Nhân Vật
Những người nổi tiếng trong các đối thủ hàng đầu cho công việc đầy quyền lực nhất ở Trung Quốc
“Một khi họ họp lại, nếu không có con mắt nhà nghề thì khó có thể phân biệt từng người”, phóng viên Richard Macgregor của báo Financial Times đã viết trong cuốn sách The Party của ông vào năm 2010 về những nhà cai trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tất cả chín người mặc bộ com lê màu thẫm, và tất cả mang cà vạt đỏ ngoại trừ một người. Họ đều có bộ tóc hất ra sau, đen nhánh và bóng lưỡng, một sản phẩm của sự mê thích đồng bộ về sự nhuộm tóc đều đặn của các chính trị gia cao cấp Trung Quốc, một thói quen “chỉ có thể bị phá vỡ khi họ về hưu hay bị ở tù”.
Thứ tự của chín người trên khán đài đã thông báo cho thế giới bên ngoài biết cấp bậc của họ trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, bộ phận chính quyền cai trị Trung Quốc, và dường như cho biết chắc chắn về sự lãnh đạo của họ – quên đi thực tế về tranh chấp nội bộ, mánh khóe và sự đồng thuận của các đảng viên cao cấp, những người bầu chọn chín thành viên này, đã được giấu kín. Đối với những người quan sát ở quốc nội, chín người này với tư tưởng, cá tính và các mối quan hệ khác nhau có thể phân biệt được dựa trên khoảng cách của họ với trung tâm quyền lực.
Nếu vẫn giữ giá trị truyền thống, một nhóm người khác sẽ lại bước ra khán đài vào tháng 10 trong Đại hội Đảng lần thứ 18, lần này do ông Tập Cận Bình dẫn đầu, được mọi người dự đoán sẽ thay thế ông Hồ cẩm Đào, theo sau là Lý Khắc Cường, mà các nhà quan sát đảng cho rằng sẽ thay thế ông Ôn Gia Bảo giữ chức thủ tướng. Bảy chức vụ còn lại (hoặc là 5 hay 6; có tin là Hồ Cẩm Đào đang thúc đẩy một ban thường vụ nhỏ hơn để ông vẫn còn ảnh hưởng thêm sau khi rời khỏi chức vụ) có lẽ bỏ trống và sẽ được cả chục ông – và một người phụ nữ có quyền hành tranh giành quyết liệt.
Ông Uông Dương là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, một tỉnh nổi tiếng nhất Trung Quốc, và ông cũng là chủ đề của một bài viết về tiểu sử, số ấn hành mới nhất của báo Foreign Policy, là một đối thủ. Thế giới bên ngoài ít biết về ông Uông và cá tính hay chức vụ của những người khác trong giới đảng viên cao cấp. Ông Trịnh Lý (Cheng Li), một chuyên viên về giới chính trị cao cấp Trung Quốc ở Viện Brookings, nói: “Các thỏa thuận rất là phức tạp. Chúng tôi không biết sự thật liên quan. Chúng tôi biết một phần trăm của những gì mà [các đảng viên cao cấp] biết”. Với sự hiểu biết này, đây là 5 người ngoài Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường mà vẻ mặt đạo diễn, mỉm cười mà chúng ta có thể thấy trên khán đài đỏ này vào tháng 10 sắp tới.
Vương Kỳ Sơn
Là Thị trưởng Bắc Kinh từ năm 2003 đến năm 2007, ông Vương Kỳ Sơn hiện là phó thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế, năng lượng và tài chánh, phục vụ dưới quyền đương kim thủ tướng Ôn Gia Bảo. Người đồng nhiệm với ông Vương trước đây, cựu bộ trưởng ngân khố [Hoa Kỳ] Hank Paulson, đã gọi ông là người “quả quyết và tò mò” với “tính khôi hài mang vẻ ác ý”. Là con rể của cựu phó thủ tướng Diêu Y Lâm, ông Vương là một trong các thái tử đảng, một nhóm lãnh đạo cao cấp là con cái của các quan chức hàng đầu. Các nhà quan sát chính trị Trung Quốc xem các thái tử đảng như ông Vương có liên minh chặt chẽ với phe lãnh đạo của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân hơn là Chủ tịch hiện tại Hồ Cẩm Đào. Ông Vương có biệt danh “thủ lĩnh đội cứu hỏa” do bản lĩnh của ông [khi đương đầu] với khủng hoảng, ông Lý ở viện Brookings nghĩ ông Vương gần như chắc chắn có được một vị trí trong Ban Thường vụ.
Trương Cao Lệ
Là Bí thư Thành Ủy thành phố Thiên Tân và là một kinh tế gia, đã từng làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí, ông Trương Cao Lệ được biết đến như là người có phong cách giản dị, ngay cả đối với một quan chức Trung Quốc. Năm 2011, Thiên Tân dưới thời của ông đã phát triển 16,4%, mức cao nhất ở Trung Quốc, ngang với thành phố Trùng Khánh. Ông Trương được cho là người được Giang Trạch Dân đỡ đầu và ông Giang là cố vấn của Tăng Khánh Hồng. Ông được biết do khuynh hướng thiên thị trường, đã từng giữ chức Bí thư Thành ủy Thâm Quyến từ 1997 đến 2001, trung tâm chủ nghĩa tư bản cao bồi của Trung Quốc. Nhưng nếu Tân Hải, khu vực phát triển đã kéo theo sự tăng trưởng rất nhiều cho Thiên Tân, thất bại dưới sự quản lý của ông Trương, điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến của ông.
Hồ Xuân Hoa
Được xem như là một đồng minh của Hồ Cẩm Đào, ông có biệt danh ở Trung Quốc là “Hồ Nhỏ” (ông không có liên hệ với Hồ Cẩm Đào), là bí thư khu tự trị Nội Mông, một khu vực giàu than đá mênh mông ở phía bắc. Nếu ông Hồ 49 tuổi vào được Ban Thường vụ, thì ông sẽ là ủy viên trẻ nhất và có thể là nòng cốt của thế hệ lãnh đạo thứ sáu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một đối thủ mạnh thay thế Tập Cận Bình chức tổng bí thư vào năm 2022 (Hồ Cẩm Đào cũng 49 tuổi, và là ủy viên trẻ nhất khi được bổ nhiệm vào Ban Thường vụ hồi năm 1992). Giống như Hồ Cẩm Đào, người giữ chức bí thư đảng ủy Tây Tạng và Quý Châu, Hồ Xuân Hoa có nhiều kinh nghiệm đối phó với các nhóm dân thiểu số của Trung Quốc, một khả năng quan trọng trong tình thế bất ổn ở những vùng như Tây Tạng và Tân Cương. Ông ấy đã trải qua 23 năm trong chính quyền cấp tỉnh Tây Tạng và được biết nói sõi tiếng Tây Tạng, điều hiếm thấy ở một quan chức Trung Quốc. Hiện nay, ông Hồ Nhỏ có lẽ là một trong những ủy viên cấp thấp, như Hồ Cẩm Đào vào năm 1992 (thứ bảy) và Tập Cận Bình năm 2007 (thứ sáu).
Lưu Diên Đông
Bà hiện là người phụ nữ duy nhất trong số 25 ủy viên bộ chính trị, bộ phận ra quyết sách dưới Ban Thường vụ một bậc, bà Lưu là ủy viên quốc vụ viện, phụ tá cho thủ tướng và phó thủ tướng Trung Quốc. Bà là người được cả Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đỡ đầu. Bà tốt nghiệp cùng trường với Hồ Cẩm Đào, trường Đại học Thanh Hoa, và giữ chức phó cho ông Hồ ở Đoàn Thanh niên Cộng sản, một tổ chức ông Hồ đảm trách và được xem là căn bản quyền lực của ông. Bà Lưu là một công chúa đảng; cha của bà trước kia là thứ trưởng bộ nông nghiệp và đã giới thiệu cha nuôi của Giang Trạch Dân vào Đảng Cộng sản năm 1927. Bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc vào trong Ban Thường vụ, mặc dù bà Lưu ở tuổi 66, có lẽ quá lớn tuổi. Bộ chính trị có tuổi về hưu không chính thức là 68, và cơ hội cho bà Lưu có thể bị ảnh hưởng “nếu giới lãnh đạo quyết định thay đổi bộ phận ra quyết sách tối cao này trẻ trung hơn”, ông Trịnh Lý viết.
Du Chính Thanh
Là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, sự nghiệp của ông Du đã có những bước thăng trầm được biết đến nhiều nhất so với bất cứ lãnh đạo hiện tại nào ở Trung Quốc. Năm 1985, anh của ông Du, cựu giám đốc Cục An ninh Quốc gia Bắc Kinh, đã đào thoát sang Hoa Kỳ. Ông Du, một thái tử đảng được biết có mối quan hệ mật thiết với gia đình cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, cố gắng cứu vãn sự nghiệp của ông và có 6 năm làm Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ hiện tại hồi năm 2007. Nhưng những người khác trong danh sách này có thể có những chuyện xấu xa tương tự đang được giấu kín, quy luật im lặng chung quanh Đảng Cộng sản Trung Quốc có nghĩa là khó có khả năng các thông tin này được tiết lộ cho công chúng.
Nguồn: Foreign Policy
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Những người nổi tiếng trong các đối thủ hàng đầu cho công việc đầy quyền lực nhất ở Trung Quốc
“Một khi họ họp lại, nếu không có con mắt nhà nghề thì khó có thể phân biệt từng người”, phóng viên Richard Macgregor của báo Financial Times đã viết trong cuốn sách The Party của ông vào năm 2010 về những nhà cai trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tất cả chín người mặc bộ com lê màu thẫm, và tất cả mang cà vạt đỏ ngoại trừ một người. Họ đều có bộ tóc hất ra sau, đen nhánh và bóng lưỡng, một sản phẩm của sự mê thích đồng bộ về sự nhuộm tóc đều đặn của các chính trị gia cao cấp Trung Quốc, một thói quen “chỉ có thể bị phá vỡ khi họ về hưu hay bị ở tù”.
Thứ tự của chín người trên khán đài đã thông báo cho thế giới bên ngoài biết cấp bậc của họ trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, bộ phận chính quyền cai trị Trung Quốc, và dường như cho biết chắc chắn về sự lãnh đạo của họ – quên đi thực tế về tranh chấp nội bộ, mánh khóe và sự đồng thuận của các đảng viên cao cấp, những người bầu chọn chín thành viên này, đã được giấu kín. Đối với những người quan sát ở quốc nội, chín người này với tư tưởng, cá tính và các mối quan hệ khác nhau có thể phân biệt được dựa trên khoảng cách của họ với trung tâm quyền lực.
Nếu vẫn giữ giá trị truyền thống, một nhóm người khác sẽ lại bước ra khán đài vào tháng 10 trong Đại hội Đảng lần thứ 18, lần này do ông Tập Cận Bình dẫn đầu, được mọi người dự đoán sẽ thay thế ông Hồ cẩm Đào, theo sau là Lý Khắc Cường, mà các nhà quan sát đảng cho rằng sẽ thay thế ông Ôn Gia Bảo giữ chức thủ tướng. Bảy chức vụ còn lại (hoặc là 5 hay 6; có tin là Hồ Cẩm Đào đang thúc đẩy một ban thường vụ nhỏ hơn để ông vẫn còn ảnh hưởng thêm sau khi rời khỏi chức vụ) có lẽ bỏ trống và sẽ được cả chục ông – và một người phụ nữ có quyền hành tranh giành quyết liệt.
Ông Uông Dương là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, một tỉnh nổi tiếng nhất Trung Quốc, và ông cũng là chủ đề của một bài viết về tiểu sử, số ấn hành mới nhất của báo Foreign Policy, là một đối thủ. Thế giới bên ngoài ít biết về ông Uông và cá tính hay chức vụ của những người khác trong giới đảng viên cao cấp. Ông Trịnh Lý (Cheng Li), một chuyên viên về giới chính trị cao cấp Trung Quốc ở Viện Brookings, nói: “Các thỏa thuận rất là phức tạp. Chúng tôi không biết sự thật liên quan. Chúng tôi biết một phần trăm của những gì mà [các đảng viên cao cấp] biết”. Với sự hiểu biết này, đây là 5 người ngoài Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường mà vẻ mặt đạo diễn, mỉm cười mà chúng ta có thể thấy trên khán đài đỏ này vào tháng 10 sắp tới.
Vương Kỳ Sơn
Là Thị trưởng Bắc Kinh từ năm 2003 đến năm 2007, ông Vương Kỳ Sơn hiện là phó thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế, năng lượng và tài chánh, phục vụ dưới quyền đương kim thủ tướng Ôn Gia Bảo. Người đồng nhiệm với ông Vương trước đây, cựu bộ trưởng ngân khố [Hoa Kỳ] Hank Paulson, đã gọi ông là người “quả quyết và tò mò” với “tính khôi hài mang vẻ ác ý”. Là con rể của cựu phó thủ tướng Diêu Y Lâm, ông Vương là một trong các thái tử đảng, một nhóm lãnh đạo cao cấp là con cái của các quan chức hàng đầu. Các nhà quan sát chính trị Trung Quốc xem các thái tử đảng như ông Vương có liên minh chặt chẽ với phe lãnh đạo của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân hơn là Chủ tịch hiện tại Hồ Cẩm Đào. Ông Vương có biệt danh “thủ lĩnh đội cứu hỏa” do bản lĩnh của ông [khi đương đầu] với khủng hoảng, ông Lý ở viện Brookings nghĩ ông Vương gần như chắc chắn có được một vị trí trong Ban Thường vụ.
Trương Cao Lệ
Là Bí thư Thành Ủy thành phố Thiên Tân và là một kinh tế gia, đã từng làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí, ông Trương Cao Lệ được biết đến như là người có phong cách giản dị, ngay cả đối với một quan chức Trung Quốc. Năm 2011, Thiên Tân dưới thời của ông đã phát triển 16,4%, mức cao nhất ở Trung Quốc, ngang với thành phố Trùng Khánh. Ông Trương được cho là người được Giang Trạch Dân đỡ đầu và ông Giang là cố vấn của Tăng Khánh Hồng. Ông được biết do khuynh hướng thiên thị trường, đã từng giữ chức Bí thư Thành ủy Thâm Quyến từ 1997 đến 2001, trung tâm chủ nghĩa tư bản cao bồi của Trung Quốc. Nhưng nếu Tân Hải, khu vực phát triển đã kéo theo sự tăng trưởng rất nhiều cho Thiên Tân, thất bại dưới sự quản lý của ông Trương, điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến của ông.
Hồ Xuân Hoa
Được xem như là một đồng minh của Hồ Cẩm Đào, ông có biệt danh ở Trung Quốc là “Hồ Nhỏ” (ông không có liên hệ với Hồ Cẩm Đào), là bí thư khu tự trị Nội Mông, một khu vực giàu than đá mênh mông ở phía bắc. Nếu ông Hồ 49 tuổi vào được Ban Thường vụ, thì ông sẽ là ủy viên trẻ nhất và có thể là nòng cốt của thế hệ lãnh đạo thứ sáu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một đối thủ mạnh thay thế Tập Cận Bình chức tổng bí thư vào năm 2022 (Hồ Cẩm Đào cũng 49 tuổi, và là ủy viên trẻ nhất khi được bổ nhiệm vào Ban Thường vụ hồi năm 1992). Giống như Hồ Cẩm Đào, người giữ chức bí thư đảng ủy Tây Tạng và Quý Châu, Hồ Xuân Hoa có nhiều kinh nghiệm đối phó với các nhóm dân thiểu số của Trung Quốc, một khả năng quan trọng trong tình thế bất ổn ở những vùng như Tây Tạng và Tân Cương. Ông ấy đã trải qua 23 năm trong chính quyền cấp tỉnh Tây Tạng và được biết nói sõi tiếng Tây Tạng, điều hiếm thấy ở một quan chức Trung Quốc. Hiện nay, ông Hồ Nhỏ có lẽ là một trong những ủy viên cấp thấp, như Hồ Cẩm Đào vào năm 1992 (thứ bảy) và Tập Cận Bình năm 2007 (thứ sáu).
Lưu Diên Đông
Bà hiện là người phụ nữ duy nhất trong số 25 ủy viên bộ chính trị, bộ phận ra quyết sách dưới Ban Thường vụ một bậc, bà Lưu là ủy viên quốc vụ viện, phụ tá cho thủ tướng và phó thủ tướng Trung Quốc. Bà là người được cả Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đỡ đầu. Bà tốt nghiệp cùng trường với Hồ Cẩm Đào, trường Đại học Thanh Hoa, và giữ chức phó cho ông Hồ ở Đoàn Thanh niên Cộng sản, một tổ chức ông Hồ đảm trách và được xem là căn bản quyền lực của ông. Bà Lưu là một công chúa đảng; cha của bà trước kia là thứ trưởng bộ nông nghiệp và đã giới thiệu cha nuôi của Giang Trạch Dân vào Đảng Cộng sản năm 1927. Bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc vào trong Ban Thường vụ, mặc dù bà Lưu ở tuổi 66, có lẽ quá lớn tuổi. Bộ chính trị có tuổi về hưu không chính thức là 68, và cơ hội cho bà Lưu có thể bị ảnh hưởng “nếu giới lãnh đạo quyết định thay đổi bộ phận ra quyết sách tối cao này trẻ trung hơn”, ông Trịnh Lý viết.
Du Chính Thanh
Là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, sự nghiệp của ông Du đã có những bước thăng trầm được biết đến nhiều nhất so với bất cứ lãnh đạo hiện tại nào ở Trung Quốc. Năm 1985, anh của ông Du, cựu giám đốc Cục An ninh Quốc gia Bắc Kinh, đã đào thoát sang Hoa Kỳ. Ông Du, một thái tử đảng được biết có mối quan hệ mật thiết với gia đình cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, cố gắng cứu vãn sự nghiệp của ông và có 6 năm làm Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ hiện tại hồi năm 2007. Nhưng những người khác trong danh sách này có thể có những chuyện xấu xa tương tự đang được giấu kín, quy luật im lặng chung quanh Đảng Cộng sản Trung Quốc có nghĩa là khó có khả năng các thông tin này được tiết lộ cho công chúng.
Nguồn: Foreign Policy
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh