Truyện Ngắn & Phóng Sự

Niên trưởng

Từ Niên Trưởng cũng đã làm tôi suy nghĩ khi mới tiếp xúc với nó lần đầu tại xứ Mỹ này. Đúng là sanh sau đẽ muộn, nên cái gì cũng phải suy nghĩ lâu lắm mới dám có ý kiến.


Tarin65

Có một bạn hỏi tôi, Niên Trưởng có nghĩa gì?
Từ Niên Trưởng cũng đã làm tôi suy nghĩ khi mới tiếp xúc với nó lần đầu tại xứ Mỹ này. Đúng là sanh sau đẽ muộn, nên cái gì cũng phải suy nghĩ lâu lắm mới dám có ý kiến. Nhưng chắc gì mình lại nghĩ đúng, vì mỗi thứ đúng sai tùy vị trí nào mà xét, và chắc chắn không khỏi phần chủ quan. Vì vậy, xin phép độc giả, đây cũng là ý kiến chủ quan của kẻ hèn này. Xin quí vị miễn thứ.

Trước hết là khi vào quân trường thì cái từ huynh trưởng được đặt ra. Khóa đàn anh có thăm niên ở trường này trước khóa chúng ta một năm. Vậy thì họ là huynh trưởng. Nếu tính về thâm niên của các học viên xuất thân từ một trường nào đó thì người đi sau gọi người đi trước là huynh trưởng, hay là niên trưởng. Mà chỉ có các trường lớn, thì từ niên trưởng này mới có tầm quan trọng đáng kể…chỉ vì khóa đàn anh có quyền…hành hạ khóa đàn em trong giai đoạn nào đó của khóa học. Cái đó thường được gọi là “huấn nhục”. Huấn nhục là truyền thống của các trường đại học nổi tiếng của Mỹ, của Pháp, của Anh.

Trong giới nhà binh chúng ta thì ở quân trường nào cũng có chương trình huấn nhục, dài hay ngắn, ác ôn hay dễ chịu, nhàm chán hay hấp dẫn, đó là do sáng kiến từng trường, do mục đích huấn nhục của trường ấy đối với khóa sinh, hay còn mục đích nào khác nữa của trường đối với tiếng tăm ngoài dân sự. Trường nào cũng muốn người ta coi trọng trường mình, muốn được nổi tiếng không những qua thành tích đào tạo được người tốt nghiệp ưu tú, mà còn được xã hội nhìn vào với cặp mắt thán phục, thèm thuồng, háo hức muốn được vào học trường đó, muốn lấy một người chồng tốt nghiệp trường đó, vì vậy, trường muốn ngoài xã hội biết đến dưới hình thức này hay hình thức khác. Và chương trình huấn nhục cũng đóng góp vào việc quảng bá trường mình ngoài xã hội, và xa hơn nữa, các nước khác nhìn vào cũng thèm muốn tương tự.

Ở cái trường của tôi tốt nghiệp ra sĩ quan căn bản thì cái từ huấn nhục được dịch là “bahutage”, nghĩa là trong thời gian này, khóa đàn anh có quyền “bắt nạt” khóa đàn em. Mục đích rõ rệt là biến một người dân sự trở thành một quân nhân trong thời gian ngắn nhất. Điều cần để trở thành một quân nhân là biết phục tùng cấp trên. Phục tùng là làm theo lệnh cấp trên, không cần phải được giải thích tại sao cấp trên ban hành lệnh như vậy. Vì vậy, song song với chương trình huấn luyện quân sự chính thức của trường, ngoài giờ học, khóa đàn anh có chương trình riêng của họ đối với khóa đàn em. Trường thăm dò ý kiến để tìm ra một người lãnh đạo công cuộc huấn nhục, mà trường gọi là “le zef”, là người dấy lên giông tố, quét cả lũ khóa đàn em một cách thảm hại. Anh nầy có tiếng hô thật to lớn, hô to đến nỗi đứng trên gió cũng nghe lồng lộng, thật là tướng chỉ huy tương lai để ra lệnh cho nhiều người trong hàng binh dưới quyền mình. Thường được chọn vào vị trí này là một người xuất thân “Thiếu Sinh Quân”, nghĩa là người có giòng máu nhà binh trong gia đình, sống trong các trường thiếu sinh quân từ tiểu học, trung học, và bây giờ vào đây thì được coi như một trường đại học để tốt nghiệp sĩ quan. Vào mấy tháng bãi trường, anh này về nhà sẽ phác họa một chương trình huấn nhục mà anh sẽ mang ra áp dụng cho khóa tới khi tựu trường.

 


Thời gian huấn nhục kéo dài khoảng 6 tuần lễ, sau tựu trường chừng 2 tuần. Nói khác đi, sau 8 tuần lễ thì sẽ thả các khóa sinh mới này ra ngoài xã hội mà không sợ mất mặt nhà trường. Vì vậy, thời gian ấn định rất khắt khe, và càng khó nhọc cho khóa sinh đàn em vừa bước chân vào quân trường thì phải chịu đựng hai chương trình nhào nắn gian khổ, đó là huấn luyện quân sự và huấn nhục cùng một lúc.
Huấn luyện quân sự nào cũng khó khăn đối với một học sinh trung học khi bước vào cửa lính. Tiếp xúc với giày đinh không vừa chân làm cho chân phòng đau tứ phía. Không chịu đựng nỗi các cuộc quân hành ngày đêm làm đau chân và mệt lã người dưới sức nặng của ba lô, của súng cá nhân hay súng cộng đồng. Phải vượt các rào kẻm gai làm rách quần áo và cả da thịt cũng đầy vết thương. Phải nhảy qua các đoạn đường chiến binh mà nhiều người tới đó rồi ngẫn người không biết làm sao vượt qua. Phải có can đảm vượt qua, vì sau ta còn người khác phải tiến lên, và không vì ta mà đoàn người phải ngừng lại để chờ…và như một guồng máy cứ chạy và chạy tiếp.

Trong giờ học đã đỗ nhiều mồ hôi rồi. 11 giờ rưỡi tan học buổi sáng và bắt đầu tập họp để đi ăn trưa. Vừa xuống dưới chân lầu thì đã có một tốp chuẩn úy đứng chờ gọi om: ”tập họp, mau lên…” Một tên gọi to:”Nghiêm” Một tên khác lại la: ”Nghỉ”. Rồi một tên thứ ba: ”Đúng là lũ…giặc châu chấu”. Không biết đàng nào mà mò. Không biết phải nghe ai, còn ai thì không được nghe. Cha nào cũng ra lệnh…Rồi cả đội mới nhớm đi đàng trước bước được năm ba bước thì đã có lệnh chạy với nhịp độ nhanh hơn…và nhanh hơn nữa…Tưởng đâu chạy xuống nhà ăn thì lại bị rẽ chạy vòng sân một vòng, sau đó mới xuống nhà ăn. Khi ai nấy ngồi xuống rồi, thì chẳng còn thấy tốp quỹ khi nãy đâu cả. Mừng thầm trong bụng, tưởng đâu được để yên mà dùng cơm. Ai ngờ, một tốp khác đã ồn ào tới nơi. Té ra là họ luân phiên nhau, có tốp ăn trước rồi để tiếp theo công việc bắt nạt gian dỡ. Rồi chúng bảo ngồi dưới bàn mà ăn. Ngồi dưới với lên tìm thức ăn thì các cha chen vào hỏi: ”thịt gà rôti, hay là rau sống”. Hễ xin cho thịt gà thì hắn lại đưa rau sống. Khi xin rượu van thì chúng lại đưa cho nước lã. Hễ xin tiêu thì chúng đưa muối. Mà trong giai đoạn này, thức ăn sao mà tràn trề,thật là ngon và bổ dưỡng. Trái lại, bữa ăn chỉ được liếm láp chút thôi…rồi thì lại có lệnh tập họp dưới sân nhà ăn để chạy một mạch về khu nhà ở của các cha nội mà làm cọt-vê, nghĩa là làm tạp dịch cho bọn ma quỹ. Nào là lau phòng cho bóng lán, chùi câu tiêu cho sạch cho thơm, đánh giày cho từng người…Trước giờ tập họp lên lớp buổi chiều chừng 30 phút thì chúng tự động thả cho về phòng ngủ của phe ta. Đặt lưng xuống là nhắm mắt ngủ liền. Ngủ 5 hay 3 phút cũng là ngủ, vì thật thèm ngủ, vì đã quá mệt.

Sau giờ học chiều cũng thế. Tập họp, chạy xuống nhà ăn, ăn qua loa, rồi chạy về phòng làm tạp dịch. Thường thì 9 giờ tối bắt đầu có kèn hiệu tắt đèn. Nửa tiếng trước đó, quỹ mới tha cho về phòng. Có người phải đi tắm. Có người chỉ ngả lên giường là ngủ luôn. Nhưng chẳng được bao lâu, vì vào 10 giờ tối thì ma đã tới lật giường.

Bắt nạt về đêm là một việc cực nhọc cho cả hai bên, nên công việc làm huấn nhục phải tổ chức thế nào cho đỡ buồn, và nếu có vui một chút càng tốt. Mỗi đội đều có mục tiêu chỉ định trước. Và sự sắp xếp giường ngủ, giày dép, tủ quần áo, ba lô, giá súng của từng phòng bên này giống y như phòng ở dãy nhà đối diện. Khi tôi trở thành ma cũ thì cái anh mà tôi phải lật giường là một anh Cambodge, không biết sau này anh ấy có làm lớn ở Nam Vang không nữa. Người chuẩn bị cho lật giường không gây thương tích cho mình phải kéo giường ra khỏi tủ quần áo, nếu không, trong đêm tối, vào là lật ngay, không cần biết có sẵn sàng hay không. Nếu giường chưa kéo ra khỏi cạnh tủ thì đầu sẽ bị đập vào bản lề tủ, có thể làm trầy da trán. Cái anh Cambodgien nhà tôi thì được miễn bahutage nên anh phây phây để nguyên giường sát tường. Vì vậy tôi lật giường thì đầu anh va chạm vào hông tủ một cái rầm. Rồi sau khi bật đèn phòng lên, tôi lại phải xin lỗi. May cho tôi, chỉ vài lần thôi thì tôi đã nhớ mà tha cho anh ta.
Sau khi đèn đã bật sáng thì cả buồng nghe lệnh. Hôm nay ta mặc quần áo như thế nào? Mặc nhiều mặc ít tùy lệnh của zef từng hôm một.


Ví dụ cho một đêm lả lướt. Hôm nay mỗi người mang vào người 10 bộ đồ theo thứ tự như sau…..Bạn tưởng tượng phải mặc chồng lên người 10 bộ đồ. Trong tủ quần áo, có cả hai bộ đồ lễ hay y phục giao phố, một bộ mùa đông và một bộ mùa hè, hai bộ đó thì không được động đến trong lúc huấn nhục. Còn các thứ khác thì họ toàn quyền cho chơi thả cửa. Tất cả quân trang đều có thêu vào số của từng người tùy thứ tự phòng ngủ của mình để cho tiện lo việc giặt ủi. Cái trường của chúng tôi nó hèn ở chỗ, lương thì cho lương hạ sĩ quan, trừ tiền ăn, tiền giặt ủi, mà ở thời điểm đó chỉ có 37,000 quan Pháp, trong khi các sinh viên du học tự túc chỉ được chuyển ngân 15,000 quan một tháng, cọng thêm 600,000 quan một năm để sắm sửa quần áo và đồ dùng khác.

Đêm hôm đó chúng tôi mang trên người 10 bộ đồ. Bên ngoài được trùm lên người bằng một tấm trải giường, và chúng tôi khum người xuống, người sau nắm thắt lưng người trước. Giống như một con rắn dài bò từ sân dưới nhà, và cứ thế mà di chuyển tới trước theo lệnh ma quỹ. Khi đến khối nhà dành cho học tập mà chúng tôi gọi là BDE (Bâtiment des Etudes) thì chúng tôi nhận ra ngay, vì nó có 5 tầng lầu phải leo lên, và khi đi xuống thì còn 3 tầng ở dưới mặt đất. Tất cả 8 tầng. Ở mặt của tầng 1 thì có cái đại sãnh to ở giữa. Con rắn cứ thế mà bò lên 5 tầng lầu, xong rồi xuống 5 tầng, đi lần vào giữa sãnh rộng, dừng lại và cỡi bỏ tại đó một món đồ trên người. Thấy cũng nhẹ đi phần nào. Rồi trùm tấm trải giường lại mà bò xuống ba tầng dưới lầu rồi trở vào đại sãnh mà ghé lại đó, bỏ ra một món đồ cho nhẹ nhõm…Và đống quần áo càng lúc càng lớn dần. Tất cả chúng tôi có 7 đội, mỗi đội trên 40 người.
Khoảng 300 người một khóa, mà mỗi lần ta bỏ lại đó một món, và tất cả quần áo được trộn đều. Mồ hôi chúng tôi lả chả rơi, dù bên ngoài gió Mistral thổi mạnh từ phương Bắc, rất là lạnh, lạnh đánh cầm cập. Đến phút chót thì trên người chúng tôi còn lại những gì? Còn 2 cạp chân. Còn cây chóng lều. Còn 2 cái cà vạt đen. Còn một tấm trải giường. Và theo lệnh, chúng tôi được trang sức nhưsau:một cạp chân bên chân trái, cạp chân kia bên tay phải, một cà vạt thắt cánh bướm trên đầu thằng nhỏ, một cà vạt thắt trên cổ lòng thòng, và xếp hàng ngang, chúng tôi bắt súng chào (dùng cây chống lều làm súng), rồi thì flash chớp lia lịa, chụp hình lưu niệm cảnh bắt súng chào của đội hình hàng ngang. Xong rồi thì một phe giả làm nữ mặc lên người tấm trải giường, một phe nam y phục như vừa kể, chúng tôi khiêu vũ điệu valse ngay sãnh đường, xoay quanh đống quần áo để giữa. Rồi thì flash vẫn chớp, chúng tối vẫn nhảy cho đến 12 giờ khuya.

12 giờ khuya, ma quỹ biến về ngủ. Còn chúng tôi phải giàn xếp với nhau làm sao lựa lọc cho đúng số quần áo của mình mà mang về cho kịp, sáng hôm sau trình diện với đội trưởng đúng 6 giờ sáng, giày bóng, quần áo đầy đủ trong tủ và xếp ngăn nấp. Mỗi đội ghi rõ số quần áo của mình trên kiếng cửa bằng phấn nước. Ai thấy số nào thì cứ thẩy vào vùng của đội đó, rồi từ đội chia ra thành buồng, mỗi buồng chỉ có 8 người. Vậy mà có người không cố gắng tìm cho đúng số của mình. Tôi nhớ số của tôi là 611. Vải trắng, thêu số đỏ rất đẹp và phát sẵn cho từng người. Tôi còn nhớ ngày hôm sau tôi xuống thăm ông Từ nhà tôi. Trong đội ông này có một chàng ĐVH có quần áo không số nào là của anh ấy cả. Sau năm học đó, anh giả bộ khùng điên và xin bỏ cuộc, giải ngủ tại chỗ, để sau này trở thành bác sĩ, lấy vợ đầm sanh được 10 đứa con. Nghĩ lại có người tưởng đâu khùng mà khôn đáo để, trong lúc mình phải về nước để chết sống không biết lúc nào, mà tương lai thì đặt trong tay ma quỹ thứ thiệt còn nguy hiễm bằng mấy mấy cha khóa đàn anh.


Qua câu chuyện này, chúng ta học được óc tổ chức, tinh thần đoàn kết, tập thể là trên hết. Không có trò vui nào không dứt. Chúng tôi đã chơi rất lâu, lâu đến 6 tuần lễ. Và chúng tôi bắt đầu thấy có cảm tình riêng với một ai đó ở khóa đàn anh. Và khóa đàn anh cũng đã chọn một tên để đỡ đầu. Ngườiđỡ đầu cho tôi tên Claude Osdoit. Anh thường bắt tôi đánh giày cho anh, đánh miết cho thật bóng vì anh không muốn tôi bị người khác bắt nạt, nghĩa là dành lấy tôi. Ngày chúng tôi nhận kiếm thì chính anh ta trao kiếm cho tôi. Và ngày xuất trại đầu tiên, anh là người hướng dẫn tôi xuống chơi ở Marseille một cuối tuần. Anh và một huynh trưởng khác cùng hai đứa poussins (gà con) chúng tôi cùng chung phòng ngủ, cùng đi xem chiếu bóng, cùng ăn cơm tối. Sáng hôm sau, chúng tôi đánh thức các huynh trưởng dậy mà ăn sáng do chúng tôi chi, nhưng theo lệ thường thì huynh trưởng phải bao tất cả trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật này, nên các anh giả bộ còn muốn ngủ nữa cho đến trưa thì lên xe bus về lại trường, chỉ vì các anh đã hết tiền rồi. Đối với Tây, họ phải thi hành xong giai đoạn nghĩa vụ quân sự, được gọi là “pendant duree legale” thì dù họ đã đỗ các giai đoạn quân sự, họ vẫn phải lãnh lương binh nhì trong vòng 18 tháng đầu, vì vậy, đàn anh Tây nghèo hơn poussin Việt Nam rất nhiều, vì poussin mà lương trung sĩ, còn thêm tiền xa xứ nữa…

Huynh trưởng của tôi sang Canada để học lái trên T-33. Và theo dõi cuộc đời của anh, được biết anh đã trở thành cha tuyên úy, giải ngủ với cấp bậc đại tá…

Riêng cá nhân tôi thì tôi được hân hạnh trao kiếm cho TNH. Vì anh tốt nghiệp trung học tại Paris nên lầnđầu tiên anh được dù ra khỏi trường là anh nhảy lên xe lữa đi Paris du hí. Còn tôi lại dẫn anh NKT đi Marseille chơi…Không biết tại sao NKT côi cút như thế…Thế mà có ngày tôi nghe chị TNH bảo là anh ấy lớn tuổi hơn tôi, chắc có lẽ tôi phải gọi anh ấy bằng Niên Trưởng vì đó là chuyện thường tình…có phải như vậy không? Niên Trưởng là người lớn tuổi hơn mình. Nghe có gì không được ổn.

…..

Khóa đàn em chúng tôi còn có dịp cùng tổ chức một cuộc thoát trại tập thể. Công việc này thật là nhiêu khê, vì làm sao kết hợp được hoàn thành công tác một cách êm thấm, an toàn, đến nơi đến chốn, và tự lực cánh sinh, không cần sự giúp đỡ của khóa đàn anh, mà phải giữ kín hoàn toàn với một tổ chức phòng thủ căn cứ và của cán bộ nhà trường. Năm chúng tôi đã thất bại thê thảm, và chúng tôi phải lãnh phạt cả tháng sau không được xuất trại, và ngay đêm hôm đó, phải chạy 20 vòng sân với quân phục tác chiến.

Kế hoạch dự trù cũng khá hấp dẫn cho khóa của tôi là khóa 53. Chúng tôi mướn xe car từ Aix-en-Provence, chạy tới xa lộ Marseille-Paris và chờ ngoài rào của trường. Chúng tôi trang phục giày tennis cho nhẹ và êm, quần áo đi trận, đội ca lô. Dự trù 10 đêm thì xe có mặt tại vị trí. Chúng tôi sẽ đi từ Salon về Aix-en-Provence và mục tiêu là Lycee Jeunes Filles tại Aix. Sẽ có các màn lật giường ngủ, ăn cắp đồ lót của các nử sinh, và mang các chiến lợi phẩm đó về trang trí ngay trong phòng làm việc của Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng trường.

Trở ngại làm cho thất bại là sự phối hợp không chính xác giữa người đặt mướn xe car và công ty xe car ở Aix. Công ty này, vào giờ chót là khoảng 10:15 tối, họ gọi điện thoại về trường để xác nhận nơi đón khóa sinh đi từ Salon tới Aix. Điện thoại gọi vào tổng đài, thì tổng đài không biết ai lại mướn xe car như vậy, bèn hỏi Sĩ quan Trực căn cứ. Sĩ quan Trực căn cứ liền hỏi Sĩ quan Trực của trường. Và chừng đó, Sĩ quan Trực của trường, từ cấp Tá xuống cấp Úy, rồi cả lính canh căn cứ đều bị báo động, kể cả lính chó hay là quân khuyển. Lúc đó thì nửa khóa đã lọt ra khỏi trường rồi, đang ngồi chờ xe bên lề đường, im lặng, không nói chuyện, không hút thuốc. Còn nửa kia thì đang rón rén xuất trại trái phép, xuyên rào kẻm gai ở phía tây căn cứ. Mọi thừ đều hỏng bét, đành chịu phạt. Cái nhục không phải là hình phạt. Mà là chỉ có một cơ hội quậy phá, nhưng lại thất bại thì thật là tiếc.

Nói về cái màn vướt khỏi trại thì khóa sau tôi thành công mỹ mãn. Họ đỗ bộ xuống Marseille bằng xe car. Họ di hành có hàng ngủ qua các đường phố Marseille trong vòng trật tự, giống như trường tổ chức di hành đêm. Xong rồi họ xuống tàu bơi ra đão nhỏ gọi là Chateau d’If. Chắc ai có đọc truyện Comte de Mont Christo của Alexandre Dumas thì biết họ có đề cập đến nhà tù này nhưng sự kiện không có thật, và trong Le Papillon thì người viết cũng cho ra nhà tù này. Từ Henri IV, đây là một đồn Hải Quân kiên cố nhìn ra biển, chỉ cách bờ Marseille 4km, sau đó được biến cãi thành nhà tù. Khóa 54 đã thành công trong chuyến vượt rào, và sống ở trên đão Chateau d’If cả tuần lễ.

Cái vinh hay cái nhục trong đời quân ngủ bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt như vậy. Nó là kết quả của sự đoàn kết gắn bó với nhau, từ khóa này đến khóa nọ. Cái trường Võ Bị này với khóa đầu tiên vào năm 1930, vào năm 1936 thì có một người Pháp gốc Việt theo học, đó là ông Nguyễn Văn Hinh. Và chính ông là người gửi chúng ta theo học trường đó từ 1951 đến 1955, tổng cọng được trên 60 người. Đó là chương trình đào tạo nhân viên nồng cốt cho KQVN mà, theo tôi nghĩ, do chương trình đào tạo của kế hoạch hổn hợp Pháp Mỹ, tiền Mỹ, Pháp lãnh dạy. Chứ tôi không tin rằng Pháp có chương trình dùng người Việt đánh người Việt mà duy trì tình trạng thuộc địa ở Việt Nam.
Đối với các bạn đồng môn, chúng ta có các anh ở các khóa như sau:

-1950:
1-Lê Trung Trực

-1952:
1-Nguyễn Quang Côn
2-Lê Văn Khương
3-Nguyễn Xuân Vinh
4-Hà Xuân Vịnh
5-Lê Đình Cao

-1953:
1-Nguyễn Ngọc Loan
2-Đặng Đình Linh
3-Từ Văn Bê
4-Nguyễn Văn Ngọc
5-Nguyễn Quang Diệm
6-Trịnh Hoành Mô
7-Cung Thúc Cần
8-Lưu Văn Đức
9-Vĩnh Đạt
10-Trần Đỗ Cung
11-Cao Thông Minh
12-Nguyễn Quang Tri
13-Trần Ngọc Đóa
14-Nguyễn Thượng Hành
15-Bùi Thanh Dương
16-Nguyễn Văn Tư (giải ngủ tại chỗ)
17-Đặng Vũ Hùng (giải ngũ tại chỗ)

-1954:
1-Pham Long Sửu
2-Từ Bộ Cam
3-Đặng Hữu Hiệp
4-Nguyễn Mạnh Bổng
5-Nguyễn Khắc Ngọc
6-Vũ Thượng Văn
7-Trần Văn Minh
8-Trần Duy Kỷ
9-Nguyễn Đức Khánh
10-Trương Như Hoàng
11-Nguyễn Bình Trứ
12-Dương Xuân Nhơn
13-Trương Trọng Công
14-Ngô Khắc Thuật
15-Nguyễn Văn Trung
16-Nguyễn Cao Nguyên
17-Võ Quang Tâm
18-Nguyễn Minh Tiên
19-Lê Anh Dũng
20-Tạ Minh Đức

– 1955:
1-Châu Hữu Lộc
2-Mạc Hữu Lộc
3-Mạc Mạnh Cầu
4-Phạm Quốc Anh
5-Tô Minh Chánh
6-Phạm Kim Lân
7-Bồ Đại Kỳ
8-Trần Đình Hòa
9-Đoàn Minh
10-Trần Thú
11-Nguyễn Dương
12-Đào Kim Quang
13-Nguyễn Tú
14-Trần Công Hiệp
15-Hoàng Đức Phương
16-Lê Văn Thăng
17-Tôn Thất Đàm
18-Lê Vĩnh Hòa
19-Nguyễn Phước Thế
20-Vũ Viết Thượng

Cộng chung, ta có 63 người xuất thân từ trường Võ Bị Không Quân Pháp, Salon-de-Provence, Pháp quốc:
1950–1 người
1952–5 người
1953–17 người
1954–20 người
1955–20 người

Trong số này thì bây giờ còn rất ít, nên chi mỗi lần gặp gỡ là những cơ hội hiếm quý.
Thân chúc quý niên trưởng sống lâu trăm tuổi.
Thân chúc các gà con, có gáy thì gáy ít thôi, coi chừng hụt hơi đấy.
Còn nếu không phải là niên trưởng vì không cùng tốt nghiệp một trường, nhưng có cấp bực hay chức vụ cao hơn, thì xin được gọi là thượng cấp, nếu không muốn gọi lại cấp bậc cũ sợ người ta buồn, vì bao nhiêu năm rồi mà vẫn chưa thấy thăng cấp.
Còn đối với các cụ cao niên hơn, dù trước kia là cấp dưới của mình thì xin gọi là “cụ à”.

Tarin65
Ngày 11-11-2010

https://dongsongcu.wordpress.com/2016/06/27/nien-truong/

http://hoiquanphidung.com/showthread.php?9158

Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Niên trưởng

Từ Niên Trưởng cũng đã làm tôi suy nghĩ khi mới tiếp xúc với nó lần đầu tại xứ Mỹ này. Đúng là sanh sau đẽ muộn, nên cái gì cũng phải suy nghĩ lâu lắm mới dám có ý kiến.


Tarin65

Có một bạn hỏi tôi, Niên Trưởng có nghĩa gì?
Từ Niên Trưởng cũng đã làm tôi suy nghĩ khi mới tiếp xúc với nó lần đầu tại xứ Mỹ này. Đúng là sanh sau đẽ muộn, nên cái gì cũng phải suy nghĩ lâu lắm mới dám có ý kiến. Nhưng chắc gì mình lại nghĩ đúng, vì mỗi thứ đúng sai tùy vị trí nào mà xét, và chắc chắn không khỏi phần chủ quan. Vì vậy, xin phép độc giả, đây cũng là ý kiến chủ quan của kẻ hèn này. Xin quí vị miễn thứ.

Trước hết là khi vào quân trường thì cái từ huynh trưởng được đặt ra. Khóa đàn anh có thăm niên ở trường này trước khóa chúng ta một năm. Vậy thì họ là huynh trưởng. Nếu tính về thâm niên của các học viên xuất thân từ một trường nào đó thì người đi sau gọi người đi trước là huynh trưởng, hay là niên trưởng. Mà chỉ có các trường lớn, thì từ niên trưởng này mới có tầm quan trọng đáng kể…chỉ vì khóa đàn anh có quyền…hành hạ khóa đàn em trong giai đoạn nào đó của khóa học. Cái đó thường được gọi là “huấn nhục”. Huấn nhục là truyền thống của các trường đại học nổi tiếng của Mỹ, của Pháp, của Anh.

Trong giới nhà binh chúng ta thì ở quân trường nào cũng có chương trình huấn nhục, dài hay ngắn, ác ôn hay dễ chịu, nhàm chán hay hấp dẫn, đó là do sáng kiến từng trường, do mục đích huấn nhục của trường ấy đối với khóa sinh, hay còn mục đích nào khác nữa của trường đối với tiếng tăm ngoài dân sự. Trường nào cũng muốn người ta coi trọng trường mình, muốn được nổi tiếng không những qua thành tích đào tạo được người tốt nghiệp ưu tú, mà còn được xã hội nhìn vào với cặp mắt thán phục, thèm thuồng, háo hức muốn được vào học trường đó, muốn lấy một người chồng tốt nghiệp trường đó, vì vậy, trường muốn ngoài xã hội biết đến dưới hình thức này hay hình thức khác. Và chương trình huấn nhục cũng đóng góp vào việc quảng bá trường mình ngoài xã hội, và xa hơn nữa, các nước khác nhìn vào cũng thèm muốn tương tự.

Ở cái trường của tôi tốt nghiệp ra sĩ quan căn bản thì cái từ huấn nhục được dịch là “bahutage”, nghĩa là trong thời gian này, khóa đàn anh có quyền “bắt nạt” khóa đàn em. Mục đích rõ rệt là biến một người dân sự trở thành một quân nhân trong thời gian ngắn nhất. Điều cần để trở thành một quân nhân là biết phục tùng cấp trên. Phục tùng là làm theo lệnh cấp trên, không cần phải được giải thích tại sao cấp trên ban hành lệnh như vậy. Vì vậy, song song với chương trình huấn luyện quân sự chính thức của trường, ngoài giờ học, khóa đàn anh có chương trình riêng của họ đối với khóa đàn em. Trường thăm dò ý kiến để tìm ra một người lãnh đạo công cuộc huấn nhục, mà trường gọi là “le zef”, là người dấy lên giông tố, quét cả lũ khóa đàn em một cách thảm hại. Anh nầy có tiếng hô thật to lớn, hô to đến nỗi đứng trên gió cũng nghe lồng lộng, thật là tướng chỉ huy tương lai để ra lệnh cho nhiều người trong hàng binh dưới quyền mình. Thường được chọn vào vị trí này là một người xuất thân “Thiếu Sinh Quân”, nghĩa là người có giòng máu nhà binh trong gia đình, sống trong các trường thiếu sinh quân từ tiểu học, trung học, và bây giờ vào đây thì được coi như một trường đại học để tốt nghiệp sĩ quan. Vào mấy tháng bãi trường, anh này về nhà sẽ phác họa một chương trình huấn nhục mà anh sẽ mang ra áp dụng cho khóa tới khi tựu trường.

 


Thời gian huấn nhục kéo dài khoảng 6 tuần lễ, sau tựu trường chừng 2 tuần. Nói khác đi, sau 8 tuần lễ thì sẽ thả các khóa sinh mới này ra ngoài xã hội mà không sợ mất mặt nhà trường. Vì vậy, thời gian ấn định rất khắt khe, và càng khó nhọc cho khóa sinh đàn em vừa bước chân vào quân trường thì phải chịu đựng hai chương trình nhào nắn gian khổ, đó là huấn luyện quân sự và huấn nhục cùng một lúc.
Huấn luyện quân sự nào cũng khó khăn đối với một học sinh trung học khi bước vào cửa lính. Tiếp xúc với giày đinh không vừa chân làm cho chân phòng đau tứ phía. Không chịu đựng nỗi các cuộc quân hành ngày đêm làm đau chân và mệt lã người dưới sức nặng của ba lô, của súng cá nhân hay súng cộng đồng. Phải vượt các rào kẻm gai làm rách quần áo và cả da thịt cũng đầy vết thương. Phải nhảy qua các đoạn đường chiến binh mà nhiều người tới đó rồi ngẫn người không biết làm sao vượt qua. Phải có can đảm vượt qua, vì sau ta còn người khác phải tiến lên, và không vì ta mà đoàn người phải ngừng lại để chờ…và như một guồng máy cứ chạy và chạy tiếp.

Trong giờ học đã đỗ nhiều mồ hôi rồi. 11 giờ rưỡi tan học buổi sáng và bắt đầu tập họp để đi ăn trưa. Vừa xuống dưới chân lầu thì đã có một tốp chuẩn úy đứng chờ gọi om: ”tập họp, mau lên…” Một tên gọi to:”Nghiêm” Một tên khác lại la: ”Nghỉ”. Rồi một tên thứ ba: ”Đúng là lũ…giặc châu chấu”. Không biết đàng nào mà mò. Không biết phải nghe ai, còn ai thì không được nghe. Cha nào cũng ra lệnh…Rồi cả đội mới nhớm đi đàng trước bước được năm ba bước thì đã có lệnh chạy với nhịp độ nhanh hơn…và nhanh hơn nữa…Tưởng đâu chạy xuống nhà ăn thì lại bị rẽ chạy vòng sân một vòng, sau đó mới xuống nhà ăn. Khi ai nấy ngồi xuống rồi, thì chẳng còn thấy tốp quỹ khi nãy đâu cả. Mừng thầm trong bụng, tưởng đâu được để yên mà dùng cơm. Ai ngờ, một tốp khác đã ồn ào tới nơi. Té ra là họ luân phiên nhau, có tốp ăn trước rồi để tiếp theo công việc bắt nạt gian dỡ. Rồi chúng bảo ngồi dưới bàn mà ăn. Ngồi dưới với lên tìm thức ăn thì các cha chen vào hỏi: ”thịt gà rôti, hay là rau sống”. Hễ xin cho thịt gà thì hắn lại đưa rau sống. Khi xin rượu van thì chúng lại đưa cho nước lã. Hễ xin tiêu thì chúng đưa muối. Mà trong giai đoạn này, thức ăn sao mà tràn trề,thật là ngon và bổ dưỡng. Trái lại, bữa ăn chỉ được liếm láp chút thôi…rồi thì lại có lệnh tập họp dưới sân nhà ăn để chạy một mạch về khu nhà ở của các cha nội mà làm cọt-vê, nghĩa là làm tạp dịch cho bọn ma quỹ. Nào là lau phòng cho bóng lán, chùi câu tiêu cho sạch cho thơm, đánh giày cho từng người…Trước giờ tập họp lên lớp buổi chiều chừng 30 phút thì chúng tự động thả cho về phòng ngủ của phe ta. Đặt lưng xuống là nhắm mắt ngủ liền. Ngủ 5 hay 3 phút cũng là ngủ, vì thật thèm ngủ, vì đã quá mệt.

Sau giờ học chiều cũng thế. Tập họp, chạy xuống nhà ăn, ăn qua loa, rồi chạy về phòng làm tạp dịch. Thường thì 9 giờ tối bắt đầu có kèn hiệu tắt đèn. Nửa tiếng trước đó, quỹ mới tha cho về phòng. Có người phải đi tắm. Có người chỉ ngả lên giường là ngủ luôn. Nhưng chẳng được bao lâu, vì vào 10 giờ tối thì ma đã tới lật giường.

Bắt nạt về đêm là một việc cực nhọc cho cả hai bên, nên công việc làm huấn nhục phải tổ chức thế nào cho đỡ buồn, và nếu có vui một chút càng tốt. Mỗi đội đều có mục tiêu chỉ định trước. Và sự sắp xếp giường ngủ, giày dép, tủ quần áo, ba lô, giá súng của từng phòng bên này giống y như phòng ở dãy nhà đối diện. Khi tôi trở thành ma cũ thì cái anh mà tôi phải lật giường là một anh Cambodge, không biết sau này anh ấy có làm lớn ở Nam Vang không nữa. Người chuẩn bị cho lật giường không gây thương tích cho mình phải kéo giường ra khỏi tủ quần áo, nếu không, trong đêm tối, vào là lật ngay, không cần biết có sẵn sàng hay không. Nếu giường chưa kéo ra khỏi cạnh tủ thì đầu sẽ bị đập vào bản lề tủ, có thể làm trầy da trán. Cái anh Cambodgien nhà tôi thì được miễn bahutage nên anh phây phây để nguyên giường sát tường. Vì vậy tôi lật giường thì đầu anh va chạm vào hông tủ một cái rầm. Rồi sau khi bật đèn phòng lên, tôi lại phải xin lỗi. May cho tôi, chỉ vài lần thôi thì tôi đã nhớ mà tha cho anh ta.
Sau khi đèn đã bật sáng thì cả buồng nghe lệnh. Hôm nay ta mặc quần áo như thế nào? Mặc nhiều mặc ít tùy lệnh của zef từng hôm một.


Ví dụ cho một đêm lả lướt. Hôm nay mỗi người mang vào người 10 bộ đồ theo thứ tự như sau…..Bạn tưởng tượng phải mặc chồng lên người 10 bộ đồ. Trong tủ quần áo, có cả hai bộ đồ lễ hay y phục giao phố, một bộ mùa đông và một bộ mùa hè, hai bộ đó thì không được động đến trong lúc huấn nhục. Còn các thứ khác thì họ toàn quyền cho chơi thả cửa. Tất cả quân trang đều có thêu vào số của từng người tùy thứ tự phòng ngủ của mình để cho tiện lo việc giặt ủi. Cái trường của chúng tôi nó hèn ở chỗ, lương thì cho lương hạ sĩ quan, trừ tiền ăn, tiền giặt ủi, mà ở thời điểm đó chỉ có 37,000 quan Pháp, trong khi các sinh viên du học tự túc chỉ được chuyển ngân 15,000 quan một tháng, cọng thêm 600,000 quan một năm để sắm sửa quần áo và đồ dùng khác.

Đêm hôm đó chúng tôi mang trên người 10 bộ đồ. Bên ngoài được trùm lên người bằng một tấm trải giường, và chúng tôi khum người xuống, người sau nắm thắt lưng người trước. Giống như một con rắn dài bò từ sân dưới nhà, và cứ thế mà di chuyển tới trước theo lệnh ma quỹ. Khi đến khối nhà dành cho học tập mà chúng tôi gọi là BDE (Bâtiment des Etudes) thì chúng tôi nhận ra ngay, vì nó có 5 tầng lầu phải leo lên, và khi đi xuống thì còn 3 tầng ở dưới mặt đất. Tất cả 8 tầng. Ở mặt của tầng 1 thì có cái đại sãnh to ở giữa. Con rắn cứ thế mà bò lên 5 tầng lầu, xong rồi xuống 5 tầng, đi lần vào giữa sãnh rộng, dừng lại và cỡi bỏ tại đó một món đồ trên người. Thấy cũng nhẹ đi phần nào. Rồi trùm tấm trải giường lại mà bò xuống ba tầng dưới lầu rồi trở vào đại sãnh mà ghé lại đó, bỏ ra một món đồ cho nhẹ nhõm…Và đống quần áo càng lúc càng lớn dần. Tất cả chúng tôi có 7 đội, mỗi đội trên 40 người.
Khoảng 300 người một khóa, mà mỗi lần ta bỏ lại đó một món, và tất cả quần áo được trộn đều. Mồ hôi chúng tôi lả chả rơi, dù bên ngoài gió Mistral thổi mạnh từ phương Bắc, rất là lạnh, lạnh đánh cầm cập. Đến phút chót thì trên người chúng tôi còn lại những gì? Còn 2 cạp chân. Còn cây chóng lều. Còn 2 cái cà vạt đen. Còn một tấm trải giường. Và theo lệnh, chúng tôi được trang sức nhưsau:một cạp chân bên chân trái, cạp chân kia bên tay phải, một cà vạt thắt cánh bướm trên đầu thằng nhỏ, một cà vạt thắt trên cổ lòng thòng, và xếp hàng ngang, chúng tôi bắt súng chào (dùng cây chống lều làm súng), rồi thì flash chớp lia lịa, chụp hình lưu niệm cảnh bắt súng chào của đội hình hàng ngang. Xong rồi thì một phe giả làm nữ mặc lên người tấm trải giường, một phe nam y phục như vừa kể, chúng tôi khiêu vũ điệu valse ngay sãnh đường, xoay quanh đống quần áo để giữa. Rồi thì flash vẫn chớp, chúng tối vẫn nhảy cho đến 12 giờ khuya.

12 giờ khuya, ma quỹ biến về ngủ. Còn chúng tôi phải giàn xếp với nhau làm sao lựa lọc cho đúng số quần áo của mình mà mang về cho kịp, sáng hôm sau trình diện với đội trưởng đúng 6 giờ sáng, giày bóng, quần áo đầy đủ trong tủ và xếp ngăn nấp. Mỗi đội ghi rõ số quần áo của mình trên kiếng cửa bằng phấn nước. Ai thấy số nào thì cứ thẩy vào vùng của đội đó, rồi từ đội chia ra thành buồng, mỗi buồng chỉ có 8 người. Vậy mà có người không cố gắng tìm cho đúng số của mình. Tôi nhớ số của tôi là 611. Vải trắng, thêu số đỏ rất đẹp và phát sẵn cho từng người. Tôi còn nhớ ngày hôm sau tôi xuống thăm ông Từ nhà tôi. Trong đội ông này có một chàng ĐVH có quần áo không số nào là của anh ấy cả. Sau năm học đó, anh giả bộ khùng điên và xin bỏ cuộc, giải ngủ tại chỗ, để sau này trở thành bác sĩ, lấy vợ đầm sanh được 10 đứa con. Nghĩ lại có người tưởng đâu khùng mà khôn đáo để, trong lúc mình phải về nước để chết sống không biết lúc nào, mà tương lai thì đặt trong tay ma quỹ thứ thiệt còn nguy hiễm bằng mấy mấy cha khóa đàn anh.


Qua câu chuyện này, chúng ta học được óc tổ chức, tinh thần đoàn kết, tập thể là trên hết. Không có trò vui nào không dứt. Chúng tôi đã chơi rất lâu, lâu đến 6 tuần lễ. Và chúng tôi bắt đầu thấy có cảm tình riêng với một ai đó ở khóa đàn anh. Và khóa đàn anh cũng đã chọn một tên để đỡ đầu. Ngườiđỡ đầu cho tôi tên Claude Osdoit. Anh thường bắt tôi đánh giày cho anh, đánh miết cho thật bóng vì anh không muốn tôi bị người khác bắt nạt, nghĩa là dành lấy tôi. Ngày chúng tôi nhận kiếm thì chính anh ta trao kiếm cho tôi. Và ngày xuất trại đầu tiên, anh là người hướng dẫn tôi xuống chơi ở Marseille một cuối tuần. Anh và một huynh trưởng khác cùng hai đứa poussins (gà con) chúng tôi cùng chung phòng ngủ, cùng đi xem chiếu bóng, cùng ăn cơm tối. Sáng hôm sau, chúng tôi đánh thức các huynh trưởng dậy mà ăn sáng do chúng tôi chi, nhưng theo lệ thường thì huynh trưởng phải bao tất cả trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật này, nên các anh giả bộ còn muốn ngủ nữa cho đến trưa thì lên xe bus về lại trường, chỉ vì các anh đã hết tiền rồi. Đối với Tây, họ phải thi hành xong giai đoạn nghĩa vụ quân sự, được gọi là “pendant duree legale” thì dù họ đã đỗ các giai đoạn quân sự, họ vẫn phải lãnh lương binh nhì trong vòng 18 tháng đầu, vì vậy, đàn anh Tây nghèo hơn poussin Việt Nam rất nhiều, vì poussin mà lương trung sĩ, còn thêm tiền xa xứ nữa…

Huynh trưởng của tôi sang Canada để học lái trên T-33. Và theo dõi cuộc đời của anh, được biết anh đã trở thành cha tuyên úy, giải ngủ với cấp bậc đại tá…

Riêng cá nhân tôi thì tôi được hân hạnh trao kiếm cho TNH. Vì anh tốt nghiệp trung học tại Paris nên lầnđầu tiên anh được dù ra khỏi trường là anh nhảy lên xe lữa đi Paris du hí. Còn tôi lại dẫn anh NKT đi Marseille chơi…Không biết tại sao NKT côi cút như thế…Thế mà có ngày tôi nghe chị TNH bảo là anh ấy lớn tuổi hơn tôi, chắc có lẽ tôi phải gọi anh ấy bằng Niên Trưởng vì đó là chuyện thường tình…có phải như vậy không? Niên Trưởng là người lớn tuổi hơn mình. Nghe có gì không được ổn.

…..

Khóa đàn em chúng tôi còn có dịp cùng tổ chức một cuộc thoát trại tập thể. Công việc này thật là nhiêu khê, vì làm sao kết hợp được hoàn thành công tác một cách êm thấm, an toàn, đến nơi đến chốn, và tự lực cánh sinh, không cần sự giúp đỡ của khóa đàn anh, mà phải giữ kín hoàn toàn với một tổ chức phòng thủ căn cứ và của cán bộ nhà trường. Năm chúng tôi đã thất bại thê thảm, và chúng tôi phải lãnh phạt cả tháng sau không được xuất trại, và ngay đêm hôm đó, phải chạy 20 vòng sân với quân phục tác chiến.

Kế hoạch dự trù cũng khá hấp dẫn cho khóa của tôi là khóa 53. Chúng tôi mướn xe car từ Aix-en-Provence, chạy tới xa lộ Marseille-Paris và chờ ngoài rào của trường. Chúng tôi trang phục giày tennis cho nhẹ và êm, quần áo đi trận, đội ca lô. Dự trù 10 đêm thì xe có mặt tại vị trí. Chúng tôi sẽ đi từ Salon về Aix-en-Provence và mục tiêu là Lycee Jeunes Filles tại Aix. Sẽ có các màn lật giường ngủ, ăn cắp đồ lót của các nử sinh, và mang các chiến lợi phẩm đó về trang trí ngay trong phòng làm việc của Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng trường.

Trở ngại làm cho thất bại là sự phối hợp không chính xác giữa người đặt mướn xe car và công ty xe car ở Aix. Công ty này, vào giờ chót là khoảng 10:15 tối, họ gọi điện thoại về trường để xác nhận nơi đón khóa sinh đi từ Salon tới Aix. Điện thoại gọi vào tổng đài, thì tổng đài không biết ai lại mướn xe car như vậy, bèn hỏi Sĩ quan Trực căn cứ. Sĩ quan Trực căn cứ liền hỏi Sĩ quan Trực của trường. Và chừng đó, Sĩ quan Trực của trường, từ cấp Tá xuống cấp Úy, rồi cả lính canh căn cứ đều bị báo động, kể cả lính chó hay là quân khuyển. Lúc đó thì nửa khóa đã lọt ra khỏi trường rồi, đang ngồi chờ xe bên lề đường, im lặng, không nói chuyện, không hút thuốc. Còn nửa kia thì đang rón rén xuất trại trái phép, xuyên rào kẻm gai ở phía tây căn cứ. Mọi thừ đều hỏng bét, đành chịu phạt. Cái nhục không phải là hình phạt. Mà là chỉ có một cơ hội quậy phá, nhưng lại thất bại thì thật là tiếc.

Nói về cái màn vướt khỏi trại thì khóa sau tôi thành công mỹ mãn. Họ đỗ bộ xuống Marseille bằng xe car. Họ di hành có hàng ngủ qua các đường phố Marseille trong vòng trật tự, giống như trường tổ chức di hành đêm. Xong rồi họ xuống tàu bơi ra đão nhỏ gọi là Chateau d’If. Chắc ai có đọc truyện Comte de Mont Christo của Alexandre Dumas thì biết họ có đề cập đến nhà tù này nhưng sự kiện không có thật, và trong Le Papillon thì người viết cũng cho ra nhà tù này. Từ Henri IV, đây là một đồn Hải Quân kiên cố nhìn ra biển, chỉ cách bờ Marseille 4km, sau đó được biến cãi thành nhà tù. Khóa 54 đã thành công trong chuyến vượt rào, và sống ở trên đão Chateau d’If cả tuần lễ.

Cái vinh hay cái nhục trong đời quân ngủ bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt như vậy. Nó là kết quả của sự đoàn kết gắn bó với nhau, từ khóa này đến khóa nọ. Cái trường Võ Bị này với khóa đầu tiên vào năm 1930, vào năm 1936 thì có một người Pháp gốc Việt theo học, đó là ông Nguyễn Văn Hinh. Và chính ông là người gửi chúng ta theo học trường đó từ 1951 đến 1955, tổng cọng được trên 60 người. Đó là chương trình đào tạo nhân viên nồng cốt cho KQVN mà, theo tôi nghĩ, do chương trình đào tạo của kế hoạch hổn hợp Pháp Mỹ, tiền Mỹ, Pháp lãnh dạy. Chứ tôi không tin rằng Pháp có chương trình dùng người Việt đánh người Việt mà duy trì tình trạng thuộc địa ở Việt Nam.
Đối với các bạn đồng môn, chúng ta có các anh ở các khóa như sau:

-1950:
1-Lê Trung Trực

-1952:
1-Nguyễn Quang Côn
2-Lê Văn Khương
3-Nguyễn Xuân Vinh
4-Hà Xuân Vịnh
5-Lê Đình Cao

-1953:
1-Nguyễn Ngọc Loan
2-Đặng Đình Linh
3-Từ Văn Bê
4-Nguyễn Văn Ngọc
5-Nguyễn Quang Diệm
6-Trịnh Hoành Mô
7-Cung Thúc Cần
8-Lưu Văn Đức
9-Vĩnh Đạt
10-Trần Đỗ Cung
11-Cao Thông Minh
12-Nguyễn Quang Tri
13-Trần Ngọc Đóa
14-Nguyễn Thượng Hành
15-Bùi Thanh Dương
16-Nguyễn Văn Tư (giải ngủ tại chỗ)
17-Đặng Vũ Hùng (giải ngũ tại chỗ)

-1954:
1-Pham Long Sửu
2-Từ Bộ Cam
3-Đặng Hữu Hiệp
4-Nguyễn Mạnh Bổng
5-Nguyễn Khắc Ngọc
6-Vũ Thượng Văn
7-Trần Văn Minh
8-Trần Duy Kỷ
9-Nguyễn Đức Khánh
10-Trương Như Hoàng
11-Nguyễn Bình Trứ
12-Dương Xuân Nhơn
13-Trương Trọng Công
14-Ngô Khắc Thuật
15-Nguyễn Văn Trung
16-Nguyễn Cao Nguyên
17-Võ Quang Tâm
18-Nguyễn Minh Tiên
19-Lê Anh Dũng
20-Tạ Minh Đức

– 1955:
1-Châu Hữu Lộc
2-Mạc Hữu Lộc
3-Mạc Mạnh Cầu
4-Phạm Quốc Anh
5-Tô Minh Chánh
6-Phạm Kim Lân
7-Bồ Đại Kỳ
8-Trần Đình Hòa
9-Đoàn Minh
10-Trần Thú
11-Nguyễn Dương
12-Đào Kim Quang
13-Nguyễn Tú
14-Trần Công Hiệp
15-Hoàng Đức Phương
16-Lê Văn Thăng
17-Tôn Thất Đàm
18-Lê Vĩnh Hòa
19-Nguyễn Phước Thế
20-Vũ Viết Thượng

Cộng chung, ta có 63 người xuất thân từ trường Võ Bị Không Quân Pháp, Salon-de-Provence, Pháp quốc:
1950–1 người
1952–5 người
1953–17 người
1954–20 người
1955–20 người

Trong số này thì bây giờ còn rất ít, nên chi mỗi lần gặp gỡ là những cơ hội hiếm quý.
Thân chúc quý niên trưởng sống lâu trăm tuổi.
Thân chúc các gà con, có gáy thì gáy ít thôi, coi chừng hụt hơi đấy.
Còn nếu không phải là niên trưởng vì không cùng tốt nghiệp một trường, nhưng có cấp bực hay chức vụ cao hơn, thì xin được gọi là thượng cấp, nếu không muốn gọi lại cấp bậc cũ sợ người ta buồn, vì bao nhiêu năm rồi mà vẫn chưa thấy thăng cấp.
Còn đối với các cụ cao niên hơn, dù trước kia là cấp dưới của mình thì xin gọi là “cụ à”.

Tarin65
Ngày 11-11-2010

https://dongsongcu.wordpress.com/2016/06/27/nien-truong/

http://hoiquanphidung.com/showthread.php?9158

Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm