Đoạn Đường Chiến Binh
Rừng Lá Thấp :Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt
Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi trên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay,
Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt
Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi trên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay, nhưng vô cùng u uất: "Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi ... Thành phố sau lưng ..." Rồi bước lên xe là một thương binh VNCH trẻ khoảng 25,26 tuổi. Anh ta cụt một chân, trên cổ treo cây guitar vừa đàn hát vừa xin tiền. Anh ta mặc chiếc quần của Thủy Quân lục Chiến rằn sọc ngang, áo thun bạc phếch, trên đầu đội nón vải đi rừng của lính VNCH.
Dường như một số người trên xe biết và có cảm tình với anh ta nên có lẽ nói cho mọi người đều biết: "Ảnh là Thủy Quân Lục Chiến, bây giờ tội nghiệp lắm ..."
Người thương binh VNCH khẻ gật đầu như muốn chào mọi ngưòi nhưng vẫn hát.. Một bà cụ ngồi phía sau chạy lên dúi vào tay anh ta mấy cái bánh ú và hỏi: "Q. sáng giờ con ăn gì chưa?". Người thương binh ngưng hát trả lời: "Dạ, con ăn chút bánh mì rồi ngoại..." Thì ra bà cụ biết người thương binh này và vẫn thường giúp đỡ anh ta cho nên anh ta gọi bà cụ là ngoại. Đây cũng là cách gọi thân mật trong của người Nam.
Lúc đó có nhiều người dúi tiền vào chiếc túi vải treo trước ngực người thương binh. Mỗi lần ai cho anh, anh đều nói :"Xin cảm ơn ông / bà". Dường như mọi người đều cho một ít như muốn nói "Tặng anh một chút để anh sống qua ngày ... Chúng tôi dù sao còn may mắn hơn anh ..."
Khi anh ta bước gần đến tôi, tôi nhìn gương mặt anh ta tôi có cảm tình ngay. Gương mặt sáng và thông minh. Anh tuy mất một chân nhưng rất rắn chắc. Tôi cũng lấy ít tiền dúi vào túi vải, anh ta nói :"Đa tạ ông". Tự dưng tôi cầm lấy tay anh ta và hỏi: "Anh bị thương năm nào?" Anh trả lời: "Dạ em bị thương năm 1972 đó ông Thầy ...."
Có lẽ anh ta nghĩ tôi là sĩ quan VNCH nên trả lời và gọi tôi "Ông Thầy". Lính VNCH thường gọi sĩ quan là "Ông Thầy".
Tôi nghe thế tôi rất xúc động vì tôi cũng bị thương năm 1972 ... có điều là chúng tôi .... khác chiến tuyến nhưng tôi lại được lính BĐQ VNCH cứu sống ...
Tôi vội nói: "Tôi cũng bị thương năm 72 ..."
Anh ta dường như không chú ý câu nói của tôi và như có người chia sẻ, anh ta khe khẽ kể tiếp: "Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của em chặn quân Bắc Việt tại bờ Nam sông Thạch Hãn vào tháng Tư năm 1972 ... tụi nó đông lắm, xe tăng, bộ binh của chúng đông nghẹt luôn ... Tiểu Đoàn 3 Sói Biển tụi em tuy chặn đứng chúng nhưng thiệt hại 50 % đó ông thầy ạ ... Em bị thương trận đó ... Bây giờ ... Khổ lắm ..."
Dường như nước mắt của cả tôi và anh ta đều giàn giụa ...
Anh ta khẽ gật đầu chào và quay đi ....
Anh bước xuống xe và tiếp tục lời hát : "... Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa ... Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua ... "
Bóng người thương binh TQLC dần lẫn vào đám đông những người buôn thúng bán bưng .... những đứa trẻ gầy gò bưng bình trà đá bán dạo tại bến xe ... Trời trưa nắng chang chang nhưng tôi nghe như mưa đổ trong lòng ... Cơn mưa khóc hận cho miền Nam hưng thịnh nhân bản ngày nào bây giờ đang sống dưới tay loài quỉ Đỏ ...
Và từ đó tôi không có dịp gặp lại ngưòi thương binh TQLC đó ... Không biết anh trôi dạt nơi nào ....
Anh bị thương năm 72, tôi cũng bị thuơng năm 72 ... Anh và tôi cùng được chữa trị bởi Quân Y Viện VNCH ... Không biết lúc đó tôi và anh có cùng Quân Y Viện không? Tôi lúc đó được nằm trên giường ... Anh có thể nằm ... dưới đất nhường chỗ cho tôi ...
VNCH đối xử rất nhân bản với tôi.
( Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt )
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt
Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi trên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay, nhưng vô cùng u uất: "Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi ... Thành phố sau lưng ..." Rồi bước lên xe là một thương binh VNCH trẻ khoảng 25,26 tuổi. Anh ta cụt một chân, trên cổ treo cây guitar vừa đàn hát vừa xin tiền. Anh ta mặc chiếc quần của Thủy Quân lục Chiến rằn sọc ngang, áo thun bạc phếch, trên đầu đội nón vải đi rừng của lính VNCH.
Dường như một số người trên xe biết và có cảm tình với anh ta nên có lẽ nói cho mọi người đều biết: "Ảnh là Thủy Quân Lục Chiến, bây giờ tội nghiệp lắm ..."
Người thương binh VNCH khẻ gật đầu như muốn chào mọi ngưòi nhưng vẫn hát.. Một bà cụ ngồi phía sau chạy lên dúi vào tay anh ta mấy cái bánh ú và hỏi: "Q. sáng giờ con ăn gì chưa?". Người thương binh ngưng hát trả lời: "Dạ, con ăn chút bánh mì rồi ngoại..." Thì ra bà cụ biết người thương binh này và vẫn thường giúp đỡ anh ta cho nên anh ta gọi bà cụ là ngoại. Đây cũng là cách gọi thân mật trong của người Nam.
Lúc đó có nhiều người dúi tiền vào chiếc túi vải treo trước ngực người thương binh. Mỗi lần ai cho anh, anh đều nói :"Xin cảm ơn ông / bà". Dường như mọi người đều cho một ít như muốn nói "Tặng anh một chút để anh sống qua ngày ... Chúng tôi dù sao còn may mắn hơn anh ..."
Khi anh ta bước gần đến tôi, tôi nhìn gương mặt anh ta tôi có cảm tình ngay. Gương mặt sáng và thông minh. Anh tuy mất một chân nhưng rất rắn chắc. Tôi cũng lấy ít tiền dúi vào túi vải, anh ta nói :"Đa tạ ông". Tự dưng tôi cầm lấy tay anh ta và hỏi: "Anh bị thương năm nào?" Anh trả lời: "Dạ em bị thương năm 1972 đó ông Thầy ...."
Có lẽ anh ta nghĩ tôi là sĩ quan VNCH nên trả lời và gọi tôi "Ông Thầy". Lính VNCH thường gọi sĩ quan là "Ông Thầy".
Tôi nghe thế tôi rất xúc động vì tôi cũng bị thương năm 1972 ... có điều là chúng tôi .... khác chiến tuyến nhưng tôi lại được lính BĐQ VNCH cứu sống ...
Tôi vội nói: "Tôi cũng bị thương năm 72 ..."
Anh ta dường như không chú ý câu nói của tôi và như có người chia sẻ, anh ta khe khẽ kể tiếp: "Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của em chặn quân Bắc Việt tại bờ Nam sông Thạch Hãn vào tháng Tư năm 1972 ... tụi nó đông lắm, xe tăng, bộ binh của chúng đông nghẹt luôn ... Tiểu Đoàn 3 Sói Biển tụi em tuy chặn đứng chúng nhưng thiệt hại 50 % đó ông thầy ạ ... Em bị thương trận đó ... Bây giờ ... Khổ lắm ..."
Dường như nước mắt của cả tôi và anh ta đều giàn giụa ...
Anh ta khẽ gật đầu chào và quay đi ....
Anh bước xuống xe và tiếp tục lời hát : "... Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa ... Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua ... "
Bóng người thương binh TQLC dần lẫn vào đám đông những người buôn thúng bán bưng .... những đứa trẻ gầy gò bưng bình trà đá bán dạo tại bến xe ... Trời trưa nắng chang chang nhưng tôi nghe như mưa đổ trong lòng ... Cơn mưa khóc hận cho miền Nam hưng thịnh nhân bản ngày nào bây giờ đang sống dưới tay loài quỉ Đỏ ...
Và từ đó tôi không có dịp gặp lại ngưòi thương binh TQLC đó ... Không biết anh trôi dạt nơi nào ....
Anh bị thương năm 72, tôi cũng bị thuơng năm 72 ... Anh và tôi cùng được chữa trị bởi Quân Y Viện VNCH ... Không biết lúc đó tôi và anh có cùng Quân Y Viện không? Tôi lúc đó được nằm trên giường ... Anh có thể nằm ... dưới đất nhường chỗ cho tôi ...
VNCH đối xử rất nhân bản với tôi.
( Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt )
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Rừng Lá Thấp :Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt
Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi trên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay,
Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt
Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi trên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay, nhưng vô cùng u uất: "Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi ... Thành phố sau lưng ..." Rồi bước lên xe là một thương binh VNCH trẻ khoảng 25,26 tuổi. Anh ta cụt một chân, trên cổ treo cây guitar vừa đàn hát vừa xin tiền. Anh ta mặc chiếc quần của Thủy Quân lục Chiến rằn sọc ngang, áo thun bạc phếch, trên đầu đội nón vải đi rừng của lính VNCH.
Dường như một số người trên xe biết và có cảm tình với anh ta nên có lẽ nói cho mọi người đều biết: "Ảnh là Thủy Quân Lục Chiến, bây giờ tội nghiệp lắm ..."
Người thương binh VNCH khẻ gật đầu như muốn chào mọi ngưòi nhưng vẫn hát.. Một bà cụ ngồi phía sau chạy lên dúi vào tay anh ta mấy cái bánh ú và hỏi: "Q. sáng giờ con ăn gì chưa?". Người thương binh ngưng hát trả lời: "Dạ, con ăn chút bánh mì rồi ngoại..." Thì ra bà cụ biết người thương binh này và vẫn thường giúp đỡ anh ta cho nên anh ta gọi bà cụ là ngoại. Đây cũng là cách gọi thân mật trong của người Nam.
Lúc đó có nhiều người dúi tiền vào chiếc túi vải treo trước ngực người thương binh. Mỗi lần ai cho anh, anh đều nói :"Xin cảm ơn ông / bà". Dường như mọi người đều cho một ít như muốn nói "Tặng anh một chút để anh sống qua ngày ... Chúng tôi dù sao còn may mắn hơn anh ..."
Khi anh ta bước gần đến tôi, tôi nhìn gương mặt anh ta tôi có cảm tình ngay. Gương mặt sáng và thông minh. Anh tuy mất một chân nhưng rất rắn chắc. Tôi cũng lấy ít tiền dúi vào túi vải, anh ta nói :"Đa tạ ông". Tự dưng tôi cầm lấy tay anh ta và hỏi: "Anh bị thương năm nào?" Anh trả lời: "Dạ em bị thương năm 1972 đó ông Thầy ...."
Có lẽ anh ta nghĩ tôi là sĩ quan VNCH nên trả lời và gọi tôi "Ông Thầy". Lính VNCH thường gọi sĩ quan là "Ông Thầy".
Tôi nghe thế tôi rất xúc động vì tôi cũng bị thương năm 1972 ... có điều là chúng tôi .... khác chiến tuyến nhưng tôi lại được lính BĐQ VNCH cứu sống ...
Tôi vội nói: "Tôi cũng bị thương năm 72 ..."
Anh ta dường như không chú ý câu nói của tôi và như có người chia sẻ, anh ta khe khẽ kể tiếp: "Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của em chặn quân Bắc Việt tại bờ Nam sông Thạch Hãn vào tháng Tư năm 1972 ... tụi nó đông lắm, xe tăng, bộ binh của chúng đông nghẹt luôn ... Tiểu Đoàn 3 Sói Biển tụi em tuy chặn đứng chúng nhưng thiệt hại 50 % đó ông thầy ạ ... Em bị thương trận đó ... Bây giờ ... Khổ lắm ..."
Dường như nước mắt của cả tôi và anh ta đều giàn giụa ...
Anh ta khẽ gật đầu chào và quay đi ....
Anh bước xuống xe và tiếp tục lời hát : "... Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa ... Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua ... "
Bóng người thương binh TQLC dần lẫn vào đám đông những người buôn thúng bán bưng .... những đứa trẻ gầy gò bưng bình trà đá bán dạo tại bến xe ... Trời trưa nắng chang chang nhưng tôi nghe như mưa đổ trong lòng ... Cơn mưa khóc hận cho miền Nam hưng thịnh nhân bản ngày nào bây giờ đang sống dưới tay loài quỉ Đỏ ...
Và từ đó tôi không có dịp gặp lại ngưòi thương binh TQLC đó ... Không biết anh trôi dạt nơi nào ....
Anh bị thương năm 72, tôi cũng bị thuơng năm 72 ... Anh và tôi cùng được chữa trị bởi Quân Y Viện VNCH ... Không biết lúc đó tôi và anh có cùng Quân Y Viện không? Tôi lúc đó được nằm trên giường ... Anh có thể nằm ... dưới đất nhường chỗ cho tôi ...
VNCH đối xử rất nhân bản với tôi.
( Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt )
Nguyễn Mộng Khôi chuyển