Kinh Đời

Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống nhập cư của Trump

Khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, tôi không tham gia vào đoàn người tràn xuống đường biểu tình. Tôi cho rằng điều quan trọng là phải

Nguồn: Peter Singer, “Trump’s First Victims”, Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, tôi không tham gia vào đoàn người tràn xuống đường biểu tình. Tôi cho rằng điều quan trọng là phải tôn trọng tiến trình dân chủ, bất kể kết quả của nó có gây hoang mang như thế nào, và nên đợi đến khi chính quyền của Trump có những hành động buộc chúng ta phải phản đối.

Không cần phải chờ lâu. Tám ngày sau khi Trump tiếp quản nhiệm sở, những nạn nhân đầu tiên có thể nhận thấy được trong nhiệm kỳ tổng thống của ông đã xuất hiện trên tất cả các nguồn tin tức chủ yếu. Sắc lệnh hành pháp của Trump về việc ngưng tái định cư cho người tị nạn Syria, tạm đình chỉ tiếp nhận người tị nạn mới bất kể họ đến từ đâu, và cấm toàn bộ nhập cư từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen đã gây tổn hại tức thì cho những người đang trên đường đến Hoa Kỳ. Mệnh lệnh này cũng đồng thời ngăn cản nhiều người hơn nữa muốn di cư đến Mỹ.

Để biện minh cho chính sách của mình, Trump nói rằng ông sẽ “không bao giờ quên bài học 11/9”. Nhưng đó lại chính xác là những gì mà ông dường như đã quên. Các không tặc trong vụ 11/9 đến từ Ai Cập, Li-băng, Ả-Rập Xê-út và Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất, tất cả những quốc gia không bị ảnh hưởng bởi các quy định mới. Ngược lại, một nghiên cứu của Alex Nowrasteh, chuyên gia phân tích chính sách nhập cư tại Viện Cato, tổng kết rằng trong vòng 40 năm đến hết năm 2015, không ai ở nước Mỹ bị giết trong các cuộc tấn công khủng bố bởi người đến từ bất kỳ nước nào trong số 7 quốc gia bị nhắm đến trong sắc lệnh hành pháp của Trump.

Người Iran, nhiều người trong số đó là cư dân hợp pháp tại Hoa Kỳ, đặc biệt hoang mang. Theo Trita Pasi, chủ tịch Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ – Iran, Hoa Kỳ tự mình sản sinh ra nhiều chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) hơn Iran – điều không có gì ngạc nhiên khi mà IS là một tổ chức Hồi giáo dòng Sunni, và xem người Hồi giáo Shia, những người chiếm ít nhất 90% dân số Iran, là những kẻ bội giáo có thể bị giết một cách chính đáng.

Lệnh cấm người nhập cư từ 7 quốc gia đó làm cho các chương trình truyền hình thêm phần kịch tính, bởi những người bị ảnh hưởng có thể nói chuyện với truyền thông về việc đó. Điều này không thực sự đúng với việc cắt giảm tổng lượng tiếp nhận người tỵ nạn trong năm 2017 từ 110.000 người xuống còn 50.000, và việc đình chỉ toàn bộ chương trình tái định cư cho người tỵ nạn trong vòng 4 tháng. Trong cuộc khủng hoảng người tị nạn toàn cầu, Tổng thống Obama đã biện luận rằng, Hoa Kỳ, với tinh thần từ những lời của Emma Lazarus được khắc trên Tượng nữ thần Tự do, nên thực hiện phần trách nhiệm đích đáng của mình trong việc tạo ra quê hương mới cho “những đám đông chen chúc đang khao khát hít thở không khí tự do”. Trump đã quay lưng lại với lý tưởng đó.

Sắc lệnh hành pháp này sẽ đưa ra một bài kiểm tra sớm về mức độ mà Tòa án Hoa Kỳ có thể chế ngự lại nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Các thẩm phán đã tạm thời ngăn cản một vài khía cạnh của sắc lệnh hành pháp – chẳng hạn, những người bị ngăn cản trên đường đến Hoa Kỳ theo sắc lệnh có thể không bị trục xuất, nhưng sẽ mất một khoảng thời gian trước khi Tòa án có thể giải quyết toàn bộ vướng mắc mà các lệnh cấm mới tạo nên.

Trong những vướng mắc đó, sự phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo sẽ là vấn đề nổi bật. Sắc lệnh nói rằng khi chương trình tị nạn khôi phục trở lại, Ngoại trưởng Mỹ, “theo mức độ mà pháp luật cho phép”,  phải ưu tiên cho những yêu cầu tị nạn từ các thành viên thuộc cộng đồng tôn giáo thiểu số bị bức hại. Mặc dù sắc lệnh không trực tiếp đề cập đến tôn giáo nào cụ thể, nhưng Trump đã phát biểu trong một phỏng vấn truyền hình rằng ông muốn ưu tiên cho Cơ đốc giáo. Do Hiến pháp Hoa Kỳ cấm chính phủ nước này ủng hộ bất kỳ tôn giáo nào, việc liệu quy định này của sắc lệnh có vượt qua được sự kiểm soát của Toà án hay không vẫn là điều chúng ta phải đợi xem.

Cũng nhận được sự quan tâm tương tự là mối nguy hại đặt ra đối với quyền tự do biểu đạt bởi một điều khoản quy định rằng Hoa Kỳ “không thể, và không nên, chấp nhận những người không ủng hộ Hiến pháp”. Khi nói về sắc lệnh này, Trump phát biểu rằng, “Chúng ta chỉ muốn nhận vào đất nước của chúng ta những ai ủng hộ đất nước và yêu quý sâu sắc người dân của chúng ta.”

Bản thân tôi là một người có thẻ xanh – nghĩa là một người cư trú dài hạn hợp pháp ở Hoa Kỳ mà không phải là công dân. Tôi đã viết về các lỗ hổng trong Hiến pháp Hoa Kỳ, và, mặc dù ngưỡng mộ rất nhiều người Mỹ, tôi không thể đi xa đến mức nói rằng tôi “yêu quý sâu sắc” toàn bộ người Mỹ. Liệu điều đó có nghĩa rằng tôi có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ? Liệu nó có phù hợp với niềm tin vào quyền tự do tư tưởng?

Theo Nowrasteh, sắc lệnh hành pháp của Trump sẽ hầu như không có tác động gì đến việc cải thiện an ninh Hoa Kỳ. Trump đã nhắc đi nhắc lại rằng ông sẽ luôn luôn đặt lợi ích của người Mỹ lên trước tiên. Nhưng liệu ông sẽ đặt nặng một cách vô hạn lợi ích của người Mỹ lên trên lợi ích của bất kỳ ai khác? Với ảnh hưởng mà sắc lệnh hành pháp của ông đang gây ra, đã đến lúc nhìn nhận có phải ông chỉ đơn giản là vô đạo đức – hoặc, như những gì trong vụ việc này cũng đã chỉ ra, là điên rồ.

Peter Singer là Giáo sư Luân lý học sinh vật (Bioethics) tại Đại học Princeton và là Giáo sư Danh dự tại Đại học Melbourne.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống nhập cư của Trump

Khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, tôi không tham gia vào đoàn người tràn xuống đường biểu tình. Tôi cho rằng điều quan trọng là phải

Nguồn: Peter Singer, “Trump’s First Victims”, Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, tôi không tham gia vào đoàn người tràn xuống đường biểu tình. Tôi cho rằng điều quan trọng là phải tôn trọng tiến trình dân chủ, bất kể kết quả của nó có gây hoang mang như thế nào, và nên đợi đến khi chính quyền của Trump có những hành động buộc chúng ta phải phản đối.

Không cần phải chờ lâu. Tám ngày sau khi Trump tiếp quản nhiệm sở, những nạn nhân đầu tiên có thể nhận thấy được trong nhiệm kỳ tổng thống của ông đã xuất hiện trên tất cả các nguồn tin tức chủ yếu. Sắc lệnh hành pháp của Trump về việc ngưng tái định cư cho người tị nạn Syria, tạm đình chỉ tiếp nhận người tị nạn mới bất kể họ đến từ đâu, và cấm toàn bộ nhập cư từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen đã gây tổn hại tức thì cho những người đang trên đường đến Hoa Kỳ. Mệnh lệnh này cũng đồng thời ngăn cản nhiều người hơn nữa muốn di cư đến Mỹ.

Để biện minh cho chính sách của mình, Trump nói rằng ông sẽ “không bao giờ quên bài học 11/9”. Nhưng đó lại chính xác là những gì mà ông dường như đã quên. Các không tặc trong vụ 11/9 đến từ Ai Cập, Li-băng, Ả-Rập Xê-út và Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất, tất cả những quốc gia không bị ảnh hưởng bởi các quy định mới. Ngược lại, một nghiên cứu của Alex Nowrasteh, chuyên gia phân tích chính sách nhập cư tại Viện Cato, tổng kết rằng trong vòng 40 năm đến hết năm 2015, không ai ở nước Mỹ bị giết trong các cuộc tấn công khủng bố bởi người đến từ bất kỳ nước nào trong số 7 quốc gia bị nhắm đến trong sắc lệnh hành pháp của Trump.

Người Iran, nhiều người trong số đó là cư dân hợp pháp tại Hoa Kỳ, đặc biệt hoang mang. Theo Trita Pasi, chủ tịch Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ – Iran, Hoa Kỳ tự mình sản sinh ra nhiều chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) hơn Iran – điều không có gì ngạc nhiên khi mà IS là một tổ chức Hồi giáo dòng Sunni, và xem người Hồi giáo Shia, những người chiếm ít nhất 90% dân số Iran, là những kẻ bội giáo có thể bị giết một cách chính đáng.

Lệnh cấm người nhập cư từ 7 quốc gia đó làm cho các chương trình truyền hình thêm phần kịch tính, bởi những người bị ảnh hưởng có thể nói chuyện với truyền thông về việc đó. Điều này không thực sự đúng với việc cắt giảm tổng lượng tiếp nhận người tỵ nạn trong năm 2017 từ 110.000 người xuống còn 50.000, và việc đình chỉ toàn bộ chương trình tái định cư cho người tỵ nạn trong vòng 4 tháng. Trong cuộc khủng hoảng người tị nạn toàn cầu, Tổng thống Obama đã biện luận rằng, Hoa Kỳ, với tinh thần từ những lời của Emma Lazarus được khắc trên Tượng nữ thần Tự do, nên thực hiện phần trách nhiệm đích đáng của mình trong việc tạo ra quê hương mới cho “những đám đông chen chúc đang khao khát hít thở không khí tự do”. Trump đã quay lưng lại với lý tưởng đó.

Sắc lệnh hành pháp này sẽ đưa ra một bài kiểm tra sớm về mức độ mà Tòa án Hoa Kỳ có thể chế ngự lại nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Các thẩm phán đã tạm thời ngăn cản một vài khía cạnh của sắc lệnh hành pháp – chẳng hạn, những người bị ngăn cản trên đường đến Hoa Kỳ theo sắc lệnh có thể không bị trục xuất, nhưng sẽ mất một khoảng thời gian trước khi Tòa án có thể giải quyết toàn bộ vướng mắc mà các lệnh cấm mới tạo nên.

Trong những vướng mắc đó, sự phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo sẽ là vấn đề nổi bật. Sắc lệnh nói rằng khi chương trình tị nạn khôi phục trở lại, Ngoại trưởng Mỹ, “theo mức độ mà pháp luật cho phép”,  phải ưu tiên cho những yêu cầu tị nạn từ các thành viên thuộc cộng đồng tôn giáo thiểu số bị bức hại. Mặc dù sắc lệnh không trực tiếp đề cập đến tôn giáo nào cụ thể, nhưng Trump đã phát biểu trong một phỏng vấn truyền hình rằng ông muốn ưu tiên cho Cơ đốc giáo. Do Hiến pháp Hoa Kỳ cấm chính phủ nước này ủng hộ bất kỳ tôn giáo nào, việc liệu quy định này của sắc lệnh có vượt qua được sự kiểm soát của Toà án hay không vẫn là điều chúng ta phải đợi xem.

Cũng nhận được sự quan tâm tương tự là mối nguy hại đặt ra đối với quyền tự do biểu đạt bởi một điều khoản quy định rằng Hoa Kỳ “không thể, và không nên, chấp nhận những người không ủng hộ Hiến pháp”. Khi nói về sắc lệnh này, Trump phát biểu rằng, “Chúng ta chỉ muốn nhận vào đất nước của chúng ta những ai ủng hộ đất nước và yêu quý sâu sắc người dân của chúng ta.”

Bản thân tôi là một người có thẻ xanh – nghĩa là một người cư trú dài hạn hợp pháp ở Hoa Kỳ mà không phải là công dân. Tôi đã viết về các lỗ hổng trong Hiến pháp Hoa Kỳ, và, mặc dù ngưỡng mộ rất nhiều người Mỹ, tôi không thể đi xa đến mức nói rằng tôi “yêu quý sâu sắc” toàn bộ người Mỹ. Liệu điều đó có nghĩa rằng tôi có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ? Liệu nó có phù hợp với niềm tin vào quyền tự do tư tưởng?

Theo Nowrasteh, sắc lệnh hành pháp của Trump sẽ hầu như không có tác động gì đến việc cải thiện an ninh Hoa Kỳ. Trump đã nhắc đi nhắc lại rằng ông sẽ luôn luôn đặt lợi ích của người Mỹ lên trước tiên. Nhưng liệu ông sẽ đặt nặng một cách vô hạn lợi ích của người Mỹ lên trên lợi ích của bất kỳ ai khác? Với ảnh hưởng mà sắc lệnh hành pháp của ông đang gây ra, đã đến lúc nhìn nhận có phải ông chỉ đơn giản là vô đạo đức – hoặc, như những gì trong vụ việc này cũng đã chỉ ra, là điên rồ.

Peter Singer là Giáo sư Luân lý học sinh vật (Bioethics) tại Đại học Princeton và là Giáo sư Danh dự tại Đại học Melbourne.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm