Mỗi Ngày Một Chuyện
SẮC ÁO ĐÀ - CAO MỴ NHÂN
SẮC ÁO ĐÀ - CAO MỴ NHÂN
Trên đường đời xa
thẳm, tôi được gặp một vị chân tu, sư mặc áo thụng và đội mũ len mầu đà, tức là
mầu nâu già, đậm nâu hơn mầu nâu non, tất nhiên là lạt sắc nâu hơn.
Bấy giờ tôi vừa 18
tuổi, đang học nội trú trường "Caritas " của ma soeur dòng Nữ tử Bác
ái, tôi thấy vị sư nêu trên, chạy xe vespa tới trường, gặp soeur giám đốc.
Tôi hỏi chị Nguyệt nói
giọng Huế, vốn gốc mồ côi, chị từng tu ở Nước Ngọt Cầu Hai, thuộc Huế:
Maria, sao có ông sư
đó vô gặp ma soeur vậy?
Ông sư mô hè?
Ông sư mặc đồ mầu nâu
đi vespa đó kìa.
Chị Nguyệt cười khanh
khách một chặp, rồi trả lời:
Ô ba trợn vậy Mỵ Nhân
ơi, đó là cha bên nhà thờ Phan xi cô (Francisco) chớ sư mô, hãy nhìn tu phục
của cha, áo mũ mầu đà. Chuỗi hột cũng mầu đà, nhưng đeo bên hông, chớ có đeo
trên cổ mô.
Tôi ra coi thử, xem
Cha có đúng như chị Nguyệt nói không?
Bây giờ lâu quá rồi,
tôi không nhớ rõ lắm, song hồi đó tôi lại không dám đứng ngó cha lâu.
Cha là người tây, khá
trẻ, áo thụng mầu nâu hạt dẻ, xâu chuỗi cũng mầu nâu như thế, thêm điều là cha
đội mũ nỉ rộng vành.
Không phải mũ len ôm
kín đầu kiểu quý chư tăng đã thí phát, cha đội mũ nỉ rộng vành giống mũ Hướng
Đạo, che lấp một phần nhân diện.
Ma soeur thấy tôi ra
đứng ở cửa nhà ngủ giữa trưa, bà quay đầu lại, chiếc mũ vải to hồ cứng mầu
trắng, có 2 cái cánh phập phồng giống cánh bướm khi bay. Bà nói tôi vô ngủ
trưa, chớ đứng đó làm chi vậy?
Tôi vội trả lời:
"con bị rớt cái kim băng ở đây,,. Nên đi tìm..."
Vị cha mặc áo thụng
mầu nâu đi vespa những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, tôi đã bỏ quên trong
ký ức lâu rồi.
Tôi ra trường, phục vụ
trên 10 năm ở miền địa đầu giới tuyến (QĐI/QKI), sau 30-4-1975, tôi phải đi tập
trung cải tạo, là một hình thức tù đày tập thể. Rồi thì ra trại, tôi phải lao động
xã hội ở nông trường Tây Nam, thuộc Bình Dương.
Theo dòng chảy tự
nhiên, tôi đã từ nông trường trồng cây xuất khẩu, thành lập ở khu tam giác sắt
Rạch Bắp , Đồng Xoài, Bình Dương, theo hồ sơ bệnh lý, bị bịnh tim, nên được trở
về thành phố Saigon xưa.
Có giai đoạn, hằng
tuần tôi phải đi ngang nhà thờ dòng Phan xi cô, nơi có những vị tu sĩ mặc áo
thụng mầu đà, mà 15 năm trước, tôi được chị Maria Nguyệt tả về khu nhà thờ đẹp
và sang như ở bên tây này.
Những tu sĩ vốn quý
tộc nhưng mang vẻ khổ hạnh, để luôn làm việc thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh bần
cùng, đau khổ trong xã hội.
Người bạn gái của tôi
có chồng sắc tộc, ông ta đã đi vượt biên, bà ở lại với 4 con gái và một con
trai nhỏ. Bấy giờ bà có thể chờ người chồng bảo lãnh đi sau.
Nhưng không hiểu sao,
bà lại cho đứa con trai theo người chị họ vượt biển nữa.
Lần này gia đình bà
không may mắn như lần trước, khiến đứa con trai và người chị đã buông mình mất
giữa biển khơi...
Có lẽ không nỗi buồn
nào sâu thẳm như nỗi buồn của bà ấy, mất đứa con trai duy nhất. Bà bạn tôi nhận
hung tin chị gái và con trai bà vĩnh viễn ở đáy đại dưong, nên nằm bất tỉnh
luôn.
Ít ngày sau, bà tới
nhà thờ Phan xi cô, để nguyện cầu cho thân tâm được an bình, ngõ hầu nuôi nấng
đàn con còn niên thiếu kẹt lại.
Nhà bạn tôi ở đường
Nguyễn Bỉnh Khiêm, nên ra nhà thờ Phan xi cô có độ vài trăm thước...
Những buổi cầu nguyện
cả khi có Cha lẫn không có Cha hiện diện, bà đã tìm được nguyên lý sinh tồn,
nên tâm hồn bà thăng bằng lại, dẫu nhớ thương, buồn khổ mất con vẫn không nguôi
ngoai...
Lần đầu tiên tôi tới
nhà thờ Phan xi cô sau 20 năm chị Maria Nguyệt và tôi nói chuyện về dòng tu khổ
hạnh trên danh nghĩa những người anh em nghèo hèn.
Quý vị chân tu với mầu
áo nâu khiêm cung, nhã nhặn, thân tình với tất cả mọi xã hội chung quanh.
Song đây không phải
bài viết giới thiệu dòng tu hay nhà thờ Phan xi cô Đa Kao, nơi tôi đi tìm người
bạn có cháu trai bất hạnh, cùng người chị gái xấu số của bà, mà cũng là bạn tôi
từ thủa ở Hảiphong thời gian trước di cư 1954.
Sau mấy tháng, tôi mới
nhìn thấy nụ cười của bà bạn ấy. Bạn kể rằng không có quý vị trong nhà thờ ấy,
thì quả bà chẳng được cái may mắn là bình yên tâm hồn trở lại lúc ban đầu. Tức
lúc chưa cho con trai theo chị ruột đi vượt biên.
Tôi lân la hỏi thăm
quý Cha, hai chục năm xưa, chạy vespa, một lần đến trường Thevenet số 38 đường
Tú Xương gặp ma soeur Francoise.
Ý tôi muốn hỏi thăm
quý linh mục người Pháp còn ở đó , hay đã hồi quy cố quốc, bởi những đổi thay ở
miền Nam sau 30-4-1975. Được biết các linh mục Pháp không còn ở đó...
Nhưng tấm áo choàng
mầu đà, nâu đúng sắc quê hương VN thì vẫn cứ âm thầm, huyền bí, mộng mơ, vì quý
vị chân tu Francisco được ví như nguồn thơ của trời . ..
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
SẮC ÁO ĐÀ - CAO MỴ NHÂN
SẮC ÁO ĐÀ - CAO MỴ NHÂN
Trên đường đời xa
thẳm, tôi được gặp một vị chân tu, sư mặc áo thụng và đội mũ len mầu đà, tức là
mầu nâu già, đậm nâu hơn mầu nâu non, tất nhiên là lạt sắc nâu hơn.
Bấy giờ tôi vừa 18
tuổi, đang học nội trú trường "Caritas " của ma soeur dòng Nữ tử Bác
ái, tôi thấy vị sư nêu trên, chạy xe vespa tới trường, gặp soeur giám đốc.
Tôi hỏi chị Nguyệt nói
giọng Huế, vốn gốc mồ côi, chị từng tu ở Nước Ngọt Cầu Hai, thuộc Huế:
Maria, sao có ông sư
đó vô gặp ma soeur vậy?
Ông sư mô hè?
Ông sư mặc đồ mầu nâu
đi vespa đó kìa.
Chị Nguyệt cười khanh
khách một chặp, rồi trả lời:
Ô ba trợn vậy Mỵ Nhân
ơi, đó là cha bên nhà thờ Phan xi cô (Francisco) chớ sư mô, hãy nhìn tu phục
của cha, áo mũ mầu đà. Chuỗi hột cũng mầu đà, nhưng đeo bên hông, chớ có đeo
trên cổ mô.
Tôi ra coi thử, xem
Cha có đúng như chị Nguyệt nói không?
Bây giờ lâu quá rồi,
tôi không nhớ rõ lắm, song hồi đó tôi lại không dám đứng ngó cha lâu.
Cha là người tây, khá
trẻ, áo thụng mầu nâu hạt dẻ, xâu chuỗi cũng mầu nâu như thế, thêm điều là cha
đội mũ nỉ rộng vành.
Không phải mũ len ôm
kín đầu kiểu quý chư tăng đã thí phát, cha đội mũ nỉ rộng vành giống mũ Hướng
Đạo, che lấp một phần nhân diện.
Ma soeur thấy tôi ra
đứng ở cửa nhà ngủ giữa trưa, bà quay đầu lại, chiếc mũ vải to hồ cứng mầu
trắng, có 2 cái cánh phập phồng giống cánh bướm khi bay. Bà nói tôi vô ngủ
trưa, chớ đứng đó làm chi vậy?
Tôi vội trả lời:
"con bị rớt cái kim băng ở đây,,. Nên đi tìm..."
Vị cha mặc áo thụng
mầu nâu đi vespa những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, tôi đã bỏ quên trong
ký ức lâu rồi.
Tôi ra trường, phục vụ
trên 10 năm ở miền địa đầu giới tuyến (QĐI/QKI), sau 30-4-1975, tôi phải đi tập
trung cải tạo, là một hình thức tù đày tập thể. Rồi thì ra trại, tôi phải lao động
xã hội ở nông trường Tây Nam, thuộc Bình Dương.
Theo dòng chảy tự
nhiên, tôi đã từ nông trường trồng cây xuất khẩu, thành lập ở khu tam giác sắt
Rạch Bắp , Đồng Xoài, Bình Dương, theo hồ sơ bệnh lý, bị bịnh tim, nên được trở
về thành phố Saigon xưa.
Có giai đoạn, hằng
tuần tôi phải đi ngang nhà thờ dòng Phan xi cô, nơi có những vị tu sĩ mặc áo
thụng mầu đà, mà 15 năm trước, tôi được chị Maria Nguyệt tả về khu nhà thờ đẹp
và sang như ở bên tây này.
Những tu sĩ vốn quý
tộc nhưng mang vẻ khổ hạnh, để luôn làm việc thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh bần
cùng, đau khổ trong xã hội.
Người bạn gái của tôi
có chồng sắc tộc, ông ta đã đi vượt biên, bà ở lại với 4 con gái và một con
trai nhỏ. Bấy giờ bà có thể chờ người chồng bảo lãnh đi sau.
Nhưng không hiểu sao,
bà lại cho đứa con trai theo người chị họ vượt biển nữa.
Lần này gia đình bà
không may mắn như lần trước, khiến đứa con trai và người chị đã buông mình mất
giữa biển khơi...
Có lẽ không nỗi buồn
nào sâu thẳm như nỗi buồn của bà ấy, mất đứa con trai duy nhất. Bà bạn tôi nhận
hung tin chị gái và con trai bà vĩnh viễn ở đáy đại dưong, nên nằm bất tỉnh
luôn.
Ít ngày sau, bà tới
nhà thờ Phan xi cô, để nguyện cầu cho thân tâm được an bình, ngõ hầu nuôi nấng
đàn con còn niên thiếu kẹt lại.
Nhà bạn tôi ở đường
Nguyễn Bỉnh Khiêm, nên ra nhà thờ Phan xi cô có độ vài trăm thước...
Những buổi cầu nguyện
cả khi có Cha lẫn không có Cha hiện diện, bà đã tìm được nguyên lý sinh tồn,
nên tâm hồn bà thăng bằng lại, dẫu nhớ thương, buồn khổ mất con vẫn không nguôi
ngoai...
Lần đầu tiên tôi tới
nhà thờ Phan xi cô sau 20 năm chị Maria Nguyệt và tôi nói chuyện về dòng tu khổ
hạnh trên danh nghĩa những người anh em nghèo hèn.
Quý vị chân tu với mầu
áo nâu khiêm cung, nhã nhặn, thân tình với tất cả mọi xã hội chung quanh.
Song đây không phải
bài viết giới thiệu dòng tu hay nhà thờ Phan xi cô Đa Kao, nơi tôi đi tìm người
bạn có cháu trai bất hạnh, cùng người chị gái xấu số của bà, mà cũng là bạn tôi
từ thủa ở Hảiphong thời gian trước di cư 1954.
Sau mấy tháng, tôi mới
nhìn thấy nụ cười của bà bạn ấy. Bạn kể rằng không có quý vị trong nhà thờ ấy,
thì quả bà chẳng được cái may mắn là bình yên tâm hồn trở lại lúc ban đầu. Tức
lúc chưa cho con trai theo chị ruột đi vượt biên.
Tôi lân la hỏi thăm
quý Cha, hai chục năm xưa, chạy vespa, một lần đến trường Thevenet số 38 đường
Tú Xương gặp ma soeur Francoise.
Ý tôi muốn hỏi thăm
quý linh mục người Pháp còn ở đó , hay đã hồi quy cố quốc, bởi những đổi thay ở
miền Nam sau 30-4-1975. Được biết các linh mục Pháp không còn ở đó...
Nhưng tấm áo choàng
mầu đà, nâu đúng sắc quê hương VN thì vẫn cứ âm thầm, huyền bí, mộng mơ, vì quý
vị chân tu Francisco được ví như nguồn thơ của trời . ..
CAO MỴ NHÂN (HNPD)