Mỗi Ngày Một Chuyện
SÂN KHẤU LỚN - CAO MỴ NHÂN
SÂN KHẤU LỚN - CAO MỴ NHÂN
Bấy giờ là mùa hạ năm 1975, ở Sai gon, nhìn từ xa, hay đứng thật gần, thành phố cứ như một sân khấu lớn ...
Các vai diễn trên sân khấu ấy, là chính chúng ta và thiên hạ từ các tỉnh miền Bắc vô nhập cư .
Thoạt đầu thì bên ta và Bên Cướp Cuộc còn có vẻ ...thăm dò nhau.
Phe ta nói năng cẩn thận, chửi bới cũng văn chương, khoa học hơn. Nhất là, chưa phải xài tiếng Đức hay tiếng Đan Mạch ...
Phe địch lúc đầu còn "sợ quê" một chút, sau các "ông ...cố" khoe mẽ cái lý tưởng chẳng lấy gì làm hay ho, lạ lẫm, là "vào Nam" để giải phóng cái "nghèo khổ" mà dân chúng đã và đang phải gánh chịu vì Đế Quốc Mỹ xâm lược.
Sự kiện làm buổi ấy trên chuyến xe bus từ chợ Bến Thành về nhà thờ Ba Chuông, tôi được chứng kiến cuộc cãi vã giữa một "chiến sĩ CSBV" với một bà bán chanh tỏi ớt ở chợ Kiến Thiết, khu vực tôi đang ở.
Tên Cộng sản mặc đồ lính, dép râu, nón cối ...vênh váo lên xe bus, ngó thiên hạ đầy vẻ "căm thù" vô cớ hỏi giả bộ:
"Cô bác anh chị em ở đây, tức trên xe bus đó, có ai là nguỵ quân nguỵ quyền không?
Chẳng ai thèm hay muốn trả lời tên cán binh đó.
Vậy có ai bị áp bức, bóc lột không?
Tiếng một phụ nữ từ cuối xe vọng lên: "này ông kia, ông nói ai bị áp bức, bóc lột gì vậy ? Nhân thể ông hỏi xem có ai bị áp bức, bóc lột, tui mới nói cho ông hay là bọn tui đang sống yên lành, mấy ông vô làm đảo lộn lung tung hết mọi việc luôn".
Rồi, mỗi người thêm một câu, đại khái nói chẳng ai muốn hay thích cái kiểu sống "giải phóng" gì đó cả, nó gây ra sự khó chịu, không tự nhiên, đầy bất trắc , dù trong nhà chẳng thiếu gì đồ ăn thức uống, mà cứ như bị trộm cướp tới nơi, chết đói tới nơi...
Bà bán Chanh Tỏi Ớt đi cất hàng ở chợ Cầu Ông Lãnh, về chia lại cho bạn hàng, nói bực dọc : " mấy người chưa vô đây, tui làm hàng chanh tỏi ớt ...giờ tui cũng tiếp tục Ớt Tỏi Chanh, chẳng có gì lạ."
" Nói ra thêm phiền, chớ sắp sửa ra chợ trời, bán mấy cái quần lót, để có tiền mua gạo rồi đây".
Tên cán binh mắc cở, khép miệng lại như hến.
Thời gian cứ như vậy, mỗi năm một thêm lên sự khó chịu, bức bách đối với bất cứ thành phần nào, trí thức,
tư sản, tiểu tư sản, bình dân ...đều mỗi ngành nghề một rơi vào mỗi tuyệt vọng khác nhau .
Đám cán bộ, cán binh ...cấp thấp tự tìm ra cái đúng hay cái không đúng của mỗi chế độ .
Trong lúc cán bộ, cán binh ...cấp cao tự kiếm cho mình con đường trải ra phía trước : hoặc tham nhũng, tham ô...để vươn lên giai cấp tư sản đỏ, như chúng ta thấy lâu nay .
Hoặc " bất bình tắc minh " như Kim Thánh Thán , thốt lên lời chống đối, viết ra điều phản kháng ..., để lỡ kẹt ở lại thì mâu thuẫn, có thoát đi nước ngoài được, thì lại xin tị nạn hay buộc chuyện tuyên bố lưu vong ...
Với giới ...trung lưu, bình dân thì ...tự làm chủ mình, bằng cách bươn chải, len lỏi trong cách làm ăn mới .
Họ dựa trên lưng nhau, đứng lên vai nhau..,đua nước rút vào mánh mung , lừa bjp...lừa bất cứ ai người nhà , người ngoài họ , thậm chí lừa luôn nhà nước nữa .
Cả một xã hội bềnh bồng như vậy . Không còn ai trách nhiệm ai, không ai chịu ...tu thân, hay nôm na có thì giờ, để kiểm điểm lỗi lầm, còn hình như là tất cả mọi người đều sai, việc chi mình phải đúng .
Người thanh niên tuổi mới 1/4 thế kỷ, đã vội vàng thao thức, làm thế nào có nhà riêng, có xe đi, có vốn bạc tỷ trở lên , để an tâm hưởng thụ .
Bên cạnh đó, có một giới người, năm 1975, mới có 54, 55 tuổi, phần đông là các văn nghệ sĩ tiền chiến, kể cả vua thơ đỏ Tố Hữu, với 30 năm đấu tranh giành độc lập non sông, thấy hình như không khí nó khác điều suy nghĩ của họ ...
Không có được cái " Thượng tầng kiến trúc " như bài bản Cộng sản mong chờ, họ đã công khai hoặc lén lút đi tìm chân lý sống ...để được sống thật với đời họ .
Mà từ thủa nào tới nay họ bị bưng bít, thần thánh hoá những hy sinh cá nhân cho cái gọi là tập thể.
Tôi nhớ năm đổi đời bi thảm 1975 đó, bà ca sĩ được gọi là nghệ sĩ nhân dân, tức trên cả ưu tú, 45 tuổi, đã thổn thức thưa với ông thi sĩ miền Nam, rằng:
" Bà không hề có tình yêu trong suốt những tháng năm ở ngoài Bắc . "
Ông thi sĩ vốn ở Đà Nẵng, rung đùi, trong buổi hội thơ ca " nửa nọ nửa kia ", tức là Bắc Nam ...hạnh ngộ :
Trong này, là trong Nam, chúng tôi thiếu rất nhiều thì giờ để yêu thương, vì các người phá chúng tôi quá, chúng tôi lo đi dẹp ...loạn không à .
Tức là quý ông có nhiều tình yêu nhưng không có thì giờ để yêu, phải không ạ ?
Ông thi sĩ Đà Nẵng gật đầu một cách thú vị :
Đúng vậy, vì thế cuộc sống chúng tôi mới phong phú và có ý nghĩa chứ .
Tôi tưởng là chuyện trà dư tửu hậu thôi, nào dè một buổi kia, nữ ca sĩ của " Nhân dân " nước Việt Nam dân dân chủ Cộng hoà, tức miền Bắc XHCN, theo đoàn trình diễn vài nước Âu Châu, bà ta đã ở lại nước Đức mới thống nhất Đông Tây luôn ...
Người bảo lãnh cho nghệ sĩ nhân dân nêu trên, là ông chủ tiệm sửa quần áo kiêm giặt hấp tẩy đồ, đang sống ở một thị trấn có đoàn xe lửa xuyên Đức chạy ngang hàng ngày ..,
Sự kiện sui khiến bà ca sĩ Hà Nội, thương nhớ Ga Hàng Cỏ xưa , những toa tầu đời ôi mệt mỏi ...
Tôi hỏi bà lần tôi đi Đức cách đây hơn 10 năm, như vậy bà có hát cho ông xã nghe chưa ?
Bà lắc đầu : " Ông ấy không bao giờ muốn nghe mấy bài nhạc đỏ mà nhờ đó, tôi trở thành nghệ sĩ nhân dân
đâu " ...
Nhưng bây giờ bà là vợ ông ấy cơ mà .
Là vợ thật, ông ấy là lính Cộng Hoà, thương hại tôi nên ở với nhau thôi . Trường hợp này cũng có mấy cặp ở đây .
Như thế thì ông bà có hạnh phúc không ?
Khó nói lắm, nghĩ là đã qua nước ngoài rồi, chẳng còn cái khoảng cách nào, nhưng vẫn cứ có, đôi lúc tôi, là bà ca sĩ, cũng nhớ nhà lắm, mà không dám than . Ngược lại, tôi muốn tới những nơi ông ấy hoà đồng, nhưng khó lắm, không ai tin trong đầu mình sạch bong tư tưởng "cách mạng " .
Thế thì phải làm sao ?
Chỉ có nước ...ngồi nhà, cho tới khi mình chết thôi, xin lỗi, là vợ ông ấy, lính VNCH, lại là lính tác chiến xưa, tình cảnh tôi dễ khiến ông ta phẫn nộ, nên bây giờ tôi chả dám khoe ra những gì ở miền Bắc sau 1954 .
Thế bà có ân hận là vì lấy chồng không phải miền Bắc XHCN của bà, bà đã mất cái danh xưng nghệ sĩ nhân dân gì đó không ?
Ôi chào rắc rối, tôi hoàn toàn muốn quên con người tôi trước rồi, mặc dầu suy nghĩ kỹ, thì ở đời chẳng có gì ghê gớm cả ...
Tất cả vẫn là những vai diễn,xuất sắc cho hiện trường
Sân khấu bao la ...từng thời đại rồi từng thời đại qua đi, nhưng kịch bản này bắt buộc phải thế ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
SÂN KHẤU LỚN - CAO MỴ NHÂN
SÂN KHẤU LỚN - CAO MỴ NHÂN
Bấy giờ là mùa hạ năm 1975, ở Sai gon, nhìn từ xa, hay đứng thật gần, thành phố cứ như một sân khấu lớn ...
Các vai diễn trên sân khấu ấy, là chính chúng ta và thiên hạ từ các tỉnh miền Bắc vô nhập cư .
Thoạt đầu thì bên ta và Bên Cướp Cuộc còn có vẻ ...thăm dò nhau.
Phe ta nói năng cẩn thận, chửi bới cũng văn chương, khoa học hơn. Nhất là, chưa phải xài tiếng Đức hay tiếng Đan Mạch ...
Phe địch lúc đầu còn "sợ quê" một chút, sau các "ông ...cố" khoe mẽ cái lý tưởng chẳng lấy gì làm hay ho, lạ lẫm, là "vào Nam" để giải phóng cái "nghèo khổ" mà dân chúng đã và đang phải gánh chịu vì Đế Quốc Mỹ xâm lược.
Sự kiện làm buổi ấy trên chuyến xe bus từ chợ Bến Thành về nhà thờ Ba Chuông, tôi được chứng kiến cuộc cãi vã giữa một "chiến sĩ CSBV" với một bà bán chanh tỏi ớt ở chợ Kiến Thiết, khu vực tôi đang ở.
Tên Cộng sản mặc đồ lính, dép râu, nón cối ...vênh váo lên xe bus, ngó thiên hạ đầy vẻ "căm thù" vô cớ hỏi giả bộ:
"Cô bác anh chị em ở đây, tức trên xe bus đó, có ai là nguỵ quân nguỵ quyền không?
Chẳng ai thèm hay muốn trả lời tên cán binh đó.
Vậy có ai bị áp bức, bóc lột không?
Tiếng một phụ nữ từ cuối xe vọng lên: "này ông kia, ông nói ai bị áp bức, bóc lột gì vậy ? Nhân thể ông hỏi xem có ai bị áp bức, bóc lột, tui mới nói cho ông hay là bọn tui đang sống yên lành, mấy ông vô làm đảo lộn lung tung hết mọi việc luôn".
Rồi, mỗi người thêm một câu, đại khái nói chẳng ai muốn hay thích cái kiểu sống "giải phóng" gì đó cả, nó gây ra sự khó chịu, không tự nhiên, đầy bất trắc , dù trong nhà chẳng thiếu gì đồ ăn thức uống, mà cứ như bị trộm cướp tới nơi, chết đói tới nơi...
Bà bán Chanh Tỏi Ớt đi cất hàng ở chợ Cầu Ông Lãnh, về chia lại cho bạn hàng, nói bực dọc : " mấy người chưa vô đây, tui làm hàng chanh tỏi ớt ...giờ tui cũng tiếp tục Ớt Tỏi Chanh, chẳng có gì lạ."
" Nói ra thêm phiền, chớ sắp sửa ra chợ trời, bán mấy cái quần lót, để có tiền mua gạo rồi đây".
Tên cán binh mắc cở, khép miệng lại như hến.
Thời gian cứ như vậy, mỗi năm một thêm lên sự khó chịu, bức bách đối với bất cứ thành phần nào, trí thức,
tư sản, tiểu tư sản, bình dân ...đều mỗi ngành nghề một rơi vào mỗi tuyệt vọng khác nhau .
Đám cán bộ, cán binh ...cấp thấp tự tìm ra cái đúng hay cái không đúng của mỗi chế độ .
Trong lúc cán bộ, cán binh ...cấp cao tự kiếm cho mình con đường trải ra phía trước : hoặc tham nhũng, tham ô...để vươn lên giai cấp tư sản đỏ, như chúng ta thấy lâu nay .
Hoặc " bất bình tắc minh " như Kim Thánh Thán , thốt lên lời chống đối, viết ra điều phản kháng ..., để lỡ kẹt ở lại thì mâu thuẫn, có thoát đi nước ngoài được, thì lại xin tị nạn hay buộc chuyện tuyên bố lưu vong ...
Với giới ...trung lưu, bình dân thì ...tự làm chủ mình, bằng cách bươn chải, len lỏi trong cách làm ăn mới .
Họ dựa trên lưng nhau, đứng lên vai nhau..,đua nước rút vào mánh mung , lừa bjp...lừa bất cứ ai người nhà , người ngoài họ , thậm chí lừa luôn nhà nước nữa .
Cả một xã hội bềnh bồng như vậy . Không còn ai trách nhiệm ai, không ai chịu ...tu thân, hay nôm na có thì giờ, để kiểm điểm lỗi lầm, còn hình như là tất cả mọi người đều sai, việc chi mình phải đúng .
Người thanh niên tuổi mới 1/4 thế kỷ, đã vội vàng thao thức, làm thế nào có nhà riêng, có xe đi, có vốn bạc tỷ trở lên , để an tâm hưởng thụ .
Bên cạnh đó, có một giới người, năm 1975, mới có 54, 55 tuổi, phần đông là các văn nghệ sĩ tiền chiến, kể cả vua thơ đỏ Tố Hữu, với 30 năm đấu tranh giành độc lập non sông, thấy hình như không khí nó khác điều suy nghĩ của họ ...
Không có được cái " Thượng tầng kiến trúc " như bài bản Cộng sản mong chờ, họ đã công khai hoặc lén lút đi tìm chân lý sống ...để được sống thật với đời họ .
Mà từ thủa nào tới nay họ bị bưng bít, thần thánh hoá những hy sinh cá nhân cho cái gọi là tập thể.
Tôi nhớ năm đổi đời bi thảm 1975 đó, bà ca sĩ được gọi là nghệ sĩ nhân dân, tức trên cả ưu tú, 45 tuổi, đã thổn thức thưa với ông thi sĩ miền Nam, rằng:
" Bà không hề có tình yêu trong suốt những tháng năm ở ngoài Bắc . "
Ông thi sĩ vốn ở Đà Nẵng, rung đùi, trong buổi hội thơ ca " nửa nọ nửa kia ", tức là Bắc Nam ...hạnh ngộ :
Trong này, là trong Nam, chúng tôi thiếu rất nhiều thì giờ để yêu thương, vì các người phá chúng tôi quá, chúng tôi lo đi dẹp ...loạn không à .
Tức là quý ông có nhiều tình yêu nhưng không có thì giờ để yêu, phải không ạ ?
Ông thi sĩ Đà Nẵng gật đầu một cách thú vị :
Đúng vậy, vì thế cuộc sống chúng tôi mới phong phú và có ý nghĩa chứ .
Tôi tưởng là chuyện trà dư tửu hậu thôi, nào dè một buổi kia, nữ ca sĩ của " Nhân dân " nước Việt Nam dân dân chủ Cộng hoà, tức miền Bắc XHCN, theo đoàn trình diễn vài nước Âu Châu, bà ta đã ở lại nước Đức mới thống nhất Đông Tây luôn ...
Người bảo lãnh cho nghệ sĩ nhân dân nêu trên, là ông chủ tiệm sửa quần áo kiêm giặt hấp tẩy đồ, đang sống ở một thị trấn có đoàn xe lửa xuyên Đức chạy ngang hàng ngày ..,
Sự kiện sui khiến bà ca sĩ Hà Nội, thương nhớ Ga Hàng Cỏ xưa , những toa tầu đời ôi mệt mỏi ...
Tôi hỏi bà lần tôi đi Đức cách đây hơn 10 năm, như vậy bà có hát cho ông xã nghe chưa ?
Bà lắc đầu : " Ông ấy không bao giờ muốn nghe mấy bài nhạc đỏ mà nhờ đó, tôi trở thành nghệ sĩ nhân dân
đâu " ...
Nhưng bây giờ bà là vợ ông ấy cơ mà .
Là vợ thật, ông ấy là lính Cộng Hoà, thương hại tôi nên ở với nhau thôi . Trường hợp này cũng có mấy cặp ở đây .
Như thế thì ông bà có hạnh phúc không ?
Khó nói lắm, nghĩ là đã qua nước ngoài rồi, chẳng còn cái khoảng cách nào, nhưng vẫn cứ có, đôi lúc tôi, là bà ca sĩ, cũng nhớ nhà lắm, mà không dám than . Ngược lại, tôi muốn tới những nơi ông ấy hoà đồng, nhưng khó lắm, không ai tin trong đầu mình sạch bong tư tưởng "cách mạng " .
Thế thì phải làm sao ?
Chỉ có nước ...ngồi nhà, cho tới khi mình chết thôi, xin lỗi, là vợ ông ấy, lính VNCH, lại là lính tác chiến xưa, tình cảnh tôi dễ khiến ông ta phẫn nộ, nên bây giờ tôi chả dám khoe ra những gì ở miền Bắc sau 1954 .
Thế bà có ân hận là vì lấy chồng không phải miền Bắc XHCN của bà, bà đã mất cái danh xưng nghệ sĩ nhân dân gì đó không ?
Ôi chào rắc rối, tôi hoàn toàn muốn quên con người tôi trước rồi, mặc dầu suy nghĩ kỹ, thì ở đời chẳng có gì ghê gớm cả ...
Tất cả vẫn là những vai diễn,xuất sắc cho hiện trường
Sân khấu bao la ...từng thời đại rồi từng thời đại qua đi, nhưng kịch bản này bắt buộc phải thế ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)