Truyện Ngắn & Phóng Sự

SAU CƠN BÃO MÚA THU *

Một buổi sáng đầu tháng mười hai năm 1954, trời âm u lạnh lẽo. Mưa phùn nhè nhẹ bay, giăng giăng khắp bầu trời miền đất Thần Kinh

SAU CƠN BÃO MÚA THU

       

Một buổi sáng đầu tháng mười hai năm 1954, trời âm u lạnh lẽo. Mưa phùn nhè nhẹ bay, giăng giăng khắp bầu trời miền đất Thần Kinh. Chiếc tàu hỏa từ Đà nẵng vào đến thành phố Huế, chạy chậm lại. Thành phố như ẩn hiện trong làn mưa bụi. Trời đất, sông nước, cảnh vật hoà lẫn vào nhau, trông như một bức màn trắng đục, như một tấm lụa đào mong manh sương khói…

            Từ cửa sổ toa tàu, bà Khang cố nhìn qua làn mưa mờ mịt, để tìm lại những nét quen thuộc của thành phố Huế ngày xưa, mà nay chỉ còn nằm trong ký ức của bà…Đã hai mươi năm rồi, kể từ ngày cô gái Miền Nam Trung Việt ấy, tóc còn kẹp sau lưng, đã từ giã gia đình, lên ô tô đi Đà Nẵng; và từ đó lên tàu hoả ra Huế học trường Collège Đồng Khánh. Ngày ra đi, cha mẹ tiễn cô đến tận nhà ga, với hành lý là một chiếc rương gỗ, chứa một ít áo quần gương lược và đầy ắp tình thương nhớ gia đình. Và năm năm sau, cô nữ sinh ấy đã tốt nghiệp với bằng Trung Học Pháp. Ra trường, cô trở về quê cũ với  khối óc mới mẻ, chứa đầy kiến thức và ý chí tự lập. Rồi sau đó, cô đi dạy học ở khắp nơi, từ Kontum đến Sông Cầu…Cuối cùng, về lại quê nhà ở An Phương, sống chín năm trong cảnh chiến tranh cùng khổ…

Cô nữ sinh Đồng Khánh ấy, những năm còn lưu trú tại Nội trú của nhà trường, cuộc sống như bị cấm cung trong bốn bức tường của học đường. Mỗi tuần một lần, được ra phố, cô đã không để ý gì đến cảnh phố phường xa hoa, đến sinh hoạt nhộn nhịp, sang trọng…. Cô chỉ thèm một tô bún bò Huế cay nồng, dậy mùi chanh ớt; một chén cơm hến bốc khói  thơm tho; một dĩa bánh bèo rắc tôm chấy với mỡ hành thơm lừng…Đó là những món ăn đặc biệt của miền sông Hương núi Ngự, nơi cô đang theo học suốt năm năm, nhưng chưa từng được tự do thưởng thức!  

Rồi hai mươi năm sau, cô nữ sinh Đồng Khánh năm xưa ấy đã trở thành một thiếu phụ, với “một nách năm con”, thân hình gầy ốm, mệt mỏi chán chường…Cô nữ sinh ấy là bà Khang bây giờ. Bà đến đây, trở lại xứ Huế năm xưa, sau Cơn Bão Mùa Thu năm 1945 và cuộc Kháng Chiến chín năm sau đó; tất cả đã tàn phá nơi bà từng sinh ra, lớn lên; đã lãng phí tuổi xuân trong những năm khói lửa ấy. Và cũng như cuộc đời thăng trầm của bà, xứ Huế ngày hôm nay cũng có nhiều biến đổi khác xưa.

                                          *          *           *

Khi con tàu dừng lại, Tân thấy  trên sân ga tấp nập người đưa đón. Cậu thiến niên sắp bước vào tuổi mười sáu ấy bỗng có cảm giác tự tin của một người con lớn, đang cùng mẹ và các em bước vào một vùng đất mới lạ, thanh bình và văn minh…Cậu dắt các em, theo mẹ và Chú Mười bước xuống sân ga. Người dân ở đây thật văn minh, lịch sự. Đàn ông mặc áo len hoặc khoác áo blouson, chân mang dày hoặc dép da. Đàn bà mặc áo dài, mang guốc hoặc giày cao gót… Tân thấy lòng sung sướng như một kẻ mới được hồi sinh, sau những đêm dài u tối của cuộc đời.

Khi gia đình ra khỏi nhà ga, Chú Mười đề nghị tìm xe xích lô để chị dâu và các cháu đi cho đỡ lạnh. Bà Khang ngăn lại, bảo:

- Thôi chú ạ! Từ quê ra đây, mình đã quen đi bộ rồi…Trong thư, anh Khang đã chỉ cho tôi biết nhà; mình ráng đi bộ một lúc thì tới ngay. Đi xe chỉ tốn tiền vô ích thôi.

Khi gia đình hồi cư ấy đi trên hè phố, người dân ở đây tò mò nhìn theo họ. Họ thấy: đi đầu là một thanh niên cao và gầy, mặc bộ quần áo của kẻ đi buôn đường dài. Theo sau là ba cậu thiếu niên, mặc áo trắng ngắn tay, quần short xanh, chân mang dép cao su “bộ đội”. Đầu tóc các cậu đều húi ngắn, để trần, lấm tấm những hạt mưa…Đi bên cạnh là một thiếu phụ gầy ốm, khuôn mặt sáng sủa, thông minh. Bà mặc một chiếc áo bà ba, choàng thêm chiếc áo len bạc màu ;  đầu trùm chiếc khăn dài, đuôi khăn quấn quanh chiếc cổ cao và gầy. Đứa bé gái trong vòng tay ôm của bà, choàng hai tay quanh cổ mẹ. Các cậu con trai đang vui vẻ đi bên cạnh, mắt tò mò nhìn quang cảnh phố phường. Cậu trai lớn vừa xốc em gái đang cõng trên lưng, vừa quay lại trông chừng hai em…

Đối với người dân của thành phố vốn an bình và sung túc này, hình ảnh gia đình bà Khang mới hồi cư  hôm nay, khiến họ chạnh lòng thương xót.

Khi gia đình bà dừng lại ở một tiệm bán bánh mì, Chú Mười mua cho mỗi người một ổ bánh nóng hổi, thơm  phức, dòn tan như bánh tráng nướng ở quê nhà. Đó là lần đầu tiên Tân và các em nếm mùi thơm ngon của chiếc bánh mà từ lâu lắm, đã không xuất hiện ở vùng kháng chiến Liên Khu V. Họ vừa đi vừa ăn ngon lành chiếc bánh không nhân ấy!

Trong khi đó, ông Khang đang buồn bã đứng hút thuốc lá trong văn phòng làm việc ở Tòa Đại Biểu…Ông nhìn qua khung cửa kính, thấy một gia đình đang thếch thếch đi bộ bên kia đường. Ông tặc lưỡi than thầm:

- Trời mưa gió lạnh lẽo mà gia đình ai đi lang thang, khổ sở thế kia? Chắc họ mới hồi cư đến đây!...Còn  vợ con mình sao mãi vẫn bằn bặt tin tức?

            Khi gia đình bà Khang đến vùng An Cựu, bà trông thấy gác chuông sừng sững của ngôi nhà thờ. Bà vui vẻ nói với Chú Mười:

             - Này chú! Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế kìa kìa!  Mình đã đến nơi rồi đó!

             Họ đi vào con đường nhỏ trước ngôi nhà thờ, rồi rẽ sang trái. Chiếc cổng với hai cột xi măng sơn trắng hiện ra trước mắt họ. Trên chiếc cột bên phải, có tấm bảng bằng đá cẩm thạch,  được khắc ba chữ “Villa Bạch Như” . Bà Khang dẫn các con bước vào. Đi qua bồn hoa trước sân, họ đến gõ cửa căn nhà đồ sộ, cửa kính mờ mờ, đóng im ỉm…Một cô gái, với khuôn mặt mập tròn, trắng trẻo, hé cửa đứng nhìn gia đình bà. Đoạn, cô cất tiếng nói, với giọng Huế nhẹ nhàng, nhưng kém lễ độ:

             -  Bà hỏi ai?

             Bà Khang từ tốn đáp:

            -  Tôi muốn hỏi ông Khang… Ông Khang có ở nhà không cô?

            Cô gái lắc đầu đáp:

            - Ông chủ tôi đi làm chưa về. Chắc bà muốn gặp ông chủ để xin việc làm, hay nhờ giúp đỡ gia đình mi hi cư?

            Chú Mười bc mình, định lên tiếng đính chính. Bà Khang kéo người em chồng lại, nói nhỏ:

            - Theo địa chỉ ngoài cổng, đúng là nhà mình rồi! Con nhỏ chắc là người làm nên không biết gia đình mình…Thôi chú chịu khó đến Toà Đại Biểu ở gần nhà ga, báo cho anh biết, để về sớm gặp gia đình. Đừng rầy la bây giờ, làm con nhỏ xấu hổ tội nghiệp!

            Khi ông Khang về đến nhà, Tân và các em reo mừng:

- A! Ba về kìa !

 Cô người làm từ bếp bước ra, nét mặt ngơ ngác, hết nhìn ông chủ nhà đến những người trong gia đình mới hồi cư. Ông Khang chỉ bà vợ và các con, nói với cô gái giúp việc:

-  Uyên! Đây là Bà và các cậu mới hồi cư về…

Ông chỉ tiếp Chú Mười, nói thêm:

-  Ông Mười đây là em của tôi, đã đưa gia đình tôi từ Bình Định ra đây!

Khuôn mặt cô Uyên từ từ đỏ lên. Cô cúi đầu bẽn lẽn đi đến trước mặt bà Khang, nhỏ nhẹ  nói:

- Thưa bà, khi hồi con không biết…Xin bà bỏ lỗi cho con!

Thấy cô người làm thay đổi thái độ, bà Khang tỏ ra vui vẻ…Tuy nhiên trong lòng bà cảm thấy đắng cay! Bà muốn có một tấm gương lớn, ngay lúc này, để soi bóng bà và các con, để thấy rõ nét tiều tụy và quê mùa, lạc lõng của những người từ vùng Kháng Chiến mới hồi cư về  đây. 

              *           *           * 

             Bà Khang, từ ngày hồi cư về Huế, sức khỏe không được tốt đẹp như bà mong ước. Không khí lạnh lẽo, ẩm thấp của vùng đất nhiều mưa gió này đã khiến bà bị ho liên miên. Những đêm mất ngủ, nằm nghe mưa rơi tí tách ngoài hiên, bà cảm thấy buồn rầu, chán nản…

             Vào đêm Giáng Sinh năm ấy, ông Khang rủ bà cùng đi dự tiệc ở nhà hàng. Đó là tiệc   hàng năm các bạn cùng Sở với ông thường tổ chức nhân đêm Giáng sinh. Bà Khang nở nụ cười buồn, nói với ông:

             - Mình cứ đi với các bạn cho vui! Tôi cảm thấy trong người không được khoẻ. Tôi cũng ngại đi đến những nơi sang trọng, lỡ tay chân vụng về, đánh vỡ ly tách, chỉ gây xấu hổ cho mình thôi!

             Đối với Tân, đó là đêm Giáng Sinh đầu tiên trong đời. Trời se lạnh. Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế được trang hoàng đèn đin, sáng rực từ đỉnh tháp chuông đến mái Nhà Thờ. Chuông đổ từng hồi vang vang...

             Tân bước ra hiên nhà, nhìn quang cảnh rực rỡ như đêm hoa đăng ấy. Cậu thấy Mẹ đang ngồi im lặng, lưng tựa vào ghế, mắt nhìn về phía Nhà Thờ. Ánh đèn rực rỡ chiếu vào khuôn mặt gầy ốm của Mẹ cậu. Bà ngồi đó, yên lặng thật lâu, đôi giòng nước mắt lấp lánh chảy dài xuống má…Tân bước lại gần Mẹ, nhẹ nhàng thưa:

             - Mẹ nhớ quê nhà hay sao mẹ khóc?

             Bà Khang lau nước mắt, quay lại gượng cười với con:

             - Mẹ nhớ ông bà các con lắm! Nhưng không phải vì thế mà mẹ khóc! Mẹ chỉ uất hận, đau buồn vì đã ở lại để sống những năm Kháng Chiến cùng khổ, đau thương…Mẹ hối tiếc vì cho tuổi xuân của Cha Mẹ, tuổi thơ của các con  trôi qua một cách uổng phí…Bây giờ về đây, Ba Mẹ vẫn trắng tay, các con  học hành chậm trễ...

             Tân ngồi xuống bên Mẹ. Cậu hiểu nỗi đau buồn của Mẹ. Cậu hiểu những giọt nước mắt của Mẹ, những giọt nước mắt đắng cay, tiếc nuối cho những tháng năm dài đã trôi đi… Xuân bất tái lai! Có bao giờ tuổi xuân quay trở lại?

             Ngoài kia, chuông Nhà Thờ đổ dồn, vang vang trong không khí vắng lặng của đêm Giáng Sinh. Tiếng chuông ngân nga từng hồi, như nhắc nhở mọi người hãy cùng nhau cầu nguyện cho đất nước Việt Nam luôn được Hoà Bình; cho dân tộc Việt Nam luôn sống trong Nhân Ái! Để mãi mãi không còn cảnh chém giết lẫn nhau, không còn cảnh đày đọa, hận thù!

        Tam Bách Đinh Bá Tâm

http://www.quocgiahanhchanh.com/index.htm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

SAU CƠN BÃO MÚA THU *

Một buổi sáng đầu tháng mười hai năm 1954, trời âm u lạnh lẽo. Mưa phùn nhè nhẹ bay, giăng giăng khắp bầu trời miền đất Thần Kinh

SAU CƠN BÃO MÚA THU

       

Một buổi sáng đầu tháng mười hai năm 1954, trời âm u lạnh lẽo. Mưa phùn nhè nhẹ bay, giăng giăng khắp bầu trời miền đất Thần Kinh. Chiếc tàu hỏa từ Đà nẵng vào đến thành phố Huế, chạy chậm lại. Thành phố như ẩn hiện trong làn mưa bụi. Trời đất, sông nước, cảnh vật hoà lẫn vào nhau, trông như một bức màn trắng đục, như một tấm lụa đào mong manh sương khói…

            Từ cửa sổ toa tàu, bà Khang cố nhìn qua làn mưa mờ mịt, để tìm lại những nét quen thuộc của thành phố Huế ngày xưa, mà nay chỉ còn nằm trong ký ức của bà…Đã hai mươi năm rồi, kể từ ngày cô gái Miền Nam Trung Việt ấy, tóc còn kẹp sau lưng, đã từ giã gia đình, lên ô tô đi Đà Nẵng; và từ đó lên tàu hoả ra Huế học trường Collège Đồng Khánh. Ngày ra đi, cha mẹ tiễn cô đến tận nhà ga, với hành lý là một chiếc rương gỗ, chứa một ít áo quần gương lược và đầy ắp tình thương nhớ gia đình. Và năm năm sau, cô nữ sinh ấy đã tốt nghiệp với bằng Trung Học Pháp. Ra trường, cô trở về quê cũ với  khối óc mới mẻ, chứa đầy kiến thức và ý chí tự lập. Rồi sau đó, cô đi dạy học ở khắp nơi, từ Kontum đến Sông Cầu…Cuối cùng, về lại quê nhà ở An Phương, sống chín năm trong cảnh chiến tranh cùng khổ…

Cô nữ sinh Đồng Khánh ấy, những năm còn lưu trú tại Nội trú của nhà trường, cuộc sống như bị cấm cung trong bốn bức tường của học đường. Mỗi tuần một lần, được ra phố, cô đã không để ý gì đến cảnh phố phường xa hoa, đến sinh hoạt nhộn nhịp, sang trọng…. Cô chỉ thèm một tô bún bò Huế cay nồng, dậy mùi chanh ớt; một chén cơm hến bốc khói  thơm tho; một dĩa bánh bèo rắc tôm chấy với mỡ hành thơm lừng…Đó là những món ăn đặc biệt của miền sông Hương núi Ngự, nơi cô đang theo học suốt năm năm, nhưng chưa từng được tự do thưởng thức!  

Rồi hai mươi năm sau, cô nữ sinh Đồng Khánh năm xưa ấy đã trở thành một thiếu phụ, với “một nách năm con”, thân hình gầy ốm, mệt mỏi chán chường…Cô nữ sinh ấy là bà Khang bây giờ. Bà đến đây, trở lại xứ Huế năm xưa, sau Cơn Bão Mùa Thu năm 1945 và cuộc Kháng Chiến chín năm sau đó; tất cả đã tàn phá nơi bà từng sinh ra, lớn lên; đã lãng phí tuổi xuân trong những năm khói lửa ấy. Và cũng như cuộc đời thăng trầm của bà, xứ Huế ngày hôm nay cũng có nhiều biến đổi khác xưa.

                                          *          *           *

Khi con tàu dừng lại, Tân thấy  trên sân ga tấp nập người đưa đón. Cậu thiến niên sắp bước vào tuổi mười sáu ấy bỗng có cảm giác tự tin của một người con lớn, đang cùng mẹ và các em bước vào một vùng đất mới lạ, thanh bình và văn minh…Cậu dắt các em, theo mẹ và Chú Mười bước xuống sân ga. Người dân ở đây thật văn minh, lịch sự. Đàn ông mặc áo len hoặc khoác áo blouson, chân mang dày hoặc dép da. Đàn bà mặc áo dài, mang guốc hoặc giày cao gót… Tân thấy lòng sung sướng như một kẻ mới được hồi sinh, sau những đêm dài u tối của cuộc đời.

Khi gia đình ra khỏi nhà ga, Chú Mười đề nghị tìm xe xích lô để chị dâu và các cháu đi cho đỡ lạnh. Bà Khang ngăn lại, bảo:

- Thôi chú ạ! Từ quê ra đây, mình đã quen đi bộ rồi…Trong thư, anh Khang đã chỉ cho tôi biết nhà; mình ráng đi bộ một lúc thì tới ngay. Đi xe chỉ tốn tiền vô ích thôi.

Khi gia đình hồi cư ấy đi trên hè phố, người dân ở đây tò mò nhìn theo họ. Họ thấy: đi đầu là một thanh niên cao và gầy, mặc bộ quần áo của kẻ đi buôn đường dài. Theo sau là ba cậu thiếu niên, mặc áo trắng ngắn tay, quần short xanh, chân mang dép cao su “bộ đội”. Đầu tóc các cậu đều húi ngắn, để trần, lấm tấm những hạt mưa…Đi bên cạnh là một thiếu phụ gầy ốm, khuôn mặt sáng sủa, thông minh. Bà mặc một chiếc áo bà ba, choàng thêm chiếc áo len bạc màu ;  đầu trùm chiếc khăn dài, đuôi khăn quấn quanh chiếc cổ cao và gầy. Đứa bé gái trong vòng tay ôm của bà, choàng hai tay quanh cổ mẹ. Các cậu con trai đang vui vẻ đi bên cạnh, mắt tò mò nhìn quang cảnh phố phường. Cậu trai lớn vừa xốc em gái đang cõng trên lưng, vừa quay lại trông chừng hai em…

Đối với người dân của thành phố vốn an bình và sung túc này, hình ảnh gia đình bà Khang mới hồi cư  hôm nay, khiến họ chạnh lòng thương xót.

Khi gia đình bà dừng lại ở một tiệm bán bánh mì, Chú Mười mua cho mỗi người một ổ bánh nóng hổi, thơm  phức, dòn tan như bánh tráng nướng ở quê nhà. Đó là lần đầu tiên Tân và các em nếm mùi thơm ngon của chiếc bánh mà từ lâu lắm, đã không xuất hiện ở vùng kháng chiến Liên Khu V. Họ vừa đi vừa ăn ngon lành chiếc bánh không nhân ấy!

Trong khi đó, ông Khang đang buồn bã đứng hút thuốc lá trong văn phòng làm việc ở Tòa Đại Biểu…Ông nhìn qua khung cửa kính, thấy một gia đình đang thếch thếch đi bộ bên kia đường. Ông tặc lưỡi than thầm:

- Trời mưa gió lạnh lẽo mà gia đình ai đi lang thang, khổ sở thế kia? Chắc họ mới hồi cư đến đây!...Còn  vợ con mình sao mãi vẫn bằn bặt tin tức?

            Khi gia đình bà Khang đến vùng An Cựu, bà trông thấy gác chuông sừng sững của ngôi nhà thờ. Bà vui vẻ nói với Chú Mười:

             - Này chú! Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế kìa kìa!  Mình đã đến nơi rồi đó!

             Họ đi vào con đường nhỏ trước ngôi nhà thờ, rồi rẽ sang trái. Chiếc cổng với hai cột xi măng sơn trắng hiện ra trước mắt họ. Trên chiếc cột bên phải, có tấm bảng bằng đá cẩm thạch,  được khắc ba chữ “Villa Bạch Như” . Bà Khang dẫn các con bước vào. Đi qua bồn hoa trước sân, họ đến gõ cửa căn nhà đồ sộ, cửa kính mờ mờ, đóng im ỉm…Một cô gái, với khuôn mặt mập tròn, trắng trẻo, hé cửa đứng nhìn gia đình bà. Đoạn, cô cất tiếng nói, với giọng Huế nhẹ nhàng, nhưng kém lễ độ:

             -  Bà hỏi ai?

             Bà Khang từ tốn đáp:

            -  Tôi muốn hỏi ông Khang… Ông Khang có ở nhà không cô?

            Cô gái lắc đầu đáp:

            - Ông chủ tôi đi làm chưa về. Chắc bà muốn gặp ông chủ để xin việc làm, hay nhờ giúp đỡ gia đình mi hi cư?

            Chú Mười bc mình, định lên tiếng đính chính. Bà Khang kéo người em chồng lại, nói nhỏ:

            - Theo địa chỉ ngoài cổng, đúng là nhà mình rồi! Con nhỏ chắc là người làm nên không biết gia đình mình…Thôi chú chịu khó đến Toà Đại Biểu ở gần nhà ga, báo cho anh biết, để về sớm gặp gia đình. Đừng rầy la bây giờ, làm con nhỏ xấu hổ tội nghiệp!

            Khi ông Khang về đến nhà, Tân và các em reo mừng:

- A! Ba về kìa !

 Cô người làm từ bếp bước ra, nét mặt ngơ ngác, hết nhìn ông chủ nhà đến những người trong gia đình mới hồi cư. Ông Khang chỉ bà vợ và các con, nói với cô gái giúp việc:

-  Uyên! Đây là Bà và các cậu mới hồi cư về…

Ông chỉ tiếp Chú Mười, nói thêm:

-  Ông Mười đây là em của tôi, đã đưa gia đình tôi từ Bình Định ra đây!

Khuôn mặt cô Uyên từ từ đỏ lên. Cô cúi đầu bẽn lẽn đi đến trước mặt bà Khang, nhỏ nhẹ  nói:

- Thưa bà, khi hồi con không biết…Xin bà bỏ lỗi cho con!

Thấy cô người làm thay đổi thái độ, bà Khang tỏ ra vui vẻ…Tuy nhiên trong lòng bà cảm thấy đắng cay! Bà muốn có một tấm gương lớn, ngay lúc này, để soi bóng bà và các con, để thấy rõ nét tiều tụy và quê mùa, lạc lõng của những người từ vùng Kháng Chiến mới hồi cư về  đây. 

              *           *           * 

             Bà Khang, từ ngày hồi cư về Huế, sức khỏe không được tốt đẹp như bà mong ước. Không khí lạnh lẽo, ẩm thấp của vùng đất nhiều mưa gió này đã khiến bà bị ho liên miên. Những đêm mất ngủ, nằm nghe mưa rơi tí tách ngoài hiên, bà cảm thấy buồn rầu, chán nản…

             Vào đêm Giáng Sinh năm ấy, ông Khang rủ bà cùng đi dự tiệc ở nhà hàng. Đó là tiệc   hàng năm các bạn cùng Sở với ông thường tổ chức nhân đêm Giáng sinh. Bà Khang nở nụ cười buồn, nói với ông:

             - Mình cứ đi với các bạn cho vui! Tôi cảm thấy trong người không được khoẻ. Tôi cũng ngại đi đến những nơi sang trọng, lỡ tay chân vụng về, đánh vỡ ly tách, chỉ gây xấu hổ cho mình thôi!

             Đối với Tân, đó là đêm Giáng Sinh đầu tiên trong đời. Trời se lạnh. Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế được trang hoàng đèn đin, sáng rực từ đỉnh tháp chuông đến mái Nhà Thờ. Chuông đổ từng hồi vang vang...

             Tân bước ra hiên nhà, nhìn quang cảnh rực rỡ như đêm hoa đăng ấy. Cậu thấy Mẹ đang ngồi im lặng, lưng tựa vào ghế, mắt nhìn về phía Nhà Thờ. Ánh đèn rực rỡ chiếu vào khuôn mặt gầy ốm của Mẹ cậu. Bà ngồi đó, yên lặng thật lâu, đôi giòng nước mắt lấp lánh chảy dài xuống má…Tân bước lại gần Mẹ, nhẹ nhàng thưa:

             - Mẹ nhớ quê nhà hay sao mẹ khóc?

             Bà Khang lau nước mắt, quay lại gượng cười với con:

             - Mẹ nhớ ông bà các con lắm! Nhưng không phải vì thế mà mẹ khóc! Mẹ chỉ uất hận, đau buồn vì đã ở lại để sống những năm Kháng Chiến cùng khổ, đau thương…Mẹ hối tiếc vì cho tuổi xuân của Cha Mẹ, tuổi thơ của các con  trôi qua một cách uổng phí…Bây giờ về đây, Ba Mẹ vẫn trắng tay, các con  học hành chậm trễ...

             Tân ngồi xuống bên Mẹ. Cậu hiểu nỗi đau buồn của Mẹ. Cậu hiểu những giọt nước mắt của Mẹ, những giọt nước mắt đắng cay, tiếc nuối cho những tháng năm dài đã trôi đi… Xuân bất tái lai! Có bao giờ tuổi xuân quay trở lại?

             Ngoài kia, chuông Nhà Thờ đổ dồn, vang vang trong không khí vắng lặng của đêm Giáng Sinh. Tiếng chuông ngân nga từng hồi, như nhắc nhở mọi người hãy cùng nhau cầu nguyện cho đất nước Việt Nam luôn được Hoà Bình; cho dân tộc Việt Nam luôn sống trong Nhân Ái! Để mãi mãi không còn cảnh chém giết lẫn nhau, không còn cảnh đày đọa, hận thù!

        Tam Bách Đinh Bá Tâm

http://www.quocgiahanhchanh.com/index.htm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm