Mỗi Ngày Một Chuyện
SAU 15 NĂM - CAO MỴ NHÂN
SAU 15 NĂM - CAO MỴ
NHÂN
Hồi xưa nghe những chuyện mươi , mười lăm năm ...có vẻ lâu lắc lắm
, thời gian dài dằng dặc , đường trường xa thăm thẳm . ..
Thế mà , khi càng trở về già , thoắt cái đã vài chục năm , mau như
tên lửa.
Mười lăm năm trước , tôi đến Sacto để ra mắt cuốn thơ Áo Màu Xanh . Tá túc nơi
nhà ông bà bạn quen từ thủa ...đi học .
Ông ấy có bà em út , tuổi đã gần sáu chục , vừa từ VN qua Mỹ , cũng theo
diện HO , nhưng chỉ đi một mình , vì ông chồng bà ấy mất trong tù cải tạo.
Có 6 con nhưng đều lập gia đình cả rồi .
Khi đi nộp hồ sơ , sở Nội vụ nhận tuốt Bộ hồ sơ dày cộp , kể cả các con trai
gái dâu rể , các cháu nội ngoại vv...
Cảm thấy hạnh phúc quá , vì mấy ai và mấy khi được đi cả nhà thế đâu . Nhất là
sở nội vụ đã cho toàn Bộ gia đình làm giấy thông hành , tức là hộ chiếu
sau này . Ngày tháng trôi qua , hồ sơ nhà bà Út cũng được cứu xét . Giấy
mời của sở Ngoại vụ, đã gởi tới gia đình . Mọi người trong nhà hân hoan
chờ ngày Mỹ Kêu phỏng vấn .
Tôi chỉ kể tắt cho nhanh nhanh , chứ giai đoạn nghĩ tới đi Mỹ , ai trong nhà
cũng nôn nao lắm , thậm chí còn được bạn bè rủ đi chơi cho biết những danh lam
thắng cảnh của quê hương , kẻo rồi mai mốt khó có dịp trở về
, vì còn ai nữa đâu mà về .
Chưa kể còn tốn mớ tiền may sắm quần áo mới hết lượt , từ mẹ tới con , từ
bà tới cháu , mua chút trang sức ngọc ngà , bóp giày cho đúng thời
trang . ..
Chưa kể màn chuẩn bị ở xứ người là học tiếng Mỹ , học các thứ nghề phòng xa
phải kiếm tiền ngay . Như con trai thì thợ vàng , lái xe ..., con
gái thì học làm đủ các thứ bánh , mứt ...
Thế rồi thì cái ngày trọng đại cũng đến , ấy là cả nhà kéo nhau ra mấy chiếc
taxi , thẳng đường tới sở ngoại vụ thành Hồ năm ấy .
Một gian nhà thật rộng trống vách , để có không khí thở , dù trên
trần nhà có khoảng 20 cái quạt 3 cánh kiểu Mỹ quay tít
vù , mà mấy trăm người ngồi cứ ngột ngạt , con nít khóc như ri ,
các cụ già thì ho sù sụ ...
Tất cả đều đang ngồi chờ các phòng trong Văn phòng Mỹ kêu vô .
Rồi thiên hạ cũng ra vô lần lượt .
Sau đó , thì người ta bắt đầu ra về cũng lần lượt .
Cho tới cạn chiều gia đình bà Út mới được kêu , là bình thường
thôi, không phải phe đảng hay bị trù ẻo gì .
Cả nhà bước vào , nửa mừng nửa lo , là vì họ sợ bị hỏi mà trả lời sai , hay
không vừa ý ...Mỹ .
Khổ thế đấy , mình cần Mỹ , chứ Mỹ có cần gì mình đâu .
Bà Út là đầu đàn hay chủ hồ sơ thì OK rồi , chồng cấp tá chết
trong tù cải tạo . Vợ con được Mỹ nhân đạo bốc đi ,có gì sái luật đâu .
Vậy mà ...tên Mỹ hỏi từng thành phần trong nhà , từ trai gái dâu rể ,
giấy tờ xem thật kỹ , tới Mỹ còn đưa tay bắt mấy bàn tay con nít
xinh xắn của mấy cháu bé quờ quờ chìa ra . ..
Cuối cùng thông dịch cho biết là Mỹ chỉ chấp thuận cho bà Út đi
thôi , các con trai gái cùng bầy cháu của bà đã có gia đình , phải ở lại
hết .
Mỹ ...nhân đạo còn nói bà cứ đi Mỹ trước đi , vô Quốc tịch Mỹ , rồi bảo lãnh
cho những gia đình các con bà sau.
Bà Út sững vững , nhờ thông dịch chuyển lời thỉnh cầu của bà : mong được
Mỹ giúp cho như vầy , bà đi đơn chiếc quá , xin cho một nửa số con cháu
đi trước .
Mỹ lắc đầu nói luật lệ vậy .
Bà hỏi sao mấy " Ô "một , hai ..,đi trước mang được cả
nhà đi , thậm chí bạn hứa hôn của con trai , gái trong nhà cũng được đi , có
khi người dưng cùng " hộ khẩu " cũng được đi luôn .
Mỹ trả lời luật đã đổi. Không làm khác được , sorry .
Do đó bà hiện diện ở Sacto một mình , và tôi ngó bà mà không biết diễn tả thế
nào . Sót sa thì không đúng lắm , nhưng nghĩ tới những hoàn cảnh trớ trêu ,
lòng mình cũng ngổn ngang quá chứ .
Ông bà bạn tôi lạc quan lắm , nói rằng : lo chi mai mốt cô Út có
Quốc tịch Hoa Kỳ , là lo cho tụi nhỏ con cổ qua thôi , an tâm , học cho vững
100 câu hỏi đề thi Quốc tịch , đi làm qua loa may vá gì đó , 5 năm
mau lắm tới bây giờ thôi mà .
Quả là mau thật , vì nôn nóng quá , vả lại bà Út cũng nhớ con , nhớ cháu , nên
với thẻ xanh và giấy re entry permit cho mỗi 2 năm , bà
Út đã về thăm con cháu 2 lần .
Cũng vì lòng dạ cứ phân tung phân tán , bà một nơi , cháu một nẻo , con
một đằng , mẹ một ngả , nên bả chẳng học hành gì được , kết quả là sau 5 năm ,
có thể lấy được mảnh chứng chỉ citizen , thì bà
phải chịu cảnh. 12 năm mới xong phần thứ nhứt của hành trình lo bảo lãnh
cho các con bà .
Phần sau quan trọng hơn , là thủ tục lập hồ sơ bảo lãnh cho bầy con cháu
đó , xem nào, mấy chục " nhân khẩu " . Chu choa
nặng gánh quá .
Bà Út cảm thấy con đường trước mặt xa thăm thẳm ...
Làm sao mà một " bà già " chỉ có mấy trăm đồng trợ
cấp , ai có thể bảo trợ Tài Chánh trong trường hợp này nhỉ. ?
Thế nên , đắn đo , dằng co ...trong 3 năm cuối cùng ở Mỹ . Đúng 15
năm sau , vào cuối năm 2008 , tôi gặp lại bà Út , ở nhà
ông bà bạn tôi .
Chúng tôi nắm tay nhau , bà cười vẻ hẩm hiu , chỉ mớ hành lý trở về ...VN
trong phòng khách nhà ông bà bạn tôi .
Nhị vị chủ nhà như lãng đãng , buồn buồn nói một câu
: " dù sao thì cô Út cũng có dịp ở Hoa Kỳ 15 năm chứ ít đâu .
.."
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
SAU 15 NĂM - CAO MỴ NHÂN
SAU 15 NĂM - CAO MỴ
NHÂN
Hồi xưa nghe những chuyện mươi , mười lăm năm ...có vẻ lâu lắc lắm
, thời gian dài dằng dặc , đường trường xa thăm thẳm . ..
Thế mà , khi càng trở về già , thoắt cái đã vài chục năm , mau như
tên lửa.
Mười lăm năm trước , tôi đến Sacto để ra mắt cuốn thơ Áo Màu Xanh . Tá túc nơi
nhà ông bà bạn quen từ thủa ...đi học .
Ông ấy có bà em út , tuổi đã gần sáu chục , vừa từ VN qua Mỹ , cũng theo
diện HO , nhưng chỉ đi một mình , vì ông chồng bà ấy mất trong tù cải tạo.
Có 6 con nhưng đều lập gia đình cả rồi .
Khi đi nộp hồ sơ , sở Nội vụ nhận tuốt Bộ hồ sơ dày cộp , kể cả các con trai
gái dâu rể , các cháu nội ngoại vv...
Cảm thấy hạnh phúc quá , vì mấy ai và mấy khi được đi cả nhà thế đâu . Nhất là
sở nội vụ đã cho toàn Bộ gia đình làm giấy thông hành , tức là hộ chiếu
sau này . Ngày tháng trôi qua , hồ sơ nhà bà Út cũng được cứu xét . Giấy
mời của sở Ngoại vụ, đã gởi tới gia đình . Mọi người trong nhà hân hoan
chờ ngày Mỹ Kêu phỏng vấn .
Tôi chỉ kể tắt cho nhanh nhanh , chứ giai đoạn nghĩ tới đi Mỹ , ai trong nhà
cũng nôn nao lắm , thậm chí còn được bạn bè rủ đi chơi cho biết những danh lam
thắng cảnh của quê hương , kẻo rồi mai mốt khó có dịp trở về
, vì còn ai nữa đâu mà về .
Chưa kể còn tốn mớ tiền may sắm quần áo mới hết lượt , từ mẹ tới con , từ
bà tới cháu , mua chút trang sức ngọc ngà , bóp giày cho đúng thời
trang . ..
Chưa kể màn chuẩn bị ở xứ người là học tiếng Mỹ , học các thứ nghề phòng xa
phải kiếm tiền ngay . Như con trai thì thợ vàng , lái xe ..., con
gái thì học làm đủ các thứ bánh , mứt ...
Thế rồi thì cái ngày trọng đại cũng đến , ấy là cả nhà kéo nhau ra mấy chiếc
taxi , thẳng đường tới sở ngoại vụ thành Hồ năm ấy .
Một gian nhà thật rộng trống vách , để có không khí thở , dù trên
trần nhà có khoảng 20 cái quạt 3 cánh kiểu Mỹ quay tít
vù , mà mấy trăm người ngồi cứ ngột ngạt , con nít khóc như ri ,
các cụ già thì ho sù sụ ...
Tất cả đều đang ngồi chờ các phòng trong Văn phòng Mỹ kêu vô .
Rồi thiên hạ cũng ra vô lần lượt .
Sau đó , thì người ta bắt đầu ra về cũng lần lượt .
Cho tới cạn chiều gia đình bà Út mới được kêu , là bình thường
thôi, không phải phe đảng hay bị trù ẻo gì .
Cả nhà bước vào , nửa mừng nửa lo , là vì họ sợ bị hỏi mà trả lời sai , hay
không vừa ý ...Mỹ .
Khổ thế đấy , mình cần Mỹ , chứ Mỹ có cần gì mình đâu .
Bà Út là đầu đàn hay chủ hồ sơ thì OK rồi , chồng cấp tá chết
trong tù cải tạo . Vợ con được Mỹ nhân đạo bốc đi ,có gì sái luật đâu .
Vậy mà ...tên Mỹ hỏi từng thành phần trong nhà , từ trai gái dâu rể ,
giấy tờ xem thật kỹ , tới Mỹ còn đưa tay bắt mấy bàn tay con nít
xinh xắn của mấy cháu bé quờ quờ chìa ra . ..
Cuối cùng thông dịch cho biết là Mỹ chỉ chấp thuận cho bà Út đi
thôi , các con trai gái cùng bầy cháu của bà đã có gia đình , phải ở lại
hết .
Mỹ ...nhân đạo còn nói bà cứ đi Mỹ trước đi , vô Quốc tịch Mỹ , rồi bảo lãnh
cho những gia đình các con bà sau.
Bà Út sững vững , nhờ thông dịch chuyển lời thỉnh cầu của bà : mong được
Mỹ giúp cho như vầy , bà đi đơn chiếc quá , xin cho một nửa số con cháu
đi trước .
Mỹ lắc đầu nói luật lệ vậy .
Bà hỏi sao mấy " Ô "một , hai ..,đi trước mang được cả
nhà đi , thậm chí bạn hứa hôn của con trai , gái trong nhà cũng được đi , có
khi người dưng cùng " hộ khẩu " cũng được đi luôn .
Mỹ trả lời luật đã đổi. Không làm khác được , sorry .
Do đó bà hiện diện ở Sacto một mình , và tôi ngó bà mà không biết diễn tả thế
nào . Sót sa thì không đúng lắm , nhưng nghĩ tới những hoàn cảnh trớ trêu ,
lòng mình cũng ngổn ngang quá chứ .
Ông bà bạn tôi lạc quan lắm , nói rằng : lo chi mai mốt cô Út có
Quốc tịch Hoa Kỳ , là lo cho tụi nhỏ con cổ qua thôi , an tâm , học cho vững
100 câu hỏi đề thi Quốc tịch , đi làm qua loa may vá gì đó , 5 năm
mau lắm tới bây giờ thôi mà .
Quả là mau thật , vì nôn nóng quá , vả lại bà Út cũng nhớ con , nhớ cháu , nên
với thẻ xanh và giấy re entry permit cho mỗi 2 năm , bà
Út đã về thăm con cháu 2 lần .
Cũng vì lòng dạ cứ phân tung phân tán , bà một nơi , cháu một nẻo , con
một đằng , mẹ một ngả , nên bả chẳng học hành gì được , kết quả là sau 5 năm ,
có thể lấy được mảnh chứng chỉ citizen , thì bà
phải chịu cảnh. 12 năm mới xong phần thứ nhứt của hành trình lo bảo lãnh
cho các con bà .
Phần sau quan trọng hơn , là thủ tục lập hồ sơ bảo lãnh cho bầy con cháu
đó , xem nào, mấy chục " nhân khẩu " . Chu choa
nặng gánh quá .
Bà Út cảm thấy con đường trước mặt xa thăm thẳm ...
Làm sao mà một " bà già " chỉ có mấy trăm đồng trợ
cấp , ai có thể bảo trợ Tài Chánh trong trường hợp này nhỉ. ?
Thế nên , đắn đo , dằng co ...trong 3 năm cuối cùng ở Mỹ . Đúng 15
năm sau , vào cuối năm 2008 , tôi gặp lại bà Út , ở nhà
ông bà bạn tôi .
Chúng tôi nắm tay nhau , bà cười vẻ hẩm hiu , chỉ mớ hành lý trở về ...VN
trong phòng khách nhà ông bà bạn tôi .
Nhị vị chủ nhà như lãng đãng , buồn buồn nói một câu
: " dù sao thì cô Út cũng có dịp ở Hoa Kỳ 15 năm chứ ít đâu .
.."
CAO MỴ NHÂN (HNPD)