Mỗi Ngày Một Chuyện
PHIÊN BẢN T/Y - CAO MỴ NHÂN
PHIÊN BẢN T/Y - CAO MỴ NHÂN
Người đàn ông đứng giữa lằn ranh trung niên và cao niên, có vẻ bình tĩnh. Nhưng ông vẫn không dấu được nét bâng khuâng, vì ông đang đứng trước ...chiến trường xưa.
Đó là một không gian mờ ảo trong tâm trí, chiến trường xưa còn lại những phiêu bồng lạnh lẽo, mỗi ngày mỗi gậm nhấm nỗi suy tư buồn chán .
Không phải ông thích chiến tranh, hay là mầu lửa đạn tô lấp cả sắc thanh xuân, sự lẫn lộn bi hùng của một trang ...Hiệp khách.
Người đàn ông từ một thanh niên " bạch diện thư sinh" đã tự xếp chồng chất lên vai mình những sót sa thương tủi của cõi nhân sinh mâu thuẫn, phức tạp đến tràn đầy ...trách nhiệm .
Ông ta chưa bao giờ nghĩ rằng ông đã có thể buông bỏ hay nghỉ ngơi . Những kiếp đời tha nhân cứ
quấn chặt khối óc và trái tim ông .
Nói rằng không vui thì không đúng, nhưng có thể nói chẳng có gì gọi là niềm vui toàn vẹn ...
Cứ vui đấy, rồi cái buồn nó cứ như oan nghiệp theo bên cạnh ông, cái buồn tự nhiên như có sẵn, giống chân tay ông ...
Chẳng lẽ nói rằng không có nó, cái buồn, thì sinh hoạt đời ông mất hết ý nghĩa. Bởi lẽ cái buồn lại cũng chồng chất lên nhau, trên khắp cơ thể ông để tạo thành nỗi buồn " nhân thế " như nêu trên phần nào, phần nào thôi, mà có lúc lại choán hết cả "tư duy" ông mới là khó giải thích .
Tôi gặp ông ta ở một buổi "đệ mấy chu niên" gì đó , của hội ái hữu Tầm Xuân, không đi dự cũng được, vì ở thủ đô tị nạn bây giờ giống như một hợp chủng quốc Vi En với đủ các đồng hương dị biệt...
Nhưng vì có bà bạn, bả lại hay đi đây, đi đó hết biết, còn tôi thì có vẻ cô đơn chút đỉnh, viết bao nhiêu thơ thổ lộ tâm tình, "chàng " cũng giả lơ, thậm chí còn xếp ngay vô tủ, để khỏi vướng bận ...thê nhi.
Bà bạn signal cho tôi, rằng người đàn ông ấy đang ngồi một mình ở cái ghế trong góc tối kia.
Chán quá, tại sao bà bạn tôi lại thắc mắc về ông " trầm tư " ấy thế, tôi tạm đặt ông ấy tên Trầm Tư cho hợp với kiểu ...trầm tư của ông ta.
Bà bạn tôi vớ được dịp may, le te bước tới chỗ ông Trầm Tư, rồi tự nói ngang nhiên như người Hà Nội:
Sao ông Anh không đến chỗ mấy bàn kia, sáng sủa và gần sân khấu hơn, bà quay lại hướng tôi, tiếp: tôi có bà bạn cứ ngạc nhiên sao ông không cùng bà nhà tới dự cho vui.
Tôi muốn quát lên là tôi có nói thế đâu, thì bà nhăn nhở cười thú vị.
Người đàn ông ấy thong thả tới chỗ tôi ngồi, tôi quay mặt ra cửa, và định đứng lên đi chỗ khác. Ông ta nói có vẻ nghiêm trọng:
Chào bà, tôi là Phách, nghe bà đây, là bà bạn tôi, nói hình như bà có biết bà nhà tôi ...
Thiếu đường tôi phát sùng luôn vì cái tánh cà rỡn của bà bạn tôi. Tôi nghiêm mặt, lặng thinh vì tức, biết thế đừng nể bà bạn " trời đánh " đi dự hội hè vớ vẩn cho rồi.
Song, có lẽ ông ta biết điều đó, nên im lặng một phút giây, rồi từ đó ông ta nào có trầm tư gì đâu, mà thao thao bất tuyệt, như sợ tôi lo ra, không nghe gì cả, cứ thỉnh thoảng ông lại hỏi :
" Bà không sao chứ, bà có nghe tôi nói không ạ? "
Tôi gật đầu hững hờ: " thưa vẫn ".
Sau buổi đó, ông ta luôn kiếm cách gặp tôi, qua bà bạn mà tôi đang muốn tuyệt giao.
Cho tới một ngày tôi nhận được phong thư dày cộp, tất nhiên tôi biết thư gì rồi, tôi thản nhiên cất thư...
Chợt nghĩ tới mình đang muốn tìm chuyện ...vãn, để kể cho " chàng " nghe, bèn mở ra coi thử .
Ông ta bảo rằng chẳng lẽ ông ta phải chết đi vì những điều nói chung là bất như ý ở cuộc đời, hay nói nôm na là ...chán đời cũng thế .
Nhưng tôi là một " cán sự xã hội " đã giúp đỡ được bao nhiêu " cas " trong quá khứ và đôi vài trường hợp hiện tại . .. Tôi kiếm cách trả lời thật hợp lý .
Cách trả lời hay nhất và hợp với xã hội VN xưa nhất, là tôi đang ...bà cố, với tứ đại đồng đường, tôi sắp ở giai đoạn ngồi nghiêm chỉnh, mượt áo nhung thêu chữ thọ, ngó con cháu xum vầy.
Tất nhiên bao thư được trả lại với lời ghi ngắn gọn ở ngoài bi: " kính chuyển lại ông phiên bản này, thành thực cám ơn " .
Nhưng sau đó, tôi cũng rơi vào phần nào trường hợp ông ta. Sự mâu thuẫn với chính mình, có lẽ tôi chỉ khác bà bạn tôi là không biểu hiện ra cử chỉ và ngôn ngữ .
Sự thực thì sự lặng lẽ chỉ là hình thức, chứ chữ nghĩa cứ bày ra không sót một dấu phẩy ( , ) e lỗi lầm tăng lên gấp bội lần ông " Trầm Tư " Phách đó...
Song le , " người hùng " của tôi là một bậc sư về tình cảm, " chàng ta " vững vàng trong Tâm lý, điêu luyện trong xử thế ..,thực tế trong xã giao...
Do đó, tôi chưa hề muốn gởi một " Phiên bản tình yêu " cho bất cứ người ...tình nào, từ ...xưa rồi, vì thơ vừa là phương tiện vừa là cứu cánh cuộc đời tôi, tưởng cũng đầy đủ quá rồi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
PHIÊN BẢN T/Y - CAO MỴ NHÂN
PHIÊN BẢN T/Y - CAO MỴ NHÂN
Người đàn ông đứng giữa lằn ranh trung niên và cao niên, có vẻ bình tĩnh. Nhưng ông vẫn không dấu được nét bâng khuâng, vì ông đang đứng trước ...chiến trường xưa.
Đó là một không gian mờ ảo trong tâm trí, chiến trường xưa còn lại những phiêu bồng lạnh lẽo, mỗi ngày mỗi gậm nhấm nỗi suy tư buồn chán .
Không phải ông thích chiến tranh, hay là mầu lửa đạn tô lấp cả sắc thanh xuân, sự lẫn lộn bi hùng của một trang ...Hiệp khách.
Người đàn ông từ một thanh niên " bạch diện thư sinh" đã tự xếp chồng chất lên vai mình những sót sa thương tủi của cõi nhân sinh mâu thuẫn, phức tạp đến tràn đầy ...trách nhiệm .
Ông ta chưa bao giờ nghĩ rằng ông đã có thể buông bỏ hay nghỉ ngơi . Những kiếp đời tha nhân cứ
quấn chặt khối óc và trái tim ông .
Nói rằng không vui thì không đúng, nhưng có thể nói chẳng có gì gọi là niềm vui toàn vẹn ...
Cứ vui đấy, rồi cái buồn nó cứ như oan nghiệp theo bên cạnh ông, cái buồn tự nhiên như có sẵn, giống chân tay ông ...
Chẳng lẽ nói rằng không có nó, cái buồn, thì sinh hoạt đời ông mất hết ý nghĩa. Bởi lẽ cái buồn lại cũng chồng chất lên nhau, trên khắp cơ thể ông để tạo thành nỗi buồn " nhân thế " như nêu trên phần nào, phần nào thôi, mà có lúc lại choán hết cả "tư duy" ông mới là khó giải thích .
Tôi gặp ông ta ở một buổi "đệ mấy chu niên" gì đó , của hội ái hữu Tầm Xuân, không đi dự cũng được, vì ở thủ đô tị nạn bây giờ giống như một hợp chủng quốc Vi En với đủ các đồng hương dị biệt...
Nhưng vì có bà bạn, bả lại hay đi đây, đi đó hết biết, còn tôi thì có vẻ cô đơn chút đỉnh, viết bao nhiêu thơ thổ lộ tâm tình, "chàng " cũng giả lơ, thậm chí còn xếp ngay vô tủ, để khỏi vướng bận ...thê nhi.
Bà bạn signal cho tôi, rằng người đàn ông ấy đang ngồi một mình ở cái ghế trong góc tối kia.
Chán quá, tại sao bà bạn tôi lại thắc mắc về ông " trầm tư " ấy thế, tôi tạm đặt ông ấy tên Trầm Tư cho hợp với kiểu ...trầm tư của ông ta.
Bà bạn tôi vớ được dịp may, le te bước tới chỗ ông Trầm Tư, rồi tự nói ngang nhiên như người Hà Nội:
Sao ông Anh không đến chỗ mấy bàn kia, sáng sủa và gần sân khấu hơn, bà quay lại hướng tôi, tiếp: tôi có bà bạn cứ ngạc nhiên sao ông không cùng bà nhà tới dự cho vui.
Tôi muốn quát lên là tôi có nói thế đâu, thì bà nhăn nhở cười thú vị.
Người đàn ông ấy thong thả tới chỗ tôi ngồi, tôi quay mặt ra cửa, và định đứng lên đi chỗ khác. Ông ta nói có vẻ nghiêm trọng:
Chào bà, tôi là Phách, nghe bà đây, là bà bạn tôi, nói hình như bà có biết bà nhà tôi ...
Thiếu đường tôi phát sùng luôn vì cái tánh cà rỡn của bà bạn tôi. Tôi nghiêm mặt, lặng thinh vì tức, biết thế đừng nể bà bạn " trời đánh " đi dự hội hè vớ vẩn cho rồi.
Song, có lẽ ông ta biết điều đó, nên im lặng một phút giây, rồi từ đó ông ta nào có trầm tư gì đâu, mà thao thao bất tuyệt, như sợ tôi lo ra, không nghe gì cả, cứ thỉnh thoảng ông lại hỏi :
" Bà không sao chứ, bà có nghe tôi nói không ạ? "
Tôi gật đầu hững hờ: " thưa vẫn ".
Sau buổi đó, ông ta luôn kiếm cách gặp tôi, qua bà bạn mà tôi đang muốn tuyệt giao.
Cho tới một ngày tôi nhận được phong thư dày cộp, tất nhiên tôi biết thư gì rồi, tôi thản nhiên cất thư...
Chợt nghĩ tới mình đang muốn tìm chuyện ...vãn, để kể cho " chàng " nghe, bèn mở ra coi thử .
Ông ta bảo rằng chẳng lẽ ông ta phải chết đi vì những điều nói chung là bất như ý ở cuộc đời, hay nói nôm na là ...chán đời cũng thế .
Nhưng tôi là một " cán sự xã hội " đã giúp đỡ được bao nhiêu " cas " trong quá khứ và đôi vài trường hợp hiện tại . .. Tôi kiếm cách trả lời thật hợp lý .
Cách trả lời hay nhất và hợp với xã hội VN xưa nhất, là tôi đang ...bà cố, với tứ đại đồng đường, tôi sắp ở giai đoạn ngồi nghiêm chỉnh, mượt áo nhung thêu chữ thọ, ngó con cháu xum vầy.
Tất nhiên bao thư được trả lại với lời ghi ngắn gọn ở ngoài bi: " kính chuyển lại ông phiên bản này, thành thực cám ơn " .
Nhưng sau đó, tôi cũng rơi vào phần nào trường hợp ông ta. Sự mâu thuẫn với chính mình, có lẽ tôi chỉ khác bà bạn tôi là không biểu hiện ra cử chỉ và ngôn ngữ .
Sự thực thì sự lặng lẽ chỉ là hình thức, chứ chữ nghĩa cứ bày ra không sót một dấu phẩy ( , ) e lỗi lầm tăng lên gấp bội lần ông " Trầm Tư " Phách đó...
Song le , " người hùng " của tôi là một bậc sư về tình cảm, " chàng ta " vững vàng trong Tâm lý, điêu luyện trong xử thế ..,thực tế trong xã giao...
Do đó, tôi chưa hề muốn gởi một " Phiên bản tình yêu " cho bất cứ người ...tình nào, từ ...xưa rồi, vì thơ vừa là phương tiện vừa là cứu cánh cuộc đời tôi, tưởng cũng đầy đủ quá rồi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)