Mỗi Ngày Một Chuyện
QUÁ KHỨ CHƯA XA - CAO MỴ NHÂN
QUÁ KHỨ CHƯA XA - CAO MỴ NHÂN
Cái
tật "Sống hết mình" của tôi, đôi khi làm anh ngần ngại bày tỏ một
quan niệm về ai, hoặc sự việc gì, không nên, hoặc không tiện, đúng ra là không
có lợi cho cá nhân tôi một chút nào, bởi vì những sự đó không phải việc của
mình.
Quả
vậy, tôi nhiệt tình quá, ở phương vị người phụ nữ, mà còn "lão bà",
cần nghỉ ngơi hơn là bươn chải trên đường viết lách, dù chỉ để giải tỏa đúng
nghĩa.
Sự
kiện đó, nếu hôm nay anh biết được rằng, tôi đã để lòng chùng xuống tới dưới
không độ, chỉ vì (một trăm) bức ảnh
"
Hình Ảnh Cuộc Hành Quân Hạ Lào - LAM SƠN 719 " qua 46 năm (1971 - 2017),
vừa được điện báo HNPĐ đưa lên sáng nay, mình tôi ngồi mặc niệm quá khứ chưa xa
lắm.
Tại
sao tôi khẳng định điều " quá khứ chưa xa lắm ", vì chiến dịch Lam
Sơn 719, kết thúc chưa đầy nửa thế kỷ, vị Tổng Tư Lệnh chiến trường ấy, mới mãn
phần cách nay mấy tháng ở miền Bắc California, Cố Trung tướng Hoàng Xuân Lãm,
nguyên Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh QĐI và QKI của... tôi.
Tất
nhiên cùng với quân nhân các cấp thuộc các đơn vị đồn trú tại lãnh thổ Quân Khu
I, còn có các đơn vị tổng trừ bị, tăng phái, điển hình là chiến đoàn binh chủng
Nhảy Dù của đại tá X, sau lên tướng, không thuộc phạm vi bài " tưởng niệm
sơ sài" này, tôi chỉ muốn nhớ lại một chút khi nhìn thấy ảnh vị cựu Tư
Lệnh QĐI/QKI và âm hưởng nhị vị sĩ quan cấp tá lớn ở Bộ Tham Mưu QĐI của
...tôi, đã bị bắn rơi từ trực thăng xuống thôi.
Quả
là như vậy, trong một bức hình gồm mấy tấm hình nhỏ ghi rõ ràng 4 phóng viên
quốc tế, và một phóng viên ảnh chiến trương VN đã tử nạn máy bay ngày
10 -2 - 1971, tức là 2 ngày sau khi xuất phát tiến quân qua Hạ Lào 8-2-1071 do
lệnh của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ban hành trên toàn quốc.
Nhị
vị tá lớn nêu trên là :
Đại
tá Cao Khắc Nhật Trưởng Phòng
3 QĐI/QKI
Trung
tá Phạm Vy
Trưởng Phòng 4 QĐI/QKI
Đại tá Cao Khắc Nhật
Sinh tháng 7 năm 1928 tại Hà Nội
- Nhập ngũ ngày 3-9-1951
- USA Command and General Staff College, Fort Leavenworth năm 1965
- Trưởng Phòng 3 QĐI
Tôi
một mình ngồi tưởng niệm, nhớ lại buổi sáng hôm đó, mặt trời chưa đứng bóng,
nơi một cư xá sĩ quan thuộc Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI bỗng nổi lên tiếng khóc, rồi
chưa đầy 10 phút sau, lại có tiếng cười, không ròn rã lắm, nhưng đủ mang một
niềm vui trong lo lắng.
Đó
là tiếng khóc và cười hoảng hốt của gia đình trung tá Đặng Đình Kiên Phụ tá
Trưởng phòng 4 QĐI/QKI, bấy giờ ông cũng đang ngồi ở tiền phương Đông Hà.
Gia
đình nào có chồng cha đi hành quân, nghe tin tử trận, lên hệ tới công tác của
người nhà, thì buộc phải sợ hãi là đương nhiên rồi.
Sự
bình tĩnh của phu nhân đại tá Cao Khắc Nhật với bầy con chưa thực sự lớn, đang
cư trú trong Câu Lạc Bộ Sĩ Quan Đà Nẵng .
Cùng
sự lo âu khiếp đảm, của phu nhân Trung tá Phạm Vy đã mất thăng bằng ở cư xá, mà chưa ai dám vội bước tới chia sẻ nỗi đau
buồn.
Chuyện
" Tuý ngoạ sa trường quân mạc vấn, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi "
nào ai biết được có hên sui, dẫu rằng tất cả các chiến binh đều không dấu được
vẻ suy tư.
Trong
100 bức hình Lam Sơn 719 ấy, Mỹ cũng như Việt, quý đơn vị trưởng và toàn thể
quân lính sắp tới Tchepone, con đường ngoằn ngoèo chạy song song với con sông
nhỏ uốn éo ...do quân đội Mỹ phóng đồ, để quân ta và quân bạn ( đồng minh ) đổ
bộ, có chút gì hiu hắt, buồn vương, mà chỉ những ai đã đi trên " nỗi chết
không rời " đó, mới thông cảm ngay được.
Những
gương mặt trẻ măng của lính Mỹ lẫn quân ta, mà có cười vui thoáng chốc cũng sẽ
tiếp theo bất trắc chẳng ai ngờ, tôi có biết bao bạn bè vừa chia tay, hẹn gặp,
mà rồi vĩnh viễn chẳng thấy nhau nữa ...
Ở
Bộ Tư Lệnh Tiền Phương, công tác xã hội thật đa dạng, vì có khi như một chứng
nhân thân thuộc, người lính trên xe sắp sửa theo cuộc chuyển quân, anh ta cứ
ngoắc một cô xã hội, để chỉ nhét vào tay cô ta một miếng giấy nhỏ xíu với 15
đồng bạc lẻ: " chị đến nhà thờ, xin lễ cho em nhé ", điều đó tự
nhiên, nhưng tôi không kịp trả lại mấy đồng bạc đó, và có gặp lại không, cho
tới bây giờ, lính trẻ là ai, còn không, đang ở đâu ?
Tôi
viết theo hình ảnh diễn biến cuộc chơi nguy hiểm của loài người. Lính Mỹ cũng
vậy, đôi mắt họ cứ lóng lánh như là có nước mắt vòng quanh.
Tất
nhiên không có ai rơi nước mắt trong lúc sắp quan với quân lên đường .
Quý
vị hãy nhìn đôi mắt đầy suy tư của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm trong số 100 bức
hình Lam Sơn 719 đang in trên net HNPĐ đi, đó là một đôi mắt sẵn sàng đón nhận
tin buồn , sẽ tiếp theo là tiếng thở dài...
Có
một điều là quân nhân các cấp Bộ Tư Lệnh QĐI và cả QKI đều quen nhìn Trung
tướng Hoàng Xuân Lãm không bao giờ rời chiếc mũ đen binh chủng Thiết Giáp của
tướng, tôi chưa hề thấy ông đội nón sắt.
Trong
hình đại tá chiến đoàn Nhẩy Dù, cùng một số quân nhân Mỹ Việt cũng chả đội nón
sắt hành quân, có phải quý vị ấy muốn nhìn thấy ánh sáng tin yêu từ Thượng Đế
không, chuyện đã qua 46 năm, tôi còn nhớ mãi .
Hơn
một lần tôi hỏi thăm vị Tư Lệnh của ...tôi, rằng sao Trung tướng không đội nón
sắt, mặc áo giáp ?
Trung
Tướng bon Papa thường cười xoà: " Không sao , không sao, đạn nó tránh tôi
mà " .
Cũng
trong tư tưởng đó,chúng tôi có dịp ghé thăm tư thất đại tá Mạnh Tham mưu trưởng
Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 1 Không Quân.
Nhà
ông bà ở ngay trong phi trường quân sự Đà Nẵng, một cái nôi bị pháo kích liên
tục, không thấy có hầm bao cát nào trong nhà, chúng tôi hỏi sao đại tá không
làm hầm cho gia đình ? Ông ngẫm nghĩ rồi trả lời :
"
Hầm nào cũng không bằng hầm Đức "
Đại
tá Mạnh KQ có nhân dáng như trung tướng Hoàng Xuân Lãm, vị Tư lệnh chiến dịch
Lam Sơn 719, vốn phục phịch, mập mạp, là những hình ảnh phúc hậu, bình thường
mà quân nhân các cấp đều kính mến vô cùng .
Tuy
vậy, có lần nghe anh nói chuyện tình cờ thôi, anh vốn gốc tác chiến, trong đạo
quân " dữ dội " mà tôi hay đề cập tới, " đâu phải cứ là lính là
chủ trương tàn sát, dữ tợn đâu, bọn tôi, là anh, thằng nào cũng hiền lành chết
bỏ, chẳng qua mình tự vệ, bảo vệ thôi. .."
"
Thấy nó, bọn VC hồi đó, mình không đánh nó, nó cũng đánh mình, chớ nó có cho
mình ở yên mô, là chắc, rứa mới gọi là chiến tranh chớ..."
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
QUÁ KHỨ CHƯA XA - CAO MỴ NHÂN
QUÁ KHỨ CHƯA XA - CAO MỴ NHÂN
Cái
tật "Sống hết mình" của tôi, đôi khi làm anh ngần ngại bày tỏ một
quan niệm về ai, hoặc sự việc gì, không nên, hoặc không tiện, đúng ra là không
có lợi cho cá nhân tôi một chút nào, bởi vì những sự đó không phải việc của
mình.
Quả
vậy, tôi nhiệt tình quá, ở phương vị người phụ nữ, mà còn "lão bà",
cần nghỉ ngơi hơn là bươn chải trên đường viết lách, dù chỉ để giải tỏa đúng
nghĩa.
Sự
kiện đó, nếu hôm nay anh biết được rằng, tôi đã để lòng chùng xuống tới dưới
không độ, chỉ vì (một trăm) bức ảnh
"
Hình Ảnh Cuộc Hành Quân Hạ Lào - LAM SƠN 719 " qua 46 năm (1971 - 2017),
vừa được điện báo HNPĐ đưa lên sáng nay, mình tôi ngồi mặc niệm quá khứ chưa xa
lắm.
Tại
sao tôi khẳng định điều " quá khứ chưa xa lắm ", vì chiến dịch Lam
Sơn 719, kết thúc chưa đầy nửa thế kỷ, vị Tổng Tư Lệnh chiến trường ấy, mới mãn
phần cách nay mấy tháng ở miền Bắc California, Cố Trung tướng Hoàng Xuân Lãm,
nguyên Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh QĐI và QKI của... tôi.
Tất
nhiên cùng với quân nhân các cấp thuộc các đơn vị đồn trú tại lãnh thổ Quân Khu
I, còn có các đơn vị tổng trừ bị, tăng phái, điển hình là chiến đoàn binh chủng
Nhảy Dù của đại tá X, sau lên tướng, không thuộc phạm vi bài " tưởng niệm
sơ sài" này, tôi chỉ muốn nhớ lại một chút khi nhìn thấy ảnh vị cựu Tư
Lệnh QĐI/QKI và âm hưởng nhị vị sĩ quan cấp tá lớn ở Bộ Tham Mưu QĐI của
...tôi, đã bị bắn rơi từ trực thăng xuống thôi.
Quả
là như vậy, trong một bức hình gồm mấy tấm hình nhỏ ghi rõ ràng 4 phóng viên
quốc tế, và một phóng viên ảnh chiến trương VN đã tử nạn máy bay ngày
10 -2 - 1971, tức là 2 ngày sau khi xuất phát tiến quân qua Hạ Lào 8-2-1071 do
lệnh của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ban hành trên toàn quốc.
Nhị
vị tá lớn nêu trên là :
Đại
tá Cao Khắc Nhật Trưởng Phòng
3 QĐI/QKI
Trung
tá Phạm Vy
Trưởng Phòng 4 QĐI/QKI
Đại tá Cao Khắc Nhật
Sinh tháng 7 năm 1928 tại Hà Nội
- Nhập ngũ ngày 3-9-1951
- USA Command and General Staff College, Fort Leavenworth năm 1965
- Trưởng Phòng 3 QĐI
Tôi
một mình ngồi tưởng niệm, nhớ lại buổi sáng hôm đó, mặt trời chưa đứng bóng,
nơi một cư xá sĩ quan thuộc Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI bỗng nổi lên tiếng khóc, rồi
chưa đầy 10 phút sau, lại có tiếng cười, không ròn rã lắm, nhưng đủ mang một
niềm vui trong lo lắng.
Đó
là tiếng khóc và cười hoảng hốt của gia đình trung tá Đặng Đình Kiên Phụ tá
Trưởng phòng 4 QĐI/QKI, bấy giờ ông cũng đang ngồi ở tiền phương Đông Hà.
Gia
đình nào có chồng cha đi hành quân, nghe tin tử trận, lên hệ tới công tác của
người nhà, thì buộc phải sợ hãi là đương nhiên rồi.
Sự
bình tĩnh của phu nhân đại tá Cao Khắc Nhật với bầy con chưa thực sự lớn, đang
cư trú trong Câu Lạc Bộ Sĩ Quan Đà Nẵng .
Cùng
sự lo âu khiếp đảm, của phu nhân Trung tá Phạm Vy đã mất thăng bằng ở cư xá, mà chưa ai dám vội bước tới chia sẻ nỗi đau
buồn.
Chuyện
" Tuý ngoạ sa trường quân mạc vấn, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi "
nào ai biết được có hên sui, dẫu rằng tất cả các chiến binh đều không dấu được
vẻ suy tư.
Trong
100 bức hình Lam Sơn 719 ấy, Mỹ cũng như Việt, quý đơn vị trưởng và toàn thể
quân lính sắp tới Tchepone, con đường ngoằn ngoèo chạy song song với con sông
nhỏ uốn éo ...do quân đội Mỹ phóng đồ, để quân ta và quân bạn ( đồng minh ) đổ
bộ, có chút gì hiu hắt, buồn vương, mà chỉ những ai đã đi trên " nỗi chết
không rời " đó, mới thông cảm ngay được.
Những
gương mặt trẻ măng của lính Mỹ lẫn quân ta, mà có cười vui thoáng chốc cũng sẽ
tiếp theo bất trắc chẳng ai ngờ, tôi có biết bao bạn bè vừa chia tay, hẹn gặp,
mà rồi vĩnh viễn chẳng thấy nhau nữa ...
Ở
Bộ Tư Lệnh Tiền Phương, công tác xã hội thật đa dạng, vì có khi như một chứng
nhân thân thuộc, người lính trên xe sắp sửa theo cuộc chuyển quân, anh ta cứ
ngoắc một cô xã hội, để chỉ nhét vào tay cô ta một miếng giấy nhỏ xíu với 15
đồng bạc lẻ: " chị đến nhà thờ, xin lễ cho em nhé ", điều đó tự
nhiên, nhưng tôi không kịp trả lại mấy đồng bạc đó, và có gặp lại không, cho
tới bây giờ, lính trẻ là ai, còn không, đang ở đâu ?
Tôi
viết theo hình ảnh diễn biến cuộc chơi nguy hiểm của loài người. Lính Mỹ cũng
vậy, đôi mắt họ cứ lóng lánh như là có nước mắt vòng quanh.
Tất
nhiên không có ai rơi nước mắt trong lúc sắp quan với quân lên đường .
Quý
vị hãy nhìn đôi mắt đầy suy tư của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm trong số 100 bức
hình Lam Sơn 719 đang in trên net HNPĐ đi, đó là một đôi mắt sẵn sàng đón nhận
tin buồn , sẽ tiếp theo là tiếng thở dài...
Có
một điều là quân nhân các cấp Bộ Tư Lệnh QĐI và cả QKI đều quen nhìn Trung
tướng Hoàng Xuân Lãm không bao giờ rời chiếc mũ đen binh chủng Thiết Giáp của
tướng, tôi chưa hề thấy ông đội nón sắt.
Trong
hình đại tá chiến đoàn Nhẩy Dù, cùng một số quân nhân Mỹ Việt cũng chả đội nón
sắt hành quân, có phải quý vị ấy muốn nhìn thấy ánh sáng tin yêu từ Thượng Đế
không, chuyện đã qua 46 năm, tôi còn nhớ mãi .
Hơn
một lần tôi hỏi thăm vị Tư Lệnh của ...tôi, rằng sao Trung tướng không đội nón
sắt, mặc áo giáp ?
Trung
Tướng bon Papa thường cười xoà: " Không sao , không sao, đạn nó tránh tôi
mà " .
Cũng
trong tư tưởng đó,chúng tôi có dịp ghé thăm tư thất đại tá Mạnh Tham mưu trưởng
Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 1 Không Quân.
Nhà
ông bà ở ngay trong phi trường quân sự Đà Nẵng, một cái nôi bị pháo kích liên
tục, không thấy có hầm bao cát nào trong nhà, chúng tôi hỏi sao đại tá không
làm hầm cho gia đình ? Ông ngẫm nghĩ rồi trả lời :
"
Hầm nào cũng không bằng hầm Đức "
Đại
tá Mạnh KQ có nhân dáng như trung tướng Hoàng Xuân Lãm, vị Tư lệnh chiến dịch
Lam Sơn 719, vốn phục phịch, mập mạp, là những hình ảnh phúc hậu, bình thường
mà quân nhân các cấp đều kính mến vô cùng .
Tuy
vậy, có lần nghe anh nói chuyện tình cờ thôi, anh vốn gốc tác chiến, trong đạo
quân " dữ dội " mà tôi hay đề cập tới, " đâu phải cứ là lính là
chủ trương tàn sát, dữ tợn đâu, bọn tôi, là anh, thằng nào cũng hiền lành chết
bỏ, chẳng qua mình tự vệ, bảo vệ thôi. .."
"
Thấy nó, bọn VC hồi đó, mình không đánh nó, nó cũng đánh mình, chớ nó có cho
mình ở yên mô, là chắc, rứa mới gọi là chiến tranh chớ..."
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)