Truyện Ngắn & Phóng Sự
Pleiku, TẾt MẬu-Thân
TỐI ấy là tối cuối năm âm-lịch Đinh-Mùi, mọi người chuẩn-bị đón giao-thừa mừng Tết Mậu-Thân (1968).
Trung-Tá (sau này là Đại-Tá) Cao Văn Khanh, Giám-Đốc Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II Chiến-Thuật, lái xe chở tôi cùng đi quan-sát tình-hình Thị-Xã Pleiku.
Khanh rất chú-trọng vấn-đề an-ninh & tình-báo nên đi đâu khắp Vùng II ông cũng kéo tôi cùng đi với ông.
VÀO khoảng 10 giờ, chúng tôi đang đi trên đường Hoàng Diệu thì thấy ở hẻm xuống suối, đối-diện cư-xá của Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Pleiku, thấp-thoáng có vài phần-tử mặc đồ nhà-binh nhưng mũ và giày không đúng kiểu-cách, lại có cử-chỉ thập-thò khả-nghi – vì nhằm tất-niên mà vào thời-gian ngưng bắn, đáng lẽ ăn-mặc chỉnh-tề, đi-đứng đàng-hoàng – nên Khanh gọi máy cho Ty sở-tại bảo phải tăng-gia tuần-phòng.
Liền đó, Khanh đưa tôi về nhà tôi, ở đường Hai Bà Trưng, nói là tôi có chuyện buồn – tôi vừa mới mất một đứa con trai – nên về nhà nghỉ, để ông đi tuần một mình.
Lát sau, tôi nghe một tiếng nổ lớn, rồi nghe máy gọi, có tiếng em tôi ú ớ kêu tôi.
Tôi mở máy nghe, chỉ nghe em tôi hổn-hển la lên là “nó ôm em! nó tấn-công em!”
Em tôi là Lê Văn Vọng, học-sinh, từ Huế lên thăm, được tôi cho tạm nghỉ lại tại Phòng Liên-Lạc, thuộc khu cư-xá CSQG ở đường Hoàng Diệu, xéo qua địa-điểm hồi nãy có mấy bóng người khả-nghi. Trong phòng có máy vô-tuyến thường-trực và đèn điện sáng suốt đêm.
Tôi vội ra xe, gọi thêm bác Vững, tài-xế, ở nhà kế bên, lái chạy đến với em tôi.
Thì ra, một chiếc xe-tăng của ta chạy đến chỗ đó thì bị một quả B-40 của Việt-Cộng bắn trúng; một trong số các binh-sĩ trên xe bị phỏng cả người, nhảy ra, thấy có ánh đèn trong phòng em tôi nên nhảy xổ vào, đau quá nên ôm em tôi để xin cứu chữa. Em tôi lại tưởng anh là Việt-Cộng nên gọi tôi, cầu-cứu.
Khi tôi đến nơi thì xe Cảnh-Sát, đậu sẵn trong khu cư-xá, đã chở người lính ấy đi bệnh-viện rồi.
Tôi đưa Vọng về nhà tôi.
Giữa đêm, bắt đầu qua ngày mồng một Tết Mậu-Thân, bỗng nghe súng nổ rền trời. Tôi gọi cả máy vô-tuyến lẫn máy điện-thoại nhưng không nghe Trung-Tá Khanh hay một ai khác trả lời. Tôi cũng không liên-lạc được với Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Pleiku.
Tôi gọi máy vô-tuyến hỏi Quân-Đoàn II thì được biết là Việt-Cộng đã tấn-công vào Thị-Xã Pleiku qua ngả Trà-Bá và đồn-điền cao-su.
Rồi thì súng nổ gần hơn, và nhiều hướng hơn, và ngay cả trong nội-thành, không xa nhà tôi.
Tôi bèn nhắn gọi nhân-viên của Ban Hoạt-Vụ – là Ban duy-nhất, trong số đông-đảo các Sở, các Phòng tại Nha Giám-Đốc Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II, có khả-năng và kinh-nghiệm xông-xáo chống Cộng tại trận-tiền – cùng với phụ-tá của tôi là Biên-Tập-Viên (sau này là Thiếu-Tá) Nguyễn Văn Độ, Trưởng Ban Hoạt-Vụ là Thẩm-Sát-Viên Ngô Văn Quận, đến tập-trung tại nhà tôi, để từ nơi đây hoạch-định các hoạt-động cấp-thời.
Nhân-viên đi thám-sát báo-cáo về là địch đã tấn-công vào tư-thất của Trung-Tá Giám-Đốc Cao Văn Khanh, và trụ-sở của Phòng Cảnh-Sát Tư-Pháp Pleiku ở bên kia đường, cũng như nhắm vào doanh-trại của Đại-Đội Vận-Tải, vòng đai trụ-sở BCH Tiểu-Khu, v.v...
LÚC trời vừa sáng, tôi đến gặp Trung-Tướng Vĩnh-Lộc, Tư-Lệnh Quân-Đoàn II/Vùng II Chiến-Thuật, tại tư-dinh của ông ở giữa Thị-Xã Pleiku, để báo-cáo về việc mất liên-lạc với Trung-Tá Cao Văn Khanh.
Tướng Lộc bảo tôi:
– Anh là Trưởng Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt của Vùng, tôi ra lệnh cho anh phải đích-thân dùng mọi cách để tìm cho ra trung-tá Giám-Đốc của các anh.
Tôi về lập ngay một toán vũ-trang, nép sát lề đường tiến đến phía nhà của Khanh.
Tiếng súng giao-tranh vẫn còn nổ giòn. Đạn réo ngang tai, những lằn đạn lửa xẹt ngang trên đầu. Chớp lóe, khói bốc lên thành từng cột mây đen. Thỉnh-thoảng có bóng một vài quân-nhân chạy vụt qua đường.
Một viên thiếu-úy Bộ-Binh trẻ tuổi đẩy tôi vào sau một trụ xi-măng to lớn, bảo tôi nấp đi kẻo mặc áo trắng [CSQG hồi đó mặc áo trắng cụt tay, quần dài xám-xanh] thì địch dễ nhắm bắn hơn; xong anh nương theo đường mương, ra đến ngã ba, vừa nhảy lên đường thì bị một tia lửa súng-bắn-lửa của bạn liếm thui ngay.
Tôi cùng Độ, Quận, và các anh+em tiến vào trong sân nhà Khanh.
Rải-rác có mấy xác chết của Việt-Cộng. Trên các miệng hầm cá-nhân dọc sát hàng rào phía đường và hai bên sân, có nơi có xác của một nhân-viên Cảnh-Sát, có nơi có xác của một Việt-Cộng nằm đè trên xác của một cảnh-viên. Thế là đã có đụng-độ trong này từ giữa đêm qua.
Chúng tôi ra cuối vườn sau, dò dấu ngụy-trang thì kiếm thấy hầm trú-ẩn của Khanh. Cả hai vợ+chồng vẫn còn nằm yên dưới đó; riêng Khanh bị thương vì mảnh lựu-đạn sau mông. Chúng tôi đưa Khanh đi nhà thương.
MẤY ngày sau, có lệnh dùng đủ mọi cách để diệt, chừng hai đại-đội Việt-Cộng vẫn còn bám nhau cận-chiến với chừng một tiểu-đội Biệt-Động-Quân trong đồn-điền cao-su nằm dọc gần đường Hoàng Diệu. Hai bên đều ở trong thế tiến/thoái lưỡng-nan. Kết-quả là đồn-điền cao-su đã bị bom đạn cùng xích xe thiết-giáp của ta san bằng.
Một số xác chết Việt-Cộng được đưa về sân vận-động cho dân-chúng xem.
Tôi dẫn Độ, Quận, và Ban Hoạt-Vu, lội chân vào đầm cao-su, moi tìm các loại vũ-khí – AK của địch cũng như Carbine của ta – từ dưới và giữa những thân cây dập-nát cùng với các loại quần+áo giày+mũ pha trộn xương+thịt và lấm-bết máu, bùn.
*
TUY yên ban ngày nhưng về ban đêm thì đêm nào Việt-Cộng cũng pháo-kích, và vẫn thỉnh-thoảng đưa Đặc-Công vào khủng-bố & phá-hoại trong Thị-Xã Pleiku. Những quả hỏa-tiễn của chúng, dù nhắm rõ-rệt vào BTL Quân-Đoàn, Phi-Trường Cù Hanh, hội-quán “Phụng-Hoàng” – nơi giải-trí hằng đêm của sĩ-quan Quân-Đoàn II – nhưng cũng nhiều khi lạc vào nhà dân. Đồng-bào ở nơi bị pháo, hoặc ở những nơi sợ sẽ bị pháo, kéo nhau chạy trốn qua khu khác trong bóng đêm; phi-công tưởng là Việt-Cộng nên dùng “súng xay-lúa” bắn theo.
*
Ngoài các đơn-vị tổng-trừ-bị – như Biệt-Động-Quân, đang đi hành-quân ngoài xa – tuy là có cả Quân-Đoàn, Tiểu-Khu, Chính-Quyền sở-tại, nhưng kể từ chiều tối ngày mồng một Tết, không có một quân-nhân Bộ-Binh nào, hoặc nhân-viên nào thuộc Ty Cảnh-Sát địa-phương, hoạt-động ban đêm bên trong Thị-Xã Pleiku.
TÔI liền tình-nguyện đích-thân đứng ra quan-sát và kiểm-soát tình-hình Thị-Xã suốt đêm. Tôi thiết-lập một hệ-thống liên-lạc vô-tuyến với Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II, Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu Pleiku, và Trung-Tâm Hành-Quân cùng phi-hành-đoàn Không-Quân, cốt để cho tôi trực-tiếp nói chuyện với các phi-công đang bay trên không.
Mỗi lần có một hỏa-tiễn rơi xuống nơi nào là chúng tôi đến ngay nơi đó, vừa giúp tản-thương, cứu-hỏa, dọn-dẹp tạm-thời, vừa ngăn-ngừa Việt-Cộng và kẻ gian – nhất là đem lại an-tâm cho các nạn-nhân và đồng-bào xung quanh.
Việt-Cộng pháo-kích đều đều, đến nỗi chúng tôi có thể trông thấy ánh lửa lóe lên, gọi máy vô-tuyến báo tin, rồi đếm từng quả hỏa-tiễn trước khi đạn nổ vang lên.
Nhiều lần chúng tôi đã đến tại chỗ, nơi có những người dân bị phi-công nghi là Việt-Cộng, xác-nhận là dân của ta, để họ khỏi bị bắn lầm.
*
NHỚ lại quãng thời-gian ấy, chính mình bảo-vệ an-ninh cho Pleiku, thủ-phủ của Quân-Đoàn II – cũng như chính mình phục-hồi an-ninh cho Đà-Nẵng, thủ-phủ của Quân-Đoàn I (và vùng dân-cư trong toàn Quân-Khu I) sau này [xem Vùng I ] – lòng tôi tràn ngập niềm vui.
*
Chỉ cần có một ý-thức trách-nhiệm, quyết-tâm phục-vụ, nhất là tinh-thần dấn thân, dám hy-sinh, người nào như chúng tôi cũng có thể làm được những gì hữu-ích hơn, hơn là chỉ chờ lệnh Trên – mà quá nhiều khi không có lệnh Trên – hoặc chính Cấp Trên cũng không biết phải ra lệnh gì.
Riêng trong vụ Tết Mậu-Thân ở Pleiku, Biên-Tập-Viên Nguyễn Văn Độ và Thẩm-Sát-Viên Ngô Văn Quận đã cùng sát cánh với tôi, quần-quật suốt đêm – mà vẫn chu-toàn nhiệm-vụ ban ngày – cả một tháng trời như trên...
LÊ XUÂN NHUẬN
Pleiku, TẾt MẬu-Thân
TỐI ấy là tối cuối năm âm-lịch Đinh-Mùi, mọi người chuẩn-bị đón giao-thừa mừng Tết Mậu-Thân (1968).
Trung-Tá (sau này là Đại-Tá) Cao Văn Khanh, Giám-Đốc Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II Chiến-Thuật, lái xe chở tôi cùng đi quan-sát tình-hình Thị-Xã Pleiku.
Khanh rất chú-trọng vấn-đề an-ninh & tình-báo nên đi đâu khắp Vùng II ông cũng kéo tôi cùng đi với ông.
VÀO khoảng 10 giờ, chúng tôi đang đi trên đường Hoàng Diệu thì thấy ở hẻm xuống suối, đối-diện cư-xá của Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Pleiku, thấp-thoáng có vài phần-tử mặc đồ nhà-binh nhưng mũ và giày không đúng kiểu-cách, lại có cử-chỉ thập-thò khả-nghi – vì nhằm tất-niên mà vào thời-gian ngưng bắn, đáng lẽ ăn-mặc chỉnh-tề, đi-đứng đàng-hoàng – nên Khanh gọi máy cho Ty sở-tại bảo phải tăng-gia tuần-phòng.
Liền đó, Khanh đưa tôi về nhà tôi, ở đường Hai Bà Trưng, nói là tôi có chuyện buồn – tôi vừa mới mất một đứa con trai – nên về nhà nghỉ, để ông đi tuần một mình.
Lát sau, tôi nghe một tiếng nổ lớn, rồi nghe máy gọi, có tiếng em tôi ú ớ kêu tôi.
Tôi mở máy nghe, chỉ nghe em tôi hổn-hển la lên là “nó ôm em! nó tấn-công em!”
Em tôi là Lê Văn Vọng, học-sinh, từ Huế lên thăm, được tôi cho tạm nghỉ lại tại Phòng Liên-Lạc, thuộc khu cư-xá CSQG ở đường Hoàng Diệu, xéo qua địa-điểm hồi nãy có mấy bóng người khả-nghi. Trong phòng có máy vô-tuyến thường-trực và đèn điện sáng suốt đêm.
Tôi vội ra xe, gọi thêm bác Vững, tài-xế, ở nhà kế bên, lái chạy đến với em tôi.
Thì ra, một chiếc xe-tăng của ta chạy đến chỗ đó thì bị một quả B-40 của Việt-Cộng bắn trúng; một trong số các binh-sĩ trên xe bị phỏng cả người, nhảy ra, thấy có ánh đèn trong phòng em tôi nên nhảy xổ vào, đau quá nên ôm em tôi để xin cứu chữa. Em tôi lại tưởng anh là Việt-Cộng nên gọi tôi, cầu-cứu.
Khi tôi đến nơi thì xe Cảnh-Sát, đậu sẵn trong khu cư-xá, đã chở người lính ấy đi bệnh-viện rồi.
Tôi đưa Vọng về nhà tôi.
Giữa đêm, bắt đầu qua ngày mồng một Tết Mậu-Thân, bỗng nghe súng nổ rền trời. Tôi gọi cả máy vô-tuyến lẫn máy điện-thoại nhưng không nghe Trung-Tá Khanh hay một ai khác trả lời. Tôi cũng không liên-lạc được với Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Pleiku.
Tôi gọi máy vô-tuyến hỏi Quân-Đoàn II thì được biết là Việt-Cộng đã tấn-công vào Thị-Xã Pleiku qua ngả Trà-Bá và đồn-điền cao-su.
Rồi thì súng nổ gần hơn, và nhiều hướng hơn, và ngay cả trong nội-thành, không xa nhà tôi.
Tôi bèn nhắn gọi nhân-viên của Ban Hoạt-Vụ – là Ban duy-nhất, trong số đông-đảo các Sở, các Phòng tại Nha Giám-Đốc Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II, có khả-năng và kinh-nghiệm xông-xáo chống Cộng tại trận-tiền – cùng với phụ-tá của tôi là Biên-Tập-Viên (sau này là Thiếu-Tá) Nguyễn Văn Độ, Trưởng Ban Hoạt-Vụ là Thẩm-Sát-Viên Ngô Văn Quận, đến tập-trung tại nhà tôi, để từ nơi đây hoạch-định các hoạt-động cấp-thời.
Nhân-viên đi thám-sát báo-cáo về là địch đã tấn-công vào tư-thất của Trung-Tá Giám-Đốc Cao Văn Khanh, và trụ-sở của Phòng Cảnh-Sát Tư-Pháp Pleiku ở bên kia đường, cũng như nhắm vào doanh-trại của Đại-Đội Vận-Tải, vòng đai trụ-sở BCH Tiểu-Khu, v.v...
LÚC trời vừa sáng, tôi đến gặp Trung-Tướng Vĩnh-Lộc, Tư-Lệnh Quân-Đoàn II/Vùng II Chiến-Thuật, tại tư-dinh của ông ở giữa Thị-Xã Pleiku, để báo-cáo về việc mất liên-lạc với Trung-Tá Cao Văn Khanh.
Tướng Lộc bảo tôi:
– Anh là Trưởng Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt của Vùng, tôi ra lệnh cho anh phải đích-thân dùng mọi cách để tìm cho ra trung-tá Giám-Đốc của các anh.
Tôi về lập ngay một toán vũ-trang, nép sát lề đường tiến đến phía nhà của Khanh.
Tiếng súng giao-tranh vẫn còn nổ giòn. Đạn réo ngang tai, những lằn đạn lửa xẹt ngang trên đầu. Chớp lóe, khói bốc lên thành từng cột mây đen. Thỉnh-thoảng có bóng một vài quân-nhân chạy vụt qua đường.
Một viên thiếu-úy Bộ-Binh trẻ tuổi đẩy tôi vào sau một trụ xi-măng to lớn, bảo tôi nấp đi kẻo mặc áo trắng [CSQG hồi đó mặc áo trắng cụt tay, quần dài xám-xanh] thì địch dễ nhắm bắn hơn; xong anh nương theo đường mương, ra đến ngã ba, vừa nhảy lên đường thì bị một tia lửa súng-bắn-lửa của bạn liếm thui ngay.
Tôi cùng Độ, Quận, và các anh+em tiến vào trong sân nhà Khanh.
Rải-rác có mấy xác chết của Việt-Cộng. Trên các miệng hầm cá-nhân dọc sát hàng rào phía đường và hai bên sân, có nơi có xác của một nhân-viên Cảnh-Sát, có nơi có xác của một Việt-Cộng nằm đè trên xác của một cảnh-viên. Thế là đã có đụng-độ trong này từ giữa đêm qua.
Chúng tôi ra cuối vườn sau, dò dấu ngụy-trang thì kiếm thấy hầm trú-ẩn của Khanh. Cả hai vợ+chồng vẫn còn nằm yên dưới đó; riêng Khanh bị thương vì mảnh lựu-đạn sau mông. Chúng tôi đưa Khanh đi nhà thương.
MẤY ngày sau, có lệnh dùng đủ mọi cách để diệt, chừng hai đại-đội Việt-Cộng vẫn còn bám nhau cận-chiến với chừng một tiểu-đội Biệt-Động-Quân trong đồn-điền cao-su nằm dọc gần đường Hoàng Diệu. Hai bên đều ở trong thế tiến/thoái lưỡng-nan. Kết-quả là đồn-điền cao-su đã bị bom đạn cùng xích xe thiết-giáp của ta san bằng.
Một số xác chết Việt-Cộng được đưa về sân vận-động cho dân-chúng xem.
Tôi dẫn Độ, Quận, và Ban Hoạt-Vu, lội chân vào đầm cao-su, moi tìm các loại vũ-khí – AK của địch cũng như Carbine của ta – từ dưới và giữa những thân cây dập-nát cùng với các loại quần+áo giày+mũ pha trộn xương+thịt và lấm-bết máu, bùn.
*
TUY yên ban ngày nhưng về ban đêm thì đêm nào Việt-Cộng cũng pháo-kích, và vẫn thỉnh-thoảng đưa Đặc-Công vào khủng-bố & phá-hoại trong Thị-Xã Pleiku. Những quả hỏa-tiễn của chúng, dù nhắm rõ-rệt vào BTL Quân-Đoàn, Phi-Trường Cù Hanh, hội-quán “Phụng-Hoàng” – nơi giải-trí hằng đêm của sĩ-quan Quân-Đoàn II – nhưng cũng nhiều khi lạc vào nhà dân. Đồng-bào ở nơi bị pháo, hoặc ở những nơi sợ sẽ bị pháo, kéo nhau chạy trốn qua khu khác trong bóng đêm; phi-công tưởng là Việt-Cộng nên dùng “súng xay-lúa” bắn theo.
*
Ngoài các đơn-vị tổng-trừ-bị – như Biệt-Động-Quân, đang đi hành-quân ngoài xa – tuy là có cả Quân-Đoàn, Tiểu-Khu, Chính-Quyền sở-tại, nhưng kể từ chiều tối ngày mồng một Tết, không có một quân-nhân Bộ-Binh nào, hoặc nhân-viên nào thuộc Ty Cảnh-Sát địa-phương, hoạt-động ban đêm bên trong Thị-Xã Pleiku.
TÔI liền tình-nguyện đích-thân đứng ra quan-sát và kiểm-soát tình-hình Thị-Xã suốt đêm. Tôi thiết-lập một hệ-thống liên-lạc vô-tuyến với Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II, Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu Pleiku, và Trung-Tâm Hành-Quân cùng phi-hành-đoàn Không-Quân, cốt để cho tôi trực-tiếp nói chuyện với các phi-công đang bay trên không.
Mỗi lần có một hỏa-tiễn rơi xuống nơi nào là chúng tôi đến ngay nơi đó, vừa giúp tản-thương, cứu-hỏa, dọn-dẹp tạm-thời, vừa ngăn-ngừa Việt-Cộng và kẻ gian – nhất là đem lại an-tâm cho các nạn-nhân và đồng-bào xung quanh.
Việt-Cộng pháo-kích đều đều, đến nỗi chúng tôi có thể trông thấy ánh lửa lóe lên, gọi máy vô-tuyến báo tin, rồi đếm từng quả hỏa-tiễn trước khi đạn nổ vang lên.
Nhiều lần chúng tôi đã đến tại chỗ, nơi có những người dân bị phi-công nghi là Việt-Cộng, xác-nhận là dân của ta, để họ khỏi bị bắn lầm.
*
NHỚ lại quãng thời-gian ấy, chính mình bảo-vệ an-ninh cho Pleiku, thủ-phủ của Quân-Đoàn II – cũng như chính mình phục-hồi an-ninh cho Đà-Nẵng, thủ-phủ của Quân-Đoàn I (và vùng dân-cư trong toàn Quân-Khu I) sau này [xem Vùng I ] – lòng tôi tràn ngập niềm vui.
*
Chỉ cần có một ý-thức trách-nhiệm, quyết-tâm phục-vụ, nhất là tinh-thần dấn thân, dám hy-sinh, người nào như chúng tôi cũng có thể làm được những gì hữu-ích hơn, hơn là chỉ chờ lệnh Trên – mà quá nhiều khi không có lệnh Trên – hoặc chính Cấp Trên cũng không biết phải ra lệnh gì.
Riêng trong vụ Tết Mậu-Thân ở Pleiku, Biên-Tập-Viên Nguyễn Văn Độ và Thẩm-Sát-Viên Ngô Văn Quận đã cùng sát cánh với tôi, quần-quật suốt đêm – mà vẫn chu-toàn nhiệm-vụ ban ngày – cả một tháng trời như trên...
LÊ XUÂN NHUẬN