Tham Khảo

Quá Trình Thành Lập Trường Ðào Tạo Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa

Trước nhu cầu phát triển của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) đã được thành lập kể từ đầu năm 1966 nhằm mục đích đào tạo

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRDYrzxDG2JmM3a_A8FsugwnEZnxdwVOLcF2APwDuV92yMdVw0DSg
Trước nhu cầu phát triển của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) đã được thành lập kể từ đầu năm 1966 nhằm mục đích đào tạo sĩ quan các cấp Biên Tập Viên (BTV) và Thẩm Sát Viên (TSV) cho ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên là hai ngạch sĩ quan trung cấp của ngành Cảnh Sát Quốc Gia chỉ dưới hai cấp Kiểm Tra/Tổng Kiểm Tra và Quận Trưởng Cảnh Sát. Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, ngạch sĩ quan cao cấp Kiểm Tra & Tổng Kiểm Tra hầu như không còn ai. Riêng ngạch Quận Trưởng (ngạch sĩ quan cảnh sát có bằng Cử Nhân Luật hoặc tương đương) chỉ có khoảng vài chục người. Vì vậy các sĩ quan cấp Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên đã mặc nhiên trở thành một lực lượng sĩ quan trung cấp nòng cốt của ngành cảnh sát.

Trong những năm đầu thập niên 1960 tình hình chiến sự tại Miền Nam Việt Nam càng ngày càng trở nên sôi động, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia không những chỉ đảm trách nhiệm vụ thi hành luật pháp và giữ gìn an ninh trật tự tại các đô thị, mà còn có nhiệm vụ phối hợp với quân đội và nhiều cơ quan bạn trong công tác bình định tại nông thôn. Do đó để đáp ứng trước tình hình mới, quân số lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia cũng được bổ xung lên đến trên 100,000.

Vì vậy người sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia nói riêng và lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia nói chung, ngoài kiến thức chuyên môn về luật pháp, còn cần được trang bị thêm những chuyên môn khác trong đó có cả quân sự. Vì vậy chương trình huấn luyện sĩ quan tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia cũng bao gồm cả về chuyên môn lẫn quân sự. Chương trình được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 gồm 3 tháng huấn luyện quân sự và thời gian còn lại là giai đoạn 2 hay giai đoạn huấn luyện chuyên môn.


Trên phương diện pháp quy, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được chính thức thành lập bởi Nghị Định số 416-NĐ/NV do Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (chức vụ tương đương Thủ Tướng) ký ngày 12 tháng 3 năm 1966 nhằm mục đích đào tạo số sĩ quan cho lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia trước nhu cầu mới đó. Điều kiện để được nhập học: Thẩm Sát Viên phải có bằng Tú Tài 1, Biên Tập Viên phải có bằng Tú Tài 2, tất cả phải qua một kỳ thi tuyển. Thời gian học là 9 tháng cho cấp Biên Tập Viên và 6 tháng cho cấp Thẩm Sát Viên.

Khóa 1 Sĩ Quan đầu tiên của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia khai giảng chính thức vào ngày 1 tháng 3 năm 1966 dưới sự chủ tọa của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương. Nhưng trên thực tế các khóa sinh đã được triệu tập nhập học nhiều đợt sớm hơn từ đầu năm 1966 trong khi chờ đợi văn kiện chính thức thành lập Học Viện ra đời. Vì vậy thời gian thụ huấn dành cho khóa 1 đã phải kéo dài tới 9 tháng cho Thẩm Sát Viên và 1 năm cho Biên Tập Viên, dài hơn qui định gần 3 tháng. Đặc biệt Khóa 1 còn là khóa duy nhất có 50 nữ sinh viên sĩ quan thụ huấn trong cùng thời gian. Tuy nhiên các nữ sinh viên sĩ quan có được giảm bớt phần nào huấn luyện quân sự.

Trong suốt thời gian huấn luyện, các sinh viên sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia, nam cũng như nữ, phải noi theo quy luật nội trú giống như mọi quân trường khác. Kể từ năm 1972 sau khi qui chế mới của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia ra đời và được chính thức áp dụng (trong đó lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia mang cấp hiệu giống như quân đội), thời gian huấn luyện các sĩ quan tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã được điều chỉnh thành 12 tháng và cuối cùng là 18 tháng. Các sĩ quan tốt nghiệp được mang cấp bậc thiếu úy.

Trong những năm đầu thành lập, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia tạm thời tọa lạc tại trại Lê Văn Duyệt bên trong Biệt Khu Thủ Đô Sàigòn. Viện Trưởng là chức vụ chỉ huy Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia tương đương với chức vụ Giám đốc Nha có nhiều Sở. Phụ Tá cho Viện Trưởng là các Phó Viện Trưởng và một Ban Tham Mưu gồm có Giảng Sư Đoàn, Liên Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan, và các Sở Huấn Vụ, Sở Quản Trị, và một số Phòng, Ban Biệt Lập khác đảm trách các phần vụ chuyên môn.

Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Đàm Trung Mộc. Ông cũng là một trong những người có công sáng lập ra ngôi trường này. Ông là một trong những cấp chỉ huy ưu tú của ngành Cảnh Sát Quốc Gia nổi tiếng cả về tài năng và đức độ. Những bộ sách giáo khoa nổi tiếng của ông như Hình Sự Tố Tụng, Hình Luật Đặc Biệt, Cảnh Sát Tư Pháp, v.v. không chỉ dành riêng cho ngành cảnh sát mà còn được nhiều giới chức ngành tư pháp, tòa án dùng làm tài liệu tham khảo. Mặc dù từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong ngành, nhưng ông Ðàm Trung Mộc lúc nào cũng bình dị, tận tụy với công vụ, gần gũi với thuộc cấp và nhất là nổi tiếng thanh liêm. Ông vừa đảm nhiệm chức vụ viện trưởng, vừa là giảng sư kiêm nhiệm các môn luật học và cảnh sát tư pháp.


Tuy chỉ đảm nhận chức vụ Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia cho đến năm 1970, nhưng hầu hết các khóa sĩ quan tốt nghiệp tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đều hết lòng kính mến ông và coi ông như một người thầy, người cha hơn là một vị chỉ huy trong ngành. Sau ngày 30 tháng 4/1975, ông bị kẹt lại tại Việt Nam, và cũng như bao quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa khác, ông cũng phải chịu cảnh tù đày qua nhiều trại tù cộng sản và đã chết tại trại tù Hà Sơn Bình, Bắc Việt, ngày 28 tháng 12 năm 1982, hưởng thọ 65 tuổi. Mới đây, các cựu Sinh Viên Sĩ Quan Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia tại Bắc California đã tổ chức lễ giỗ lần thứ 2 tưởng niệm cố Đại Tá Đàm Trung Mộc rất trọng thể tại San Jose ngày 16-3-2003.

http://lichsuvovinam.files.wordpress.com/2010/07/canh-sat-quoc-gia-2.jpg
Kể từ đầu năm 1969, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được dời về trụ sở mới nằm trên đồi Tăng Nhơn Phú gần Trường Bộ Binh Thủ Đức. Trường sở mới được xây cất theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Văn Lắm gồm nhiều tòa nhà cao tầng dùng làm phòng ngủ cho Sinh Viên Sĩ Quan, khu hành chánh, giảng đường, thư viện, phạn xá, xạ trường, cư xá nhân viên, v.v. với đầy đủ mọi tiện nghi tối thiểu. Vị Viện Trưởng kế nhiệm và cuối cùng cho đến ngày đau thương 30 tháng 4/1975 là Đại Tá Trần Minh Công, ông hiện cư ngụ tại Nam California. Ông nguyên là một Quận Trưởng Cảnh Sát trẻ đã kế tục công việc huấn luyện đào tạo các khóa sĩ quan với nhiều cải cách theo mô hình của một trường huấn luyện sĩ quan cảnh sát vừa quân sự vừa hành chánh như các quốc gia tân tiến.

Tính từ ngày thành lập cho đến tháng Tư đen 1975, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã huấn luyện được tổng cộng 6 khóa Biên Tập Viên/Thẩm Sát Viên theo qui chế cũ và 5 khóa đào tạo sĩ quan cấp thiếu úy theo qui chế mới. Tổng cộng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã đào tạo được khoảng 3,300 sĩ quan, chưa kể hàng ngàn sĩ quan và hạ sĩ quan tốt nghiệp những khóa tu nghiệp ngắn hạn và gần một ngàn sinh viên sĩ quan còn đang thụ huấn dang dở.

Trước nhu cầu đòi hỏi, nhiệm vụ của người chiến sĩ cảnh sát không chỉ đơn thuần là duy trì an ninh trật tự xã hội, bảo vệ luật pháp quốc gia mà còn thực sự đóng góp vào công cuộc chiến đấu chung bảo vệ Tổ Quốc nhất là trong các công tác bình định tại nông thôn, việc huấn luyện quân sự cho các sinh viên sĩ quan cũng được nâng cao. Thời gian huấn luyện quân sự đã được tăng lên 6 tháng với sự cố vấn và yểm trợ về mặt kỹ thuật của Trường Bộ Binh Thủ Đức và Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Đây cũng là thời gian huấn nhục cho các tân khóa sinh tập làm quen với những chương trình huấn luyện tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia.


 
Sau ba tháng huấn nhục, các khóa sinh sẽ chính thức được làm lễ gắn an-pha để kể từ đó họ mới chính thức được gọi là các tân Sinh Viên Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia. Lễ gắn an-pha và lễ mãn khóa là những kỷ niệm đáng ghi nhớ của người Sinh Viên Sĩ Quan. Tại những buổi lễ này, đã nhiều lần các Sinh Viên Sĩ Quan được vinh dự đón tiếp các vị lãnh đạo quốc gia từ Tổng Thống, Thủ Tướng tới vị chỉ huy cao cấp nhất của ngành là Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia đến chủ tọa và ban hiểu thị.

Trong giai đoạn 1 quân sự, các Sinh Viên Sĩ Quan được huấn luyện về vũ khí, tác xạ các loại súng lục, súng trường, tiểu liên, và trung liên. Ngoài ra còn có những bài học về chiến thuật, võ thuật, địa hình, tản thương, cứu thương, v.v. Ngoài những bài học về lý thuyết, các Sinh Viên Sĩ quan còn có những buổi thực tập ngoài các bãi tập của trường bộ binh Thủ Đức, hoặc những buổi tham quan các đơn vị bạn để học hỏi kinh nghiệm hầu ứng dụng sau này.

Sau giai đoạn 1 quân sự là giai đoạn 2 huấn luyện chuyên môn. Thời gian sau này các Sinh Viên Sĩ Quan sẽ được huấn luyện căn bản về tình báo, về các phương pháp điều tra hình sự, điều tra hành chánh, phương pháp giảo nghiệm, các cuộc hành quân cảnh sát, phượng hoàng, trấn áp bạo động (chống biểu tình), v.v. và nhất là những kiến thức chuyên môn về luật pháp như hình sự tố tụng, hình luật đặc biệt, cảnh sát tư pháp. Các giảng sư, giảng viên ngoài một số là những sĩ quan nhiều kinh nghiệm trong ngành còn có những giảng sư thỉnh giảng đang là những giáo sư đại học hoặc là các sĩ quan hoặc viên chức các cơ quan ban ngành bạn có liên quan. Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, Tiến Sĩ Trần An Bài đã từng là những giảng sư thỉnh giảng của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia.

http://4.bp.blogspot.com/_Xdmwp0RvGag/TQsMUeoV8jI/AAAAAAAAANY/2v77xy2Hu4A/s400/SVSQ+C%25E1%25BA%25A2NH+S%25C3%2581T+VNCH+TUY%25C3%258AN+TH%25E1%25BB%2586.jpg
Mặc dù chỉ mới được thành lập chưa tròn mười năm (1966-75) nhưng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã đóng góp một phần đáng kể vào việc xây dựng và phát triển lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH. Các sĩ quan do Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đào tạo với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ đã mang lại một luồng sinh khí mới cho các đơn vị Cảnh Sát Quốc Gia trên toàn quốc. Họ đã trở thành một lực lượng nòng cốt mang lại hiệu quả cao trong những hoạt động của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia. Họ đã đóng góp một phần không nhỏ trong những chiến công.

Chính vì những thành quả ấy, sau ngày 30 tháng 4/1975 các cựu Sinh Viên Sĩ Quan Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã phải trả một giá khá đắt cho những hoạt động của họ trước đó. Hầu hết các cựu sinh viên sĩ quan đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù cải tạo của cộng sản. Có những thiếu úy mới tốt nghiệp mà đã ở tù tới 5, 6 năm, một số lớn các sĩ quan xuất thân từ Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã phải chịu một thời gian cải tạo dài hơn thời gian cảnh nghiệp, một số đã ở tù đến mười bảy năm, và một số đã bỏ mình trong những trại tù thật khắc nghiệt nầy.

Ngày nay, ngoài một số còn kẹt tại quê nhà, các cựu Sinh Viên Sĩ Quan Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia hiện lưu lạc định cư rải rác ở khắp nơi trên toàn thế giới cũng vẫn với nhiệt tình của tuổi trẻ như ngày nào, họ đã và đang là những nhân tố tích cực sinh hoạt trong nhiều hội đoàn ái hữu của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại hải ngoại.


Toàn Như.

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Quá Trình Thành Lập Trường Ðào Tạo Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa

Trước nhu cầu phát triển của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) đã được thành lập kể từ đầu năm 1966 nhằm mục đích đào tạo

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRDYrzxDG2JmM3a_A8FsugwnEZnxdwVOLcF2APwDuV92yMdVw0DSg
Trước nhu cầu phát triển của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) đã được thành lập kể từ đầu năm 1966 nhằm mục đích đào tạo sĩ quan các cấp Biên Tập Viên (BTV) và Thẩm Sát Viên (TSV) cho ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên là hai ngạch sĩ quan trung cấp của ngành Cảnh Sát Quốc Gia chỉ dưới hai cấp Kiểm Tra/Tổng Kiểm Tra và Quận Trưởng Cảnh Sát. Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, ngạch sĩ quan cao cấp Kiểm Tra & Tổng Kiểm Tra hầu như không còn ai. Riêng ngạch Quận Trưởng (ngạch sĩ quan cảnh sát có bằng Cử Nhân Luật hoặc tương đương) chỉ có khoảng vài chục người. Vì vậy các sĩ quan cấp Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên đã mặc nhiên trở thành một lực lượng sĩ quan trung cấp nòng cốt của ngành cảnh sát.

Trong những năm đầu thập niên 1960 tình hình chiến sự tại Miền Nam Việt Nam càng ngày càng trở nên sôi động, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia không những chỉ đảm trách nhiệm vụ thi hành luật pháp và giữ gìn an ninh trật tự tại các đô thị, mà còn có nhiệm vụ phối hợp với quân đội và nhiều cơ quan bạn trong công tác bình định tại nông thôn. Do đó để đáp ứng trước tình hình mới, quân số lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia cũng được bổ xung lên đến trên 100,000.

Vì vậy người sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia nói riêng và lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia nói chung, ngoài kiến thức chuyên môn về luật pháp, còn cần được trang bị thêm những chuyên môn khác trong đó có cả quân sự. Vì vậy chương trình huấn luyện sĩ quan tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia cũng bao gồm cả về chuyên môn lẫn quân sự. Chương trình được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 gồm 3 tháng huấn luyện quân sự và thời gian còn lại là giai đoạn 2 hay giai đoạn huấn luyện chuyên môn.


Trên phương diện pháp quy, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được chính thức thành lập bởi Nghị Định số 416-NĐ/NV do Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (chức vụ tương đương Thủ Tướng) ký ngày 12 tháng 3 năm 1966 nhằm mục đích đào tạo số sĩ quan cho lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia trước nhu cầu mới đó. Điều kiện để được nhập học: Thẩm Sát Viên phải có bằng Tú Tài 1, Biên Tập Viên phải có bằng Tú Tài 2, tất cả phải qua một kỳ thi tuyển. Thời gian học là 9 tháng cho cấp Biên Tập Viên và 6 tháng cho cấp Thẩm Sát Viên.

Khóa 1 Sĩ Quan đầu tiên của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia khai giảng chính thức vào ngày 1 tháng 3 năm 1966 dưới sự chủ tọa của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương. Nhưng trên thực tế các khóa sinh đã được triệu tập nhập học nhiều đợt sớm hơn từ đầu năm 1966 trong khi chờ đợi văn kiện chính thức thành lập Học Viện ra đời. Vì vậy thời gian thụ huấn dành cho khóa 1 đã phải kéo dài tới 9 tháng cho Thẩm Sát Viên và 1 năm cho Biên Tập Viên, dài hơn qui định gần 3 tháng. Đặc biệt Khóa 1 còn là khóa duy nhất có 50 nữ sinh viên sĩ quan thụ huấn trong cùng thời gian. Tuy nhiên các nữ sinh viên sĩ quan có được giảm bớt phần nào huấn luyện quân sự.

Trong suốt thời gian huấn luyện, các sinh viên sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia, nam cũng như nữ, phải noi theo quy luật nội trú giống như mọi quân trường khác. Kể từ năm 1972 sau khi qui chế mới của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia ra đời và được chính thức áp dụng (trong đó lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia mang cấp hiệu giống như quân đội), thời gian huấn luyện các sĩ quan tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã được điều chỉnh thành 12 tháng và cuối cùng là 18 tháng. Các sĩ quan tốt nghiệp được mang cấp bậc thiếu úy.

Trong những năm đầu thành lập, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia tạm thời tọa lạc tại trại Lê Văn Duyệt bên trong Biệt Khu Thủ Đô Sàigòn. Viện Trưởng là chức vụ chỉ huy Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia tương đương với chức vụ Giám đốc Nha có nhiều Sở. Phụ Tá cho Viện Trưởng là các Phó Viện Trưởng và một Ban Tham Mưu gồm có Giảng Sư Đoàn, Liên Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan, và các Sở Huấn Vụ, Sở Quản Trị, và một số Phòng, Ban Biệt Lập khác đảm trách các phần vụ chuyên môn.

Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Đàm Trung Mộc. Ông cũng là một trong những người có công sáng lập ra ngôi trường này. Ông là một trong những cấp chỉ huy ưu tú của ngành Cảnh Sát Quốc Gia nổi tiếng cả về tài năng và đức độ. Những bộ sách giáo khoa nổi tiếng của ông như Hình Sự Tố Tụng, Hình Luật Đặc Biệt, Cảnh Sát Tư Pháp, v.v. không chỉ dành riêng cho ngành cảnh sát mà còn được nhiều giới chức ngành tư pháp, tòa án dùng làm tài liệu tham khảo. Mặc dù từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong ngành, nhưng ông Ðàm Trung Mộc lúc nào cũng bình dị, tận tụy với công vụ, gần gũi với thuộc cấp và nhất là nổi tiếng thanh liêm. Ông vừa đảm nhiệm chức vụ viện trưởng, vừa là giảng sư kiêm nhiệm các môn luật học và cảnh sát tư pháp.


Tuy chỉ đảm nhận chức vụ Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia cho đến năm 1970, nhưng hầu hết các khóa sĩ quan tốt nghiệp tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đều hết lòng kính mến ông và coi ông như một người thầy, người cha hơn là một vị chỉ huy trong ngành. Sau ngày 30 tháng 4/1975, ông bị kẹt lại tại Việt Nam, và cũng như bao quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa khác, ông cũng phải chịu cảnh tù đày qua nhiều trại tù cộng sản và đã chết tại trại tù Hà Sơn Bình, Bắc Việt, ngày 28 tháng 12 năm 1982, hưởng thọ 65 tuổi. Mới đây, các cựu Sinh Viên Sĩ Quan Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia tại Bắc California đã tổ chức lễ giỗ lần thứ 2 tưởng niệm cố Đại Tá Đàm Trung Mộc rất trọng thể tại San Jose ngày 16-3-2003.

http://lichsuvovinam.files.wordpress.com/2010/07/canh-sat-quoc-gia-2.jpg
Kể từ đầu năm 1969, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được dời về trụ sở mới nằm trên đồi Tăng Nhơn Phú gần Trường Bộ Binh Thủ Đức. Trường sở mới được xây cất theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Văn Lắm gồm nhiều tòa nhà cao tầng dùng làm phòng ngủ cho Sinh Viên Sĩ Quan, khu hành chánh, giảng đường, thư viện, phạn xá, xạ trường, cư xá nhân viên, v.v. với đầy đủ mọi tiện nghi tối thiểu. Vị Viện Trưởng kế nhiệm và cuối cùng cho đến ngày đau thương 30 tháng 4/1975 là Đại Tá Trần Minh Công, ông hiện cư ngụ tại Nam California. Ông nguyên là một Quận Trưởng Cảnh Sát trẻ đã kế tục công việc huấn luyện đào tạo các khóa sĩ quan với nhiều cải cách theo mô hình của một trường huấn luyện sĩ quan cảnh sát vừa quân sự vừa hành chánh như các quốc gia tân tiến.

Tính từ ngày thành lập cho đến tháng Tư đen 1975, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã huấn luyện được tổng cộng 6 khóa Biên Tập Viên/Thẩm Sát Viên theo qui chế cũ và 5 khóa đào tạo sĩ quan cấp thiếu úy theo qui chế mới. Tổng cộng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã đào tạo được khoảng 3,300 sĩ quan, chưa kể hàng ngàn sĩ quan và hạ sĩ quan tốt nghiệp những khóa tu nghiệp ngắn hạn và gần một ngàn sinh viên sĩ quan còn đang thụ huấn dang dở.

Trước nhu cầu đòi hỏi, nhiệm vụ của người chiến sĩ cảnh sát không chỉ đơn thuần là duy trì an ninh trật tự xã hội, bảo vệ luật pháp quốc gia mà còn thực sự đóng góp vào công cuộc chiến đấu chung bảo vệ Tổ Quốc nhất là trong các công tác bình định tại nông thôn, việc huấn luyện quân sự cho các sinh viên sĩ quan cũng được nâng cao. Thời gian huấn luyện quân sự đã được tăng lên 6 tháng với sự cố vấn và yểm trợ về mặt kỹ thuật của Trường Bộ Binh Thủ Đức và Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Đây cũng là thời gian huấn nhục cho các tân khóa sinh tập làm quen với những chương trình huấn luyện tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia.


 
Sau ba tháng huấn nhục, các khóa sinh sẽ chính thức được làm lễ gắn an-pha để kể từ đó họ mới chính thức được gọi là các tân Sinh Viên Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia. Lễ gắn an-pha và lễ mãn khóa là những kỷ niệm đáng ghi nhớ của người Sinh Viên Sĩ Quan. Tại những buổi lễ này, đã nhiều lần các Sinh Viên Sĩ Quan được vinh dự đón tiếp các vị lãnh đạo quốc gia từ Tổng Thống, Thủ Tướng tới vị chỉ huy cao cấp nhất của ngành là Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia đến chủ tọa và ban hiểu thị.

Trong giai đoạn 1 quân sự, các Sinh Viên Sĩ Quan được huấn luyện về vũ khí, tác xạ các loại súng lục, súng trường, tiểu liên, và trung liên. Ngoài ra còn có những bài học về chiến thuật, võ thuật, địa hình, tản thương, cứu thương, v.v. Ngoài những bài học về lý thuyết, các Sinh Viên Sĩ quan còn có những buổi thực tập ngoài các bãi tập của trường bộ binh Thủ Đức, hoặc những buổi tham quan các đơn vị bạn để học hỏi kinh nghiệm hầu ứng dụng sau này.

Sau giai đoạn 1 quân sự là giai đoạn 2 huấn luyện chuyên môn. Thời gian sau này các Sinh Viên Sĩ Quan sẽ được huấn luyện căn bản về tình báo, về các phương pháp điều tra hình sự, điều tra hành chánh, phương pháp giảo nghiệm, các cuộc hành quân cảnh sát, phượng hoàng, trấn áp bạo động (chống biểu tình), v.v. và nhất là những kiến thức chuyên môn về luật pháp như hình sự tố tụng, hình luật đặc biệt, cảnh sát tư pháp. Các giảng sư, giảng viên ngoài một số là những sĩ quan nhiều kinh nghiệm trong ngành còn có những giảng sư thỉnh giảng đang là những giáo sư đại học hoặc là các sĩ quan hoặc viên chức các cơ quan ban ngành bạn có liên quan. Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, Tiến Sĩ Trần An Bài đã từng là những giảng sư thỉnh giảng của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia.

http://4.bp.blogspot.com/_Xdmwp0RvGag/TQsMUeoV8jI/AAAAAAAAANY/2v77xy2Hu4A/s400/SVSQ+C%25E1%25BA%25A2NH+S%25C3%2581T+VNCH+TUY%25C3%258AN+TH%25E1%25BB%2586.jpg
Mặc dù chỉ mới được thành lập chưa tròn mười năm (1966-75) nhưng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã đóng góp một phần đáng kể vào việc xây dựng và phát triển lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH. Các sĩ quan do Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đào tạo với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ đã mang lại một luồng sinh khí mới cho các đơn vị Cảnh Sát Quốc Gia trên toàn quốc. Họ đã trở thành một lực lượng nòng cốt mang lại hiệu quả cao trong những hoạt động của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia. Họ đã đóng góp một phần không nhỏ trong những chiến công.

Chính vì những thành quả ấy, sau ngày 30 tháng 4/1975 các cựu Sinh Viên Sĩ Quan Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã phải trả một giá khá đắt cho những hoạt động của họ trước đó. Hầu hết các cựu sinh viên sĩ quan đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù cải tạo của cộng sản. Có những thiếu úy mới tốt nghiệp mà đã ở tù tới 5, 6 năm, một số lớn các sĩ quan xuất thân từ Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã phải chịu một thời gian cải tạo dài hơn thời gian cảnh nghiệp, một số đã ở tù đến mười bảy năm, và một số đã bỏ mình trong những trại tù thật khắc nghiệt nầy.

Ngày nay, ngoài một số còn kẹt tại quê nhà, các cựu Sinh Viên Sĩ Quan Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia hiện lưu lạc định cư rải rác ở khắp nơi trên toàn thế giới cũng vẫn với nhiệt tình của tuổi trẻ như ngày nào, họ đã và đang là những nhân tố tích cực sinh hoạt trong nhiều hội đoàn ái hữu của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại hải ngoại.


Toàn Như.

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm