Mỗi Ngày Một Chuyện
PHƯƠNG CHÂM "4 H" - CAO MỴ NHÂN
PHƯƠNG CHÂM "4 H"
- CAO MỴ NHÂN
Phương châm 4 H kia, của một đại thụ ngành
y tế "Nam Bộ", mà tình cờ tôi được thấy ở ngôi nhà khá lớn, quạnh hiu,
nơi thành phố mất tên, Saigon buồn bã sau 30-4-1975, đường Sương Nguyệt Ánh, Quận
I.
4 chữ viết tay, đúng ra là vẽ, thẳng một hàng: Học
- Hỏi - Hiểu - Hành .
Tôi hỏi chủ nhân, thừa kế mấy đời của dòng họ
Nguyễn ...Nam Bộ, là tại sao phải ghi ra những chữ đó, khi gần như hầu hết con
cháu trong nhà, đều xuất thân từ trường Tây ngày xưa.
Bác sĩ Nguyễn thị TH. là một trong 2 bà Bác
sĩ phụ trách phòng sanh ở bảo sanh viện Từ Dũ, thời VNCH, kẹt lại sau
ngày đổi đời ghi trên.
Bác sĩ TH trả lời: 4 chữ ấy thực ra chẳng mới lạ
gì, đó chỉ là kinh nghiệm của ông bác chị, là một Bác sĩ từ thời Tây.
Sau đi tập kết ra Bắc, giờ trở lại, muốn chỉ cho
con cháu những gì ông trải qua trên đường đời, đi làm "kach mạng giải
phóng dân tộc", tức chống Pháp thôi, không cần phải có đoạn sau, xã hội chủ
nghĩa, mà giờ đây chúng ta phải gánh chịu.
Rằng biển học mênh mông, nhưng nếu không học ra
đầu, ra đũa, thì còn khổ hơn là ...dốt nát.
Học không kỹ, không...ngộ ra, thì phải hỏi. Hỏi
thầy, hỏi bạn, hỏi tha nhân ngoài đời.
Khi đã học, đã hỏi rồi, thi phải hiểu. Chứ chả lẽ
học đã, hỏi đã ... Mà không hiểu sao. Tuy nhiên, nếu đã học, đã hỏi rồi, vẫn chẳng
hiểu gì cả, có nghĩa là dốt đặc. Đành vậy. Hoặc giả anh nghĩ vượt xa thiên hạ
chăng.
Sau khi học, hỏi, hiểu nếu đã tường tận, thì chỉ
còn mỗi một điều là hành, tức làm thôi.
Nữ Bác sĩ Nguyễn thị TH cười: nhưng bác chị
bảo rằng," cái khâu này", làm, tưởng dễ nhất, vì đã kinh qua các bước
Học, Hỏi, Hiểu, chỉ còn Hành, tức làm theo những điều nêu trên, tưởng ít ra phải
đúng chớ.
Nhưng sự việc đã không làm đúng những điều học hỏi
được, những điều hiểu đến không thể quên một dấu phẩy ấy, đã cho bác chị một thực
tế bẽ bàng.
Ông bác chị có được giữ chức Bộ trưởng Bộ y tế một
thời, nhưng bên cạnh đó ông chỉ đạt danh hiệu "anh hùng lao động",
tức là làm việc chết xác, chứ không đạt danh nghĩa "Bác sĩ nhân dân",
điều mà bác chị rất thích.
Nghe chị Bác sĩ TH nói, tôi chẳng hiểu gì cả. Ôi
chao, lao động với chả nhân dân, những cái vỏ bọc danh dự của chế độ Cộng sản
VN.
Là thế này, ba cái "lao động" chỉ nói
lên tính cách làm việc quên cả ngày đêm. Còn cái chữ "nhân dân"
của cộng sản tức cười lắm, là tất cả cuộc đời phó thác cho nhân dân quyết định,
sống chết với cái lũ Cộng sản giáo điều.
Bác chị ngành y "nguyên bản",
nên chỉ nghĩ tới tha nhân, là những người cùng khổ kiểu Les Miserables của Victor Hugo
...thành lạc điệu với bọn họ.
Thể sao bác chị đã học tới bằng bác
sĩ bên tây, mà còn theo họ?
Thì nói thiệt, nhiều bác sĩ miền Nam, vốn
giàu có rồi mà theo đám Hồ, chỉ là muốn giải phóng dân tộc thôi, trí thức cũng
nhiều nữa, chứ có phải khố rách áo ôm đâu, mà đi làm cách mạng vô sản.
Thế sao tất cả đại gia đình chị đi Pháp hết rồi,
chị ở đây làm gì?
Bác sĩ TH cười héo hắt: thực ra xuất cảnh cũng
không khó với mình, nhưng bác mình bảo, đã hoàn toàn "giải phóng đất nước",
đã tới lúc trí thức...hành xử quyền làm chủ, thì phải dạy cho thành phần
bình dân, lao động biết thế nào là quyền làm chủ bản thân, gia đình, xã hội
và những liên hệ thiêng liêng khác như Tổ Quốc, Quê Hương.
Song, ông bị bọn "cường hào ác bá mới "ở
Hà Nội, lúc đó là thời gian sau cuộc đổi đời, chúng cười nấc lên rằng: bố ơi, bố
quên rằng miền Bắc mới là cái đầu, miền Nam chỉ là cái dạ dày
thôi," "đồng chí" về chăm sóc bao tử cho cả nước nhá.
Ông bác chị đã trở về Saigon xưa, thủa ổng
có phòng mạch ở giữa đường Cống Quỳnh trước 1954.
Bác sĩ Nguyễn văn H., một lượt với các bác sĩ miền
Nam chống Pháp như Phạm Ngọc Thạch, Đặng Ngọc Tốt, Trần Nam Hưng ...đi bưng, ra
bắc, trong cái nhóm Thanh niên tiền phong, đầu tiên, mà ít lâu nay người ta hay
nhắc tới bài hát tiếng gọi thanh niên, hậu thân của bài Tiếng gọi sinh viên do
nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bạn học soạn, sau này là Quốc ca VNCH.
Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn cùng thế hệ, nhưng khác
lý tưởng, ông tách rời từ ngoại quốc về miền Nam.
Bác sĩ TH kết luận: vị bác sĩ, bác của chị quá
chán cái tính chất làm sai mà cứ ngoan cố, của tập thể lãnh đạo miền Bắc, nhất
là sau chuyện kêu "đổi mới", thủa Liên Xô sắp sửa sập tiệm (1985
-1991).
Người em ruột của bác chị, là Nguyễn thừa Nghiệp,
nguyên làm việc tại Tổng công đoàn lao động VNCH, còn gọi "nhà kiếng",
bên hông Vườn Ông Thượng, hơn một lần thốt vào năm 1987, 1988 là cần phải đa
nguyên, đa đảng, để đưa đất nước vào quỹ đạo dân chủ.
Thì ngay tức khắc, ông bị vô tù một lượt với các
ông Tạ Bá Tòng (giám đốc nông trường Thái Mỹ Củ chi), Đoàn Thanh Liêm
(luật sư VNCH ...nguyên trong đoàn Luật sư Quốc tế) người dịch "luật
của CSVN sang tiếng Anh, hiện định cư ở Hoa Kỳ do con trai ông bảo lãnh.
Chị TH cười rũ ra: nhìn đi, ngôi nhà sang trọng
này, đang biến thành cái gì, họ lấy những tấm phên lồ ô ngăn ra nhiều
phòng, chia cho mỗi gia đình một phòng, còn chị đây, ở hành lang phòng khách
xưa đó.
Cuối thế kỷ trước, bác sĩ Bộ trưởng X của
VN dân chủ cộng hoà (1954- 1975 ngoài bắc) một thời, đã mãn phần ở
Saigon, tên ông cũng được đặt cho một con đường rất nhỏ ở Chợ Lớn.
Sự nghiệp ông e chỉ để lại tặng cho thân bằng
quyến thuộc 4 chữ H nêu trên, chưa trọn vẹn được tâm ý một người Thanh
niên tiền phong ở Nam kỳ. ..thuộc địa.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
PHƯƠNG CHÂM "4 H" - CAO MỴ NHÂN
PHƯƠNG CHÂM "4 H"
- CAO MỴ NHÂN
Phương châm 4 H kia, của một đại thụ ngành
y tế "Nam Bộ", mà tình cờ tôi được thấy ở ngôi nhà khá lớn, quạnh hiu,
nơi thành phố mất tên, Saigon buồn bã sau 30-4-1975, đường Sương Nguyệt Ánh, Quận
I.
4 chữ viết tay, đúng ra là vẽ, thẳng một hàng: Học
- Hỏi - Hiểu - Hành .
Tôi hỏi chủ nhân, thừa kế mấy đời của dòng họ
Nguyễn ...Nam Bộ, là tại sao phải ghi ra những chữ đó, khi gần như hầu hết con
cháu trong nhà, đều xuất thân từ trường Tây ngày xưa.
Bác sĩ Nguyễn thị TH. là một trong 2 bà Bác
sĩ phụ trách phòng sanh ở bảo sanh viện Từ Dũ, thời VNCH, kẹt lại sau
ngày đổi đời ghi trên.
Bác sĩ TH trả lời: 4 chữ ấy thực ra chẳng mới lạ
gì, đó chỉ là kinh nghiệm của ông bác chị, là một Bác sĩ từ thời Tây.
Sau đi tập kết ra Bắc, giờ trở lại, muốn chỉ cho
con cháu những gì ông trải qua trên đường đời, đi làm "kach mạng giải
phóng dân tộc", tức chống Pháp thôi, không cần phải có đoạn sau, xã hội chủ
nghĩa, mà giờ đây chúng ta phải gánh chịu.
Rằng biển học mênh mông, nhưng nếu không học ra
đầu, ra đũa, thì còn khổ hơn là ...dốt nát.
Học không kỹ, không...ngộ ra, thì phải hỏi. Hỏi
thầy, hỏi bạn, hỏi tha nhân ngoài đời.
Khi đã học, đã hỏi rồi, thi phải hiểu. Chứ chả lẽ
học đã, hỏi đã ... Mà không hiểu sao. Tuy nhiên, nếu đã học, đã hỏi rồi, vẫn chẳng
hiểu gì cả, có nghĩa là dốt đặc. Đành vậy. Hoặc giả anh nghĩ vượt xa thiên hạ
chăng.
Sau khi học, hỏi, hiểu nếu đã tường tận, thì chỉ
còn mỗi một điều là hành, tức làm thôi.
Nữ Bác sĩ Nguyễn thị TH cười: nhưng bác chị
bảo rằng," cái khâu này", làm, tưởng dễ nhất, vì đã kinh qua các bước
Học, Hỏi, Hiểu, chỉ còn Hành, tức làm theo những điều nêu trên, tưởng ít ra phải
đúng chớ.
Nhưng sự việc đã không làm đúng những điều học hỏi
được, những điều hiểu đến không thể quên một dấu phẩy ấy, đã cho bác chị một thực
tế bẽ bàng.
Ông bác chị có được giữ chức Bộ trưởng Bộ y tế một
thời, nhưng bên cạnh đó ông chỉ đạt danh hiệu "anh hùng lao động",
tức là làm việc chết xác, chứ không đạt danh nghĩa "Bác sĩ nhân dân",
điều mà bác chị rất thích.
Nghe chị Bác sĩ TH nói, tôi chẳng hiểu gì cả. Ôi
chao, lao động với chả nhân dân, những cái vỏ bọc danh dự của chế độ Cộng sản
VN.
Là thế này, ba cái "lao động" chỉ nói
lên tính cách làm việc quên cả ngày đêm. Còn cái chữ "nhân dân"
của cộng sản tức cười lắm, là tất cả cuộc đời phó thác cho nhân dân quyết định,
sống chết với cái lũ Cộng sản giáo điều.
Bác chị ngành y "nguyên bản",
nên chỉ nghĩ tới tha nhân, là những người cùng khổ kiểu Les Miserables của Victor Hugo
...thành lạc điệu với bọn họ.
Thể sao bác chị đã học tới bằng bác
sĩ bên tây, mà còn theo họ?
Thì nói thiệt, nhiều bác sĩ miền Nam, vốn
giàu có rồi mà theo đám Hồ, chỉ là muốn giải phóng dân tộc thôi, trí thức cũng
nhiều nữa, chứ có phải khố rách áo ôm đâu, mà đi làm cách mạng vô sản.
Thế sao tất cả đại gia đình chị đi Pháp hết rồi,
chị ở đây làm gì?
Bác sĩ TH cười héo hắt: thực ra xuất cảnh cũng
không khó với mình, nhưng bác mình bảo, đã hoàn toàn "giải phóng đất nước",
đã tới lúc trí thức...hành xử quyền làm chủ, thì phải dạy cho thành phần
bình dân, lao động biết thế nào là quyền làm chủ bản thân, gia đình, xã hội
và những liên hệ thiêng liêng khác như Tổ Quốc, Quê Hương.
Song, ông bị bọn "cường hào ác bá mới "ở
Hà Nội, lúc đó là thời gian sau cuộc đổi đời, chúng cười nấc lên rằng: bố ơi, bố
quên rằng miền Bắc mới là cái đầu, miền Nam chỉ là cái dạ dày
thôi," "đồng chí" về chăm sóc bao tử cho cả nước nhá.
Ông bác chị đã trở về Saigon xưa, thủa ổng
có phòng mạch ở giữa đường Cống Quỳnh trước 1954.
Bác sĩ Nguyễn văn H., một lượt với các bác sĩ miền
Nam chống Pháp như Phạm Ngọc Thạch, Đặng Ngọc Tốt, Trần Nam Hưng ...đi bưng, ra
bắc, trong cái nhóm Thanh niên tiền phong, đầu tiên, mà ít lâu nay người ta hay
nhắc tới bài hát tiếng gọi thanh niên, hậu thân của bài Tiếng gọi sinh viên do
nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bạn học soạn, sau này là Quốc ca VNCH.
Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn cùng thế hệ, nhưng khác
lý tưởng, ông tách rời từ ngoại quốc về miền Nam.
Bác sĩ TH kết luận: vị bác sĩ, bác của chị quá
chán cái tính chất làm sai mà cứ ngoan cố, của tập thể lãnh đạo miền Bắc, nhất
là sau chuyện kêu "đổi mới", thủa Liên Xô sắp sửa sập tiệm (1985
-1991).
Người em ruột của bác chị, là Nguyễn thừa Nghiệp,
nguyên làm việc tại Tổng công đoàn lao động VNCH, còn gọi "nhà kiếng",
bên hông Vườn Ông Thượng, hơn một lần thốt vào năm 1987, 1988 là cần phải đa
nguyên, đa đảng, để đưa đất nước vào quỹ đạo dân chủ.
Thì ngay tức khắc, ông bị vô tù một lượt với các
ông Tạ Bá Tòng (giám đốc nông trường Thái Mỹ Củ chi), Đoàn Thanh Liêm
(luật sư VNCH ...nguyên trong đoàn Luật sư Quốc tế) người dịch "luật
của CSVN sang tiếng Anh, hiện định cư ở Hoa Kỳ do con trai ông bảo lãnh.
Chị TH cười rũ ra: nhìn đi, ngôi nhà sang trọng
này, đang biến thành cái gì, họ lấy những tấm phên lồ ô ngăn ra nhiều
phòng, chia cho mỗi gia đình một phòng, còn chị đây, ở hành lang phòng khách
xưa đó.
Cuối thế kỷ trước, bác sĩ Bộ trưởng X của
VN dân chủ cộng hoà (1954- 1975 ngoài bắc) một thời, đã mãn phần ở
Saigon, tên ông cũng được đặt cho một con đường rất nhỏ ở Chợ Lớn.
Sự nghiệp ông e chỉ để lại tặng cho thân bằng
quyến thuộc 4 chữ H nêu trên, chưa trọn vẹn được tâm ý một người Thanh
niên tiền phong ở Nam kỳ. ..thuộc địa.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)