Mỗi Ngày Một Chuyện
Phe Dân chủ ngày càng thiên về một cương lĩnh xã hội chủ nghĩa cực đoan
Đóng góp của Tổng thống tiền nhiệm Obama
Không chỉ ứng viên Dân chủ tranh cử tổng thống năm 2020,
mà hầu hết những nghị sĩ Dân chủ và lãnh đạo của họ, cùng nhiều
nhà tài trợ chiến dịch cho phe Dân chủ, cũng như khối cử tri trọng
yếu của đảng (Party’s Base) này đều đang tỏ ra ngày càng thiên tả (moving increasingly left), ngày càng chuyển dịch về hướng
Chủ nghĩa xã hội (Socialism)
Phong trào Dân chủ thoát ly Thiên hướng tự do (Liberalism) và tách
rời Thiên hướng cải cách xã hội (Progressivism) để chuyển sang
Chủ nghĩa xã hội, đã có được động lực mới kể từ khi B. Obama
nhậm chức năm 2008;
rồi tăng tốc ở giai đoạn ông Bernie Sanders thua bà Hillary Clinton
trong cuộc đua đại diện phe Dân chủ thi đấu với ông D. Trump
năm 2016; và rốt cuộc phong trào này giờ đã trở thành trọng tâm
của phe Dân chủ sau khi cuộc bầu cử hạ viện năm 2018 bầu
ra 4 thành viên hạ viện mới, là những người định hình đường
lối tuyên truyền của Đảng Dân chủ (Party’s narrative)
Đóng góp của Tổng thống tiền nhiệm Obama
Ngay trước cuộc bầu cử tháng 11/2008, ông Obama loan báo:
“Chúng ta chỉ còn cách cuộc cải tổ căn bản nước Mỹ có 5 ngày.”
Vài tháng trước đó, trong tháng 5/2018 bà Michelle Obama
tuyên bố:
”Chúng ta phải thay đổi cách đối thoại; chúng ta sẽ thay đổi nhiều
truyền thống, thay đổi lịch sử; và với tư cách một quốc gia, chúng
ta sẽ phải tiến tới một nơi chốn mới và khác biệt.”
Ông Obama được bầu đúng lúc cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu 2008 bắt đầu. Ông tiêu gần 1000 tỉ USD kích thích nền
kinh tế bằng cách nâng quyền lợi cho người thất nghiệp, nâng
lương giáo viên, chi tiêu chăm sóc sức khỏe, cùng với tài trợ
các dự án hạ tầng. Ông cũng mua giải cứu ngành xe (91 tỉ USD),
ngành ngân hàng (900 tỉ USD). Những người có nguy cơ mất
nhà thế chấp thì được cho vay từ quỹ 85 tỉ USD để có nguồn
trả một phần nợ vay mua nhà.
Obama đưa ra một chương trình lớn mà nay đang thất bại, mang
tên Obamacare, chi tiêu tới hàng ngàn tỉ USD mỗi năm, khi đó
được coi là dấu hiệu báo trước tham vọng của ông muốn từ
bỏ bảo hiểm y tế tư nhân và thay thế bằng một chương trình
do chính phủ chi trả.
Obama lập nên những đại kế hoạch cấp trung ương (central planning schemes), đặc biệt ở lĩnh vực năng lượng và môi trường.
Các công ty năng lượng được liên bang trợ cấp để đẩy mạnh việc
từ bỏ những ngành sản xuất tạo nhiều carbon. Ông Obama cho
các công ty sản xuất tấm pin mặt trời vay hàng tỉ USD.
Ông Obama cũng cắt giảm sâu chi phí quốc phòng, bao gồm cả
giảm thiểu quy mô quân đội để tài trợ những chương trình này.
Sau 8 năm cầm quyền Gần 20 ngàn tỉ nợ quốc gia, trong đó
ông Obama đã làm nợ quốc gia tăng thêm 9,2 ngàn tỉ USD
để bù đắp thiếu hụt chi tiêu.
Những người Xã hội chủ nghĩa Dân chủ trỗi dậy năm 2018
Một phần nhờ thành công của ông Sanders, nhóm DSA (Democratic Socialists of America -- những người Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ),
thành lập năm 1982, đã mở rộng được từ 30 ngàn lên 60 ngàn
thành viên,
Có 2 ứng cử viên DSA giành được ghế ở quốc hội:
Alexandra Ocasio-Cortez (viết tắt là AOC) và Rashida Tlaib.
Hai người này cùng hai người khác của đảng Dân chủ mới giành
thắng lợi trong bầu cử, là Ilhan Omar và Ayanna Pressley, đã lập
nên một nhóm gọi là “The Squad”(nhóm đặc nhiệm - ND) trong
quốc hội, theo đuổi một cương lĩnh Xã hội chủ nghĩa cực đoan.
4 thành viên nhóm The Squad (từ trái qua): Rashida Tlaib (43 tuổi), Ilhan Omar (37 tuổi), Alexandria Ocasio-Cortez (30 tuổi), và Ayanna Pressley (45 tuổi) |
Nhóm “The Squad” ngay lập tức dùng truyền thông chủ lưu và truyền
thông xã hội tấn công nhóm cầm quyền, bao gồm cả những người
Dân chủ Tự do và Cải cách (Liberal and Progressive Democrats)
cùng nhóm lãnh đạo của họ;
ông Donald Trump cùng những người Cộng hòa đương nhiên cũng
bị tấn công. Những thành viên nhóm đặc nhiệm này hiện hết thảy
đều nổi tiếng như là những “ngôi sao nhạc rock của công chúng”,
nhiều người tin rằng họ sẽ là gương mặt mới của phe Dân chủ.
Qua 7 tháng hoạt động, nhóm “The Squad” đã thành công đến
mức những tư tưởng Xã hội chủ nghĩa cực đoan của họ đã đi
vào được dòng chính.
Kết quả, họ tỏ ra đã chuyển được Đảng Dân chủ đi xa thêm
nhiều về phía tả, còn các ứng cử viên tổng thống của đảng này
thì đi về phía cực tả.
Còn AOC, sau khi nhậm chức, đã tạo ra một nghị quyết mang
tên Green New Deal (Tạm dịch Tân chính sách về Phát triển
xanh, sau đây viết tắt là GND), một tuyên bố về chính sách
có vai trò hướng dẫn một Quốc hội mới trong năm 2019.
AOC lăng xê “chào bán” GND như là một kế hoạch khẩn cấp
nhằm cứu quốc gia và hành tinh khỏi biến đổi khí hậu.
Cô ta đã khôn khéo kết hợp được nỗi sợ về biến đổi khí hậu
với cái nhu cầu tái cấu trúc tổng thể xã hội và nền kinh tế, tức
là Chủ nghĩa xã hội. Làm được vậy, thì chi phí đắt rẻ sẽ không
còn là vấn đề nữa.
Cố vấn trưởng của AOC gợi ý rằng GND “giải quyết được biến đổi
khí hậu VÀ đảo ngược được sự bất bình đẳng của cải bằng cách
chủ động xây dựng một nền kinh tế năng lượng mới trong nước Mỹ.”
GND kêu gọi “một sự tập hợp kinh tế, xã hội và ngành nghề mới,
trên phạm vi quốc gia và ở một quy mô chưa từng thấy từ Thế
chiến II và từ kỷ nguyên Tân chính sách (New Deal).”
Gần đây, cộng sự của AOC có thừa nhận mục tiêu của GND là
hạ bệ (take down) chủ nghĩa tư bản (Capitalism) và thay thế nó
bằng Chủ nghĩa xã hội dân chủ (Democratic Socialism).
GND cổ xúy những thứ như xóa bỏ hầu hết du lịch hàng không,
chuyển đổi sang một nền kinh tế tổng phát thải bằng zero vào
năm 2030, cải tạo để mọi tòa nhà trở nên tiết kiệm năng lượng,
loại bỏ mọi loại nhiên liệu hóa thạch và nhiều thứ khác.
Về mặt kinh tế, mọi người đều được trao việc làm; mọi người đều
được bảo đảm một mức lương đủ sống; miễn phí hoàn toàn y tế,
giáo dục, nhà ở, vân vân. GND đi theo cách người giàu sẽ bị
đánh thuế.
Điều thú vị là khi vận động tranh cử, gần như ứng cử viên
Dân chủ tổng thống năm 2020 đều bày tỏ sự ủng hộ GND.
Nhóm Squad thậm chí còn có những tổ chức gây quỹ riêng để
chạy chiến dịch lật đổ những người không đồng thuận với họ.
Nhóm đặc nhiệm này là những bậc thầy về lôi kéo chú ý của
truyền thông cho những kế hoạch của mình. Họ xuất hiện trên
truyền thông hàng ngày.
Nhóm này cũng đoàn kết trong việc phản đối bất cứ thứ gì
ông Trump làm.
Triển vọng cho Chủ nghĩa xã hội ở Mỹ
Như vậy, phe Dân chủ có thể đang trở thành một đảng chính trị
Xã hội chủ nghĩa “hoàn toàn”. Cũng có thể cái nỗ lực theo
đuổi Chủ nghĩa xã hội này có thể sắp sụp đổ.
Và, nếu phe Dân chủ giành ghế tổng thống và kiểm soát quốc hội
năm 2021, thì nước Mỹ khả năng cao sẽ chuyển sang Chủ nghĩa
xã hội.
Nếu phe Dân chủ đánh mất hoặc Hạ viện, Thượng viện
hoặc Ghế tổng thống, bất kỳ một chương trình Xã hội
chủ nghĩa lớn nào cũng sẽ bị sụp đổ.
Phe Dân chủ đang hy vọng rằng sự ủng hộ mạnh mẽ (40%)
dành cho Chủ nghĩa xã hội trong công chúng Mỹ, đặc biệt là
những người trẻ, sẽ biến thành lá phiếu cho phe Dân chủ
cạnh tranh với ông Trump. Điều này hiện vẫn chưa chắc chắn.
Cuộc chạy đua tổng thống vừa mới khởi động và kinh nghiệm
quá khứ cho ta biết rằng người được trông đợi là thắng lợi
nhiều nhất có khi lại thất bại cay đắng: Hãy hỏi bà Clinton
hồi 2008 và 2016.
Hải Văn (chuyển ngữ) VN chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Phe Dân chủ ngày càng thiên về một cương lĩnh xã hội chủ nghĩa cực đoan
Đóng góp của Tổng thống tiền nhiệm Obama
Không chỉ ứng viên Dân chủ tranh cử tổng thống năm 2020,
mà hầu hết những nghị sĩ Dân chủ và lãnh đạo của họ, cùng nhiều
nhà tài trợ chiến dịch cho phe Dân chủ, cũng như khối cử tri trọng
yếu của đảng (Party’s Base) này đều đang tỏ ra ngày càng thiên tả (moving increasingly left), ngày càng chuyển dịch về hướng
Chủ nghĩa xã hội (Socialism)
Phong trào Dân chủ thoát ly Thiên hướng tự do (Liberalism) và tách
rời Thiên hướng cải cách xã hội (Progressivism) để chuyển sang
Chủ nghĩa xã hội, đã có được động lực mới kể từ khi B. Obama
nhậm chức năm 2008;
rồi tăng tốc ở giai đoạn ông Bernie Sanders thua bà Hillary Clinton
trong cuộc đua đại diện phe Dân chủ thi đấu với ông D. Trump
năm 2016; và rốt cuộc phong trào này giờ đã trở thành trọng tâm
của phe Dân chủ sau khi cuộc bầu cử hạ viện năm 2018 bầu
ra 4 thành viên hạ viện mới, là những người định hình đường
lối tuyên truyền của Đảng Dân chủ (Party’s narrative)
Đóng góp của Tổng thống tiền nhiệm Obama
Ngay trước cuộc bầu cử tháng 11/2008, ông Obama loan báo:
“Chúng ta chỉ còn cách cuộc cải tổ căn bản nước Mỹ có 5 ngày.”
Vài tháng trước đó, trong tháng 5/2018 bà Michelle Obama
tuyên bố:
”Chúng ta phải thay đổi cách đối thoại; chúng ta sẽ thay đổi nhiều
truyền thống, thay đổi lịch sử; và với tư cách một quốc gia, chúng
ta sẽ phải tiến tới một nơi chốn mới và khác biệt.”
Ông Obama được bầu đúng lúc cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu 2008 bắt đầu. Ông tiêu gần 1000 tỉ USD kích thích nền
kinh tế bằng cách nâng quyền lợi cho người thất nghiệp, nâng
lương giáo viên, chi tiêu chăm sóc sức khỏe, cùng với tài trợ
các dự án hạ tầng. Ông cũng mua giải cứu ngành xe (91 tỉ USD),
ngành ngân hàng (900 tỉ USD). Những người có nguy cơ mất
nhà thế chấp thì được cho vay từ quỹ 85 tỉ USD để có nguồn
trả một phần nợ vay mua nhà.
Obama đưa ra một chương trình lớn mà nay đang thất bại, mang
tên Obamacare, chi tiêu tới hàng ngàn tỉ USD mỗi năm, khi đó
được coi là dấu hiệu báo trước tham vọng của ông muốn từ
bỏ bảo hiểm y tế tư nhân và thay thế bằng một chương trình
do chính phủ chi trả.
Obama lập nên những đại kế hoạch cấp trung ương (central planning schemes), đặc biệt ở lĩnh vực năng lượng và môi trường.
Các công ty năng lượng được liên bang trợ cấp để đẩy mạnh việc
từ bỏ những ngành sản xuất tạo nhiều carbon. Ông Obama cho
các công ty sản xuất tấm pin mặt trời vay hàng tỉ USD.
Ông Obama cũng cắt giảm sâu chi phí quốc phòng, bao gồm cả
giảm thiểu quy mô quân đội để tài trợ những chương trình này.
Sau 8 năm cầm quyền Gần 20 ngàn tỉ nợ quốc gia, trong đó
ông Obama đã làm nợ quốc gia tăng thêm 9,2 ngàn tỉ USD
để bù đắp thiếu hụt chi tiêu.
Những người Xã hội chủ nghĩa Dân chủ trỗi dậy năm 2018
Một phần nhờ thành công của ông Sanders, nhóm DSA (Democratic Socialists of America -- những người Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ),
thành lập năm 1982, đã mở rộng được từ 30 ngàn lên 60 ngàn
thành viên,
Có 2 ứng cử viên DSA giành được ghế ở quốc hội:
Alexandra Ocasio-Cortez (viết tắt là AOC) và Rashida Tlaib.
Hai người này cùng hai người khác của đảng Dân chủ mới giành
thắng lợi trong bầu cử, là Ilhan Omar và Ayanna Pressley, đã lập
nên một nhóm gọi là “The Squad”(nhóm đặc nhiệm - ND) trong
quốc hội, theo đuổi một cương lĩnh Xã hội chủ nghĩa cực đoan.
4 thành viên nhóm The Squad (từ trái qua): Rashida Tlaib (43 tuổi), Ilhan Omar (37 tuổi), Alexandria Ocasio-Cortez (30 tuổi), và Ayanna Pressley (45 tuổi) |
Nhóm “The Squad” ngay lập tức dùng truyền thông chủ lưu và truyền
thông xã hội tấn công nhóm cầm quyền, bao gồm cả những người
Dân chủ Tự do và Cải cách (Liberal and Progressive Democrats)
cùng nhóm lãnh đạo của họ;
ông Donald Trump cùng những người Cộng hòa đương nhiên cũng
bị tấn công. Những thành viên nhóm đặc nhiệm này hiện hết thảy
đều nổi tiếng như là những “ngôi sao nhạc rock của công chúng”,
nhiều người tin rằng họ sẽ là gương mặt mới của phe Dân chủ.
Qua 7 tháng hoạt động, nhóm “The Squad” đã thành công đến
mức những tư tưởng Xã hội chủ nghĩa cực đoan của họ đã đi
vào được dòng chính.
Kết quả, họ tỏ ra đã chuyển được Đảng Dân chủ đi xa thêm
nhiều về phía tả, còn các ứng cử viên tổng thống của đảng này
thì đi về phía cực tả.
Còn AOC, sau khi nhậm chức, đã tạo ra một nghị quyết mang
tên Green New Deal (Tạm dịch Tân chính sách về Phát triển
xanh, sau đây viết tắt là GND), một tuyên bố về chính sách
có vai trò hướng dẫn một Quốc hội mới trong năm 2019.
AOC lăng xê “chào bán” GND như là một kế hoạch khẩn cấp
nhằm cứu quốc gia và hành tinh khỏi biến đổi khí hậu.
Cô ta đã khôn khéo kết hợp được nỗi sợ về biến đổi khí hậu
với cái nhu cầu tái cấu trúc tổng thể xã hội và nền kinh tế, tức
là Chủ nghĩa xã hội. Làm được vậy, thì chi phí đắt rẻ sẽ không
còn là vấn đề nữa.
Cố vấn trưởng của AOC gợi ý rằng GND “giải quyết được biến đổi
khí hậu VÀ đảo ngược được sự bất bình đẳng của cải bằng cách
chủ động xây dựng một nền kinh tế năng lượng mới trong nước Mỹ.”
GND kêu gọi “một sự tập hợp kinh tế, xã hội và ngành nghề mới,
trên phạm vi quốc gia và ở một quy mô chưa từng thấy từ Thế
chiến II và từ kỷ nguyên Tân chính sách (New Deal).”
Gần đây, cộng sự của AOC có thừa nhận mục tiêu của GND là
hạ bệ (take down) chủ nghĩa tư bản (Capitalism) và thay thế nó
bằng Chủ nghĩa xã hội dân chủ (Democratic Socialism).
GND cổ xúy những thứ như xóa bỏ hầu hết du lịch hàng không,
chuyển đổi sang một nền kinh tế tổng phát thải bằng zero vào
năm 2030, cải tạo để mọi tòa nhà trở nên tiết kiệm năng lượng,
loại bỏ mọi loại nhiên liệu hóa thạch và nhiều thứ khác.
Về mặt kinh tế, mọi người đều được trao việc làm; mọi người đều
được bảo đảm một mức lương đủ sống; miễn phí hoàn toàn y tế,
giáo dục, nhà ở, vân vân. GND đi theo cách người giàu sẽ bị
đánh thuế.
Điều thú vị là khi vận động tranh cử, gần như ứng cử viên
Dân chủ tổng thống năm 2020 đều bày tỏ sự ủng hộ GND.
Nhóm Squad thậm chí còn có những tổ chức gây quỹ riêng để
chạy chiến dịch lật đổ những người không đồng thuận với họ.
Nhóm đặc nhiệm này là những bậc thầy về lôi kéo chú ý của
truyền thông cho những kế hoạch của mình. Họ xuất hiện trên
truyền thông hàng ngày.
Nhóm này cũng đoàn kết trong việc phản đối bất cứ thứ gì
ông Trump làm.
Triển vọng cho Chủ nghĩa xã hội ở Mỹ
Như vậy, phe Dân chủ có thể đang trở thành một đảng chính trị
Xã hội chủ nghĩa “hoàn toàn”. Cũng có thể cái nỗ lực theo
đuổi Chủ nghĩa xã hội này có thể sắp sụp đổ.
Và, nếu phe Dân chủ giành ghế tổng thống và kiểm soát quốc hội
năm 2021, thì nước Mỹ khả năng cao sẽ chuyển sang Chủ nghĩa
xã hội.
Nếu phe Dân chủ đánh mất hoặc Hạ viện, Thượng viện
hoặc Ghế tổng thống, bất kỳ một chương trình Xã hội
chủ nghĩa lớn nào cũng sẽ bị sụp đổ.
Phe Dân chủ đang hy vọng rằng sự ủng hộ mạnh mẽ (40%)
dành cho Chủ nghĩa xã hội trong công chúng Mỹ, đặc biệt là
những người trẻ, sẽ biến thành lá phiếu cho phe Dân chủ
cạnh tranh với ông Trump. Điều này hiện vẫn chưa chắc chắn.
Cuộc chạy đua tổng thống vừa mới khởi động và kinh nghiệm
quá khứ cho ta biết rằng người được trông đợi là thắng lợi
nhiều nhất có khi lại thất bại cay đắng: Hãy hỏi bà Clinton
hồi 2008 và 2016.
Hải Văn (chuyển ngữ) VN chuyen