khí của trời đất mà sinh ra, cũng như con cá dưới nước, con côn trùng trên mặt đất đều tự nhiên cả, chứ không phải tại có ý chí của trời đất sinh người hay sinh vạn vật. Các vật sinh ra đều có cái hình tương đương để duy trì cái khí của mình đã chịu. Cái hình lúc mới thành đã định trước vận mệnh và tính chất đặc biệt. Khí và thể, cùng với các hình hài bao bọc lẫn nhau cho nên sự sống, chết đều có kỳ tiết cả. Cùng chịu cái nguyên khí, thế mà hoặc làm người hay làm cầm thú, cùng làm người thì có người sang người hèn, người giàu người nghèo. Giàu đến vạn ức, nghèo không có cái ăn, sang được công hầu, nghèo làm nô bộc. Đó không phải là trời có riêng tây gì, chỉ vì người ta chịu cái tính của trời hậu hay bạc. Sự không đồng đều là do cái mệnh đã định, người có mệnh xấu thì gặp bước xấu, mệnh nghèo mà cố gắng sức làm nên giàu, đến khi giàu lại chết. Mệnh hèn cố lấy tài năng làm nên sang, đến khi sang là phải chấm dứt. Vương Sung cho sự họa phúc và qui tiện của người là bởi cái mệnh khiến ra, cho nên mới có sự tao phùng hội ngộ, có cái mệnh sống chết thọ yểu, cũng có cái mệnh sang hèn giàu nghèo. Vậy không nên lấy sự hiển đạt mà cho là tài giỏi và lấy bần cùng mà cho là ngu dại...
Thấy tôi cứ mãi đăm chiêu tư lự không cười như những lần gặp trước, ngoại bèn kể cho tôi nghe một chuyện vui:
“Ở một làng kia có ngôi chùa. Trụ trì chùa nầy là một vị đạo đức trung niên xuất gia. Vì đi tu lớn tuổi không được học Phật Pháp trường lớp. Sự hiểu biết của Thầy có giới hạn. Gần chùa có một cư sĩ thường tìm tới gạn hỏi Phật pháp. Thầy không trả lời thì không được, nhưng trả lời thì không vừa ý ông ta. Vì vậy mỗi khi thấy cư sĩ đến thì thầy lánh mặt. Một hôm Thầy nói với anh Ba bán tàu hũ về ông cư sĩ thường đến nạn vấn làm thầy phiền phức. Anh Ba Tàu Hủ nói ‘Thầy để cho con, bữa nay có ông ta đến không. Vừa nói thì thấy xa xa ông ta đã đến. Anh Ba Tàu Hủ liền mượn áo cà sa, y và mũ của thầy khoác vào, lên chánh điện ngồi thiền, xoay mặt qua một bên. Ông cư sĩ đến chánh điện niệm Phật, thấy có vị tăng đang ngồi thiền tướng mạo trang nghiêm, ông liền đãnh lễ hỏi đạo. Ông cư sĩ đưa một ngón tay, vị thiền sư đưa ra ba ngón tay. Ông cư sĩ đưa ra ba ngón tay vị thiền sư đưa năm ngón tay. Ông cư sĩ cúi đầu bái phục ra về. Gặp thầy trụ trì ông nói - Hôm nay chùa mình có cao tăng, con hỏi đạo Ngài trả lời rất xác thật. Thầy trụ trì hỏi, thiền sư trả lời thế nào. Ông cư sĩ nói, ‘Con hỏi phải làm sao được nhất tâm? Thiền sư trả lời: Phải qui y tam bảo. Con hỏi: Làm sao phát huy tam bảo, thiền sư dạy phải giữ ngũ giới. Như thế ngài trả lời hay quá. Chùa mình từ nay có cao tăng, con không dám quấy rầy thầy nữa’. Nói xong cư sĩ chào thầy ra về!
Anh Ba Tàu Hủ cởi y mũ trả cho thầy trụ trì và nói: ‘Ông cư sĩ thua con rồi, từ nay ông không đến nữa đâu!’ Thầy trụ trì hỏi “anh trả lời sao mà ông cư sĩ phục anh?” Anh Ba Tàu Hủ nói: ‘Có gì đâu, ông cư sĩ hỏi mua một miếng tàu hủ là bao nhiêu, con trả lời ba đồng. Ông hỏi nếu mua ba miếng là bao nhiêu, con nói nếu là Phật Tử thì con bán rẻ năm đồng. Thế là ông bằng lòng, bữa sau sẽ mua!’ Thầy Trụ Trì nghe ông Tàu hủ nói thì ôm bụng cười lăn”.
Ông ngoại tôi hỏi tôi: “Trị hiểu ý câu chuyện nầy chứ! Thôi về đi để mẹ lo, chẳng biết trị đi xuống ông có cho mẹ biết không”. Ông ngoại tôi thường gọi tên các cháu là trị. Ông biết tôi trốn mẹ đi chơi, vì lần nào mẹ sai tôi về ngoại, đều có gởi theo sữa và đường. Đi tay không là trốn mẹ đi chơi. Từ đó tôi dặn lòng không chọn lính làm người yêu vì sợ sẽ làm góa phụ trẻ.
Rồi có một ngày, buổi sáng thứ bảy tôi thấy xuất hiện ở phố Ninh Hòa những chàng thanh niên mặc quân phục Biệt Động Quân, đầu cạo láng bóng, tôi đoán có lẽ là những lính ba gai bị phạt kỷ luật, nhưng chừng một giờ sau phố đông nghẹt lính đầu trọc, nhìn họ tôi cũng hơi lo sợ. Không có tóc, không che được kẻ đầu méo người đầu dài. Mái tóc điểm trang cho khuôn mặt rất nhiều. Họ vào tiệm của mẹ tôi đông chật cứng không còn ghế ngồi thì đứng. Họ ồn ào vui nhộn tôi cũng vui lây với không khí nhà binh nầy. Được biết đây là Tiểu Đoàn 39 BĐQ thất trận về lại Núi Đeo tu nghiệp bổ sung quân số. Tất cả tiểu đoàn từ quan đến lính đều cạo đầu xả xui. Thời gian học bổ túc, ngày Thứ Bảy và Chúa Nhật được nghỉ. Phố Ninh Hòa vì thế trở thành nhộn nhịp, hàng quán đầy nghẹt khách hàng là lính rằn ri mũ nâu!
Mỗi tuần hai ngày gặp mặt, tôi quen tên một số người đặc biệt. Ngay hôm đầu vào tiệm, tôi không chú ý vì khó phân biệt, họ cùng màu áo và cùng đầu trọc, bỗng có một người tốt bụng đến gần tôi nói nhỏ: “Coi chừng có người chụp hình lén!” Tôi nhớn nhác tìm, một lính trẻ mang máy ảnh đang ngồi trong góc phía phải, bàn số 4 đang canh máy hướng về phía tôi chụp hình. Người vào tiệm quá đông nên anh không thể nào chụp riêng rẽ hình của tôi được. Vả lại tôi cố tình tránh né, nên phần nhiều là hình chụp không được rõ hay chung với nhiều người khác. Nhưng anh ta vẫn cố tình rửa ra và mang đến cho tôi xem... Tôi không hiểu sao lúc nào anh ta cũng giành được chỗ ngồi nhất định đó, mặc dầu anh không đến sớm để chọn bàn. Tôi đoán chừng, tất cả những anh lính vào tiệm đều cùng một đại đội, có lẽ họ rỉ tai trước nhường chỗ ngồi đó cho chàng thanh niên nầy để gây sự chú ý của tôi.
Qua tháng thứ hai, B. bạo dạn hỏi xin tôi được chụp một tấm hình, tôi mỉm cười lắc đầu, anh ta tiến đến gần tôi hát nhỏ “...Em nỡ lạnh lùng đến thế sao... Tim anh tan nát tự hôm nào, giờ đây đã nát càng thêm nát, muốn nói mà sao vẫn nghẹn ngào... Sao em không nói một lời gì, dù chỉ một lời không đáng chi, cũng đủ làm lòng anh ấm lại, bao ngày xa cách lúc anh đi...!” Tôi có hai người em gái nhỏ, B. lân la chơi với chúng, chụp nhiều kiểu hình để rồi tuần sau đem đến tặng. B. hòa mình dễ tánh nên mọi người trong gia đình tôi có tình cảm đặc biệt. Lúc đó tôi vẫn còn quá nhỏ, chưa biết làm dáng; nên cũng nhìn B. như những bạn trai cùng lớp ở Trần Bình Trọng, chỉ cảm nhận vui vui khi có mặt anh, thế thôi!
Ngày vui qua nhanh, tôi cũng phải lo thi học kỳ cuối năm. Tiểu đoàn anh quay về Đà Nẵng, nhận được thư anh viết từ chiến trường Điện Bàn. Trong thư cũng ngỏ ý xin tấm hình. Bác phó nhòm nầy quá tệ, bao tháng trời mà không chụp được để phải gởi thư xin hình! Thôi tạm cất thư vào ngăn kéo, sau kỳ thi sẽ trả lời... Thi xong, tôi lấy thư ra đọc và hồi âm, hẹn một dịp nào đó đi chơi xa có phong cảnh đẹp sẽ chụp hình... Đem thư ra bưu điện thì tối hôm đó, tôi còn mơ màng chưa ngủ hẳn, thấy anh đứng cách tôi độ nửa mét, mặt đối mặt, nhưng mắt anh nhắm nghiền, tôi hỏi lớn: “B. anh làm sao hả? Sao anh không mở mắt, anh nói đi!” Mắt anh vẫn nhắm. Tôi nhìn anh đăm đăm, “Mở mắt ra đi, nói gì đi!” Tôi la lớn rồi tỉnh giấc, nhìn quanh từ bề yên lặng, mọi người đều say ngủ. Nước mắt tôi tự dưng trào. Tôi tự hỏi tại sao mình khóc? Cũng không hiểu tại sao, chỉ thấy buồn kinh khủng, tôi cố nghĩ mình vô lý lắm... Cười đi... Nhưng vô phương. Đến sáng hôm sau nước mắt tôi cũng không ngừng chảy. Đem chiêm bao kể cho ba tôi nghe, người bảo “Mọi người sống chết đều có số mạng, hàng trăm người tham dự cùng một mặt trận, có kẻ chết người được hưởng vinh quang. Cầu mong cho nó bình an”. Vài ngày hôm sau, thư tôi viết cho anh bị trả lại với một điện tín do bạn anh gởi báo B. đã tử trận tại Điện Bàn ngày... tháng... năm... Thế có nghĩa là những ngày còn trên trần thế, B. rất mong thư tôi, nhưng thư đến quá muộn anh chưa có cơ hội đọc. Anh đến gặp tôi là trách móc đó chăng?
Đọc bức điện tín tôi không buồn nữa, nhưng đầu óc dường như tê dại. Rồi đây ai ai cũng phải về ngôi nhà chính của mình kia mà, thiên hạ chẳng bảo là sinh ký tử qui đó sao. Nhưng nhà anh ở tận nơi đâu? Tôi hàng ngày vẫn nhìn chiếc ghế anh thường ngồi và tiếng hát của anh dường như vẫn còn văng vẳng đâu đây. “...Tiếng khóc không vơi được nỗi sầu đâu em, nước mắt không đem lại chuỗi ngày ấm êm, đừng buồn nghe em, đừng sầu nghe em, tình yêu đẹp nhất khi xa nhau còn thương nhau...”
Giờ đây dừng chân nhìn cảnh Núi Đeo, bao kỷ niệm xưa lại hiện về, lòng tôi bùi ngùi nhớ đến Thuận không biết đang sống ở đâu, nhớ đến chồng Thuận, nhớ đến B. và những anh em binh sĩ cùng các đơn vị đã từng về học khóa sình lầy.
Nhớ gói quà trái sim B. đã mang cho tôi, anh đã tự tay hái ở cây số 16; ngày ấy anh còn trêu “Cô học trò có biết chị anh nói gì không? - Nói gì ? - Nói anh trồng cây si ở Ninh Hòa? - Vậy sao? - Em rất vui, vì như thế anh mới đến Ninh Hòa thường và em gái mới được ăn quà chứ! Mà chị nào vậy? Giới thiệu cho em biết đi chứ...!”
Mệnh anh ngắn ngủi thay... Thôi thì mình cứ tìm một triết lý nào đó để tin tưởng và chấp nhận cho cuộc đời được bình thản!
Mỹ Hiệp
https://hung-viet.org/a1799/nhung-ky-niem-cua-mot-nguoi-em-gai-hau-phuong
Những kỷ niệm của một người em gái hậu phương
Ngọn gió thu nhè nhẹ lướt qua đung đưa cành mận đỏ trước nhà, đủ làm lá rơi đầy sân Những chiếc lá đỏ nằm trên thảm cỏ xanh tạo một bức tranh khá đặc sắc. Buổi sáng khí hậu hơi se lạnh, chồng thêm chiếc á
Núi đeo ngọn tháp chờ ai đó!
Hóa kiếp thời gian trong ý thơ,
Những mãnh linh hồn về đứng lặng,
Sầu dâng thiên cổ khóc ngọn cờ...!
Ngọn gió thu nhè nhẹ lướt qua đung đưa cành mận đỏ trước nhà, đủ làm lá rơi đầy sân Những chiếc lá đỏ nằm trên thảm cỏ xanh tạo một bức tranh khá đặc sắc. Buổi sáng khí hậu hơi se lạnh, chồng thêm chiếc áo ấm mỏng, tôi đi bộ ngoài công viên, gặp vài người bạn láng giềng, nghe họ kể chuyện về chuyến du lịch Việt Nam làm tôi nôn nao háo hức... Lấy vội vé máy bay để đi ngay, chậm trễ có thể làm tôi tan biến cảm giác thích thú. Đến Việt Nam với hành lý xách tay gọn nhẹ, tôi gặp anh Hai ra phi trường đón. Chị dâu tôi đang nằm bệnh viện một tuần rồi, đau ở bụng, chưa chẩn đoán ra bệnh gì.
Xe đưa tôi về thăm em gái ở Biên Hòa thì gặp cháu dâu báo tin nó sắp phải mổ bướu ngực, nhưng tình trạng cơ thể quá ốm, bác sĩ thông báo cần mua máu để tiếp. Vài hôm sau tôi về Ninh Hòa thăm mẹ già. Mẹ bình an, lại nghe thêm tin ông anh, con nuôi của ba má tôi, bị stroke nằm một chỗ. Tôi vội đi thăm, nhà anh ở Dục Mỹ. Trên đường ngang qua núi Đeo, hình ảnh này gợi nhớ thời thơ ấu... Buồn dâng cao, nước mắt chực rơi, những giọt nước mắt thương cảm về những người bạn vắn số của tôi. Thật không công bằng chút nào, thiên hạ đi chơi chỉ nghe kể chuyện vui, còn phần tôi chuyện buồn như chờ chực sẵn. Hình như những chuyện bắt đầu là “ngày xa xưa ấy” lúc nào cũng ăn sâu vào tâm khảm. Năm mươi năm không dài, tuy nhiên cũng không phải là ngắn so với một đời người. Tôi nhắc đến anh như kể một mẩu chuyện cổ tích cho đàn con cháu. Còn ai nhớ đến một thế hệ, có những chàng trai hy sinh tương lai đã nằm xuống để bảo vệ lý tưởng tự do.
...
Năm lên mười tuổi, tôi đậu vào trường Trung Học Trần Bình Trọng, niềm vui còn nóng sốt là đã phải đón nhận tin buồn cha mẹ mình làm ăn thất bại. Mặc dầu mẹ tôi không hề báo tin nhưng tin đồn đã đến tai họ hàng, mấy dì mấy cậu từ Phú Hòa gánh gạo xuống tiếp tế. Mẹ tôi bảo không còn tiền buôn bán chứ chưa đến nỗi thiếu gạo ặn, các anh các chị đừng khổ nhọc mang gạo xuống nữa. Nhưng các dì lại bảo, cô Hai nên đem gạo bán để mua cá thịt cho tụi nhỏ ặn. Ba mẹ tôi thuê mặt tiền nhà cậu mợ Hai để mở tiệm ăn, tọa lạc ngay ngã ba Quốc lộ 1 và quốc lộ 21 (đường lên Ban Mê Thuột) thuộc quận lỵ Ninh Hòa. Nghe mẹ nói với ba tôi, mình không còn tiền cho con ăn uống đầy đủ thì chọn việc mở tiệm ăn cho chúng khỏi thiếu ăn. Mẹ tôi lên Thuận Mỹ, Trường Lộc mượn được ba chị giúp việc. Ông Chín người Tàu là thợ nấu. Vào nghề nầy, cho dù thấy thức ăn đầy, chị em tôi vẫn chẳng thiết tới, chỉ có thèm ngủ, bởi suốt ngày kẻ ra người vào ồn ào không học bài được, khi tiệm đóng cửa trên mười giờ đêm, tôi mới có thể làm bổn phận học trò.
Mới bốn giờ sáng, cha mẹ tôi đã thức dậy bán cà phê cho những tài xế xe lambretta và những công nhân đi làm sớm. Các chị người làm lớn lên ở vùng quê, họ giỏi về ruộng vườn, ra phố làm việc chợ búa và chạy bàn thì thật là chậm chạp. Tôi than phiền hỏi mẹ - Sao không kiếm người lanh lợi, mẹ trả lời, nhà nó đông anh em, má mướn cho gia đình nó bớt miệng ăn, về nhà mình sáng sáng nó được ăn phở, chứ ở quê buổi sáng mong cơm nguội cũng đã quý. Quả thật ba chị tới ở với gia đình tôi thay da chóng lớn thấy rõ. Thuận nhỏ nhất, nhà nghèo chưa có một ngày đến trường, không biết đến một chữ A, tôi phải dạy chị, sau đó cũng biết đọc... Nhớ ngày đầu chị bước vào nhà, tôi hỏi chị tên gì? Tên Thai, chị trả lời. Tôi nghe tên nầy không êm tai nên dặn, má em có hỏi chị tên gì, nhớ trả lời tên Thuận nghe; Thuận, chữ nầy tốt lắm, là chị làm ăn được hanh thông, thuận buồm xuôi gió. Chị ấy nghe vừa ý. Nên từ đó tên cúng cơm cha mẹ đặt, không còn ai gọi đến nữa. Không phải chỉ dạy Thuận học mà tôi còn phải viết thư tình giùm. Hùng là người yêu của chị, Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân, anh về học khóa sình lầy Núi Đeo. Những bức thư tình của Thuận gởi cho Hùng đều do tôi viết hồi âm sau khi đọc cho chị nghe! Thư trao qua lại bao ngày mà Hùng nào có hay những dòng chữ tràn đây nhung nhớ của Thuận lại không phải do Thuận viết. Về sau Thuận và Hùng nên nghĩa vợ chồng. Một lần về quê vợ, anh chị đã ghé thăm tôi - Thuận đã kể cho anh nghe thư từ qua lại giữa anh và Thuận lâu nay đều do em làm bà mối. Cám ơn em đã giúp chúng tôi nên nghĩa vợ chồng! Anh dặn vợ, những giấy tờ cần thiết phải để có nơi, nếu ngộ lỡ anh có việc gì không hay thì có thể mang đến đơn vị.... Tôi không thông nổi lý lẽ nầy, việc làm của tôi thật sự tốt cho họ chứ! Có phải tôi đã lừa dối anh...! Năm năm sau, Thuận trở về Ninh Hòa gặp tôi báo tin Hùng tử trận. Chị mới hai mươi hai tuổi đã thành góa bụa với ba đứa con thơ. Một lần nữa lòng tôi thêm ray rức. Lúc đầu tôi nghĩ mình làm việc tốt giúp bạn, hóa ra, nếu tôi không giúp Thuận viết thư thì chị đâu phải lấy Hùng và nay đâu phải thành bà góa. Thượng đế ơi! Có phải số phận họ là như vậy. Suốt tuần lễ, tôi vừa chợp mắt là hình ảnh Thuận với vành khăn tang hiện ra. Tôi vốn sợ màu áo tang từ bé, đi học về chẳng may gặp đám ma giữa đường, thế là tối hôm ấy cứ bị hình ảnh những chiếc áo trắng xuất hiện trong giấc mơ... Mỗi lần tâm thần bất ổn tôi tìm ông ngoại ở Đồng Giữa thôn Hai, để được nghe ông kể chuyện cổ tích. Tôi không hiểu ông tự biên tự diễn hay đọc được từ sách nào, nhiều chuyện ngộ nghĩnh làm tôi cười đau cả bụng, nước mắt chảy dài...
Tôi đem chuyện sống chết hỏi ông thì được nghe ông giải thích - Theo học giả Vương Sung người đất Thượng Ngưu ở quận Cối Kê, sinh năm Kiến Võ thứ ba (năm 27 sau Tây Lịch), đời Vua Quang Vũ, ngài theo tư tưởng duy vật - Đối với sự sinh hóa trong vũ trụ, Vương Sung cho rằng, “thiên địa hợp khí, vạn vật tự sinh, do phu phụ hợp khí, tử tự sinh hỷ”, Vạn vật bẩm thụ cái nguyên khí của trời đất mà sinh ra, cũng như con cá dưới nước, con côn trùng trên mặt đất đều tự nhiên cả, chứ không phải tại có ý chí của trời đất sinh người hay sinh vạn vật. Các vật sinh ra đều có cái hình tương đương để duy trì cái khí của mình đã chịu. Cái hình lúc mới thành đã định trước vận mệnh và tính chất đặc biệt. Khí và thể, cùng với các hình hài bao bọc lẫn nhau cho nên sự sống, chết đều có kỳ tiết cả. Cùng chịu cái nguyên khí, thế mà hoặc làm người hay làm cầm thú, cùng làm người thì có người sang người hèn, người giàu người nghèo. Giàu đến vạn ức, nghèo không có cái ăn, sang được công hầu, nghèo làm nô bộc. Đó không phải là trời có riêng tây gì, chỉ vì người ta chịu cái tính của trời hậu hay bạc. Sự không đồng đều là do cái mệnh đã định, người có mệnh xấu thì gặp bước xấu, mệnh nghèo mà cố gắng sức làm nên giàu, đến khi giàu lại chết. Mệnh hèn cố lấy tài năng làm nên sang, đến khi sang là phải chấm dứt. Vương Sung cho sự họa phúc và qui tiện của người là bởi cái mệnh khiến ra, cho nên mới có sự tao phùng hội ngộ, có cái mệnh sống chết thọ yểu, cũng có cái mệnh sang hèn giàu nghèo. Vậy không nên lấy sự hiển đạt mà cho là tài giỏi và lấy bần cùng mà cho là ngu dại...
Thấy tôi cứ mãi đăm chiêu tư lự không cười như những lần gặp trước, ngoại bèn kể cho tôi nghe một chuyện vui:
“Ở một làng kia có ngôi chùa. Trụ trì chùa nầy là một vị đạo đức trung niên xuất gia. Vì đi tu lớn tuổi không được học Phật Pháp trường lớp. Sự hiểu biết của Thầy có giới hạn. Gần chùa có một cư sĩ thường tìm tới gạn hỏi Phật pháp. Thầy không trả lời thì không được, nhưng trả lời thì không vừa ý ông ta. Vì vậy mỗi khi thấy cư sĩ đến thì thầy lánh mặt. Một hôm Thầy nói với anh Ba bán tàu hũ về ông cư sĩ thường đến nạn vấn làm thầy phiền phức. Anh Ba Tàu Hủ nói ‘Thầy để cho con, bữa nay có ông ta đến không. Vừa nói thì thấy xa xa ông ta đã đến. Anh Ba Tàu Hủ liền mượn áo cà sa, y và mũ của thầy khoác vào, lên chánh điện ngồi thiền, xoay mặt qua một bên. Ông cư sĩ đến chánh điện niệm Phật, thấy có vị tăng đang ngồi thiền tướng mạo trang nghiêm, ông liền đãnh lễ hỏi đạo. Ông cư sĩ đưa một ngón tay, vị thiền sư đưa ra ba ngón tay. Ông cư sĩ đưa ra ba ngón tay vị thiền sư đưa năm ngón tay. Ông cư sĩ cúi đầu bái phục ra về. Gặp thầy trụ trì ông nói - Hôm nay chùa mình có cao tăng, con hỏi đạo Ngài trả lời rất xác thật. Thầy trụ trì hỏi, thiền sư trả lời thế nào. Ông cư sĩ nói, ‘Con hỏi phải làm sao được nhất tâm? Thiền sư trả lời: Phải qui y tam bảo. Con hỏi: Làm sao phát huy tam bảo, thiền sư dạy phải giữ ngũ giới. Như thế ngài trả lời hay quá. Chùa mình từ nay có cao tăng, con không dám quấy rầy thầy nữa’. Nói xong cư sĩ chào thầy ra về!
Anh Ba Tàu Hủ cởi y mũ trả cho thầy trụ trì và nói: ‘Ông cư sĩ thua con rồi, từ nay ông không đến nữa đâu!’ Thầy trụ trì hỏi “anh trả lời sao mà ông cư sĩ phục anh?” Anh Ba Tàu Hủ nói: ‘Có gì đâu, ông cư sĩ hỏi mua một miếng tàu hủ là bao nhiêu, con trả lời ba đồng. Ông hỏi nếu mua ba miếng là bao nhiêu, con nói nếu là Phật Tử thì con bán rẻ năm đồng. Thế là ông bằng lòng, bữa sau sẽ mua!’ Thầy Trụ Trì nghe ông Tàu hủ nói thì ôm bụng cười lăn”.
Ông ngoại tôi hỏi tôi: “Trị hiểu ý câu chuyện nầy chứ! Thôi về đi để mẹ lo, chẳng biết trị đi xuống ông có cho mẹ biết không”. Ông ngoại tôi thường gọi tên các cháu là trị. Ông biết tôi trốn mẹ đi chơi, vì lần nào mẹ sai tôi về ngoại, đều có gởi theo sữa và đường. Đi tay không là trốn mẹ đi chơi. Từ đó tôi dặn lòng không chọn lính làm người yêu vì sợ sẽ làm góa phụ trẻ.
Rồi có một ngày, buổi sáng thứ bảy tôi thấy xuất hiện ở phố Ninh Hòa những chàng thanh niên mặc quân phục Biệt Động Quân, đầu cạo láng bóng, tôi đoán có lẽ là những lính ba gai bị phạt kỷ luật, nhưng chừng một giờ sau phố đông nghẹt lính đầu trọc, nhìn họ tôi cũng hơi lo sợ. Không có tóc, không che được kẻ đầu méo người đầu dài. Mái tóc điểm trang cho khuôn mặt rất nhiều. Họ vào tiệm của mẹ tôi đông chật cứng không còn ghế ngồi thì đứng. Họ ồn ào vui nhộn tôi cũng vui lây với không khí nhà binh nầy. Được biết đây là Tiểu Đoàn 39 BĐQ thất trận về lại Núi Đeo tu nghiệp bổ sung quân số. Tất cả tiểu đoàn từ quan đến lính đều cạo đầu xả xui. Thời gian học bổ túc, ngày Thứ Bảy và Chúa Nhật được nghỉ. Phố Ninh Hòa vì thế trở thành nhộn nhịp, hàng quán đầy nghẹt khách hàng là lính rằn ri mũ nâu!
Mỗi tuần hai ngày gặp mặt, tôi quen tên một số người đặc biệt. Ngay hôm đầu vào tiệm, tôi không chú ý vì khó phân biệt, họ cùng màu áo và cùng đầu trọc, bỗng có một người tốt bụng đến gần tôi nói nhỏ: “Coi chừng có người chụp hình lén!” Tôi nhớn nhác tìm, một lính trẻ mang máy ảnh đang ngồi trong góc phía phải, bàn số 4 đang canh máy hướng về phía tôi chụp hình. Người vào tiệm quá đông nên anh không thể nào chụp riêng rẽ hình của tôi được. Vả lại tôi cố tình tránh né, nên phần nhiều là hình chụp không được rõ hay chung với nhiều người khác. Nhưng anh ta vẫn cố tình rửa ra và mang đến cho tôi xem... Tôi không hiểu sao lúc nào anh ta cũng giành được chỗ ngồi nhất định đó, mặc dầu anh không đến sớm để chọn bàn. Tôi đoán chừng, tất cả những anh lính vào tiệm đều cùng một đại đội, có lẽ họ rỉ tai trước nhường chỗ ngồi đó cho chàng thanh niên nầy để gây sự chú ý của tôi.
Qua tháng thứ hai, B. bạo dạn hỏi xin tôi được chụp một tấm hình, tôi mỉm cười lắc đầu, anh ta tiến đến gần tôi hát nhỏ “...Em nỡ lạnh lùng đến thế sao... Tim anh tan nát tự hôm nào, giờ đây đã nát càng thêm nát, muốn nói mà sao vẫn nghẹn ngào... Sao em không nói một lời gì, dù chỉ một lời không đáng chi, cũng đủ làm lòng anh ấm lại, bao ngày xa cách lúc anh đi...!” Tôi có hai người em gái nhỏ, B. lân la chơi với chúng, chụp nhiều kiểu hình để rồi tuần sau đem đến tặng. B. hòa mình dễ tánh nên mọi người trong gia đình tôi có tình cảm đặc biệt. Lúc đó tôi vẫn còn quá nhỏ, chưa biết làm dáng; nên cũng nhìn B. như những bạn trai cùng lớp ở Trần Bình Trọng, chỉ cảm nhận vui vui khi có mặt anh, thế thôi!
Ngày vui qua nhanh, tôi cũng phải lo thi học kỳ cuối năm. Tiểu đoàn anh quay về Đà Nẵng, nhận được thư anh viết từ chiến trường Điện Bàn. Trong thư cũng ngỏ ý xin tấm hình. Bác phó nhòm nầy quá tệ, bao tháng trời mà không chụp được để phải gởi thư xin hình! Thôi tạm cất thư vào ngăn kéo, sau kỳ thi sẽ trả lời... Thi xong, tôi lấy thư ra đọc và hồi âm, hẹn một dịp nào đó đi chơi xa có phong cảnh đẹp sẽ chụp hình... Đem thư ra bưu điện thì tối hôm đó, tôi còn mơ màng chưa ngủ hẳn, thấy anh đứng cách tôi độ nửa mét, mặt đối mặt, nhưng mắt anh nhắm nghiền, tôi hỏi lớn: “B. anh làm sao hả? Sao anh không mở mắt, anh nói đi!” Mắt anh vẫn nhắm. Tôi nhìn anh đăm đăm, “Mở mắt ra đi, nói gì đi!” Tôi la lớn rồi tỉnh giấc, nhìn quanh từ bề yên lặng, mọi người đều say ngủ. Nước mắt tôi tự dưng trào. Tôi tự hỏi tại sao mình khóc? Cũng không hiểu tại sao, chỉ thấy buồn kinh khủng, tôi cố nghĩ mình vô lý lắm... Cười đi... Nhưng vô phương. Đến sáng hôm sau nước mắt tôi cũng không ngừng chảy. Đem chiêm bao kể cho ba tôi nghe, người bảo “Mọi người sống chết đều có số mạng, hàng trăm người tham dự cùng một mặt trận, có kẻ chết người được hưởng vinh quang. Cầu mong cho nó bình an”. Vài ngày hôm sau, thư tôi viết cho anh bị trả lại với một điện tín do bạn anh gởi báo B. đã tử trận tại Điện Bàn ngày... tháng... năm... Thế có nghĩa là những ngày còn trên trần thế, B. rất mong thư tôi, nhưng thư đến quá muộn anh chưa có cơ hội đọc. Anh đến gặp tôi là trách móc đó chăng?
Đọc bức điện tín tôi không buồn nữa, nhưng đầu óc dường như tê dại. Rồi đây ai ai cũng phải về ngôi nhà chính của mình kia mà, thiên hạ chẳng bảo là sinh ký tử qui đó sao. Nhưng nhà anh ở tận nơi đâu? Tôi hàng ngày vẫn nhìn chiếc ghế anh thường ngồi và tiếng hát của anh dường như vẫn còn văng vẳng đâu đây. “...Tiếng khóc không vơi được nỗi sầu đâu em, nước mắt không đem lại chuỗi ngày ấm êm, đừng buồn nghe em, đừng sầu nghe em, tình yêu đẹp nhất khi xa nhau còn thương nhau...”
Giờ đây dừng chân nhìn cảnh Núi Đeo, bao kỷ niệm xưa lại hiện về, lòng tôi bùi ngùi nhớ đến Thuận không biết đang sống ở đâu, nhớ đến chồng Thuận, nhớ đến B. và những anh em binh sĩ cùng các đơn vị đã từng về học khóa sình lầy.
Nhớ gói quà trái sim B. đã mang cho tôi, anh đã tự tay hái ở cây số 16; ngày ấy anh còn trêu “Cô học trò có biết chị anh nói gì không? - Nói gì ? - Nói anh trồng cây si ở Ninh Hòa? - Vậy sao? - Em rất vui, vì như thế anh mới đến Ninh Hòa thường và em gái mới được ăn quà chứ! Mà chị nào vậy? Giới thiệu cho em biết đi chứ...!”
Mệnh anh ngắn ngủi thay... Thôi thì mình cứ tìm một triết lý nào đó để tin tưởng và chấp nhận cho cuộc đời được bình thản!
Mỹ Hiệp
https://hung-viet.org/a1799/nhung-ky-niem-cua-mot-nguoi-em-gai-hau-phuong