Mỗi Ngày Một Chuyện
QUAN VỚI QUÂN LÊN ĐƯỜNG - CAO MỴ NHÂN
QUAN VỚI QUÂN LÊN ĐƯỜNG - CAO
MỴ NHÂN
Hình ảnh: "Quan
với quân lên đường" thủa nay không biết là sẽ tìm thấy ở đâu đúng
nhất, nhưng quan với quân lên đường đi đâu, làm gì, mới là câu hỏi khó trả lời.
Có khi người hỏi như
tôi, còn bị chê gàn dở...
Đang yên thấm ở Huê Kỳ
thế này, mà cứ mong quan với quân lên đường, như trong trường ca Hòn Vọng
Phu danh tiếng của nhạc sĩ Lê Thương, thì ai mà nghe cho được.
Nhưng tôi đã nghe suốt
sáng nay "quan với quân lên đường" còn kèm theo bao nhiêu hình
ảnh xa, chưa xưa... trước buổi tan hàng vô lý nhất ngày 30-4- 1075.
Quý vị và chúng tôi đã
từng nhìn theo "Đoàn ngựa xe cuối cùng" ở nhiều nơi khác nhau, lúc
xuất quân, lúc di quân... Thời gian trước cái ngày đổi đời bi thảm trên.
Tôi có cổ lai hy đi
nữa, vẫn được liệt vào bản danh sách "nhi nữ thường tình" vậy
mà nghe câu: "quan với quân lên đường, đoàn ngựa xe cuối cùng" cứ thấy
trong lòng xốn xang khó tả...
Phải có một đoàn quân
lên đường, đi làm lại lịch sử, dẫu cho đoàn ngựa xe cuối cùng đó có bị
thất bại, hoặc để rồi bị... xoá tên trên bản đồ nhân loại, "từ nay mãi mãi
không thấy nhau" Tức không còn danh nghĩa Tổ Quốc Việt Nam.
Có làm được thế thì
năm châu, thế giới... mới không khinh miệt ta, vì đã mất nước rồi với chính
mình, mà còn đang và sẽ mất nước bởi Tàu Cộng ngoại xâm nay mai, khi đáo
hạn "hội nghị thành đô" của Tàu và CSVN ký kết... hay sao?
Không phải chỉ vì thói
quen trong văn hoá đông phương, mà cả tây phương cũng có những buổi rượu tiễn
quan với quân lên đường, khi giã nhà đeo bức chiến bào, tức là thẳng đường ra
mặt trận... đánh giặc thù.
Những ngày trước 30-4-
1975, những tiểu đoàn tác chiến, thường tình cờ có những bữa rượu thu hẹp một
vài người thôi, có khi đông hơn một chút, ăn nhậu lai rai theo thời đại,
chứ không phải tiệc rượu quy mô với cả diễn văn, chúc tụng cùng lời... tạm biệt
đâu.
Một buổi sáng kia, năm
đó, theo lịch trình thăm viếng thường xuyên, chúng tôi phải ra Hoà Khánh, hậu
cứ của Liên đoàn I Biệt Động quân.., để thăm khu gia binh bị bão lụt, hư
hại nhà cửa vv...
Trước khi tới trại gia
binh, chúng tôi ghé qua văn phòng khối Chiến tranh Chính trị Liên Đoàn, để thảo
luận công tác xã hội đơn vị.
Thiếu tá
BĐQ Nguyễn văn Toán giữ chức Trưởng khối CTCT Liên đoàn nêu
trên, cùng mấy sĩ quan cấp tá đơn vị, mấy tiểu đoàn trưởng... đang mở rượu
tiễn thiếu tá BĐQ Trần Văn Nghênh và tiểu đoàn 37 BĐQ hay 39
BĐQ, mà lâu quá tôi quên rồi, ra chiến trường.
Tôi còn nhớ dáng cao
gầy và nụ cười rất đôn hậu của thiếu tá Trần Văn Nghênh buổi chia tay đó.
Ngoài trời vẫn mưa, lưa thưa bụi nước.
Bên trong văn phòng
thấy thoáng chút buồn, nhưng ai cũng giữ nụ cười hiu hắt...
"Quan với quân...
trực thăng vận... lên đường.", âm hưởng cuộc rượu tiễn còn tha thiết
lắm, người lên đường rồi, người ở lại như có gì xa vắng, buồn thương.
Ngày mới chỉ vừa
tắt nắng, hậu cứ đã hay tin thiếu tá tiểu đoàn trưởng Trần Văn Nghênh anh dũng
đền nợ nước.
Khi thiếu tá Toán,
trưởng khối CTCT / Liên đoàn I BĐQ điện thoại cho tôi: "Này có
nhớ, ông..." chỉ cần nghe tới đó, là chúng tôi đã biết ngay tin không
vui rồi.
Đó không phải là lần
thứ nhất trên hành trình đi làm công tác xã hội Quân Đội của chúng tôi đâu.
Chứng kiến khá nhiều
rồi, nghe tin không vui cũng khá nhiều rồi. Sao tôi thấy ở đời, như có sự bất
công khó nói, trước cái lẽ sinh tồn của trời đất .
Song đó là... xa xưa,
nay những thế hệ nối tiếp nhau, lịch sử lững lờ trước nỗi đau thương triền miên
của dân tộc và tuổi trẻ.
Thế hệ ông, cha ở các
gia đình thuộc miền Nam, đã lần lượt già nua, bịnh hoạn, mãn phần... vv, nhưng
các thế hệ sau, nhìn vào lịch sử, họ muốn xây dựng niềm tin, thì bắt đầu thế
nào?
Giới trẻ không thể có
nỗi buồn: "nhớ cố hương xao xuyến tấc lòng" được, để mà "mau dồn
chân" như quý ông, cha có xao xuyến, nhưng không dồn chân được, vì
ông cha tuổi đã lão lai rồi.
Thế mới biết "lực
bất tòng tâm", có cái vẻ như... đi vào bế tắc vậy.
Bởi vì mọi mặt xã hội
đã hoàn toàn đổi thay theo... toàn cầu, tất cả mọi vấn đề sắp sửa sinh hoạt
kiểu "tàng hình".
Nghĩa là chúng ta chỉ cần
xây dựng niềm tin cho con em chúng ta có một tinh thần Việt Nam thuần
tuý. Chứ đâu cần phải quan với quân lên đường, cờ bay, trống dồn...
như diễn hành nữa.
Từ cái tinh thần cốt
lõi VN đó, thế hệ thanh thiếu niên sau này, sẽ đưa đất nước tiến lên theo các
Quốc gia trên thế giới văn minh Tự Do Dân Chủ.
Bấy giờ không phải xâm
mình ra hứng nắng mưa, không còn cảnh: "vui ra đi mà không có hẹn
ngày về" bởi lẽ tuổi trẻ thời đại vạn sự "tàng hình", là nắm chắc chiến thắng trong tay, về ngay tức
khắc, khó khăn gì đâu.
Vì thế hôm nay, tôi có
chút nhớ thương dĩ vãng VNCH, thủa quan với quân lên đường, còn trong khó
khăn phương tiện, khác biệt tư tưởng chiến đấu.
Lý do: đại tộc KaKi
cũng nhiều cách nhìn về cuộc chiến vừa qua, nhưng nay... thấy được gần như
tròn vẹn, thì... 2 tiếng chao ôi, lại phải thốt ra trước tháng năm phiền
buồn, trễ muộn... cho mỗi đời người...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
QUAN VỚI QUÂN LÊN ĐƯỜNG - CAO MỴ NHÂN
QUAN VỚI QUÂN LÊN ĐƯỜNG - CAO
MỴ NHÂN
Hình ảnh: "Quan
với quân lên đường" thủa nay không biết là sẽ tìm thấy ở đâu đúng
nhất, nhưng quan với quân lên đường đi đâu, làm gì, mới là câu hỏi khó trả lời.
Có khi người hỏi như
tôi, còn bị chê gàn dở...
Đang yên thấm ở Huê Kỳ
thế này, mà cứ mong quan với quân lên đường, như trong trường ca Hòn Vọng
Phu danh tiếng của nhạc sĩ Lê Thương, thì ai mà nghe cho được.
Nhưng tôi đã nghe suốt
sáng nay "quan với quân lên đường" còn kèm theo bao nhiêu hình
ảnh xa, chưa xưa... trước buổi tan hàng vô lý nhất ngày 30-4- 1075.
Quý vị và chúng tôi đã
từng nhìn theo "Đoàn ngựa xe cuối cùng" ở nhiều nơi khác nhau, lúc
xuất quân, lúc di quân... Thời gian trước cái ngày đổi đời bi thảm trên.
Tôi có cổ lai hy đi
nữa, vẫn được liệt vào bản danh sách "nhi nữ thường tình" vậy
mà nghe câu: "quan với quân lên đường, đoàn ngựa xe cuối cùng" cứ thấy
trong lòng xốn xang khó tả...
Phải có một đoàn quân
lên đường, đi làm lại lịch sử, dẫu cho đoàn ngựa xe cuối cùng đó có bị
thất bại, hoặc để rồi bị... xoá tên trên bản đồ nhân loại, "từ nay mãi mãi
không thấy nhau" Tức không còn danh nghĩa Tổ Quốc Việt Nam.
Có làm được thế thì
năm châu, thế giới... mới không khinh miệt ta, vì đã mất nước rồi với chính
mình, mà còn đang và sẽ mất nước bởi Tàu Cộng ngoại xâm nay mai, khi đáo
hạn "hội nghị thành đô" của Tàu và CSVN ký kết... hay sao?
Không phải chỉ vì thói
quen trong văn hoá đông phương, mà cả tây phương cũng có những buổi rượu tiễn
quan với quân lên đường, khi giã nhà đeo bức chiến bào, tức là thẳng đường ra
mặt trận... đánh giặc thù.
Những ngày trước 30-4-
1975, những tiểu đoàn tác chiến, thường tình cờ có những bữa rượu thu hẹp một
vài người thôi, có khi đông hơn một chút, ăn nhậu lai rai theo thời đại,
chứ không phải tiệc rượu quy mô với cả diễn văn, chúc tụng cùng lời... tạm biệt
đâu.
Một buổi sáng kia, năm
đó, theo lịch trình thăm viếng thường xuyên, chúng tôi phải ra Hoà Khánh, hậu
cứ của Liên đoàn I Biệt Động quân.., để thăm khu gia binh bị bão lụt, hư
hại nhà cửa vv...
Trước khi tới trại gia
binh, chúng tôi ghé qua văn phòng khối Chiến tranh Chính trị Liên Đoàn, để thảo
luận công tác xã hội đơn vị.
Thiếu tá
BĐQ Nguyễn văn Toán giữ chức Trưởng khối CTCT Liên đoàn nêu
trên, cùng mấy sĩ quan cấp tá đơn vị, mấy tiểu đoàn trưởng... đang mở rượu
tiễn thiếu tá BĐQ Trần Văn Nghênh và tiểu đoàn 37 BĐQ hay 39
BĐQ, mà lâu quá tôi quên rồi, ra chiến trường.
Tôi còn nhớ dáng cao
gầy và nụ cười rất đôn hậu của thiếu tá Trần Văn Nghênh buổi chia tay đó.
Ngoài trời vẫn mưa, lưa thưa bụi nước.
Bên trong văn phòng
thấy thoáng chút buồn, nhưng ai cũng giữ nụ cười hiu hắt...
"Quan với quân...
trực thăng vận... lên đường.", âm hưởng cuộc rượu tiễn còn tha thiết
lắm, người lên đường rồi, người ở lại như có gì xa vắng, buồn thương.
Ngày mới chỉ vừa
tắt nắng, hậu cứ đã hay tin thiếu tá tiểu đoàn trưởng Trần Văn Nghênh anh dũng
đền nợ nước.
Khi thiếu tá Toán,
trưởng khối CTCT / Liên đoàn I BĐQ điện thoại cho tôi: "Này có
nhớ, ông..." chỉ cần nghe tới đó, là chúng tôi đã biết ngay tin không
vui rồi.
Đó không phải là lần
thứ nhất trên hành trình đi làm công tác xã hội Quân Đội của chúng tôi đâu.
Chứng kiến khá nhiều
rồi, nghe tin không vui cũng khá nhiều rồi. Sao tôi thấy ở đời, như có sự bất
công khó nói, trước cái lẽ sinh tồn của trời đất .
Song đó là... xa xưa,
nay những thế hệ nối tiếp nhau, lịch sử lững lờ trước nỗi đau thương triền miên
của dân tộc và tuổi trẻ.
Thế hệ ông, cha ở các
gia đình thuộc miền Nam, đã lần lượt già nua, bịnh hoạn, mãn phần... vv, nhưng
các thế hệ sau, nhìn vào lịch sử, họ muốn xây dựng niềm tin, thì bắt đầu thế
nào?
Giới trẻ không thể có
nỗi buồn: "nhớ cố hương xao xuyến tấc lòng" được, để mà "mau dồn
chân" như quý ông, cha có xao xuyến, nhưng không dồn chân được, vì
ông cha tuổi đã lão lai rồi.
Thế mới biết "lực
bất tòng tâm", có cái vẻ như... đi vào bế tắc vậy.
Bởi vì mọi mặt xã hội
đã hoàn toàn đổi thay theo... toàn cầu, tất cả mọi vấn đề sắp sửa sinh hoạt
kiểu "tàng hình".
Nghĩa là chúng ta chỉ cần
xây dựng niềm tin cho con em chúng ta có một tinh thần Việt Nam thuần
tuý. Chứ đâu cần phải quan với quân lên đường, cờ bay, trống dồn...
như diễn hành nữa.
Từ cái tinh thần cốt
lõi VN đó, thế hệ thanh thiếu niên sau này, sẽ đưa đất nước tiến lên theo các
Quốc gia trên thế giới văn minh Tự Do Dân Chủ.
Bấy giờ không phải xâm
mình ra hứng nắng mưa, không còn cảnh: "vui ra đi mà không có hẹn
ngày về" bởi lẽ tuổi trẻ thời đại vạn sự "tàng hình", là nắm chắc chiến thắng trong tay, về ngay tức
khắc, khó khăn gì đâu.
Vì thế hôm nay, tôi có
chút nhớ thương dĩ vãng VNCH, thủa quan với quân lên đường, còn trong khó
khăn phương tiện, khác biệt tư tưởng chiến đấu.
Lý do: đại tộc KaKi
cũng nhiều cách nhìn về cuộc chiến vừa qua, nhưng nay... thấy được gần như
tròn vẹn, thì... 2 tiếng chao ôi, lại phải thốt ra trước tháng năm phiền
buồn, trễ muộn... cho mỗi đời người...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)