Mỗi Ngày Một Chuyện
Ở ĐẠI LỘ HOÀNG HÔN - CAO MỴ NHÂN
Ở ĐẠI LỘ HOÀNG HÔN - CAO MỴ NHÂN
Nơi đó là một phần doanh trại trong Trung Tâm huấn luyện Quang Trung của Quân Lực VNCH, bạo quyền Cộng sản đã tiếp thu sau ngày 30 -4 -1975 .
Để thiết lập Trại tù HT 7590 HT - T 20 " dành " cho 300 sĩ quan Nữ quân nhân, cùng nữ Cảnh sát VNCH tập trung cải tạo chính trị ở đó, giai đoạn đầu, kể từ 6/1975 .
Song song với sân cờ là 5 dãy nhà tuy tường gạch, mái tôn, nền ciment, nhưng trống tuếch vì cửa nẻo đã hư hỏng sau cuộc đánh phá Saigon và ven đô vài tháng trước...của Bên Cướp Cuộc .
Mỗi dãy nhà nêu trên chứa 60 nữ tù, chia dọc 2 bên tường dài là 30 chiếc chiếu hay tấm nilong cá nhân , với mỗi tiểu đội 12 người, gọi là A.
Tổng hợp 5A ấy thành một B, như sĩ số tất cả những trung đội thông thường, xê xích ít nhiều ở bất cứ tập thể nào .
Với 300 nữ tù đương nêu, 1 đã vượt trại, trốn về nhà hay kiếm nơi tá túc đâu đó, còn 299 " nhân khẩu tù " , chia thành 2 hội trường, cũng chạy song song nhưng bên kia con đường cắt ngang 5 dãy nhà ngủ kể trên .
Hội trường này vừa để học, vừa là nhà ăn .
Chúng tôi đặt tên con đường cắt ngang ấy là đại lộ Hoàng Hôn.
Sau khi ăn cơm chiều rồi, chúng tôi lại từng tốp 2 hay 3 người bước dạo trên cái đại lộ Hoàng Hôn ngắn ngủi, vì đã bị rào lại, để rong ruổi chân tay, cho khỏi bệnh hoạn, tù túng .
Hình như ở tất cả những nơi sống tập trung nào, cũng có những điểm giống và khác nhau ...
Thí dụ: cùng một B ( nhà ), cùng một A ( toán ), mà cũng giới hạn giao tế ..,người này không thích người kia, cả năm không nói chuyện với nhau, chưa kể còn ngó nhau ...dửng dưng nữa.
Vì thế, trong học tập, trong lao động, giữ nội quy vv...cũng là một vấn đề phải biết giữ gìn .
Song may quá Trung Tâm nữ tù của chúng tôi, sự khó chịu chỉ ở mức độ tương đối nhã nhặn, nghĩa là không nói chuyện với nhau, chứ chưa hề cãi nhau, mặc dù trong lý luận bài vở ...thì có phần " phát biểu " gay gắt, hay xa cách đôi chút .
Có một nhân vật mà tôi thấy suốt năm đầu, cô nàng Trung uý đó không hề nói chuyện với ai. Gương mặt lúc nào cũng sáng rỡ, tươi trẻ, nhưng không hoà nhập . Xa cách cả trong sinh hoạt chung, lẫn lối sống riêng tư ...
Là một trong 4 cô nữ sĩ quan điều dưỡng không quân VNCH. Được tuyển dụng qua Mỹ học y tá quân đội .
Trở về QL/VNCH, được mang cấp Chuẩn uý, tới khi tan hàng là Trung uý .
Nàng Trung uý trẻ đẹp, văn minh đó tên Đặng Thị Yến,
cháu ruột thiếu tá Đặng Sĩ, một thời là phó tỉnh trưởng Nội an tỉnh Thừa Thiên, kiêm thị xã Huế .
Bài học thứ nhất ở bất cứ trại tù cải tạo nào, cũng là bài : " Đế Quốc Mỹ, kẻ thù số 1 của nhân dân ta và Nhân dân thế giới ..."
Đặng Thị Yến được kêu lên " trình bầy " .
Trong phong cách " đã ở Mỹ khá nhiều tháng năm " , cô Trung uý này rất bình tĩnh, và rất tân tiến trong suy nghĩ ...
Yến đã trả lời cô không thấy Hoa Kỳ là kẻ thù của ai , nước nào trên thế giới, mà chỉ có thể là đồng minh với mọi Quốc gia ..,vv
Dù không bị ...phê bình, kiểm thảo, trù dập kiểu giai cấp vô sản thù hằn, Đặng Thị Yến cũng được trở về một lượt với 3 nữ sĩ quan điều dưỡng không quân nêu trên, sau 2 năm tù cải tạo.
Nhưng Đặng Thị Yến vẫn tìm cái chết, để không phải sống với " xã hội ngu dốt, lạc hậu là CSVN ."
Yến chết như thế nào ?
Ngay khi tôi rời trại tù đương nêu, tôi tới khu nhà nhiều tầng cao ráo, sạch sẽ, xứ Bùi Phát đường Trương Minh Giảng cũ , kiếm nhà Đặng Thị Yến .
Mẹ Yến ra mở cửa, tôi nói ngay tôi vừa từ trại tù cải tạo về, muốn thăm Yến .
Bà mời tôi vô phòng khách phía trước, mắt rưng rưng lệ, bà lặng lẽ nói :
Khi từ trại cải tạo về, Yến có việc làm ở đâu đó về y tế ...Yến cảm thấy không vui, không thích ứng cái kiểu sống ở xã hội này, là CSVN, Yến đã uống trọn ống thuốc optalidon, với một chai nước ngọt có " gas ", còn chùm cái bao nilong bọc kín đầu , có nghĩa là nhất định chết, không cho cứu. Yến đã mất rồi .
Sau đó, mẹ Yến nói thêm là: Hắn vội quá, chỉ cần chậm lại ít lâu thôi, bây chừ họ cho con cái họ đi vượt biên vô kể ...
Có nghĩa mẹ Yến cũng tiếc những cơ hội mà bấy giờ cuối thập niên 70, thế kỷ trước, ở Saigon mùa hoa vượt biên nở rộ .
Tại sao Yến không chờ thêm thời gian nữa, một nữ Trung uý điều dưỡng không quân, đã học ở Hoa Kỳ , thì chuyện đến USA sống chẳng khó khăn gì, còn có thể học lên nữa.
Tôi nhìn thân mẫu Đặng Thị Yến mà ngẩn ngơ, như tiếc lắm ...
Gia đình Yến theo Công giáo, nên mẹ Yến đã nén tủi buồn, bà ngó hình Chúa để trên tầng cao, suýt soa :
Thôi cô ạ, chắc ý Chúa muốn cất cái phần khổ não ở thế gian này, cho Yến bình an trong nước Chúa ...
Tôi không biết nói gì thêm, đành chia buồn với bà thân mẫu Yến, rồi chán nản ra về ...
Có thể cũng có những bạn tù khác gặp những rủi ro khác, nhưng hình ảnh Đặng Thị Yến xuất sắc quá, cả trong tinh thần lẫn ngoài thể chất, đã khiến tôi nhớ lại một khoảng thời gian khốn khổ, buồn phiền ...trong tù cải tạo .
Mà..., thưa quý vị cựu tù nhân chính trị CSVN , chỉ một tóc tơ tuyệt vọng, mất niềm tin ở cuộc đời, là có thể mệnh chung trong tích tắc .
CAO MỴ NHÂN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ở ĐẠI LỘ HOÀNG HÔN - CAO MỴ NHÂN
Ở ĐẠI LỘ HOÀNG HÔN - CAO MỴ NHÂN
Nơi đó là một phần doanh trại trong Trung Tâm huấn luyện Quang Trung của Quân Lực VNCH, bạo quyền Cộng sản đã tiếp thu sau ngày 30 -4 -1975 .
Để thiết lập Trại tù HT 7590 HT - T 20 " dành " cho 300 sĩ quan Nữ quân nhân, cùng nữ Cảnh sát VNCH tập trung cải tạo chính trị ở đó, giai đoạn đầu, kể từ 6/1975 .
Song song với sân cờ là 5 dãy nhà tuy tường gạch, mái tôn, nền ciment, nhưng trống tuếch vì cửa nẻo đã hư hỏng sau cuộc đánh phá Saigon và ven đô vài tháng trước...của Bên Cướp Cuộc .
Mỗi dãy nhà nêu trên chứa 60 nữ tù, chia dọc 2 bên tường dài là 30 chiếc chiếu hay tấm nilong cá nhân , với mỗi tiểu đội 12 người, gọi là A.
Tổng hợp 5A ấy thành một B, như sĩ số tất cả những trung đội thông thường, xê xích ít nhiều ở bất cứ tập thể nào .
Với 300 nữ tù đương nêu, 1 đã vượt trại, trốn về nhà hay kiếm nơi tá túc đâu đó, còn 299 " nhân khẩu tù " , chia thành 2 hội trường, cũng chạy song song nhưng bên kia con đường cắt ngang 5 dãy nhà ngủ kể trên .
Hội trường này vừa để học, vừa là nhà ăn .
Chúng tôi đặt tên con đường cắt ngang ấy là đại lộ Hoàng Hôn.
Sau khi ăn cơm chiều rồi, chúng tôi lại từng tốp 2 hay 3 người bước dạo trên cái đại lộ Hoàng Hôn ngắn ngủi, vì đã bị rào lại, để rong ruổi chân tay, cho khỏi bệnh hoạn, tù túng .
Hình như ở tất cả những nơi sống tập trung nào, cũng có những điểm giống và khác nhau ...
Thí dụ: cùng một B ( nhà ), cùng một A ( toán ), mà cũng giới hạn giao tế ..,người này không thích người kia, cả năm không nói chuyện với nhau, chưa kể còn ngó nhau ...dửng dưng nữa.
Vì thế, trong học tập, trong lao động, giữ nội quy vv...cũng là một vấn đề phải biết giữ gìn .
Song may quá Trung Tâm nữ tù của chúng tôi, sự khó chịu chỉ ở mức độ tương đối nhã nhặn, nghĩa là không nói chuyện với nhau, chứ chưa hề cãi nhau, mặc dù trong lý luận bài vở ...thì có phần " phát biểu " gay gắt, hay xa cách đôi chút .
Có một nhân vật mà tôi thấy suốt năm đầu, cô nàng Trung uý đó không hề nói chuyện với ai. Gương mặt lúc nào cũng sáng rỡ, tươi trẻ, nhưng không hoà nhập . Xa cách cả trong sinh hoạt chung, lẫn lối sống riêng tư ...
Là một trong 4 cô nữ sĩ quan điều dưỡng không quân VNCH. Được tuyển dụng qua Mỹ học y tá quân đội .
Trở về QL/VNCH, được mang cấp Chuẩn uý, tới khi tan hàng là Trung uý .
Nàng Trung uý trẻ đẹp, văn minh đó tên Đặng Thị Yến,
cháu ruột thiếu tá Đặng Sĩ, một thời là phó tỉnh trưởng Nội an tỉnh Thừa Thiên, kiêm thị xã Huế .
Bài học thứ nhất ở bất cứ trại tù cải tạo nào, cũng là bài : " Đế Quốc Mỹ, kẻ thù số 1 của nhân dân ta và Nhân dân thế giới ..."
Đặng Thị Yến được kêu lên " trình bầy " .
Trong phong cách " đã ở Mỹ khá nhiều tháng năm " , cô Trung uý này rất bình tĩnh, và rất tân tiến trong suy nghĩ ...
Yến đã trả lời cô không thấy Hoa Kỳ là kẻ thù của ai , nước nào trên thế giới, mà chỉ có thể là đồng minh với mọi Quốc gia ..,vv
Dù không bị ...phê bình, kiểm thảo, trù dập kiểu giai cấp vô sản thù hằn, Đặng Thị Yến cũng được trở về một lượt với 3 nữ sĩ quan điều dưỡng không quân nêu trên, sau 2 năm tù cải tạo.
Nhưng Đặng Thị Yến vẫn tìm cái chết, để không phải sống với " xã hội ngu dốt, lạc hậu là CSVN ."
Yến chết như thế nào ?
Ngay khi tôi rời trại tù đương nêu, tôi tới khu nhà nhiều tầng cao ráo, sạch sẽ, xứ Bùi Phát đường Trương Minh Giảng cũ , kiếm nhà Đặng Thị Yến .
Mẹ Yến ra mở cửa, tôi nói ngay tôi vừa từ trại tù cải tạo về, muốn thăm Yến .
Bà mời tôi vô phòng khách phía trước, mắt rưng rưng lệ, bà lặng lẽ nói :
Khi từ trại cải tạo về, Yến có việc làm ở đâu đó về y tế ...Yến cảm thấy không vui, không thích ứng cái kiểu sống ở xã hội này, là CSVN, Yến đã uống trọn ống thuốc optalidon, với một chai nước ngọt có " gas ", còn chùm cái bao nilong bọc kín đầu , có nghĩa là nhất định chết, không cho cứu. Yến đã mất rồi .
Sau đó, mẹ Yến nói thêm là: Hắn vội quá, chỉ cần chậm lại ít lâu thôi, bây chừ họ cho con cái họ đi vượt biên vô kể ...
Có nghĩa mẹ Yến cũng tiếc những cơ hội mà bấy giờ cuối thập niên 70, thế kỷ trước, ở Saigon mùa hoa vượt biên nở rộ .
Tại sao Yến không chờ thêm thời gian nữa, một nữ Trung uý điều dưỡng không quân, đã học ở Hoa Kỳ , thì chuyện đến USA sống chẳng khó khăn gì, còn có thể học lên nữa.
Tôi nhìn thân mẫu Đặng Thị Yến mà ngẩn ngơ, như tiếc lắm ...
Gia đình Yến theo Công giáo, nên mẹ Yến đã nén tủi buồn, bà ngó hình Chúa để trên tầng cao, suýt soa :
Thôi cô ạ, chắc ý Chúa muốn cất cái phần khổ não ở thế gian này, cho Yến bình an trong nước Chúa ...
Tôi không biết nói gì thêm, đành chia buồn với bà thân mẫu Yến, rồi chán nản ra về ...
Có thể cũng có những bạn tù khác gặp những rủi ro khác, nhưng hình ảnh Đặng Thị Yến xuất sắc quá, cả trong tinh thần lẫn ngoài thể chất, đã khiến tôi nhớ lại một khoảng thời gian khốn khổ, buồn phiền ...trong tù cải tạo .
Mà..., thưa quý vị cựu tù nhân chính trị CSVN , chỉ một tóc tơ tuyệt vọng, mất niềm tin ở cuộc đời, là có thể mệnh chung trong tích tắc .
CAO MỴ NHÂN