Mỗi Ngày Một Chuyện
SAU CHÙA BÀ ĐẦM - CAO MỴ NHÂN
SAU CHÙA BÀ ĐẦM - CAO MỴ NHÂN
Hậu
tù cải tạo của tôi, là tôi đã tìm được một nghề mọn, sau khi đã thử thời vần bằng
buôn buôn bán bán không được, ấy là tôi theo hẳn cách tập luyện thể dục dưỡng
sinh, để hướng dẫn cho các cụ già và người bịnh kinh niên, quý vị này sống với
bịnh như sống với lũ.
Nhìn
vào hành trình trước mặt, thì quý vị thấy tôi chẳng thể nào khấm khá được với
mớ thao tác, bài bản giơ chân múa tay, như muốn làm "mà mắt thánh",
để may ra phước đức thân chủ, còn có thể ở đời, thì OK, chứ "âu là cái số"
tử mệnh, thì cũng đành chứ biết sao.
Nhưng
theo đông phương, bất cứ làm nghề gì, người ta cũng mong thăng tiến nhân hậu,
chứ chẳng phải vô tình đến nỗi sống chết mặc bay đâu. Hay ít ra con người ở đâu
cũng phải nhân hậu trước đã.
Do
đó chúng tôi phải học hỏi thêm, tìm hiểu thêm các ngành khác liên quan đến nghề
mình đang làm. Thí dụ: Thuốc nam, châm cứu và day bấm huyệt chẳng hạn.
Và
khi xẩy nhà ra thất nghiệp, thì thật khổ trăm đường, còn những bất trắc nghề
nghiệp, mà chẳng ai đoán trước được .
Cái
tiếng nọ nó đè lên cái tiếng kia thôi...
Nếu
phải lựa một huấn luyện viên dưỡng sinh chung chung, thì thường là tôi dễ trúng
tuyển hơn một huấn luyện viên chân chỉ hạt bột, nghĩa là ngoài việc giơ chân
múa tay ra, thì bạn tôi chả ...cần biết thêm gì khác.
Vô
phúc gặp một khách nữ lưu ủy mị, chỉ thích nghe về TTKH, hay là một cụ cố nam
ngại đọc báo, lại cứ muốn biết Chiến tranh vùng Vịnh đang biến chuyển thế nào .
Xem
ra người Việt bình thường không vướng bận Thăng Lòng hay Bến Nghé, thì ai cũng
ưa " tám", tức là ai cũng thích giải khuây bằng " đủ thứ chuyện
" trên đời, có khi còn tưởng tượng chuyện ở trên mây nữa .
Tôi
nhớ cụ Lợi bấy giờ mới "78 tuổi thôi." Tất nhiên cụ quá cao niên rồi,
nên không khỏe lắm để lội bộ từ nhà sau chùa Bà Đầm Phú Nhuận đến Câu Lạc Bộ
Dưỡng Sinh thì mệt quá.
Nên
gia đình đã khẩn khoản mời tôi tới nhà, tập cho Cụ những đồng tác chỉ chuyên về thở và thư giãn, mỗi ngày
một giờ.
Trong
lúc tập, cụ cứ nhìn đồng hồ treo tường, và đếm từng giây phút tôi sắp
rời khuôn viên nhà cụ. Tất nhiên mỗi học viên chỉ tập cho nhuyễn những động tác
liên quan đến bịnh họ thôi.
Trong
khi đó thì vợ chồng người con trai thứ mấy của cụ mới đi công tác thông tin
ngoại giao bên Philippin về, lại muốn học dưỡng sinh xem thế nào.
Vừa
kết thúc việc làm này, có ngay học viên khác, thì mừng lắm, tôi nhận lời ngay.
Người
phóng viên và vợ anh rất vui vẻ, mỗi sáng tôi lại tới lúc 6 giờ tập tập tành
tành mỗi ngày như mọi ngày. Hôm đó trước khi ra về, là ngày thứ sáu, theo lịch
học thì vợ chồng anh tập các ngày chẵn : 2,4,6 . Tức là phải thứ 2,tuần tới,
tôi mới trở lại.
Chúng
tôi nói chuyện Phi Luật Tân vv..,rồi tôi ra về . Thứ hai đầu tuần,
tôi trỏ lại khu nhà sau chùa Bà Đầm Phú Nhuận .
Lối
vào ngõ hẻm vẫn bình thường, cửa nhà vẫn mở sẵn, nhưng không khí không rộn ràng
như những lần trước .
Tôi
chưa kịp nhận định ...tình hình, thì người vợ anh phóng viên ấy đã đứng trước
mặt tôi từ bao giờ, chị lặng lẽ kể một cách bình tĩnh và ôn hoà:
"Hôm
đó nếu cô, là tôi, đừng về sớm thì có thể không xẩy ra việc anh ấy mất"
Tôi
thất đảm nhìn tay chị chỉ lên bàn thờ ngay đó, mà tôi vô tình không để ý lúc
vào nhà .
Chị
tiếp: "Thằng bé đưa báo hằng ngày trao tờ báo cho anh, anh đưa tay ra nhận
tờ báo rồi gục ngay xuống, đi luôn.
Tôi
vẫn chưa thể có lời nào an ủi chị trên ...cơ sở khoa học, tôi đành lặng im nghe
chị kể tiếp nữa: "Anh ấy bị đau tim nặng lắm, dù có ngăn ngừa, cũng khó
qua khỏi cô ạ, thôi âu là
cái số cả" .
Rời
khỏi khu nhà sau chùa Bà Đầm, tôi thấy rõ sự mâu thuẫn của trời đất. Cụ ông gần
80 thì vẫn níu kéo ngày tháng, trong lúc người đàn ông trung niên mang vóc dáng
khỏe mạnh, lại ra đi ngay chớp mắt...Đúng là chẳng biết đâu mà lần.
Trong
cái nghề tập thể dục cho quý cụ cao niên và người bịnh không kể tuổi tác, chúng
tôi đã chứng kiến tận mắt nỗi bi thương, đôi khi bi hài khó nói.
Chẳng
hạn cụ ông 98 tuổi, mắt đã loà. Hoàn toàn không thấy đường, nhưng rất thính
tai, gần như hiệp sĩ mù nghe gió kiếm của samurai Nhật Bản, cụ ở với bà vợ chưa
già lắm cùng cô con gái mới lớn lên.
Tức
gia đình này xây dựng tổ ấm không bình thường, do đó tới hồi ly biệt kiểu Nhà
thơ Bùi Giáng diễn tả đã không còn thơ mộng : " ồ, biệt ly, ly biệt tơi
bời bờ lảo đảo, em ra đi đời bưng mặt khóc oà "...nữa.
Cụ
chán chê cuộc sống không còn hứng thú, mỗi buổi sáng ngủ đậy, cụ đã hỏi người
nhà: " Tại sao tôi chưa chết ?", người vợ chưa già háy cụ, nhưng mắt
cụ loà hẳn rồi, làm sao thấy cái háy " tình tứ " đó, và đứa con gái
năm đó mới 18 tuổi, nó hăm : " Tui nói rồi, hôm nay tôi đi mút mùa ạ, ai có
thân tự lo nha ...".
Ngày
cụ ông ấy mất, người con gái khóc gập đôi cả người lại,
Chòm
xóm phải khuyên can đừng thương cha quá mà hủy hoại sức khỏe. Còn bà vợ chưa
già thì tính toán sửa nhà sao cho đẹp mắt hàng xóm ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
SAU CHÙA BÀ ĐẦM - CAO MỴ NHÂN
SAU CHÙA BÀ ĐẦM - CAO MỴ NHÂN
Hậu
tù cải tạo của tôi, là tôi đã tìm được một nghề mọn, sau khi đã thử thời vần bằng
buôn buôn bán bán không được, ấy là tôi theo hẳn cách tập luyện thể dục dưỡng
sinh, để hướng dẫn cho các cụ già và người bịnh kinh niên, quý vị này sống với
bịnh như sống với lũ.
Nhìn
vào hành trình trước mặt, thì quý vị thấy tôi chẳng thể nào khấm khá được với
mớ thao tác, bài bản giơ chân múa tay, như muốn làm "mà mắt thánh",
để may ra phước đức thân chủ, còn có thể ở đời, thì OK, chứ "âu là cái số"
tử mệnh, thì cũng đành chứ biết sao.
Nhưng
theo đông phương, bất cứ làm nghề gì, người ta cũng mong thăng tiến nhân hậu,
chứ chẳng phải vô tình đến nỗi sống chết mặc bay đâu. Hay ít ra con người ở đâu
cũng phải nhân hậu trước đã.
Do
đó chúng tôi phải học hỏi thêm, tìm hiểu thêm các ngành khác liên quan đến nghề
mình đang làm. Thí dụ: Thuốc nam, châm cứu và day bấm huyệt chẳng hạn.
Và
khi xẩy nhà ra thất nghiệp, thì thật khổ trăm đường, còn những bất trắc nghề
nghiệp, mà chẳng ai đoán trước được .
Cái
tiếng nọ nó đè lên cái tiếng kia thôi...
Nếu
phải lựa một huấn luyện viên dưỡng sinh chung chung, thì thường là tôi dễ trúng
tuyển hơn một huấn luyện viên chân chỉ hạt bột, nghĩa là ngoài việc giơ chân
múa tay ra, thì bạn tôi chả ...cần biết thêm gì khác.
Vô
phúc gặp một khách nữ lưu ủy mị, chỉ thích nghe về TTKH, hay là một cụ cố nam
ngại đọc báo, lại cứ muốn biết Chiến tranh vùng Vịnh đang biến chuyển thế nào .
Xem
ra người Việt bình thường không vướng bận Thăng Lòng hay Bến Nghé, thì ai cũng
ưa " tám", tức là ai cũng thích giải khuây bằng " đủ thứ chuyện
" trên đời, có khi còn tưởng tượng chuyện ở trên mây nữa .
Tôi
nhớ cụ Lợi bấy giờ mới "78 tuổi thôi." Tất nhiên cụ quá cao niên rồi,
nên không khỏe lắm để lội bộ từ nhà sau chùa Bà Đầm Phú Nhuận đến Câu Lạc Bộ
Dưỡng Sinh thì mệt quá.
Nên
gia đình đã khẩn khoản mời tôi tới nhà, tập cho Cụ những đồng tác chỉ chuyên về thở và thư giãn, mỗi ngày
một giờ.
Trong
lúc tập, cụ cứ nhìn đồng hồ treo tường, và đếm từng giây phút tôi sắp
rời khuôn viên nhà cụ. Tất nhiên mỗi học viên chỉ tập cho nhuyễn những động tác
liên quan đến bịnh họ thôi.
Trong
khi đó thì vợ chồng người con trai thứ mấy của cụ mới đi công tác thông tin
ngoại giao bên Philippin về, lại muốn học dưỡng sinh xem thế nào.
Vừa
kết thúc việc làm này, có ngay học viên khác, thì mừng lắm, tôi nhận lời ngay.
Người
phóng viên và vợ anh rất vui vẻ, mỗi sáng tôi lại tới lúc 6 giờ tập tập tành
tành mỗi ngày như mọi ngày. Hôm đó trước khi ra về, là ngày thứ sáu, theo lịch
học thì vợ chồng anh tập các ngày chẵn : 2,4,6 . Tức là phải thứ 2,tuần tới,
tôi mới trở lại.
Chúng
tôi nói chuyện Phi Luật Tân vv..,rồi tôi ra về . Thứ hai đầu tuần,
tôi trỏ lại khu nhà sau chùa Bà Đầm Phú Nhuận .
Lối
vào ngõ hẻm vẫn bình thường, cửa nhà vẫn mở sẵn, nhưng không khí không rộn ràng
như những lần trước .
Tôi
chưa kịp nhận định ...tình hình, thì người vợ anh phóng viên ấy đã đứng trước
mặt tôi từ bao giờ, chị lặng lẽ kể một cách bình tĩnh và ôn hoà:
"Hôm
đó nếu cô, là tôi, đừng về sớm thì có thể không xẩy ra việc anh ấy mất"
Tôi
thất đảm nhìn tay chị chỉ lên bàn thờ ngay đó, mà tôi vô tình không để ý lúc
vào nhà .
Chị
tiếp: "Thằng bé đưa báo hằng ngày trao tờ báo cho anh, anh đưa tay ra nhận
tờ báo rồi gục ngay xuống, đi luôn.
Tôi
vẫn chưa thể có lời nào an ủi chị trên ...cơ sở khoa học, tôi đành lặng im nghe
chị kể tiếp nữa: "Anh ấy bị đau tim nặng lắm, dù có ngăn ngừa, cũng khó
qua khỏi cô ạ, thôi âu là
cái số cả" .
Rời
khỏi khu nhà sau chùa Bà Đầm, tôi thấy rõ sự mâu thuẫn của trời đất. Cụ ông gần
80 thì vẫn níu kéo ngày tháng, trong lúc người đàn ông trung niên mang vóc dáng
khỏe mạnh, lại ra đi ngay chớp mắt...Đúng là chẳng biết đâu mà lần.
Trong
cái nghề tập thể dục cho quý cụ cao niên và người bịnh không kể tuổi tác, chúng
tôi đã chứng kiến tận mắt nỗi bi thương, đôi khi bi hài khó nói.
Chẳng
hạn cụ ông 98 tuổi, mắt đã loà. Hoàn toàn không thấy đường, nhưng rất thính
tai, gần như hiệp sĩ mù nghe gió kiếm của samurai Nhật Bản, cụ ở với bà vợ chưa
già lắm cùng cô con gái mới lớn lên.
Tức
gia đình này xây dựng tổ ấm không bình thường, do đó tới hồi ly biệt kiểu Nhà
thơ Bùi Giáng diễn tả đã không còn thơ mộng : " ồ, biệt ly, ly biệt tơi
bời bờ lảo đảo, em ra đi đời bưng mặt khóc oà "...nữa.
Cụ
chán chê cuộc sống không còn hứng thú, mỗi buổi sáng ngủ đậy, cụ đã hỏi người
nhà: " Tại sao tôi chưa chết ?", người vợ chưa già háy cụ, nhưng mắt
cụ loà hẳn rồi, làm sao thấy cái háy " tình tứ " đó, và đứa con gái
năm đó mới 18 tuổi, nó hăm : " Tui nói rồi, hôm nay tôi đi mút mùa ạ, ai có
thân tự lo nha ...".
Ngày
cụ ông ấy mất, người con gái khóc gập đôi cả người lại,
Chòm
xóm phải khuyên can đừng thương cha quá mà hủy hoại sức khỏe. Còn bà vợ chưa
già thì tính toán sửa nhà sao cho đẹp mắt hàng xóm ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)