Mỗi Ngày Một Chuyện
RƯỢU THÁNG TƯ - CAO MỴ NHÂN
RƯỢU THÁNG TƯ
Trong
108 bài thơ Rượu Giang Hồ Khí Cốt, của 108 tác giả cảm thấy Cùng Một Lứa Bên
Trời Lận Đận, ở nơi cuốn sách thơ nhỏ trên 200 trang do nhà xuất bản Thanh Niên
trong nước in năm 2009, mà tôi cứ suy đi, nghĩ lại, có nên giới thiệu với bạn
đọc hải ngoại không, chỉ vì lí do sợ bị hiểu lầm.
Hiểu lầm gì với tập thơ say của hàng bao lứa tuổi, hàng bao quan niệm sống, ở
đó không phải chỉ có Nam Vô Tửu Như Kỳ Vô Phong, mà còn trên chục vị nữ lưu say
túy lúy men thơ. Và, tất cả chẳng phải chỉ thuần ở cái xã hội gọi là Việt Nam
Cộng Sản, mà có cả phe ta đang lưu vong khắp nơi trên thế giới.
Tôi phải nói thêm rằng bài viết này, là đã trên 3 lần tôi ngần ngại, để sau
cùng chép miệng. Tập thơ Rượu hay qua, Rượu nói bằng Thơ, thì như thi sĩ Phùng
Quán nổi tiếng thời Nhân Văn Giai Phẩm đã cả cười với bài thơ say (số 57 trên
108 tác giả) rằng:
Ta cũng Lý Bạch
Vồ trăng đáy sông
... Ta Bạch Cư Dị
Khách bến Tầm Dương
Tư mã Nghi Tàm
Lệ đầm áo rách
Bạch Cư Dị xưa nghe đàn tì bà ở bến Tầm Dương, còn chàng Tư Mã Phùng Quán áo
rách đẫm lệ ở hồ Nghi Tàm Hà Nội.
Ai đọc thơ say, cũng biết cụ tổ Lý Bạch bên tàu nhảy xuống sông, ôm vầng trăng
ngủ.
Còn cụ cố Bạch Cư Dị thì thất tứ, tiêu sầu qua xềnh phách trên bến Tầm Dương.
Phùng Quán say, ông nói với thơ, ông vừa là Lý Bạch (Rượu), vừa là Bạch Cư Dị
(lận đận), nhưng thực tế hơn 2 bậc tiền bối, vầng trăng của Phùng Quán là một
mảnh nilông gói toàn thức nhắm, tức mồi rượu của các tay nhậu bình dân:
Trăng ta vồ được
Một mảnh nilông
Trăng ta đem gói
Nào dồi, nào lòng (bộ lòng heo)
... Ta nhìn xuống mâm
Lòng dồi như vét
Vừng trăng nhoe nhoét
Một đống tì bà...
Khách rượu xơi hết lòng, dồi, nên mâm trăng nhoe nhoét, Phùng Quán bảo đó là
một đống tì bà (Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị).
Rồi giai nhân ôm đàn che nửa mặt hoa của Bạch Cư Dị xưa, đã hiện ra... thực
tại:
Ta nhìn giai nhân
Té mụ nạ giòng
Ta quen biết cũ
Té ra bát đũa
Tay gắp, miệng và
Ha ha, ha ha..
Bạch Cư Dị lận đận bên trời, nghe tiếng tì bà cảm thương người kỷ nữ che nửa
mặt hoa, Phùng Quán khi tỉnh đã từng viết lời mẹ dạy rằng: yêu ai cứ bảo là
yêu, ghét ai cứ bảo là ghét, dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành
yêu, nên:
Ta cười giai nhân
Mặt hoa che đàn
Ta cười thân ta
Thiên sinh ngã tài
Mà ta vô ích
Vô ích, vô ích
Ta cười rượu xoàng
Uống hoài vẫn tỉnh...
(Phùng Quán 1932-1995)
Có thật Rượu Xoàng khiến nhà thơ uống hoài vẫn tỉnh, hay cuộc sống lận đận, bất
công quá, thành rượu có ngon mấy, cũng chẳng thể say.
Vâng, vì thế, toàn tập thơ rượu đó, cốt lõi là Giang Hồ Khí Cốt, để được liệt
vào danh sách 108 vị hảo hán, anh hùng Lương Sơn Bạc, cảm thấy, có điều gì tách
ra khỏi cộng đồng đại chúng hỗn mang, không cần phải đã là Thi sĩ, cũng chẳng
cần phải nhất loạt ý thức hệ, mà chỉ cần lênh đênh, bập bềnh, là chung
"lane" nhân thế. Do đó, từ quý vị tên tuổi như Nguyễn Tuân, Hàn Mặc
Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, tới Thanh Nam, Bùi Giáng, mơ mộng như Thâm
Tâm, Quang Dũng... Tới những người ít nhiều mang phong cách Bất Phùng thời,
kiểu Hồ Trường của Nguyễn Bác Trác, Lãng Tử Hành của Đặng Phú Phong, Ve Chai
Hành của Bùi Chí Vịnh.
Đáng ghi nhận là một đội ngũ không cần biết tới Bắc, Nam, chỉ có 2 yếu tố cơ
bản làm vốn Giang Hồ Khí Cốt là Lính Trẻ Tử Trận và từ Mặt Trận Trở Về dang dở
cuộc đời:
"Ta đi, cứ để ta đi
Những người ở lại chắc gì buồn lâu
Uống bây giờ, thế mai sau
Lỡ ta chết trẻ, rượu hầu khỏi hao...
(Lê Ký Thương 1947)
Đó là năm sinh của tác giả (1947) viết bài Bạn Bè Đãi Rượu Tiễn Ta năm 1968,
tức lúc ra tiền tuyến mới 21 tuổi
Chẳng ai thèm tiếc, thèm thương
Chỉ cần một chút máu xương của mình
(Lê Ký Thương - Nha Trang)
Những trang lứa tuổi rất gần gũi nhau, có thể là thế hệ của đa số bạn đọc hôm
nay, như tôi lúc đầu cứ để ý xem ai Bạn, ai Thù, xong, loanh quanh tuổi 60, 70,
bây giờ, nào là Đinh Trầm Ca, Vũ Hữu Định, nào là Vương Đức Lệ, Trần Hoài Thư
vv..., nhiều lắm.
Nhưng có 2 "cas" khá kỳ thú, đó là Hoa Văn tức trung tá VNCH Ngô Văn
Hòa, và Hà Thúc Sinh tức đại úy VNCH Phạm Vĩnh Xuân, tác giả hồi ký cải tạo
lừng danh Đại Học Máu.
Nhị vị nêu trên là bạn tôi, nên tôi thấy cần phải biện minh cho quý ông.
Bài số 64, tựa: "Buổi chiều mời bạn tới nhà đánh chén nửa chừng hết
rượu" của Hà Thúc Sinh, bài thơ mang cái tựa dài như khá nhiều bài thơ nơi
tuyển tập, Rượu Giang Hồ Khí Cốt, có lời chú thích đàng hoàng: "P.H.Q chép
theo lời ngâm của Lê Văn Thuận, có nghĩa không phải Hà Thúc Sinh của chúng ta
góp bài cho ban in ấn cùng một lứa Bên Trời Lận Đận".
Cũng thế, bài số 85, Độc Hành của Hoa Văn tức trung tá Ngô Văn Hòa, chiến hữu
gọi Chiến Tranh Chính Trị, thì chú thích cuối bài là:
Trích Thơ và Thời Gian
Rồi: tên thật Ngô Văn Hòa (?-2007)
Có nghĩa không rõ năm sinh, còn năm tử là 2007.
Ố la la, sự kiện nêu trên đã khiến ông Năm Hòa ở Boston vừa tức, vừa buồn, vì
ông không hề gởi cho đám bên trời lận đận nào đó, buồn vì ông đã chết đâu. Cao
Mỵ Nhân mới giới thiệu "Một cõi thơ khác, về thi sĩ Hoa Văn" mới đăng
ở Saigon Times, báo Đất Đứng của "Hội văn nghệ sĩ Việt Mỹ đăng lại".
Thưa, cũng chẳng sao, hữu xạ tự nhiên hương, cái hay vốn nó tự vượt không gian
và thời gian, để hiện diện trước đám đông, như một... thử thách.
Kế tới, không đan cử thì lại là thiếu sót trong cùng một lứa Bên Trời Lận Đận,
có chất rượu giang hồ khí cốt của trên 10 vị nữ lưu ta say với men thơ, khởi
đầu là nữ sĩ Vi Khuê bài Tống Biệt Hành trang 27, trùng tên với thơ Tống Biệt
Hành của Thâm Tâm cũng hiện diện trong Rượu độc đáo đó.
Có thể nói tất cả thơ của các nữ tác giả trong tuyển tập Rượu Giang Hồ Khí Cốt
đương nêu đều hay. Và đều Say trong sáng suốt, qua đó mới biết tửu lượng của
các nữ sĩ thật cao.
Xin đan cử bài số 41: Uống rượu với chồng của Nguyễn Thị Mai:
Thì mình cứ rót, em say
Tựa vào hơi ấm, mà bay một lần
Đất xa, trời tạt xuống gần
Chung chiêng cả mấy mươi phần thế gian
Với chú thích: có tài liệu nói bài này của Nguyễn Lam Điền, tên thật Nguyễn
Thanh Huyền cô giáo.
Tôi cứ muốn làm 1 việc phân tích, chép ra tổng số thơ say của quý vị tiền bối,
quý vị cùng chung lý tưởng, địa phương vv...
Thơ của quý vị gốc Quảng Nam, Bình Định chiếm đa số, khẩu khí hào sảng, ngẫu
hứng, rất... giang hồ, khí cốt.
Do đó, thêm một lần nữa, thơ của thi sĩ lừng danh Bùi Giáng, như một vò rượu
Bách Nhật ủ đến cốt lõi tinh hoa, bài này được ông viết lúc sắp rời trần thế,
bài số 21, nhan đề: Uống rượu.
Uống xong ly rượu cuối cùng
Bỗng nhiên chợt nhớ đã từng đầu tiên
Uống như uống nước ngọc tuyền
Từ đầu tiên mộng, đến phiền muộn sau
Riêng anh về suốt suối vàng
Trùng phùng Lý Bạch nghênh ngang Tản Đà.
(Bùi Giáng 1926-1998)
Tôi lan man đọc đi, đọc lại từng trang thơ rượu, và cũng như chất rượu tuyệt
hảo, càng đọc càng nhận ra hay, thấy say, thấy thương cho thân phận ngậm ngùi,
đôi khi tuyệt vọng của mỗi tác giả, nhất là có quý vị chưa từng trải rộng văn
chương cho thiên hạ nhàn lãm.
Còn gì trong đáy ly xưa
Bạn bè thêm một đứa vừa hư không
Tưới lên cỏ dại muôn trùng
Chén này ảo ảnh cháy xong men rồi
(Vớt lên từ đáy cốc - Nguyễn Trọng Tín)
Ở trong tuyển tập thơ Rượu Giang Hồ Khí Cốt không phải chỉ một mình Nguyễn
Trọng Tín ngó xuống đáy ly, chén trong tay vì rượu làm tăng uất khí.
Không phải mơ hồ nữa, uất khí tháng 4, chẳng những chỉ của các vị được sinh ra,
lớn lên, thành gia, thành danh vv... ở miền Nam thôi đâu, mà tính cách lận đận,
buồn tênh còn đọng khá nhiều qua thơ ca của cả những thành phần định mệnh sinh
Bắc, tử Nam, mẫn cảm theo cách nói giáo điều của Tố Hữu:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Thì giờ đây huy chương, tưởng lục, bằng khen đã mốc meo dưới gầm bàn, trong xó
tủ. Tờ lịch 30-4-1975 đã không còn là báu vật mà anh hùng, dũng sĩ... trở thành
phu khuân vác ở chợ Bến Thành.
Một thời đánh bắc, dẹp đông
Chiến tranh kết thúc, dở ông, dở thằng
(Hoàng Đình Quang - 1951)
Đưa ra hình ảnh này, có nghĩa là cái bên trời lận đận nào đó, họ đã hết còn
nhạy cảm với quá khứ, cũng không có nghĩa kêu gọi hòa bình, hòa giải tương lai
vv...
Bởi vì cho dẫu cùng một cung cách sống, như Phàn Ô Kỳ, tướng nhà Tần qua nước
Yên, vẫn kết thúc bằng việc tự chặt đầu, cho tráng sĩ Kinh Kha đem qua Tần cầu
hòa, thì chao ôi, nỗi tuyệt vọng nào cũng không thể hòa tan đến sâu thẳm niềm
đau của mỗi người. Nên, tháng 4 vẫn là tháng của bi thương, sầu thảm từng phần
đối với Ta và Địch ở đôi bờ chiến hào, tự nó ngăn chặn tư duy phiền muộn, rượu
tháng 4 không thể nào ngon, cứ mãi cay sè, đắng chát, tanh hôi như mùi máu.
Hawthorne 7-4-2012 -
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
RƯỢU THÁNG TƯ - CAO MỴ NHÂN
RƯỢU THÁNG TƯ
Trong
108 bài thơ Rượu Giang Hồ Khí Cốt, của 108 tác giả cảm thấy Cùng Một Lứa Bên
Trời Lận Đận, ở nơi cuốn sách thơ nhỏ trên 200 trang do nhà xuất bản Thanh Niên
trong nước in năm 2009, mà tôi cứ suy đi, nghĩ lại, có nên giới thiệu với bạn
đọc hải ngoại không, chỉ vì lí do sợ bị hiểu lầm.
Hiểu lầm gì với tập thơ say của hàng bao lứa tuổi, hàng bao quan niệm sống, ở
đó không phải chỉ có Nam Vô Tửu Như Kỳ Vô Phong, mà còn trên chục vị nữ lưu say
túy lúy men thơ. Và, tất cả chẳng phải chỉ thuần ở cái xã hội gọi là Việt Nam
Cộng Sản, mà có cả phe ta đang lưu vong khắp nơi trên thế giới.
Tôi phải nói thêm rằng bài viết này, là đã trên 3 lần tôi ngần ngại, để sau
cùng chép miệng. Tập thơ Rượu hay qua, Rượu nói bằng Thơ, thì như thi sĩ Phùng
Quán nổi tiếng thời Nhân Văn Giai Phẩm đã cả cười với bài thơ say (số 57 trên
108 tác giả) rằng:
Ta cũng Lý Bạch
Vồ trăng đáy sông
... Ta Bạch Cư Dị
Khách bến Tầm Dương
Tư mã Nghi Tàm
Lệ đầm áo rách
Bạch Cư Dị xưa nghe đàn tì bà ở bến Tầm Dương, còn chàng Tư Mã Phùng Quán áo
rách đẫm lệ ở hồ Nghi Tàm Hà Nội.
Ai đọc thơ say, cũng biết cụ tổ Lý Bạch bên tàu nhảy xuống sông, ôm vầng trăng
ngủ.
Còn cụ cố Bạch Cư Dị thì thất tứ, tiêu sầu qua xềnh phách trên bến Tầm Dương.
Phùng Quán say, ông nói với thơ, ông vừa là Lý Bạch (Rượu), vừa là Bạch Cư Dị
(lận đận), nhưng thực tế hơn 2 bậc tiền bối, vầng trăng của Phùng Quán là một
mảnh nilông gói toàn thức nhắm, tức mồi rượu của các tay nhậu bình dân:
Trăng ta vồ được
Một mảnh nilông
Trăng ta đem gói
Nào dồi, nào lòng (bộ lòng heo)
... Ta nhìn xuống mâm
Lòng dồi như vét
Vừng trăng nhoe nhoét
Một đống tì bà...
Khách rượu xơi hết lòng, dồi, nên mâm trăng nhoe nhoét, Phùng Quán bảo đó là
một đống tì bà (Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị).
Rồi giai nhân ôm đàn che nửa mặt hoa của Bạch Cư Dị xưa, đã hiện ra... thực
tại:
Ta nhìn giai nhân
Té mụ nạ giòng
Ta quen biết cũ
Té ra bát đũa
Tay gắp, miệng và
Ha ha, ha ha..
Bạch Cư Dị lận đận bên trời, nghe tiếng tì bà cảm thương người kỷ nữ che nửa
mặt hoa, Phùng Quán khi tỉnh đã từng viết lời mẹ dạy rằng: yêu ai cứ bảo là
yêu, ghét ai cứ bảo là ghét, dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành
yêu, nên:
Ta cười giai nhân
Mặt hoa che đàn
Ta cười thân ta
Thiên sinh ngã tài
Mà ta vô ích
Vô ích, vô ích
Ta cười rượu xoàng
Uống hoài vẫn tỉnh...
(Phùng Quán 1932-1995)
Có thật Rượu Xoàng khiến nhà thơ uống hoài vẫn tỉnh, hay cuộc sống lận đận, bất
công quá, thành rượu có ngon mấy, cũng chẳng thể say.
Vâng, vì thế, toàn tập thơ rượu đó, cốt lõi là Giang Hồ Khí Cốt, để được liệt
vào danh sách 108 vị hảo hán, anh hùng Lương Sơn Bạc, cảm thấy, có điều gì tách
ra khỏi cộng đồng đại chúng hỗn mang, không cần phải đã là Thi sĩ, cũng chẳng
cần phải nhất loạt ý thức hệ, mà chỉ cần lênh đênh, bập bềnh, là chung
"lane" nhân thế. Do đó, từ quý vị tên tuổi như Nguyễn Tuân, Hàn Mặc
Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, tới Thanh Nam, Bùi Giáng, mơ mộng như Thâm
Tâm, Quang Dũng... Tới những người ít nhiều mang phong cách Bất Phùng thời,
kiểu Hồ Trường của Nguyễn Bác Trác, Lãng Tử Hành của Đặng Phú Phong, Ve Chai
Hành của Bùi Chí Vịnh.
Đáng ghi nhận là một đội ngũ không cần biết tới Bắc, Nam, chỉ có 2 yếu tố cơ
bản làm vốn Giang Hồ Khí Cốt là Lính Trẻ Tử Trận và từ Mặt Trận Trở Về dang dở
cuộc đời:
"Ta đi, cứ để ta đi
Những người ở lại chắc gì buồn lâu
Uống bây giờ, thế mai sau
Lỡ ta chết trẻ, rượu hầu khỏi hao...
(Lê Ký Thương 1947)
Đó là năm sinh của tác giả (1947) viết bài Bạn Bè Đãi Rượu Tiễn Ta năm 1968,
tức lúc ra tiền tuyến mới 21 tuổi
Chẳng ai thèm tiếc, thèm thương
Chỉ cần một chút máu xương của mình
(Lê Ký Thương - Nha Trang)
Những trang lứa tuổi rất gần gũi nhau, có thể là thế hệ của đa số bạn đọc hôm
nay, như tôi lúc đầu cứ để ý xem ai Bạn, ai Thù, xong, loanh quanh tuổi 60, 70,
bây giờ, nào là Đinh Trầm Ca, Vũ Hữu Định, nào là Vương Đức Lệ, Trần Hoài Thư
vv..., nhiều lắm.
Nhưng có 2 "cas" khá kỳ thú, đó là Hoa Văn tức trung tá VNCH Ngô Văn
Hòa, và Hà Thúc Sinh tức đại úy VNCH Phạm Vĩnh Xuân, tác giả hồi ký cải tạo
lừng danh Đại Học Máu.
Nhị vị nêu trên là bạn tôi, nên tôi thấy cần phải biện minh cho quý ông.
Bài số 64, tựa: "Buổi chiều mời bạn tới nhà đánh chén nửa chừng hết
rượu" của Hà Thúc Sinh, bài thơ mang cái tựa dài như khá nhiều bài thơ nơi
tuyển tập, Rượu Giang Hồ Khí Cốt, có lời chú thích đàng hoàng: "P.H.Q chép
theo lời ngâm của Lê Văn Thuận, có nghĩa không phải Hà Thúc Sinh của chúng ta
góp bài cho ban in ấn cùng một lứa Bên Trời Lận Đận".
Cũng thế, bài số 85, Độc Hành của Hoa Văn tức trung tá Ngô Văn Hòa, chiến hữu
gọi Chiến Tranh Chính Trị, thì chú thích cuối bài là:
Trích Thơ và Thời Gian
Rồi: tên thật Ngô Văn Hòa (?-2007)
Có nghĩa không rõ năm sinh, còn năm tử là 2007.
Ố la la, sự kiện nêu trên đã khiến ông Năm Hòa ở Boston vừa tức, vừa buồn, vì
ông không hề gởi cho đám bên trời lận đận nào đó, buồn vì ông đã chết đâu. Cao
Mỵ Nhân mới giới thiệu "Một cõi thơ khác, về thi sĩ Hoa Văn" mới đăng
ở Saigon Times, báo Đất Đứng của "Hội văn nghệ sĩ Việt Mỹ đăng lại".
Thưa, cũng chẳng sao, hữu xạ tự nhiên hương, cái hay vốn nó tự vượt không gian
và thời gian, để hiện diện trước đám đông, như một... thử thách.
Kế tới, không đan cử thì lại là thiếu sót trong cùng một lứa Bên Trời Lận Đận,
có chất rượu giang hồ khí cốt của trên 10 vị nữ lưu ta say với men thơ, khởi
đầu là nữ sĩ Vi Khuê bài Tống Biệt Hành trang 27, trùng tên với thơ Tống Biệt
Hành của Thâm Tâm cũng hiện diện trong Rượu độc đáo đó.
Có thể nói tất cả thơ của các nữ tác giả trong tuyển tập Rượu Giang Hồ Khí Cốt
đương nêu đều hay. Và đều Say trong sáng suốt, qua đó mới biết tửu lượng của
các nữ sĩ thật cao.
Xin đan cử bài số 41: Uống rượu với chồng của Nguyễn Thị Mai:
Thì mình cứ rót, em say
Tựa vào hơi ấm, mà bay một lần
Đất xa, trời tạt xuống gần
Chung chiêng cả mấy mươi phần thế gian
Với chú thích: có tài liệu nói bài này của Nguyễn Lam Điền, tên thật Nguyễn
Thanh Huyền cô giáo.
Tôi cứ muốn làm 1 việc phân tích, chép ra tổng số thơ say của quý vị tiền bối,
quý vị cùng chung lý tưởng, địa phương vv...
Thơ của quý vị gốc Quảng Nam, Bình Định chiếm đa số, khẩu khí hào sảng, ngẫu
hứng, rất... giang hồ, khí cốt.
Do đó, thêm một lần nữa, thơ của thi sĩ lừng danh Bùi Giáng, như một vò rượu
Bách Nhật ủ đến cốt lõi tinh hoa, bài này được ông viết lúc sắp rời trần thế,
bài số 21, nhan đề: Uống rượu.
Uống xong ly rượu cuối cùng
Bỗng nhiên chợt nhớ đã từng đầu tiên
Uống như uống nước ngọc tuyền
Từ đầu tiên mộng, đến phiền muộn sau
Riêng anh về suốt suối vàng
Trùng phùng Lý Bạch nghênh ngang Tản Đà.
(Bùi Giáng 1926-1998)
Tôi lan man đọc đi, đọc lại từng trang thơ rượu, và cũng như chất rượu tuyệt
hảo, càng đọc càng nhận ra hay, thấy say, thấy thương cho thân phận ngậm ngùi,
đôi khi tuyệt vọng của mỗi tác giả, nhất là có quý vị chưa từng trải rộng văn
chương cho thiên hạ nhàn lãm.
Còn gì trong đáy ly xưa
Bạn bè thêm một đứa vừa hư không
Tưới lên cỏ dại muôn trùng
Chén này ảo ảnh cháy xong men rồi
(Vớt lên từ đáy cốc - Nguyễn Trọng Tín)
Ở trong tuyển tập thơ Rượu Giang Hồ Khí Cốt không phải chỉ một mình Nguyễn
Trọng Tín ngó xuống đáy ly, chén trong tay vì rượu làm tăng uất khí.
Không phải mơ hồ nữa, uất khí tháng 4, chẳng những chỉ của các vị được sinh ra,
lớn lên, thành gia, thành danh vv... ở miền Nam thôi đâu, mà tính cách lận đận,
buồn tênh còn đọng khá nhiều qua thơ ca của cả những thành phần định mệnh sinh
Bắc, tử Nam, mẫn cảm theo cách nói giáo điều của Tố Hữu:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Thì giờ đây huy chương, tưởng lục, bằng khen đã mốc meo dưới gầm bàn, trong xó
tủ. Tờ lịch 30-4-1975 đã không còn là báu vật mà anh hùng, dũng sĩ... trở thành
phu khuân vác ở chợ Bến Thành.
Một thời đánh bắc, dẹp đông
Chiến tranh kết thúc, dở ông, dở thằng
(Hoàng Đình Quang - 1951)
Đưa ra hình ảnh này, có nghĩa là cái bên trời lận đận nào đó, họ đã hết còn
nhạy cảm với quá khứ, cũng không có nghĩa kêu gọi hòa bình, hòa giải tương lai
vv...
Bởi vì cho dẫu cùng một cung cách sống, như Phàn Ô Kỳ, tướng nhà Tần qua nước
Yên, vẫn kết thúc bằng việc tự chặt đầu, cho tráng sĩ Kinh Kha đem qua Tần cầu
hòa, thì chao ôi, nỗi tuyệt vọng nào cũng không thể hòa tan đến sâu thẳm niềm
đau của mỗi người. Nên, tháng 4 vẫn là tháng của bi thương, sầu thảm từng phần
đối với Ta và Địch ở đôi bờ chiến hào, tự nó ngăn chặn tư duy phiền muộn, rượu
tháng 4 không thể nào ngon, cứ mãi cay sè, đắng chát, tanh hôi như mùi máu.
Hawthorne 7-4-2012 -
CAO MỴ NHÂN (HNPD)