Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Những vụ mất điện tồi tệ nhất thế giới
Ấn Độ, Brazil là những nước thường xuyên bị mất điện, trong khi ở châu Âu và Mỹ cũng không tránh khỏi sự cố chập điện, quá tải, làm cuộc sống của hàng chục triệu người bị ảnh hưởng.
Ấn Độ, Brazil là những nước thường xuyên bị mất điện, trong khi ở châu Âu và Mỹ cũng không tránh khỏi sự cố chập điện, quá tải, làm cuộc sống của hàng chục triệu người bị ảnh hưởng.
Vụ mất điện tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới xảy ra tại phía bắc và đông bắc Ấn Độ trong hai ngày 30-31/7/2012, với 620 triệu người, tương đương với 9% dân số thế giới, bị ảnh hưởng. Vùng màu đỏ đậm trong bản đồ mất điện trong hai ngày, màu đỏ nhạt mất điện trong một ngày. Lý do được đưa ra là hệ thống điện lưới quá tải. Đồ họa: Wikipedia |
|
Màn đêm đen tối ở thành phố nằm trong 7 bang phía đông bắc của Brazil bị mất điện ngày 4/2/2011. Số dân bị ảnh hưởng khoảng 10 triệu người. Quốc gia Nam Mỹ này không ít lần bị mất điện trên diện rộng và kéo dài, gây lo ngại cho công tác tổ chức Vòng chung kết cúp bóng đá thế giới Wolrd Cup 2014 và Thế vận hội Olympic năm 2016. Ảnh: Reuters |
|
Ngày 10/11/2009, 18 trong số 26 bang của Brazil cùng với một phần nước láng giềng Paraguay mất điện. Khoảng 87 triệu người bị ảnh hưởng. |
Mất điện diện rộng ở châu Âu ngày 4/11/2006, làm 10 triệu người dân các nước Pháp, Italy, Áo, Bỉ và Tây Ban Nha bị ảnh hưởng. Nguyên nhân cắt điện là do một con tàu đi qua khu vực sông Elms ở Đức. Đồ họa: Nuclearpower |
|
Sự cố mất điện tại |
|
Vụ mất điện đêm 28/9/2003 làm toàn bộ đất nước Italy chìm trong bóng tối, trừ hai hòn đảo. 57 triệu người bị ảnh hưởng và lễ hội "Đêm trắng" thường niên đã bị hủy bỏ và đây là sự cố mất điện nghiêm trọng nhất trong 70 năm của Italy. 30.000 người bị mắc kẹt dưới đường tàu điện ngầm và nhiều người khác phải ngủ ở nhà ga và đường phố của Rome. Nguyên nhân được xác định là đường dây cung cấp điện từ Thụy Sĩ gặp sự cố vì bão và đường dây 400 kV giữa Italy và Pháp cũng bị hỏng vì chịu tải cho của cả hai đường dây. Ảnh: Worldmemoryblog |
|
Vụ mất điện lớn nhất trong lịch sử Mỹ ngày 14/8/2003 làm 50 triệu người ở New York, Michigan, Ohio của Mỹ và Toronto, Otawa của Canada bị ảnh hưởng. Sự cố gây thiệt hại 6 tỷ USD với nguyên nhân chỉ vì một đường dây cao thế ở nông thôn chập mạch vì vướng phải lùm cây um tùm, làm hai tổ máy ngừng hoạt động. Trong ảnh là quảng trường Thời Đại nổi tiếng ở New York không còn rực rỡ những ánh đèn trang trí. Ảnh: Flirk |
|
Một vụ mất điện khác xảy ra ở Brazil và Paraguay ngày 12/3/1999, làm 97 triệu người bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là sét đánh vào một trạm biến áp khiến một đường dây cao thế bị hỏng. Hàng loạt nhà máy phát điện tải qua đường dây này phải ngừng hoạt động. Itaipu, nhà máy điện lớn nhất thế giới, tăng công suất tối đa để bù đắp lượng điện thiếu hụt. Rút cục hai đường dây cao thế tải điện từ Itaipu đi cũng quá tải và đứt. Rio de Janeiro phải triển khai 1.200 cảnh sát để tránh cướp phá, hôi của. Lúc đèn tắt, vẫn còn 60.000 người Rio đang ngồi trên tàu điện ngầm. Ảnh: Wikipedia |
|
Thành phố New York, Mỹ, tối đen vào đêm 9/11/1965 khi một nhân viên bảo trì đặt mức điện áp để ngắt cầu chì quá thấp, lại đúng vào thời tiết lạnh, nhu cầu điện sưởi lên cao. Khi đường dây này bị cầu chì ngắt, lượng điện từ nhà máy thủy điện ở thác Niagra dồn về các vùng khác làm quá tải hệ thống và mất điện trên diện rộng. Các vùng bị ảnh hưởng kéo dài từ bang Connecticut, Massachusetts, New Hampshire, Rhode Island, Vermont, New York và New Jersey ở Mỹ sang bang Ontario ở Canada. Ảnh: Time |
Vũ Hà
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Những vụ mất điện tồi tệ nhất thế giới
Ấn Độ, Brazil là những nước thường xuyên bị mất điện, trong khi ở châu Âu và Mỹ cũng không tránh khỏi sự cố chập điện, quá tải, làm cuộc sống của hàng chục triệu người bị ảnh hưởng.
Ấn Độ, Brazil là những nước thường xuyên bị mất điện, trong khi ở châu Âu và Mỹ cũng không tránh khỏi sự cố chập điện, quá tải, làm cuộc sống của hàng chục triệu người bị ảnh hưởng.
Vụ mất điện tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới xảy ra tại phía bắc và đông bắc Ấn Độ trong hai ngày 30-31/7/2012, với 620 triệu người, tương đương với 9% dân số thế giới, bị ảnh hưởng. Vùng màu đỏ đậm trong bản đồ mất điện trong hai ngày, màu đỏ nhạt mất điện trong một ngày. Lý do được đưa ra là hệ thống điện lưới quá tải. Đồ họa: Wikipedia |
|
Màn đêm đen tối ở thành phố nằm trong 7 bang phía đông bắc của Brazil bị mất điện ngày 4/2/2011. Số dân bị ảnh hưởng khoảng 10 triệu người. Quốc gia Nam Mỹ này không ít lần bị mất điện trên diện rộng và kéo dài, gây lo ngại cho công tác tổ chức Vòng chung kết cúp bóng đá thế giới Wolrd Cup 2014 và Thế vận hội Olympic năm 2016. Ảnh: Reuters |
|
Ngày 10/11/2009, 18 trong số 26 bang của Brazil cùng với một phần nước láng giềng Paraguay mất điện. Khoảng 87 triệu người bị ảnh hưởng. |
Mất điện diện rộng ở châu Âu ngày 4/11/2006, làm 10 triệu người dân các nước Pháp, Italy, Áo, Bỉ và Tây Ban Nha bị ảnh hưởng. Nguyên nhân cắt điện là do một con tàu đi qua khu vực sông Elms ở Đức. Đồ họa: Nuclearpower |
|
Sự cố mất điện tại |
|
Vụ mất điện đêm 28/9/2003 làm toàn bộ đất nước Italy chìm trong bóng tối, trừ hai hòn đảo. 57 triệu người bị ảnh hưởng và lễ hội "Đêm trắng" thường niên đã bị hủy bỏ và đây là sự cố mất điện nghiêm trọng nhất trong 70 năm của Italy. 30.000 người bị mắc kẹt dưới đường tàu điện ngầm và nhiều người khác phải ngủ ở nhà ga và đường phố của Rome. Nguyên nhân được xác định là đường dây cung cấp điện từ Thụy Sĩ gặp sự cố vì bão và đường dây 400 kV giữa Italy và Pháp cũng bị hỏng vì chịu tải cho của cả hai đường dây. Ảnh: Worldmemoryblog |
|
Vụ mất điện lớn nhất trong lịch sử Mỹ ngày 14/8/2003 làm 50 triệu người ở New York, Michigan, Ohio của Mỹ và Toronto, Otawa của Canada bị ảnh hưởng. Sự cố gây thiệt hại 6 tỷ USD với nguyên nhân chỉ vì một đường dây cao thế ở nông thôn chập mạch vì vướng phải lùm cây um tùm, làm hai tổ máy ngừng hoạt động. Trong ảnh là quảng trường Thời Đại nổi tiếng ở New York không còn rực rỡ những ánh đèn trang trí. Ảnh: Flirk |
|
Một vụ mất điện khác xảy ra ở Brazil và Paraguay ngày 12/3/1999, làm 97 triệu người bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là sét đánh vào một trạm biến áp khiến một đường dây cao thế bị hỏng. Hàng loạt nhà máy phát điện tải qua đường dây này phải ngừng hoạt động. Itaipu, nhà máy điện lớn nhất thế giới, tăng công suất tối đa để bù đắp lượng điện thiếu hụt. Rút cục hai đường dây cao thế tải điện từ Itaipu đi cũng quá tải và đứt. Rio de Janeiro phải triển khai 1.200 cảnh sát để tránh cướp phá, hôi của. Lúc đèn tắt, vẫn còn 60.000 người Rio đang ngồi trên tàu điện ngầm. Ảnh: Wikipedia |
|
Thành phố New York, Mỹ, tối đen vào đêm 9/11/1965 khi một nhân viên bảo trì đặt mức điện áp để ngắt cầu chì quá thấp, lại đúng vào thời tiết lạnh, nhu cầu điện sưởi lên cao. Khi đường dây này bị cầu chì ngắt, lượng điện từ nhà máy thủy điện ở thác Niagra dồn về các vùng khác làm quá tải hệ thống và mất điện trên diện rộng. Các vùng bị ảnh hưởng kéo dài từ bang Connecticut, Massachusetts, New Hampshire, Rhode Island, Vermont, New York và New Jersey ở Mỹ sang bang Ontario ở Canada. Ảnh: Time |
Vũ Hà
Song Phương chuyển