Mỗi Ngày Một Chuyện
SAU 15 NĂM - CAO MỴ NHÂN
SAU 15
NĂM
- CAO MỴ
NHÂN
Pho tiểu thuyết tình thơ mộng Đoạn Trường
Tân Thanh nổi tiếng của cụ Nguyễn Du nói riêng, và người VN nói chung, thì thật
quả câu chuyện bình thường thôi, nhưng lời văn Tố Như, lại lạ lùng, câu nào
cảnh nấy, khi thanh cao, lúc cũng bình dân hết nói.
Tôi nghĩ là chẳng cần phải dẫn chứng, vì
ngay trong xử thế hằng ngày, người VN vẫn thường dùng văn chương Kiều để đối
đáp, thuyết minh cho sự việc mình đang phải trình bày.
Thí dụ khi muốn tả một thiếu nữ có khuôn
mặt tròn, hiền hậu, thì lập tức đọc :
...Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa
cười, ngọc thốt đoan trang
Mây
thua nước tóc, tuyết nhường mầu da..,
Thế là đủ rồi, y như một búp bê vải, tóc
đen, da trắng. Cần thì ngắm nụ cười, nghe lời nói, như hoa như ngọc quý giá.
Nhưng đó chỉ là những ước lệ.
Tới khi tả chiếc xe ngựa, mà người xử dụng
nó, họ Mã, đón Kiều về lầu xanh, vào buổi trời đang vần vũ gió mưa, cơn giông
sắp đến :
Đùng đùng gió dục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay ...
Thì tôi nghĩ cả văn suôi lẫn văn vần,
không bút nào tả hay bằng cụ Nguyễn Du được.
Do đó những tinh hoa văn chương cụ Nguyễn
Du dành tặng cho " Đoạn Trường Tân Thanh " cứ mỗi lúc thế nhân mỗi
khám phá ra, như nguồn tài sản chữ nghĩa không cạn, chưa kể cứ đầy thêm, vì hậu
thế thêm vào không biết bao nhiêu cảm khái, cảm nhận cho đủ .
Hôm nay, tôi xin giới thiệu với quý vị bài
thơ: " Giọt Lệ Cung Thương", của nhà thơ Cũng Diễm, tả giây phút Thuý
Kiều tái ngộ Kim Trọng sau 15 năm lang bạt, hết kỹ nữ lại tới gia nô.
Thêm vào đó, còn nhiều gian truân khổ
hạnh. Song có 2 lần tưởng như làm vợ chính
thức người ta, là:
Làm lẽ dấu diếm Thúc Sinh,
Làm áp trại phu nhân Từ Hải.
"Giọt Lệ Cung Thương" của nhà
thơ Cung Diễm viết thay lời Kim Trọng, người tình đầu tiên của Thuý Kiều, (trước
khi nàng phải bán mình chuộc cha).
Rồi Thuý Kiều gán chàng Kim này hợp duyên
cùng Thuý Vân, em nàng.
Kim Trọng mở đầu bài thơ rất ...tàn nhẫn:
Nàng ơi, tình vốn lắm đau thương
Thì phổ làm chi khúc đoạn trường
Quạt ước thẹn cùng hoa Lãm Thuý
Chén thề lỗi với khách Liêu Dương?
(Cung Diễm)
Biết là Thuý Kiều làm thơ, còn phổ được
đàn, Kim Trọng có lỗi với Thuý Kiều là không bảo vệ được nàng. Nay thì dĩ lỡ,
đừng chạm vào xênh phách nữa .
2 đoạn tiếp, chỉ toàn kê ra những chốn
hoang đàng mà Thuý Kiều phải gánh chịu hoàn cảnh :
Áo xanh hai bận lại lầu xanh
Lá gió cành chim thẹn với mình
Gượng gạo nụ cười đưa Tống Ngọc
Đắng cay chén rượu rước Tràng Khanh
Bâng khuâng gợi nhớ trăng Ngưng Bích
Dưới nguyệt cùng ai rước chén đồng
Vườn Thuý gió đông đào vẫn cợt
Dấu hài năm trước giấy rêu phong
(Cung Diễm)
Đoạn thứ tư, khẳng định sông Tiền Đường
chưa phải là cõi chết của Thuý Kiều :
Trần châu toan rũ sạch phong trần
Sông nước làm mồ kiếp mỹ nhân
Vướng víu giây oan còn trói buộc
Tiền Đường chưa phải mộ hồng nhan
(Cung Diễm)
Bây giờ 15 băm trôi dạt, Thuý Kiều hay thế
nhân đôi khi mượn lời nhân vật truyện, để phô ra cái nỗi lòng mình cũng tạm.
Là vì qua truyện Kiều, biết bao danh sĩ đã
gởi gấm tâm tư vào áng thơ tuyệt tác ấy.
Mười lăm năm dấn gót tha hương
Má phấn dạn dày với gió sương
Bạc mệnh cung cầm xưa nắn phím
Lệ nhoà theo mỗi giọt cung thương
(Cung Diễm)
Và rồi, những hoàn cảnh tương tự, từ ngoài
đời hay vô trong ý thức lưu vong lạc xứ, tất cả đã muộn màng cho một chắp nối
gượng gạo:
Tái ngộ nhìn nhau gọi cố nhân
Xin ai đừng nhặt cánh hoa tàn
Phụng cầu đã lỗi cung Tư Mã
Thì nhắc làm chi chuyện đá vàng ...
(Cung Diễm)
Như vậy, nếu trong tình cảm đã có chút lấn
cấn, chút ngại ngùng, dù ở hoàn cảnh nào, nhân vật nam hay nhân vật nữ vẫn cần
tự trọng, nên tự trọng, để không mất đi những gì trân quý đã bị mất mát .
Bởi vì cung thương trổi lên, có bi thương
ai oán đến thế nào, những người thực tế vẫn sáng suốt, huống chi những bậc tài
danh như cụ cố Nguyễn Du, đời nào cụ gá chắp cho nhân vật truyện của cụ phải bẽ
bàng khổ thân chứ.
Thành ra, quý vị và chúng tôi lớp hậu
sinh, mà thủa sinh thời cụ bâng khuâng tự hỏi :
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Nguyễn Du)
Thì quả là người đời không phải khóc, mà
nhớ, mà khâm phục cụ nhiều, đến nỗi ai trong thiên hạ VN, cũng thấp thoáng một
hình ảnh Nguyễn Du trong tâm khảm .
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
SAU 15 NĂM - CAO MỴ NHÂN
SAU 15
NĂM
- CAO MỴ
NHÂN
Pho tiểu thuyết tình thơ mộng Đoạn Trường
Tân Thanh nổi tiếng của cụ Nguyễn Du nói riêng, và người VN nói chung, thì thật
quả câu chuyện bình thường thôi, nhưng lời văn Tố Như, lại lạ lùng, câu nào
cảnh nấy, khi thanh cao, lúc cũng bình dân hết nói.
Tôi nghĩ là chẳng cần phải dẫn chứng, vì
ngay trong xử thế hằng ngày, người VN vẫn thường dùng văn chương Kiều để đối
đáp, thuyết minh cho sự việc mình đang phải trình bày.
Thí dụ khi muốn tả một thiếu nữ có khuôn
mặt tròn, hiền hậu, thì lập tức đọc :
...Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa
cười, ngọc thốt đoan trang
Mây
thua nước tóc, tuyết nhường mầu da..,
Thế là đủ rồi, y như một búp bê vải, tóc
đen, da trắng. Cần thì ngắm nụ cười, nghe lời nói, như hoa như ngọc quý giá.
Nhưng đó chỉ là những ước lệ.
Tới khi tả chiếc xe ngựa, mà người xử dụng
nó, họ Mã, đón Kiều về lầu xanh, vào buổi trời đang vần vũ gió mưa, cơn giông
sắp đến :
Đùng đùng gió dục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay ...
Thì tôi nghĩ cả văn suôi lẫn văn vần,
không bút nào tả hay bằng cụ Nguyễn Du được.
Do đó những tinh hoa văn chương cụ Nguyễn
Du dành tặng cho " Đoạn Trường Tân Thanh " cứ mỗi lúc thế nhân mỗi
khám phá ra, như nguồn tài sản chữ nghĩa không cạn, chưa kể cứ đầy thêm, vì hậu
thế thêm vào không biết bao nhiêu cảm khái, cảm nhận cho đủ .
Hôm nay, tôi xin giới thiệu với quý vị bài
thơ: " Giọt Lệ Cung Thương", của nhà thơ Cũng Diễm, tả giây phút Thuý
Kiều tái ngộ Kim Trọng sau 15 năm lang bạt, hết kỹ nữ lại tới gia nô.
Thêm vào đó, còn nhiều gian truân khổ
hạnh. Song có 2 lần tưởng như làm vợ chính
thức người ta, là:
Làm lẽ dấu diếm Thúc Sinh,
Làm áp trại phu nhân Từ Hải.
"Giọt Lệ Cung Thương" của nhà
thơ Cung Diễm viết thay lời Kim Trọng, người tình đầu tiên của Thuý Kiều, (trước
khi nàng phải bán mình chuộc cha).
Rồi Thuý Kiều gán chàng Kim này hợp duyên
cùng Thuý Vân, em nàng.
Kim Trọng mở đầu bài thơ rất ...tàn nhẫn:
Nàng ơi, tình vốn lắm đau thương
Thì phổ làm chi khúc đoạn trường
Quạt ước thẹn cùng hoa Lãm Thuý
Chén thề lỗi với khách Liêu Dương?
(Cung Diễm)
Biết là Thuý Kiều làm thơ, còn phổ được
đàn, Kim Trọng có lỗi với Thuý Kiều là không bảo vệ được nàng. Nay thì dĩ lỡ,
đừng chạm vào xênh phách nữa .
2 đoạn tiếp, chỉ toàn kê ra những chốn
hoang đàng mà Thuý Kiều phải gánh chịu hoàn cảnh :
Áo xanh hai bận lại lầu xanh
Lá gió cành chim thẹn với mình
Gượng gạo nụ cười đưa Tống Ngọc
Đắng cay chén rượu rước Tràng Khanh
Bâng khuâng gợi nhớ trăng Ngưng Bích
Dưới nguyệt cùng ai rước chén đồng
Vườn Thuý gió đông đào vẫn cợt
Dấu hài năm trước giấy rêu phong
(Cung Diễm)
Đoạn thứ tư, khẳng định sông Tiền Đường
chưa phải là cõi chết của Thuý Kiều :
Trần châu toan rũ sạch phong trần
Sông nước làm mồ kiếp mỹ nhân
Vướng víu giây oan còn trói buộc
Tiền Đường chưa phải mộ hồng nhan
(Cung Diễm)
Bây giờ 15 băm trôi dạt, Thuý Kiều hay thế
nhân đôi khi mượn lời nhân vật truyện, để phô ra cái nỗi lòng mình cũng tạm.
Là vì qua truyện Kiều, biết bao danh sĩ đã
gởi gấm tâm tư vào áng thơ tuyệt tác ấy.
Mười lăm năm dấn gót tha hương
Má phấn dạn dày với gió sương
Bạc mệnh cung cầm xưa nắn phím
Lệ nhoà theo mỗi giọt cung thương
(Cung Diễm)
Và rồi, những hoàn cảnh tương tự, từ ngoài
đời hay vô trong ý thức lưu vong lạc xứ, tất cả đã muộn màng cho một chắp nối
gượng gạo:
Tái ngộ nhìn nhau gọi cố nhân
Xin ai đừng nhặt cánh hoa tàn
Phụng cầu đã lỗi cung Tư Mã
Thì nhắc làm chi chuyện đá vàng ...
(Cung Diễm)
Như vậy, nếu trong tình cảm đã có chút lấn
cấn, chút ngại ngùng, dù ở hoàn cảnh nào, nhân vật nam hay nhân vật nữ vẫn cần
tự trọng, nên tự trọng, để không mất đi những gì trân quý đã bị mất mát .
Bởi vì cung thương trổi lên, có bi thương
ai oán đến thế nào, những người thực tế vẫn sáng suốt, huống chi những bậc tài
danh như cụ cố Nguyễn Du, đời nào cụ gá chắp cho nhân vật truyện của cụ phải bẽ
bàng khổ thân chứ.
Thành ra, quý vị và chúng tôi lớp hậu
sinh, mà thủa sinh thời cụ bâng khuâng tự hỏi :
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Nguyễn Du)
Thì quả là người đời không phải khóc, mà
nhớ, mà khâm phục cụ nhiều, đến nỗi ai trong thiên hạ VN, cũng thấp thoáng một
hình ảnh Nguyễn Du trong tâm khảm .
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)