Nhân Vật
QUANH CHUYỆN "HỒI KÝ TRẦN BẠCH ĐẲNG"
- Thạch Sanh -
Trần Bạch Đằng chỉ là tên giả, như hầu hết cán bộ cộng sản từ cấp nhỏ, đến trung ương thường có bí danh, tên giả để hoạt động, hầu bảo toàn bí mật và tránh thiệt hại. Trần Bạch Đằng, tên thật là Trương Gia Thiều, thời kháng chiến đánh Tây, là nhân vật quan trọng nằm trong trung ương cục miền nam, sát cánh với Lê Duẩn, được tín nhiệm là chủ nhiệm tờ Nhân Dân Miền Nam, sau khi Lưu Quí Kỳ ( có bà vợ tên Âu, Tây lai, bị câm). Lưu Quí Kỳ là người có trình độ, nên sau lần Lê Duẩn đọc tham luận ở ấp Nhàn Dân, thuộc tỉnh Bạc Liêu, thì Lưu Quí Kỳ lên phát biểu, hoàn toàn ngược lại những gì Lê Duẩn nói, nên sau đó bị mất chức chủ nhiệm tờ báo Nhân Dân, thế là Trần Bạch Đằng lên thay.
Thời kỳ Hồ Chí Minh thanh toán cán bộ miền nam, trung tướng Nguyễn Bình, tức là Nguyễn Phương Thảo bị giết, Trần Văn Giàu bị quản thúc và làm tự kiểm từ năm nầy qua tháng nọ , ngồi chơi xơi nước và bị kiểm soát gắt gao sau khi ra bắc, bạn hắn là Dương Bạch Mai bị giết bằng thuốc độc ( uống ly trà lúc giải lao trong lần họp đảng, ngả lăn ra chết). Trần Bạch Đằng cũng nằm trong danh sách bị thanh toán, nhưng hắn nhạy bén mà không ra bắc, dù nhận lệnh Hồ Chí Minh ra bắc họp.
Trong cuộc chiến do lệnh Nga Tàu thời chiến tranh lạnh, tên Trần Bạch Đằng là tên trùm khủng bố ở miền nam, từng cùng với hoa` thượng Thích Trí Dũng ( tức là hoa` thượng Thích Thịt Chó) và tên tướng Trần Hải Phụng tổ chức đánh phá miền nam bằng chiến tranh du kích.
Sau năm 1975, Trần Bạch Đằng mang quân hàm trung tướng và phong cho tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm thiếu tá quân đội nhân dân. Trần Bạch Đằng lúc cuối đời, đã âm thầm đi ngao du tại các cộng đồng tỵ nạn, được các cơ sở nằm vùng hay là có quan hệ giúp đỡ, đón tiếp, hướng dẫn đi du hý và cũng làm công tác cho đảng.
Hồi ký Trần Bạch Đằng được trích ra bài viết, nên chưa biết quyển sách thế nào, nhưng bài viết của Trần Bạch Đằng đề cập đến một số người Việt tỵ nạn ở Melbourne, Sydney (Úc Châu) đã dành nhiều ưu tiên, nồng hậu tiếp đãi một tên cộng sản khét tiếng, nhưng không ai biết hắn đến. Đó là bí mật mà hầu hết những tên cộng sản, cơ sở dấu kín. Phần hồi ký có đề cập đến một vị dân cử gốc Việt, thuộc đảng Lao Động cánh tả, là có thể kiểm chứng được, vì lúc còn làm nghị viên trong 2 nhiệm kỳ, mỗi lần có những cán bộ cao cấp như Đổ Mười, Phan Văn Khải…đến Úc, dân Việt biểu tình, thì ông nghị ăn mặc chỉnh tề đi ăn tiệc với các tên cộng sản, nên ông nghị nầy tiếp đón Trần Bạch Đằng là có lý do và cơ sở khả tín. Những người khác có tên trong hồi ký Trần Bạch Đằng, có thể là đúng, vì họ có thể là thành phần do đảng đưa sang nằm vùng, nên khi Trần Bạch Đằng hay bất cứ cán bộ nào sang, được giới thiệu để cư ngụ an toàn, trước tiên là bảo mật, khi tên Trần Bạch Đằng đi vào vùng đất của nạn nhân cộng sản.
Tại sao Trần Bạch Đằng lại viết hồi ký, kể tên những người từng tiếp đón, kính trọng khi sang Úc ? Một số người đặt nghi vấn sau khi đọc bài về" hồi ký Trần Bạch Đằng". Chả lẽ đảng cộng sản ngu dại, để lộ các cơ sở nằm vùng và người của họ trà trộn tại hải ngoại ?
Tuy nhiên, nhìn lại bản chất của cộng sản là" vắt chanh bỏ vỏ", sau khi dùng xong là vứt bỏ vào sọt rác, đó là trường hợp của hầu hết những tên trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, bị đẩy ra khỏi quyền lực sau ngày 30-4-1975, lớp bỏ trốn ta nước ngoài như Trương Như Tảng, ở lại bị quan thức, đói khát mà chết như vợ chồng luật sư Trịnh Đình Thảo, ngồi chơi xơi nước như bác sĩ Dương Quỳnh Hoa…. Ni sư Huỳnh Liên bị đảng đưa ra ánh sáng khá sớm trong phim" Biệt Động Nội Thành" và Huỳnh Liên là người trong tổ chức, nên uy tín đối với phật tử không còn nữa, đảng khai từ ni sư Huỳnh Liên rất khéo léo cho chính các phật tử và đệ tử tẩy chay. Đảng cộng sản không bao giờ tin ai, ngay cả đồng chí thân thương, cật ruột…nếu không cùng phe cánh, hay đụng chạm đến quyền lợi, là sẵn sàng thanh toán nhau.
Những người được đảng gởi sang nước ngoài để làm công tác, đảng không tin thành phần nầy với những lý do như: không kiểm soát tư tưởng, dễ bị ảnh hưởng nếp sống tây phương, dễ thay đổi khi bị mua chuộc…nên thành phần nằm vùng, cơ sở chỉ được đảng sử dụng trong giai đoạn, sau khi xong là bỏ đi. Thế nên những người nằm trong hồi ký Trần Bạch Đằng cũng không phải là điều bất bình thường, nhưng rất hay xảy ra, khi bí mật bị tiết lộ từ bên trong, là có chính sách loại trừ, không phải tự nhiên mà Trần Bạch Đằng dại dột tiết lộ những người mà ông ta từng được tiếp đón, trân quí như là thượng khách ở Úc.
Đây là bài học cho những ai làm việc, hợp tác, quan hệ với đảng cộng sản, kể cả thành phần nằm vùng ở hải ngoại…đảng có thể tiết lộ tất cả bí mật khi cần, là cách mà đảng triệt hạ những thành phần tay sai, cơ sở không tin cậy và từ đó, những kẻ làm việc cho đảng sẽ bị tẩy chay tại môi trường chung quanh là chống cộng./.
THẠCH SANH
23.11.2012
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
QUANH CHUYỆN "HỒI KÝ TRẦN BẠCH ĐẲNG"
- Thạch Sanh -
Trần Bạch Đằng chỉ là tên giả, như hầu hết cán bộ cộng sản từ cấp nhỏ, đến trung ương thường có bí danh, tên giả để hoạt động, hầu bảo toàn bí mật và tránh thiệt hại. Trần Bạch Đằng, tên thật là Trương Gia Thiều, thời kháng chiến đánh Tây, là nhân vật quan trọng nằm trong trung ương cục miền nam, sát cánh với Lê Duẩn, được tín nhiệm là chủ nhiệm tờ Nhân Dân Miền Nam, sau khi Lưu Quí Kỳ ( có bà vợ tên Âu, Tây lai, bị câm). Lưu Quí Kỳ là người có trình độ, nên sau lần Lê Duẩn đọc tham luận ở ấp Nhàn Dân, thuộc tỉnh Bạc Liêu, thì Lưu Quí Kỳ lên phát biểu, hoàn toàn ngược lại những gì Lê Duẩn nói, nên sau đó bị mất chức chủ nhiệm tờ báo Nhân Dân, thế là Trần Bạch Đằng lên thay.
Thời kỳ Hồ Chí Minh thanh toán cán bộ miền nam, trung tướng Nguyễn Bình, tức là Nguyễn Phương Thảo bị giết, Trần Văn Giàu bị quản thúc và làm tự kiểm từ năm nầy qua tháng nọ , ngồi chơi xơi nước và bị kiểm soát gắt gao sau khi ra bắc, bạn hắn là Dương Bạch Mai bị giết bằng thuốc độc ( uống ly trà lúc giải lao trong lần họp đảng, ngả lăn ra chết). Trần Bạch Đằng cũng nằm trong danh sách bị thanh toán, nhưng hắn nhạy bén mà không ra bắc, dù nhận lệnh Hồ Chí Minh ra bắc họp.
Trong cuộc chiến do lệnh Nga Tàu thời chiến tranh lạnh, tên Trần Bạch Đằng là tên trùm khủng bố ở miền nam, từng cùng với hoa` thượng Thích Trí Dũng ( tức là hoa` thượng Thích Thịt Chó) và tên tướng Trần Hải Phụng tổ chức đánh phá miền nam bằng chiến tranh du kích.
Sau năm 1975, Trần Bạch Đằng mang quân hàm trung tướng và phong cho tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm thiếu tá quân đội nhân dân. Trần Bạch Đằng lúc cuối đời, đã âm thầm đi ngao du tại các cộng đồng tỵ nạn, được các cơ sở nằm vùng hay là có quan hệ giúp đỡ, đón tiếp, hướng dẫn đi du hý và cũng làm công tác cho đảng.
Hồi ký Trần Bạch Đằng được trích ra bài viết, nên chưa biết quyển sách thế nào, nhưng bài viết của Trần Bạch Đằng đề cập đến một số người Việt tỵ nạn ở Melbourne, Sydney (Úc Châu) đã dành nhiều ưu tiên, nồng hậu tiếp đãi một tên cộng sản khét tiếng, nhưng không ai biết hắn đến. Đó là bí mật mà hầu hết những tên cộng sản, cơ sở dấu kín. Phần hồi ký có đề cập đến một vị dân cử gốc Việt, thuộc đảng Lao Động cánh tả, là có thể kiểm chứng được, vì lúc còn làm nghị viên trong 2 nhiệm kỳ, mỗi lần có những cán bộ cao cấp như Đổ Mười, Phan Văn Khải…đến Úc, dân Việt biểu tình, thì ông nghị ăn mặc chỉnh tề đi ăn tiệc với các tên cộng sản, nên ông nghị nầy tiếp đón Trần Bạch Đằng là có lý do và cơ sở khả tín. Những người khác có tên trong hồi ký Trần Bạch Đằng, có thể là đúng, vì họ có thể là thành phần do đảng đưa sang nằm vùng, nên khi Trần Bạch Đằng hay bất cứ cán bộ nào sang, được giới thiệu để cư ngụ an toàn, trước tiên là bảo mật, khi tên Trần Bạch Đằng đi vào vùng đất của nạn nhân cộng sản.
Tại sao Trần Bạch Đằng lại viết hồi ký, kể tên những người từng tiếp đón, kính trọng khi sang Úc ? Một số người đặt nghi vấn sau khi đọc bài về" hồi ký Trần Bạch Đằng". Chả lẽ đảng cộng sản ngu dại, để lộ các cơ sở nằm vùng và người của họ trà trộn tại hải ngoại ?
Tuy nhiên, nhìn lại bản chất của cộng sản là" vắt chanh bỏ vỏ", sau khi dùng xong là vứt bỏ vào sọt rác, đó là trường hợp của hầu hết những tên trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, bị đẩy ra khỏi quyền lực sau ngày 30-4-1975, lớp bỏ trốn ta nước ngoài như Trương Như Tảng, ở lại bị quan thức, đói khát mà chết như vợ chồng luật sư Trịnh Đình Thảo, ngồi chơi xơi nước như bác sĩ Dương Quỳnh Hoa…. Ni sư Huỳnh Liên bị đảng đưa ra ánh sáng khá sớm trong phim" Biệt Động Nội Thành" và Huỳnh Liên là người trong tổ chức, nên uy tín đối với phật tử không còn nữa, đảng khai từ ni sư Huỳnh Liên rất khéo léo cho chính các phật tử và đệ tử tẩy chay. Đảng cộng sản không bao giờ tin ai, ngay cả đồng chí thân thương, cật ruột…nếu không cùng phe cánh, hay đụng chạm đến quyền lợi, là sẵn sàng thanh toán nhau.
Những người được đảng gởi sang nước ngoài để làm công tác, đảng không tin thành phần nầy với những lý do như: không kiểm soát tư tưởng, dễ bị ảnh hưởng nếp sống tây phương, dễ thay đổi khi bị mua chuộc…nên thành phần nằm vùng, cơ sở chỉ được đảng sử dụng trong giai đoạn, sau khi xong là bỏ đi. Thế nên những người nằm trong hồi ký Trần Bạch Đằng cũng không phải là điều bất bình thường, nhưng rất hay xảy ra, khi bí mật bị tiết lộ từ bên trong, là có chính sách loại trừ, không phải tự nhiên mà Trần Bạch Đằng dại dột tiết lộ những người mà ông ta từng được tiếp đón, trân quí như là thượng khách ở Úc.
Đây là bài học cho những ai làm việc, hợp tác, quan hệ với đảng cộng sản, kể cả thành phần nằm vùng ở hải ngoại…đảng có thể tiết lộ tất cả bí mật khi cần, là cách mà đảng triệt hạ những thành phần tay sai, cơ sở không tin cậy và từ đó, những kẻ làm việc cho đảng sẽ bị tẩy chay tại môi trường chung quanh là chống cộng./.
THẠCH SANH
23.11.2012