Mỗi Ngày Một Chuyện
PHẦN ĐẦU MỘT BUỔI TIỆC THƠ - CAO MỴ NHÂN
PHẦN ĐẦU MỘT BUỔI TIỆC THƠ - CAO MỴ NHÂN
Chủ nhân Minh Minh Thư Uyển ở cư xá Bắc Hải
xưa, là nhị vị giáo sư tên tuổi ở Saigon từ trước và cả sau. 30-4-1975.
Ông nguyên là giáo sư hiệu trưởng trường Trung học
Tương Lai Nha Trang, nhà thơ Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường, tác giả cuốn tự điển
Hán học. Sau 1975, ông cũng bị tập trung cải tạo mấy năm, rồi được ra trại,
trở về với gia đình ở biệt thự nêu trên.
Phu nhân ông là nữ sĩ Như Hiên, một thành
viên của hội thơ Quỳnh Dao tiếng tắm từ giữa thế kỷ trước . Bà là tác giả của
nhiều tiểu thuyết, đặc biệt là cuốn tham khảo về Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
(1650-1700), từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, cụ có công mở nước về phía Nam.
Nhân một buổi đẹp trời, có lẽ cũng sắp mùa xuân,
nhị vị chủ nhân nêu trên tổ chức một buổi hội thơ, tất nhiên có phần
yến tiệc.
Đó là nói cho văn hoa, chứ càng về sau này, ở
đâu nếu sành nấu nướng cũng có thể bày yến tiệc, vì tổ yến đã phổ thông khắp
thế giới, chẳng còn giới hạn ở chốn cung đình vua chúa đông phương xa
xưa...
Thư uyển đó có 3 tầng, chưa kể sân thượng có
thể lên đó, nhìn khắp vùng cư xá, và cũng có phòng nghỉ để khách nào
thích thư giãn thì cứ thượng lâu nghe băng thơ Hồ Điệp diễn ngâm cùng sáo trúc
Tô Kiều Ngân và đàn tranh mệ Bửu Lộc.
Vốn tôi là em út của hội thơ Quỳnh Dao nên luôn
được hân hạnh điều khiển chương trình .
Nhị vị chủ nhân trao cho tôi 1 tờ hoa, ý nói hoa
tiên... ghi danh sách quý khách hiện diện.
Ngoài hội viên thi đàn Quỳnh Dao với toàn hội
viên phái nữ, như niên trưởng Mộng Tuyết, Vân Nương , Uyển Hương,
Tôn nữ Hỷ Khương ...vv... , có thi hữu Hà Thượng Nhân, Trần Lữ Vũ, họa
sĩ Vũ Hối ..., có cả các tay Văn nghệ đương thời như: nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn, nhà văn Thái Bá Tân ..., còn có số ít khách mã thượng bên trời bẻ...súng, vừa
từ các trại tù cải tạo về như quý đại tá: Nguyễn Sùng (quân nhu), Lê
Kim Ngô, Trần Văn Tuệ (Công binh) quan 5 Trần Quốc Hiệp nguyên
xưa là trưởng cư xá sĩ quan Bắc Hải, nơi khá đông gia đình sĩ quan cao cấp
cư ngụ như tư thất Trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư thất
Trung tướng Lữ Lan ...
Mấy phu quân của các nữ sĩ Quỳnh
Dao nêu trên như: Cựu đại sứ luật sư Lê Ngọc Chấn, cư sĩ giáo sư
Tùng Linh, Trưởng hướng đạo Trần Bá Thuỳ.
Thế là...đầy đủ quá, tôi tha hồ giới thiệu kiểu
"Đánh bóng" quý khách tới dự hội thơ...
Hình như nơi một khung cảnh nào đó, một thời
gian nào chưa mất hẳn quá khứ, người ta như gặp lại chính người ta, rất hồn
nhiên, cởi mở. .. và hào hứng chi lạ.
Là chi thì là ở ngoài đời, khi đã ngồi xuống chiếu
thơ thì ai cũng trở nên thi sĩ. Sau 30-4-1975, giới Văn nghệ Saigon
thường trải chiêu kín sàn phòng ốc nêu hội hè đình đám ở tư gia, thế nên
khách dự cứ việc ngồi vòng quanh chân tường dù phòng to đến mấy vẫn
nhìn thấy nhau.
Trịnh công Sơn rất hoạt lạc bên chai rượu
tây, Thái Bá Tân thầm lặng vì ông ta vốn từ miền Bắc vô Saigon sau 75. Còn
tất cả phe ta tha hồ thoải mái ...phần giới thiệu của tôi cứ kêu rang
rảng, nhưng đến niên trưởng đại tá quân nhu Nguyễn Sùng thì tôi bị
...khựng lại, khi tôi vừa thốt:
Nhà thơ Nguyễn Sùng và phu nhân...
Cụ Nguyễn Sùng lắc đâu: thưa, tôi
không phải nhà thơ.
Tôi tạm giới thiệu thêm vài danh xưng khác,
nhưng cụ lác đầu tiếp .
Tôi hiểu ra rồi, xin lỗi quý vị, tôi hiểu
rồi, những đấng trượng phu trong đại tộc Ka ki của ...tôi, quý vị ấy
đã mất hết vì những gì nơi phạm trù Anh hùng mã thượng của
đại tộc bị tước đoạt nên có lúc cơn tức giận không kềm lại được, đừng
đem những điều không phải của cụ ra áp vào tên tuổi cụ, mà chắc gì cụ
thich chứ.
-- xin giới thiệu đại tá Nguyễn Sùng và phu
nhân.
Cụ gật đầu ngay, cụ vuốt sơ bộ râu để kiểu "Ông
Hồ", cụ ...phát biểu như một bài diễn văn ngắn:
Vâng chúng tôi đến đây vì mối thân tình với ông
bà giáo sư Nguyễn Duy Nhường, tôi không là nhà thơ hay các nhà khác của giới
văn nghệ, tôi là nhà binh, ông Nhường quen tôi qua danh nghĩa nhà
binh, cô giới thiệu đúng rồi, tôi đại tá Nguyễn Sùng Quân Lực VNCH.
Phần thứ 2 là "hạ sơn" tức
xuống lầu dự tiệc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở lại dự tiệc, còn nhà văn Hà Nội
Thái Bá Tân đã kín đáo rời Minh Minh Thư Uyển lúc nào tôi chẳng để ý,
vì bàn tiệc khá dài hôm đó, không có mặt ông.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
PHẦN ĐẦU MỘT BUỔI TIỆC THƠ - CAO MỴ NHÂN
PHẦN ĐẦU MỘT BUỔI TIỆC THƠ - CAO MỴ NHÂN
Chủ nhân Minh Minh Thư Uyển ở cư xá Bắc Hải
xưa, là nhị vị giáo sư tên tuổi ở Saigon từ trước và cả sau. 30-4-1975.
Ông nguyên là giáo sư hiệu trưởng trường Trung học
Tương Lai Nha Trang, nhà thơ Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường, tác giả cuốn tự điển
Hán học. Sau 1975, ông cũng bị tập trung cải tạo mấy năm, rồi được ra trại,
trở về với gia đình ở biệt thự nêu trên.
Phu nhân ông là nữ sĩ Như Hiên, một thành
viên của hội thơ Quỳnh Dao tiếng tắm từ giữa thế kỷ trước . Bà là tác giả của
nhiều tiểu thuyết, đặc biệt là cuốn tham khảo về Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
(1650-1700), từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, cụ có công mở nước về phía Nam.
Nhân một buổi đẹp trời, có lẽ cũng sắp mùa xuân,
nhị vị chủ nhân nêu trên tổ chức một buổi hội thơ, tất nhiên có phần
yến tiệc.
Đó là nói cho văn hoa, chứ càng về sau này, ở
đâu nếu sành nấu nướng cũng có thể bày yến tiệc, vì tổ yến đã phổ thông khắp
thế giới, chẳng còn giới hạn ở chốn cung đình vua chúa đông phương xa
xưa...
Thư uyển đó có 3 tầng, chưa kể sân thượng có
thể lên đó, nhìn khắp vùng cư xá, và cũng có phòng nghỉ để khách nào
thích thư giãn thì cứ thượng lâu nghe băng thơ Hồ Điệp diễn ngâm cùng sáo trúc
Tô Kiều Ngân và đàn tranh mệ Bửu Lộc.
Vốn tôi là em út của hội thơ Quỳnh Dao nên luôn
được hân hạnh điều khiển chương trình .
Nhị vị chủ nhân trao cho tôi 1 tờ hoa, ý nói hoa
tiên... ghi danh sách quý khách hiện diện.
Ngoài hội viên thi đàn Quỳnh Dao với toàn hội
viên phái nữ, như niên trưởng Mộng Tuyết, Vân Nương , Uyển Hương,
Tôn nữ Hỷ Khương ...vv... , có thi hữu Hà Thượng Nhân, Trần Lữ Vũ, họa
sĩ Vũ Hối ..., có cả các tay Văn nghệ đương thời như: nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn, nhà văn Thái Bá Tân ..., còn có số ít khách mã thượng bên trời bẻ...súng, vừa
từ các trại tù cải tạo về như quý đại tá: Nguyễn Sùng (quân nhu), Lê
Kim Ngô, Trần Văn Tuệ (Công binh) quan 5 Trần Quốc Hiệp nguyên
xưa là trưởng cư xá sĩ quan Bắc Hải, nơi khá đông gia đình sĩ quan cao cấp
cư ngụ như tư thất Trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư thất
Trung tướng Lữ Lan ...
Mấy phu quân của các nữ sĩ Quỳnh
Dao nêu trên như: Cựu đại sứ luật sư Lê Ngọc Chấn, cư sĩ giáo sư
Tùng Linh, Trưởng hướng đạo Trần Bá Thuỳ.
Thế là...đầy đủ quá, tôi tha hồ giới thiệu kiểu
"Đánh bóng" quý khách tới dự hội thơ...
Hình như nơi một khung cảnh nào đó, một thời
gian nào chưa mất hẳn quá khứ, người ta như gặp lại chính người ta, rất hồn
nhiên, cởi mở. .. và hào hứng chi lạ.
Là chi thì là ở ngoài đời, khi đã ngồi xuống chiếu
thơ thì ai cũng trở nên thi sĩ. Sau 30-4-1975, giới Văn nghệ Saigon
thường trải chiêu kín sàn phòng ốc nêu hội hè đình đám ở tư gia, thế nên
khách dự cứ việc ngồi vòng quanh chân tường dù phòng to đến mấy vẫn
nhìn thấy nhau.
Trịnh công Sơn rất hoạt lạc bên chai rượu
tây, Thái Bá Tân thầm lặng vì ông ta vốn từ miền Bắc vô Saigon sau 75. Còn
tất cả phe ta tha hồ thoải mái ...phần giới thiệu của tôi cứ kêu rang
rảng, nhưng đến niên trưởng đại tá quân nhu Nguyễn Sùng thì tôi bị
...khựng lại, khi tôi vừa thốt:
Nhà thơ Nguyễn Sùng và phu nhân...
Cụ Nguyễn Sùng lắc đâu: thưa, tôi
không phải nhà thơ.
Tôi tạm giới thiệu thêm vài danh xưng khác,
nhưng cụ lác đầu tiếp .
Tôi hiểu ra rồi, xin lỗi quý vị, tôi hiểu
rồi, những đấng trượng phu trong đại tộc Ka ki của ...tôi, quý vị ấy
đã mất hết vì những gì nơi phạm trù Anh hùng mã thượng của
đại tộc bị tước đoạt nên có lúc cơn tức giận không kềm lại được, đừng
đem những điều không phải của cụ ra áp vào tên tuổi cụ, mà chắc gì cụ
thich chứ.
-- xin giới thiệu đại tá Nguyễn Sùng và phu
nhân.
Cụ gật đầu ngay, cụ vuốt sơ bộ râu để kiểu "Ông
Hồ", cụ ...phát biểu như một bài diễn văn ngắn:
Vâng chúng tôi đến đây vì mối thân tình với ông
bà giáo sư Nguyễn Duy Nhường, tôi không là nhà thơ hay các nhà khác của giới
văn nghệ, tôi là nhà binh, ông Nhường quen tôi qua danh nghĩa nhà
binh, cô giới thiệu đúng rồi, tôi đại tá Nguyễn Sùng Quân Lực VNCH.
Phần thứ 2 là "hạ sơn" tức
xuống lầu dự tiệc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở lại dự tiệc, còn nhà văn Hà Nội
Thái Bá Tân đã kín đáo rời Minh Minh Thư Uyển lúc nào tôi chẳng để ý,
vì bàn tiệc khá dài hôm đó, không có mặt ông.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)