Truyện Ngắn & Phóng Sự
Niềm đau chưa dứt
MX Thạch Thảo
Quen biết ông như một tình cờ trong huyền thoại, bởi vì ông với tôi là “huynh đệ chi binh” cùng màu áo, cùng phục vụ dưới ngọn cờ binh chủng. Với tôi, ông vừa là chỉ huy cao cấp, vừa là một niên trưởng của tôi. Nghe danh ông thì nhiều, qua những trận chiến lẫy lừng trên bốn vùng chiến thuật do ông chĩ huy đã làm cho cộng sản phải kinh hồn bạt vía. Hay nói một cách khác, ông là một trong những người lính Mũ Xanh kỳ cựu, đã cống hiến tài sức của mình, góp công cho binh chủng Thủy Quân Lục Chiến ngày một lớn mạnh
Là một người Nữ Trợ Tá Xã Hội, ngoài việc lo giúp đỡ gia đình anh em đang sống trong trại gia binh hay trú ngụ chung quanh hậu cứ tiểu đoàn, thỉnh thoảng chúng tôi cũng ra tận tiền đồn, thăm viếng ủy lạo và cổ động tinh thần các chiến sĩ mũ xanh đang trấn giữ biên cương, bảo vệ sự an bình cho đất nước.
Những khuôn mặt đàn anh, các Đại Bàng, các Niên Trưởng, từ vị Tư Lệnh Sư Đoàn, đến các vị Lữ Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, cũng như một vài đàn anh Đại đội trưởng (thời gian từ 1968 tới 1975) tôi đều gặp tại đơn vị, chỉ với ông, tôi chưa từng có cơ hội diện kiến. Cứ như con tạo xoay vòng, khi chúng tôi ra thăm vùng hành quân ở điểm A, thì đơn vị ông đang trách nhiệm tại điểm B. Khi chúng tôi đến điểm B, thì đơn vị ông dược hoán đổi, và phải di chuyển sang vùng khác.
Khi vận nước nổi trôi, tôi cùng gia đình định cư theo diện H.O nơi xứ người. Nhờ những lần họp mặt như Đại Hội, mừng sinh nhật binh chủng, tôi gặp lại các chiến hữu mũ xanh, để mừng vì còn được thấy nhau, để thuật lại những kỷ niệm vui buồn đời lính, một thời tuổi trai trẻ, thời của tình yêu, cũng là thời cận kề cái chết, phải chấp nhận dấn thân vì sự tư do của nhân dân miền Nam chống lại sự gây chiến nhuộm đỏ chủ nghĩa cộng sản từ phương Bắc. Nhớ ngày xưa chén thù chén tạc, cùng nhau đối ẩm, giờ thì người đã hy sinh, người đánh đổi một phần thân thể, còn lại những người tha hương, chút men cay quên đi khúc “biệt ly sầu”
Tôi được dịp mặc lại bộ quân phục ngày xưa, tôi như sống lại một phần hơi thở trong quá khứ…gợi cho tôi nhớ rằng; ngày nào tôi còn hơi thở là tôi còn trách nhiệm với đồng đội TPB của tôi, đang sống lây lất, kéo lê cuộc đời bất hạnh, vất vưởng nơi quê nhà. Ông không hiện diện, nhưng lúc nào cũng có những lời nhắn nhủ ; “gởi lời thăm hỏi và chúc sức khoẻ đến tất cả các anh em, chúc Đại Hội thành công, tốt đẽp”.
Truyện kể về ông do những người ngoài binh chủng ngưỡng mộ và kính phục được phổ biến trên báo chí, người trong binh chủng thì chia sẻ qua suốt cuộc đời binh nghiệp, những chiến thắng với hình ảnh, phóng đồ hành quân, trên Diễn Đàn, Đặc San Sóng Thần và website Tổng Hội TQLCVN. Đọc những bài viết về cuộc đời của ông, tôi mới thấu hiểu sau ngày mất nước, định cư xứ người, ông phải vất vã lo ổn định cuộc sống cho gia đình, đến khi con cái trưởng thành, ăn học đỗ đạt, thì ông đáp lại ân tình, nghĩa tào khang với người bạn đời đang lâm trọng bệnh, cần phải có người kế cận, săn sóc ngày đêm. Cho đến một ngày bà thanh thản ra đi trong tình thương trọn vẹn của ông đã dành cho bà trong những năm tháng dài trọng bệnh.
Khi hay tin dù muộn màng…nhưng tôi cũng gọi điện thoại chia buồn cùng ông cà gia đình (đây là bổn phận của người em trong binh chủng đối với Niên Trưởng của mình)
Dù biết rằng, sanh. lão, bệnh, tử là con đường mà ai cũng phải đi qua, nhưng mặc dầu vậy sự ra đi của bà cũng làm ông bàng hoàng vì đã đánh mất một tình cảm quí giá nhất trên đời; đó là “nghĩa phu thê”. Ông vẫn nhớ những ngày nơi chiến trận, bà đến thăm ông, săn sóc cho ông, an ủi ông vơi nỗi buồn lúc mà bạn bè đồng đội, chiến hữu đã vĩnh viễn nằm xuống, bỏ mình vì quê hương, và những anh em Thương Bệnh Binh đang điều trị tại bệnh viện Lê hữu Sanh và các quân y viện khác.
Giờ đây con cái đã trưởng thành, các con có cuộc sống và nhận lãnh trách nhiệm riêng tư của mỗi gia đình. Chỉ còn ông và bà trên giường bệnh. nay bà đã ra đi vĩnh viễn, một mình ông hiu quạnh trong căn nhà tràn đầy kỷ niệm, tất cả in đậm trong ký ức, ông vẫn giử nguyên mọi cảnh trí để có những giây phút hồi tưởng không khí gia đình thật ấm cúng bên tiếng cười của con trẻ, ánh mắt ông bà chan chứa yêu thương nhìn đàn con theo ngày tháng khôn lớn và đỗ đạt thành người hữu dụng trên quê hương mới.
Tôi cũng đã từng có tâm sự buồn, nên tôi rất cảm thông nổi buồn của ông, có những sự kiện xảy đến trong đời, tưởng như không bao giờ tiếp nhận nỗi, cũng may tôi còn có một người bạn thân nhất đã an ủi, tiếp sức về tinh thần và vựt tôi dậy từ “cõi chết”. Từ đó tôi mạnh dạn đứng lên và tiếp tục đương đầu với hiện thực. Tôi còn có bạn bè, có người thân và tôi biết rằng tôi không bị cô đơn.
Tôi thỉnh thoảng thăm hỏi ông, tôi kính trọng ông là bậc đàn anh, một niên trưởng của tôi, Tôi biết rằng ông đã vẹn câu thề cùng bạn trăm năm, niềm đau chưa dứt, nhưng bên cạnh ông vẫn còn những người thân, bạn bè, những chiến hữu và đàn em cùng sống chết với ông bên chiến hào, chiến đấu vì tổ quốc, với màu áo binh chủng mà ông đã phục vụ từ những ngày thành lập. Tình cảm anh em đã dành cho ông sau những năm tháng dài không gặp, tất cả đổi thay theo năm tháng, nhưng tình chiến hữu vẫn thắm thiết như thuở nào.
Một ngày TQLC là một đời TQLC
Ghi nhớ chiến công ngày qua là máu xương bạn ta
Kính tặng ông, những lời thoát từ tâm hồn người lính Mũ Xanh, nghe tên ông, nhưng chưa hề diện kiến
MX Thạch Thảo
Sinh Tồn chuyển
Niềm đau chưa dứt
MX Thạch Thảo
Quen biết ông như một tình cờ trong huyền thoại, bởi vì ông với tôi là “huynh đệ chi binh” cùng màu áo, cùng phục vụ dưới ngọn cờ binh chủng. Với tôi, ông vừa là chỉ huy cao cấp, vừa là một niên trưởng của tôi. Nghe danh ông thì nhiều, qua những trận chiến lẫy lừng trên bốn vùng chiến thuật do ông chĩ huy đã làm cho cộng sản phải kinh hồn bạt vía. Hay nói một cách khác, ông là một trong những người lính Mũ Xanh kỳ cựu, đã cống hiến tài sức của mình, góp công cho binh chủng Thủy Quân Lục Chiến ngày một lớn mạnh
Là một người Nữ Trợ Tá Xã Hội, ngoài việc lo giúp đỡ gia đình anh em đang sống trong trại gia binh hay trú ngụ chung quanh hậu cứ tiểu đoàn, thỉnh thoảng chúng tôi cũng ra tận tiền đồn, thăm viếng ủy lạo và cổ động tinh thần các chiến sĩ mũ xanh đang trấn giữ biên cương, bảo vệ sự an bình cho đất nước.
Những khuôn mặt đàn anh, các Đại Bàng, các Niên Trưởng, từ vị Tư Lệnh Sư Đoàn, đến các vị Lữ Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, cũng như một vài đàn anh Đại đội trưởng (thời gian từ 1968 tới 1975) tôi đều gặp tại đơn vị, chỉ với ông, tôi chưa từng có cơ hội diện kiến. Cứ như con tạo xoay vòng, khi chúng tôi ra thăm vùng hành quân ở điểm A, thì đơn vị ông đang trách nhiệm tại điểm B. Khi chúng tôi đến điểm B, thì đơn vị ông dược hoán đổi, và phải di chuyển sang vùng khác.
Khi vận nước nổi trôi, tôi cùng gia đình định cư theo diện H.O nơi xứ người. Nhờ những lần họp mặt như Đại Hội, mừng sinh nhật binh chủng, tôi gặp lại các chiến hữu mũ xanh, để mừng vì còn được thấy nhau, để thuật lại những kỷ niệm vui buồn đời lính, một thời tuổi trai trẻ, thời của tình yêu, cũng là thời cận kề cái chết, phải chấp nhận dấn thân vì sự tư do của nhân dân miền Nam chống lại sự gây chiến nhuộm đỏ chủ nghĩa cộng sản từ phương Bắc. Nhớ ngày xưa chén thù chén tạc, cùng nhau đối ẩm, giờ thì người đã hy sinh, người đánh đổi một phần thân thể, còn lại những người tha hương, chút men cay quên đi khúc “biệt ly sầu”
Tôi được dịp mặc lại bộ quân phục ngày xưa, tôi như sống lại một phần hơi thở trong quá khứ…gợi cho tôi nhớ rằng; ngày nào tôi còn hơi thở là tôi còn trách nhiệm với đồng đội TPB của tôi, đang sống lây lất, kéo lê cuộc đời bất hạnh, vất vưởng nơi quê nhà. Ông không hiện diện, nhưng lúc nào cũng có những lời nhắn nhủ ; “gởi lời thăm hỏi và chúc sức khoẻ đến tất cả các anh em, chúc Đại Hội thành công, tốt đẽp”.
Truyện kể về ông do những người ngoài binh chủng ngưỡng mộ và kính phục được phổ biến trên báo chí, người trong binh chủng thì chia sẻ qua suốt cuộc đời binh nghiệp, những chiến thắng với hình ảnh, phóng đồ hành quân, trên Diễn Đàn, Đặc San Sóng Thần và website Tổng Hội TQLCVN. Đọc những bài viết về cuộc đời của ông, tôi mới thấu hiểu sau ngày mất nước, định cư xứ người, ông phải vất vã lo ổn định cuộc sống cho gia đình, đến khi con cái trưởng thành, ăn học đỗ đạt, thì ông đáp lại ân tình, nghĩa tào khang với người bạn đời đang lâm trọng bệnh, cần phải có người kế cận, săn sóc ngày đêm. Cho đến một ngày bà thanh thản ra đi trong tình thương trọn vẹn của ông đã dành cho bà trong những năm tháng dài trọng bệnh.
Khi hay tin dù muộn màng…nhưng tôi cũng gọi điện thoại chia buồn cùng ông cà gia đình (đây là bổn phận của người em trong binh chủng đối với Niên Trưởng của mình)
Dù biết rằng, sanh. lão, bệnh, tử là con đường mà ai cũng phải đi qua, nhưng mặc dầu vậy sự ra đi của bà cũng làm ông bàng hoàng vì đã đánh mất một tình cảm quí giá nhất trên đời; đó là “nghĩa phu thê”. Ông vẫn nhớ những ngày nơi chiến trận, bà đến thăm ông, săn sóc cho ông, an ủi ông vơi nỗi buồn lúc mà bạn bè đồng đội, chiến hữu đã vĩnh viễn nằm xuống, bỏ mình vì quê hương, và những anh em Thương Bệnh Binh đang điều trị tại bệnh viện Lê hữu Sanh và các quân y viện khác.
Giờ đây con cái đã trưởng thành, các con có cuộc sống và nhận lãnh trách nhiệm riêng tư của mỗi gia đình. Chỉ còn ông và bà trên giường bệnh. nay bà đã ra đi vĩnh viễn, một mình ông hiu quạnh trong căn nhà tràn đầy kỷ niệm, tất cả in đậm trong ký ức, ông vẫn giử nguyên mọi cảnh trí để có những giây phút hồi tưởng không khí gia đình thật ấm cúng bên tiếng cười của con trẻ, ánh mắt ông bà chan chứa yêu thương nhìn đàn con theo ngày tháng khôn lớn và đỗ đạt thành người hữu dụng trên quê hương mới.
Tôi cũng đã từng có tâm sự buồn, nên tôi rất cảm thông nổi buồn của ông, có những sự kiện xảy đến trong đời, tưởng như không bao giờ tiếp nhận nỗi, cũng may tôi còn có một người bạn thân nhất đã an ủi, tiếp sức về tinh thần và vựt tôi dậy từ “cõi chết”. Từ đó tôi mạnh dạn đứng lên và tiếp tục đương đầu với hiện thực. Tôi còn có bạn bè, có người thân và tôi biết rằng tôi không bị cô đơn.
Tôi thỉnh thoảng thăm hỏi ông, tôi kính trọng ông là bậc đàn anh, một niên trưởng của tôi, Tôi biết rằng ông đã vẹn câu thề cùng bạn trăm năm, niềm đau chưa dứt, nhưng bên cạnh ông vẫn còn những người thân, bạn bè, những chiến hữu và đàn em cùng sống chết với ông bên chiến hào, chiến đấu vì tổ quốc, với màu áo binh chủng mà ông đã phục vụ từ những ngày thành lập. Tình cảm anh em đã dành cho ông sau những năm tháng dài không gặp, tất cả đổi thay theo năm tháng, nhưng tình chiến hữu vẫn thắm thiết như thuở nào.
Một ngày TQLC là một đời TQLC
Ghi nhớ chiến công ngày qua là máu xương bạn ta
Kính tặng ông, những lời thoát từ tâm hồn người lính Mũ Xanh, nghe tên ông, nhưng chưa hề diện kiến
MX Thạch Thảo
Sinh Tồn chuyển