Mỗi Ngày Một Chuyện

RỪNG GIỮA PHỐ - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) "nhà thương điên Biên Hoà" có tên nhà thương hẳn hoi, gọi là " Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài", tên một vị bác sĩ Tây Y đã hết lòng thương xót, hy sinh cho những bệnh nhân lạc lõng đó.


RỪNG GIỮA PHỐ   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Bước qua năm thứ hai của khoá Cán sự xã hội Caritas do các soeurs dòng Nữ Tử Bác Ái  (Filles de la charite' de Saint Vincent de Paul) phụ trách đào tạo, chúng tôi đã thực sự đi vào công tác xã hội căn bản hơn. 

Đó là ngoài giờ học lý thuyết, chúng tôi đã hoặc đi thực tập, hoặc đi quan sát những sự việc ở đời ...

Sự việc ở đời đối với công tác xã hội, thì đa phần là đau khổ, buồn thương, éo le, gây cấn vv...chứ nào thấy chi bình thường như các nhà thiên hạ. 

Thế nên, mục đích là đưa các hoàn cảnh nêu trên trở về với sự bình yên, an lành, như điều mong muốn của công tác xã hội chung chung vậy. 

 

Do đó, mùa hè năm 1961, quý soeurs  với phương tiện di chuyển của trường, đã chở chúng tôi lên "Nhà Thương điên Biên Hoà" quan sát và học hỏi các chuyên viên chữa trị, điều dưỡng, và nhất là đối xử với bệnh nhân điên như thế nào. 

Trước nhất "nhà thương điên Biên Hoà" có tên nhà thương hẳn hoi, gọi là " Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài", tên một vị bác sĩ Tây Y đã hết lòng thương xót, hy sinh cho những bệnh nhân lạc lõng đó. 

Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài được xây cất từ thời Tây trong một vạt đất rộng như rừng, nhưng sau trở thành ở ngay thành phố, vì thủa hình thành nơi ấy còn hoang hoá. 

Khi xe chạy trên con đường lớn để sẽ vào" nhà thương điên Biên Hoà ", là tấm bảng mầu đỏ sậm chữ vàng, đã cũ rich, mấy chữ Bệnh viện ( nhỏ thôi, dòng trên) Nguyễn Văn Hoài ( lớn gấp rưỡi chữ nêu trên, dòng dưới ) . 

 

Tất nhiên bệnh viện đã sẵn sàng việc tiếp rước đoàn chúng tôi . Được phần hành thuyết trình cho nghe cùng với sơ đồ tổ chức mà chủ yếu là các trại bệnh. 

Mắc dầu ban tổ chức không buồn đến phát sảng, vì hằng ngày các bác sĩ, y tá và các y công, chuyên viên đặc biệt, phải đối mặt liên tục với số bệnh nhân hoang dã ấy . 

Sau đó thì chúng tôi được đi bộ từ trại này qua trại khác, để trực tiếp ngó thấy các bệnh nhân vô cùng bất hạnh đó đang sinh hoạt như thế nào. 

Có lẽ bệnh viện Nguyễn Văn Hoài muốn chuẩn bị cho chúng tôi một cách nhìn chan hoà, nhân ái, nên ban tổ chức hướng dẫn đi thăm các trại từ nhẹ tới nặng, từ nhỏ tới lớn tuổi, nam nữ ở riêng. 

 

Trại đầu tiên là toàn bé gái từ 6,7 tuổi trở lên.

Sau đó là các em đã lớn hẳn thì ở chung với phụ nữ đủ hạng tuổi, không thấy bà nào già lắm,có lẽ họ đã chết trước khi già. 

Khi chúng tôi vừa vô trại bệnh bé gái, thì các bé đó ôm chầm chúng tôi, có cháu kêu : "mẹ, mẹ...", có cháu kêu: " chị hai, ba, tư..." có cháu lại che 2 tay lên đầu khóc thảm: " Con đâu có làm vậy mà bà đánh con..." 

Nơi trại bệnh dành cho phụ nữ thì đủ sắc thái, có cô ca hát, có cô la hét, cười ngơ ngác, nhưng cũng có cô lặng lẽ, khóc sụt sùi vv...

Nhưng đặc biệt nhất, là một nữ trung niên người Pháp, cô ta độ 30 tuổi, mặc đầm ta bà, không tả tơi, nhưng nhìn thấy là biết ngay không bình thường . 

Trước nhất thấy chúng tôi, toàn nữ sinh đi với 2 bà Phước, thì phụ nữ Pháp đó ngửa tay xin một điếu thuốc lá. 

Y tá tháp tùng cho hay phụ nữ Pháp ấy là một cô dâu đi cùng chú rể từ Paris qua Tokyo để hưởng tuần trăng mật, trước đó 5 năm, nhưng mới quá cảnh Saigon thì có dấu hiệu khác thường, nên  cuối cùng không chịu về Pháp chữa bịnh. 

Rồi nặng hơn, người chồng quyết định đưa vô bệnh viện đó luôn. 

Tất nhiên là gia đình ở Pháp vẫn lo tiền bạc quà cáp cho cô,  nhưng chuyện đưa về Pháp thì chưa thấy nói gì. 

Người nữ trung niên đó, cứ muốn nói chuyện với " Ma soeur " 

chúng tôi, đơn giản là nói tiếng Pháp. 

Chúng tôi tò mò, hỏi bà y tá làm việc lâu năm là khi người chồng phát hiện ra vợ bị khác thường như thế nào, chắc bệnh viện biết chứ ? 

Bà y tá gật đầu, nói rằng người chồng cô ấy khai là thoạt đầu thì đi coi và nghe ban bát âm kéo đàn đám ma ò í e... Sau cô ấy cứ đòi đi xem và nghe vậy hoài. 

Tây y cho là bịnh nhân đã bị tâm thần. 

Tà pháp bên ta thì cho là ma ám. 

 

Sau đó phải qua khu trai bệnh nam, cũng từ nhẹ tới nặng. 

Tất cả những người bị tâm thần mà nôm na cứ nói là điên đó, người nào cặp mắt cũng như dại đi. 

Trước khi tha nhân đi đến trạng thái cảm thương, hay là thương hại, ai cũng sợ hãi lỡ người mất trí đó hành hung mình thì sao. 

Thực ra bịnh đã đưa vô nhà thương như đương nêu, thì khó nói là nhẹ được. 

Ở những trại gọi là tình trạng tương đối ngó sơ là thấy các vẻ lạ thường rồi, thí dụ có ông cứ bắt người khác, y tá hay đồng bệnh phải ngồi nghe mình " lý luận" hàng buổi, chứ  không phải hàng giờ. 

Ông thì huýt sáo không biết mỏi mồm. 

Nhưng ngán ngất vẫn là những ông bỗng nổi giận lên đập phá. 

 

Cuối cùng là ban tổ chức hỏi ma soeur có nên cho chúng tôi đến thăm cái " Địa ngục của trần gian " không ? Mấy chục người gần như đã thành vượn. 

Sợ thì vẫn sợ, mà tò mò nhiều hơn học hỏi vv... Ma soeur lặng thinh, vẻ mặt buồn buồn, nhưng đoàn người đã tới sát cái khu khốn khổ đó rồi. 

 Tới bây giờ, đã hơn nửa thế kỷ qua, mà tôi thấy cái khung cảnh ấy vẫn như đang trước mắt . 

Một khuôn trại đúc cao tầng, bốn bề xây như nhà lao, chỉ khác là có những khuôn cửa sổ lắp song sắt, chỉ có một cửa ra vào cũng bằng sắt nặng. Bên ngoài có một hệ thống ống vòi nước . 

Lưng chừng khu trại đó, vòng chung quanh là lớp sàn như gác lửng. 

Những người bịnh đó không mặc quần áo, da họ đã biến thành sậm nâu. Họ đã quên hẳn tiếng nói, thỉnh thoảng hú lên, đập tay phành phạch. 

Y tá để những máng cơm bằng nhựa ngoài khung cửa sổ nêu trên. Họ tự tới, bốc cơm bằng tay như loài vượn khỉ ...

 Y tá mở vòi nước và sịt vào các thân hình người đã biến dạng đó. Nước chảy xuống mấy cái rãnh sát chân tường ...

Gọi là tắm và rửa dọn hằng ngày . 

 

Chẳng lẽ cuộc đời thế sao? nhưng rõ ràng là thế, một địa ngục cầu mong có Diêm Vương mau chóng kết thúc kiếp sống cho họ. Kết thúc sớm thì tất cả mọi chuyện đều êm đẹp. 

Đứng trong vòng 15 phút, tất cả các mùi xú uế đều tuôn ra ...

Nhị vị soeurs cố giữ trạng thái bình thản, mấy vị trong ban hướng dẫn của bệnh viện đã quen sự việc đó lâu rồi. 

Chỉ có 10 đứa chúng tôi, khoá cán sự xã hội đầu tiên nhận học bổng của Bộ Quốc Phòng, học ở trung tâm Caritas số 38 đường Tú Xương Saigon, là thấy tận mắt cuộc sống dưới âm độ của loài người không còn lẽ gì cần phải tồn tại nữa. 

Cả một không gian trống rỗng đến không thể có một ngọn cỏ bám víu, những người điên quá tải, tận tuyệt trên, không còn một khổ nhục nào hơn nữa, sao Chúa không cất phần họ đi mau chóng, chỉ có không hiện diện ở thế gian nữa, họ và thân nhân nọ mới không tuyệt vọng khi hướng về Thượng Đế cao vời ...

 

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

RỪNG GIỮA PHỐ - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) "nhà thương điên Biên Hoà" có tên nhà thương hẳn hoi, gọi là " Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài", tên một vị bác sĩ Tây Y đã hết lòng thương xót, hy sinh cho những bệnh nhân lạc lõng đó.


RỪNG GIỮA PHỐ   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Bước qua năm thứ hai của khoá Cán sự xã hội Caritas do các soeurs dòng Nữ Tử Bác Ái  (Filles de la charite' de Saint Vincent de Paul) phụ trách đào tạo, chúng tôi đã thực sự đi vào công tác xã hội căn bản hơn. 

Đó là ngoài giờ học lý thuyết, chúng tôi đã hoặc đi thực tập, hoặc đi quan sát những sự việc ở đời ...

Sự việc ở đời đối với công tác xã hội, thì đa phần là đau khổ, buồn thương, éo le, gây cấn vv...chứ nào thấy chi bình thường như các nhà thiên hạ. 

Thế nên, mục đích là đưa các hoàn cảnh nêu trên trở về với sự bình yên, an lành, như điều mong muốn của công tác xã hội chung chung vậy. 

 

Do đó, mùa hè năm 1961, quý soeurs  với phương tiện di chuyển của trường, đã chở chúng tôi lên "Nhà Thương điên Biên Hoà" quan sát và học hỏi các chuyên viên chữa trị, điều dưỡng, và nhất là đối xử với bệnh nhân điên như thế nào. 

Trước nhất "nhà thương điên Biên Hoà" có tên nhà thương hẳn hoi, gọi là " Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài", tên một vị bác sĩ Tây Y đã hết lòng thương xót, hy sinh cho những bệnh nhân lạc lõng đó. 

Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài được xây cất từ thời Tây trong một vạt đất rộng như rừng, nhưng sau trở thành ở ngay thành phố, vì thủa hình thành nơi ấy còn hoang hoá. 

Khi xe chạy trên con đường lớn để sẽ vào" nhà thương điên Biên Hoà ", là tấm bảng mầu đỏ sậm chữ vàng, đã cũ rich, mấy chữ Bệnh viện ( nhỏ thôi, dòng trên) Nguyễn Văn Hoài ( lớn gấp rưỡi chữ nêu trên, dòng dưới ) . 

 

Tất nhiên bệnh viện đã sẵn sàng việc tiếp rước đoàn chúng tôi . Được phần hành thuyết trình cho nghe cùng với sơ đồ tổ chức mà chủ yếu là các trại bệnh. 

Mắc dầu ban tổ chức không buồn đến phát sảng, vì hằng ngày các bác sĩ, y tá và các y công, chuyên viên đặc biệt, phải đối mặt liên tục với số bệnh nhân hoang dã ấy . 

Sau đó thì chúng tôi được đi bộ từ trại này qua trại khác, để trực tiếp ngó thấy các bệnh nhân vô cùng bất hạnh đó đang sinh hoạt như thế nào. 

Có lẽ bệnh viện Nguyễn Văn Hoài muốn chuẩn bị cho chúng tôi một cách nhìn chan hoà, nhân ái, nên ban tổ chức hướng dẫn đi thăm các trại từ nhẹ tới nặng, từ nhỏ tới lớn tuổi, nam nữ ở riêng. 

 

Trại đầu tiên là toàn bé gái từ 6,7 tuổi trở lên.

Sau đó là các em đã lớn hẳn thì ở chung với phụ nữ đủ hạng tuổi, không thấy bà nào già lắm,có lẽ họ đã chết trước khi già. 

Khi chúng tôi vừa vô trại bệnh bé gái, thì các bé đó ôm chầm chúng tôi, có cháu kêu : "mẹ, mẹ...", có cháu kêu: " chị hai, ba, tư..." có cháu lại che 2 tay lên đầu khóc thảm: " Con đâu có làm vậy mà bà đánh con..." 

Nơi trại bệnh dành cho phụ nữ thì đủ sắc thái, có cô ca hát, có cô la hét, cười ngơ ngác, nhưng cũng có cô lặng lẽ, khóc sụt sùi vv...

Nhưng đặc biệt nhất, là một nữ trung niên người Pháp, cô ta độ 30 tuổi, mặc đầm ta bà, không tả tơi, nhưng nhìn thấy là biết ngay không bình thường . 

Trước nhất thấy chúng tôi, toàn nữ sinh đi với 2 bà Phước, thì phụ nữ Pháp đó ngửa tay xin một điếu thuốc lá. 

Y tá tháp tùng cho hay phụ nữ Pháp ấy là một cô dâu đi cùng chú rể từ Paris qua Tokyo để hưởng tuần trăng mật, trước đó 5 năm, nhưng mới quá cảnh Saigon thì có dấu hiệu khác thường, nên  cuối cùng không chịu về Pháp chữa bịnh. 

Rồi nặng hơn, người chồng quyết định đưa vô bệnh viện đó luôn. 

Tất nhiên là gia đình ở Pháp vẫn lo tiền bạc quà cáp cho cô,  nhưng chuyện đưa về Pháp thì chưa thấy nói gì. 

Người nữ trung niên đó, cứ muốn nói chuyện với " Ma soeur " 

chúng tôi, đơn giản là nói tiếng Pháp. 

Chúng tôi tò mò, hỏi bà y tá làm việc lâu năm là khi người chồng phát hiện ra vợ bị khác thường như thế nào, chắc bệnh viện biết chứ ? 

Bà y tá gật đầu, nói rằng người chồng cô ấy khai là thoạt đầu thì đi coi và nghe ban bát âm kéo đàn đám ma ò í e... Sau cô ấy cứ đòi đi xem và nghe vậy hoài. 

Tây y cho là bịnh nhân đã bị tâm thần. 

Tà pháp bên ta thì cho là ma ám. 

 

Sau đó phải qua khu trai bệnh nam, cũng từ nhẹ tới nặng. 

Tất cả những người bị tâm thần mà nôm na cứ nói là điên đó, người nào cặp mắt cũng như dại đi. 

Trước khi tha nhân đi đến trạng thái cảm thương, hay là thương hại, ai cũng sợ hãi lỡ người mất trí đó hành hung mình thì sao. 

Thực ra bịnh đã đưa vô nhà thương như đương nêu, thì khó nói là nhẹ được. 

Ở những trại gọi là tình trạng tương đối ngó sơ là thấy các vẻ lạ thường rồi, thí dụ có ông cứ bắt người khác, y tá hay đồng bệnh phải ngồi nghe mình " lý luận" hàng buổi, chứ  không phải hàng giờ. 

Ông thì huýt sáo không biết mỏi mồm. 

Nhưng ngán ngất vẫn là những ông bỗng nổi giận lên đập phá. 

 

Cuối cùng là ban tổ chức hỏi ma soeur có nên cho chúng tôi đến thăm cái " Địa ngục của trần gian " không ? Mấy chục người gần như đã thành vượn. 

Sợ thì vẫn sợ, mà tò mò nhiều hơn học hỏi vv... Ma soeur lặng thinh, vẻ mặt buồn buồn, nhưng đoàn người đã tới sát cái khu khốn khổ đó rồi. 

 Tới bây giờ, đã hơn nửa thế kỷ qua, mà tôi thấy cái khung cảnh ấy vẫn như đang trước mắt . 

Một khuôn trại đúc cao tầng, bốn bề xây như nhà lao, chỉ khác là có những khuôn cửa sổ lắp song sắt, chỉ có một cửa ra vào cũng bằng sắt nặng. Bên ngoài có một hệ thống ống vòi nước . 

Lưng chừng khu trại đó, vòng chung quanh là lớp sàn như gác lửng. 

Những người bịnh đó không mặc quần áo, da họ đã biến thành sậm nâu. Họ đã quên hẳn tiếng nói, thỉnh thoảng hú lên, đập tay phành phạch. 

Y tá để những máng cơm bằng nhựa ngoài khung cửa sổ nêu trên. Họ tự tới, bốc cơm bằng tay như loài vượn khỉ ...

 Y tá mở vòi nước và sịt vào các thân hình người đã biến dạng đó. Nước chảy xuống mấy cái rãnh sát chân tường ...

Gọi là tắm và rửa dọn hằng ngày . 

 

Chẳng lẽ cuộc đời thế sao? nhưng rõ ràng là thế, một địa ngục cầu mong có Diêm Vương mau chóng kết thúc kiếp sống cho họ. Kết thúc sớm thì tất cả mọi chuyện đều êm đẹp. 

Đứng trong vòng 15 phút, tất cả các mùi xú uế đều tuôn ra ...

Nhị vị soeurs cố giữ trạng thái bình thản, mấy vị trong ban hướng dẫn của bệnh viện đã quen sự việc đó lâu rồi. 

Chỉ có 10 đứa chúng tôi, khoá cán sự xã hội đầu tiên nhận học bổng của Bộ Quốc Phòng, học ở trung tâm Caritas số 38 đường Tú Xương Saigon, là thấy tận mắt cuộc sống dưới âm độ của loài người không còn lẽ gì cần phải tồn tại nữa. 

Cả một không gian trống rỗng đến không thể có một ngọn cỏ bám víu, những người điên quá tải, tận tuyệt trên, không còn một khổ nhục nào hơn nữa, sao Chúa không cất phần họ đi mau chóng, chỉ có không hiện diện ở thế gian nữa, họ và thân nhân nọ mới không tuyệt vọng khi hướng về Thượng Đế cao vời ...

 

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm