Mỗi Ngày Một Chuyện
QUA ĐÊM MƯA - CAO MỴ NHÂN
QUA ĐÊM MƯA - CAO MỴ NHÂN
Đêm qua mưa suốt từ chạng vạng tối, cho tới tờ mờ sáng hôm nay, tiếng nước chảy
quanh máng xối, đổ xuống sân trước, vườn sau ...còn đệm thêm sấm truyền khi nhỏ
lúc to rộn ràng, như ở bên quê hương VN xa vời ...
Thỉnh thoảng tôi hé màn cửa ngó ra ngoài, xem thử bầu trời ướt át nước mưa, có
buồn bã không ?
Tuy gọi là đêm tối, mà tôi vẫn thấy mờ mờ ...thứ ánh sáng ở cõi mơ hồ nào,
chiếu màn hơi nước tỏa nghiêng theo chiều gió thổi nhẹ, cũng nghe giá buốt cả
tâm hồn rồi .
Muốn trời mau sáng quá, để làm gì thì chưa biết, nhưng tôi chán cái đêm dài
này, nó khiến tôi mất ngủ , suy nghĩ vẩn vơ, vô tích sự, có hại cho sức khoẻ
...
Tôi không cần phải coi đồng hồ, vì chính tôi là cái đồng hồ chạy đúng giờ nhất,
tôi đã được uỷ nhiệm báo giờ cho bất cứ ai trong nhà, và cả ai cần thiết dẫu ở
xa xôi ngàn trùng, tôi vẫn can giờ thức quý vị dậy qua điện thoại .
Bỗng tôi liên tưởng đến chiếc đồng hồ ma ở Praha Tiệp Khắc, mà cách đây 23 năm,
tôi theo phái đoàn Văn Bút VNHN do thi sĩ Viên Linh, chủ tịch "
Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại " là trưởng đoàn, đi dự đại hội Văn
Bút Quốc Tế kỳ thứ 61 ở Praha nêu trên.
Sau một ngày họp, chúng tôi rời khách sạn trung tâm , đi bộ tới Quảng trường,
điểm tập trung của những đoàn du lịch khắp nơi trên thế giới tới .
Chiếc " đồng hồ ma " Tiệp Khắc được đặt sau khung cửa sổ, trên tầng
lầu 3 một ngôi nhà đóng cửa kín mít , ngoại trừ cửa sổ có chiếc đồng hồ
quái gở đó, là chỗ duy nhất tiếp cận với bên ngoài .
Đồng hồ ma có 3 kim chỉ giờ phút giây, thì không nói làm gì ...
Điều đáng kể là : nơi đó có một hình ma cầm chiếc búa, cứ mỗi giờ tới, là khung
cửa sổ lầu ba ấy có ánh đèn hiu hắt, con ma sẽ giơ búa lên, rồi gõ xuống những
tiếng hoang liêu...
Cứ bao nhiêu giờ là bấy nhiêu tiếng chuông vang lên ...trong đêm vắng, như gọi
tử thần về .
Chiếc đồng hồ tôi không hề ảnh hưởng bởi đồng hồ nào trong nhà . Nhà tôi có 2
đồng hồ lớn treo trên vách cao: một ở phòng khách và một ở " living room
" . Chưa kể mỗi phòng có một đồng hồ riêng, cần báo thức thì để chuông,
không thì trang hoàng cho đẹp thôi . Ở bên Mỹ này, đồng hồ đủ kiểu, đủ loại
...giá cũng tương đối so với xưa ở VN, đồng hồ treo tường là xa xỉ phẩm của các
nhà giàu có.
Thế thì tại sao tôi lại ví tôi như chiếc đồng hồ nhỉ ?
Số là từ khi còn ở ngoài Bắc cơ, ba chị em tôi ngủ chung một phòng, hai bà chị
tôi thì lúc nào cũng ru hồn trong giấc mộng, khiến nhiều lần dạy trễ để ...khỏi
phải đi học .
Nhất là mùa đông Bắc kỳ thì thật khủng khiếp , nó như khổ hạnh, đăm chiêu cùng
cực ...đêm về là chấp nhận tối om, ngủ rồi lại sợ hãi ngày mai không sáng, và
cứ bơi trong bóng tối cuộc đời ...
Như linh tính của một con chó, chứ con mèo thì lười lắm, tôi hay nhổm dậy xem
đồng hồ ...tôi đã từng đánh thức các chị tôi dạy học bài, dạy đi thi ...
Tới khi lập thân, từ Sai Gòn ra miền Trung, ở lại với quê hương nắng lửa mưa
dầu, chiếc đồng hồ tôi thực sự làm chủ đời mình, từ tinh mơ đến tối mịt ..,
Cứ thế trong bao nhiêu năm trời, tự thức dậy, đánh thức con cái cho đi học,
thúc hối ông xã đi làm, rồi tới sở, rồi làm việc, công tác liên tục ...không bê
trễ một sự việc nào, siêng đến nỗi trở thành ôm đồm ... Kể cả những việc không
phải phần vụ mình ...cũng chỉ tại cái đồng hồ ...tôi không chạy sai, chạy sót
...
Công tác xã hội ở QĐI/QKI trải đều từ Bến Hải đến Sa Huỳnh . Tất nhiên
những việc làm trên lãnh thổ ấy, nếu thuộc QL/VNCH, cần chăm sóc gia binh nơi
hậu cứ, để yên lòng khách chinh phu ngoài tiền tuyến, thì có tên tôi trong danh
sách đã đành . ..
Đằng này, chỉ là " Cô láng giềng " mau mắn, đúng giờ mà quý
huynh đệ chi binh chiếu cố thời gian của tôi quá xá .
Trước hết anh...hai, tức trung tá trưởng phòng Tâm Lý Chiến , lớn nhứt khối
CTCT, chỉ sau vị Tham mưu phó CTCT, đã cao hứng đề bạt tôi đi công tác "
chiêu hồi ", tháp tùng thượng tá Tám Hà.
Ngõ hầu để ông Tám đó nói chuyện với quân nhân các cấp ở 5 tỉnh và 2 thị xã
miền bắc Trung nguyên Trung phần, về sự kiện hồi chánh của ông .
Tám Hà là nhân vật mang cấp lớn nhất của miền Bắc XHCN ra hồi chánh , ông Tám
ấy tên thực là Trịnh Văn Đắc, gốc Phú yên .
Đại uý Cao, thuộc Cục Tâm Lý Chiến đi cùng Tám Hà .
đã đi đủ 4 vùng chiến thuật và biệt khu thủ đô, một thời gian...để lưu diễn nói
chuyện về xã hội CSVN .
Thế rồi tên ông Tám Hà mất hút sau chuyến đi Phi Châu...năm nào đó.
Tôi thấy hình như chẳng ai quan tâm đến câu chuyện thượng tá Tám Hà hồi
chánh, nên tôi cũng quên luôn.
Và tự nhủ từ đó không tham gia những công việc gì không phải công tác xã hội
nữa.
Tuy nhiên, tôi lại nghĩ rằng cuộc sống có bao lăm mà mình khó khăn với người đã
đành, mình còn khó cả với mình nữa , hoá cho nên tôi vẫn là tôi thủa nào, một
chiếc đồng hồ chưa đến nỗi cà rịch cà tang ...,
Chiếc đồng hồ cũ, vẫn có thể chạy đều trên hành trình cuộc đời mình ...vẫn có
thể chạy giữa rừng già, bên núi thẳm, hay nơi đồng rẫy phì nhiêu ...
Như trên tôi đã trình bầy, thì nay chiếc đồng hồ tôi vẫn đánh thức con cháu
hằng ngày, người đi làm, kẻ đi học ...và phải " chuông " mấy
lần mỗi sáng, các thành viên trên mới chịu thức cho ...
Sự thể khiến tôi cũng phải dậy theo từng nấc thời gian, mà các thành phần đương
nêu chỉ muốn trong nhà có một hệ thống tự động, cứ úm ba la rồi bấm nút, là tất
cả hiện ra ...không phải làm gì vậy.
Thời gian mau hay chậm với bất kể ai, là do cảm quan của người ta thôi, chứ các
nhà khoa học đã phát minh ra cái đồng hồ sau nhiều năm nghiên cứu, thử thách ,
để có một biểu tượng của thời gian : gọn gàng, tốt đẹp, và nhất là tiện lợi vô
cùng ...
Trong suy nghĩ miên man giữa một đêm mưa buồn, tôi đã ngủ thiếp đi lúc nào
không hay, nhưng chợt tỉnh dậy, đồng hồ vừa chỉ đúng 4:40 am, hoặc xê xích một
vài phút, chính là giờ tôi thức dậy hằng ngày ..,ôi cái đồng hồ tôi vẫn chưa
hư, e còn xài được ...30 năm nữa . Có thực thế không, hãy tu bổ cho
đồng hồ tôi chạy đều và chạy tốt nhé ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
QUA ĐÊM MƯA - CAO MỴ NHÂN
QUA ĐÊM MƯA - CAO MỴ NHÂN
Đêm qua mưa suốt từ chạng vạng tối, cho tới tờ mờ sáng hôm nay, tiếng nước chảy
quanh máng xối, đổ xuống sân trước, vườn sau ...còn đệm thêm sấm truyền khi nhỏ
lúc to rộn ràng, như ở bên quê hương VN xa vời ...
Thỉnh thoảng tôi hé màn cửa ngó ra ngoài, xem thử bầu trời ướt át nước mưa, có
buồn bã không ?
Tuy gọi là đêm tối, mà tôi vẫn thấy mờ mờ ...thứ ánh sáng ở cõi mơ hồ nào,
chiếu màn hơi nước tỏa nghiêng theo chiều gió thổi nhẹ, cũng nghe giá buốt cả
tâm hồn rồi .
Muốn trời mau sáng quá, để làm gì thì chưa biết, nhưng tôi chán cái đêm dài
này, nó khiến tôi mất ngủ , suy nghĩ vẩn vơ, vô tích sự, có hại cho sức khoẻ
...
Tôi không cần phải coi đồng hồ, vì chính tôi là cái đồng hồ chạy đúng giờ nhất,
tôi đã được uỷ nhiệm báo giờ cho bất cứ ai trong nhà, và cả ai cần thiết dẫu ở
xa xôi ngàn trùng, tôi vẫn can giờ thức quý vị dậy qua điện thoại .
Bỗng tôi liên tưởng đến chiếc đồng hồ ma ở Praha Tiệp Khắc, mà cách đây 23 năm,
tôi theo phái đoàn Văn Bút VNHN do thi sĩ Viên Linh, chủ tịch "
Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại " là trưởng đoàn, đi dự đại hội Văn
Bút Quốc Tế kỳ thứ 61 ở Praha nêu trên.
Sau một ngày họp, chúng tôi rời khách sạn trung tâm , đi bộ tới Quảng trường,
điểm tập trung của những đoàn du lịch khắp nơi trên thế giới tới .
Chiếc " đồng hồ ma " Tiệp Khắc được đặt sau khung cửa sổ, trên tầng
lầu 3 một ngôi nhà đóng cửa kín mít , ngoại trừ cửa sổ có chiếc đồng hồ
quái gở đó, là chỗ duy nhất tiếp cận với bên ngoài .
Đồng hồ ma có 3 kim chỉ giờ phút giây, thì không nói làm gì ...
Điều đáng kể là : nơi đó có một hình ma cầm chiếc búa, cứ mỗi giờ tới, là khung
cửa sổ lầu ba ấy có ánh đèn hiu hắt, con ma sẽ giơ búa lên, rồi gõ xuống những
tiếng hoang liêu...
Cứ bao nhiêu giờ là bấy nhiêu tiếng chuông vang lên ...trong đêm vắng, như gọi
tử thần về .
Chiếc đồng hồ tôi không hề ảnh hưởng bởi đồng hồ nào trong nhà . Nhà tôi có 2
đồng hồ lớn treo trên vách cao: một ở phòng khách và một ở " living room
" . Chưa kể mỗi phòng có một đồng hồ riêng, cần báo thức thì để chuông,
không thì trang hoàng cho đẹp thôi . Ở bên Mỹ này, đồng hồ đủ kiểu, đủ loại
...giá cũng tương đối so với xưa ở VN, đồng hồ treo tường là xa xỉ phẩm của các
nhà giàu có.
Thế thì tại sao tôi lại ví tôi như chiếc đồng hồ nhỉ ?
Số là từ khi còn ở ngoài Bắc cơ, ba chị em tôi ngủ chung một phòng, hai bà chị
tôi thì lúc nào cũng ru hồn trong giấc mộng, khiến nhiều lần dạy trễ để ...khỏi
phải đi học .
Nhất là mùa đông Bắc kỳ thì thật khủng khiếp , nó như khổ hạnh, đăm chiêu cùng
cực ...đêm về là chấp nhận tối om, ngủ rồi lại sợ hãi ngày mai không sáng, và
cứ bơi trong bóng tối cuộc đời ...
Như linh tính của một con chó, chứ con mèo thì lười lắm, tôi hay nhổm dậy xem
đồng hồ ...tôi đã từng đánh thức các chị tôi dạy học bài, dạy đi thi ...
Tới khi lập thân, từ Sai Gòn ra miền Trung, ở lại với quê hương nắng lửa mưa
dầu, chiếc đồng hồ tôi thực sự làm chủ đời mình, từ tinh mơ đến tối mịt ..,
Cứ thế trong bao nhiêu năm trời, tự thức dậy, đánh thức con cái cho đi học,
thúc hối ông xã đi làm, rồi tới sở, rồi làm việc, công tác liên tục ...không bê
trễ một sự việc nào, siêng đến nỗi trở thành ôm đồm ... Kể cả những việc không
phải phần vụ mình ...cũng chỉ tại cái đồng hồ ...tôi không chạy sai, chạy sót
...
Công tác xã hội ở QĐI/QKI trải đều từ Bến Hải đến Sa Huỳnh . Tất nhiên
những việc làm trên lãnh thổ ấy, nếu thuộc QL/VNCH, cần chăm sóc gia binh nơi
hậu cứ, để yên lòng khách chinh phu ngoài tiền tuyến, thì có tên tôi trong danh
sách đã đành . ..
Đằng này, chỉ là " Cô láng giềng " mau mắn, đúng giờ mà quý
huynh đệ chi binh chiếu cố thời gian của tôi quá xá .
Trước hết anh...hai, tức trung tá trưởng phòng Tâm Lý Chiến , lớn nhứt khối
CTCT, chỉ sau vị Tham mưu phó CTCT, đã cao hứng đề bạt tôi đi công tác "
chiêu hồi ", tháp tùng thượng tá Tám Hà.
Ngõ hầu để ông Tám đó nói chuyện với quân nhân các cấp ở 5 tỉnh và 2 thị xã
miền bắc Trung nguyên Trung phần, về sự kiện hồi chánh của ông .
Tám Hà là nhân vật mang cấp lớn nhất của miền Bắc XHCN ra hồi chánh , ông Tám
ấy tên thực là Trịnh Văn Đắc, gốc Phú yên .
Đại uý Cao, thuộc Cục Tâm Lý Chiến đi cùng Tám Hà .
đã đi đủ 4 vùng chiến thuật và biệt khu thủ đô, một thời gian...để lưu diễn nói
chuyện về xã hội CSVN .
Thế rồi tên ông Tám Hà mất hút sau chuyến đi Phi Châu...năm nào đó.
Tôi thấy hình như chẳng ai quan tâm đến câu chuyện thượng tá Tám Hà hồi
chánh, nên tôi cũng quên luôn.
Và tự nhủ từ đó không tham gia những công việc gì không phải công tác xã hội
nữa.
Tuy nhiên, tôi lại nghĩ rằng cuộc sống có bao lăm mà mình khó khăn với người đã
đành, mình còn khó cả với mình nữa , hoá cho nên tôi vẫn là tôi thủa nào, một
chiếc đồng hồ chưa đến nỗi cà rịch cà tang ...,
Chiếc đồng hồ cũ, vẫn có thể chạy đều trên hành trình cuộc đời mình ...vẫn có
thể chạy giữa rừng già, bên núi thẳm, hay nơi đồng rẫy phì nhiêu ...
Như trên tôi đã trình bầy, thì nay chiếc đồng hồ tôi vẫn đánh thức con cháu
hằng ngày, người đi làm, kẻ đi học ...và phải " chuông " mấy
lần mỗi sáng, các thành viên trên mới chịu thức cho ...
Sự thể khiến tôi cũng phải dậy theo từng nấc thời gian, mà các thành phần đương
nêu chỉ muốn trong nhà có một hệ thống tự động, cứ úm ba la rồi bấm nút, là tất
cả hiện ra ...không phải làm gì vậy.
Thời gian mau hay chậm với bất kể ai, là do cảm quan của người ta thôi, chứ các
nhà khoa học đã phát minh ra cái đồng hồ sau nhiều năm nghiên cứu, thử thách ,
để có một biểu tượng của thời gian : gọn gàng, tốt đẹp, và nhất là tiện lợi vô
cùng ...
Trong suy nghĩ miên man giữa một đêm mưa buồn, tôi đã ngủ thiếp đi lúc nào
không hay, nhưng chợt tỉnh dậy, đồng hồ vừa chỉ đúng 4:40 am, hoặc xê xích một
vài phút, chính là giờ tôi thức dậy hằng ngày ..,ôi cái đồng hồ tôi vẫn chưa
hư, e còn xài được ...30 năm nữa . Có thực thế không, hãy tu bổ cho
đồng hồ tôi chạy đều và chạy tốt nhé ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)