Tiến trình bành trướng của Trung Cộng trên lãnh thổ Việt Nam từ các vùng phía Bắc như Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn đến Biển Đông được đáp ứng bằng một chuỗi dài im lặng của đảng CSVN và các lãnh đạo thế giới.
Như lịch sử nhân loại chứng minh, chìm trong đáy hồ sâu im lặng của các lãnh đạo các nước tự do là máu của hàng trăm triệu người vô tội, trong đó có nhiều triệu người Việt cả hai miền Nam Bắc.
Sách vở về Thế chiến Thứ Hai còn đang nằm trên giá sách của Barnes & Noble.
Tháng 3, 1935, Hitler vi phạm hiệp ước Versailles khi đơn phương xóa bỏ “status quo” của vùng kỹ nghệ Saar Basin đang trực thuộc quyền cai quản của Anh Pháp và sáp nhập lãnh thổ này vào Đức. Anh Pháp coi như không biết.
Tháng 3, 1936, Hitler đưa quân chiếm đóng khu phi quân sự Rhineland. Anh và Pháp có quyền được quy định trong hiệp ước Versailles để giải giới hay đánh bật quân Hitler ra khỏi vùng Rhineland. Anh Pháp ngồi yên.
Tháng 3, 1938, bằng những xúi giục chính trị từ bên trong Áo và áp lực quân sự bên ngoài biên giới Áo, Hitler đã hoàn thành dự tính chiếm Áo mà y đã viết trong Mein Kampf 1925 không tốn một viên đạn. Anh Pháp làm ngơ.
Tháng 9, 1938, Hitler công khai bày tỏ ý định sáp nhập vùng Sudetenland có đông dân Đức, có nguồn dự trữ nguyên liệu lớn của Tiệp Khắc và dùng khu vực giàu có này làm bàn đạp thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc. Anh Pháp nhân nhượng.
Tháng 3, 1939 lợi dụng sự suy yếu trầm trọng của chính phủ Tiệp và đất nước này bị các Ba Lan, Hung xâm lấn, Hitler xua quân chiếm toàn bộ nước Cộng Hòa Tiệp Khắc vốn là một cường quốc của châu Âu. Anh Pháp buông xuôi.
Nếu bất cứ vi phạm nào trong các vi phạm vừa nêu trên của Hitler, hai liên minh Anh-Pháp và Pháp-Tiệp phản ứng một cách quyết liệt, hàng trăm triệu người đã không chết.
Nhưng Pháp đã không giữ cam kết với người bạn lâu năm Tiệp Khắc (Treaty of Alliance 1924 giữa Pháp và Tiệp có giá trị không giới hạn thời gian) và Anh lẫn Pháp đều làm ngơ khi Hitler ráo riết tái vũ trang.
Giả thiết tham vọng của Hitler không điên cuồng mà có giới hạn và biết dừng chân sau mỗi lần chinh phục.
Thay vì tấn công Ba Lan để đẩy thế giới vào lò lửa Thế Chiến Thứ Hai vào đầu tháng 9, 1939, Hitler sau khi thu lại cả vốn lẫn lời về lãnh thổ Đức bị tước đoạt trong hiệp ước Versailles, chọn dừng lại mười năm để củng cố đế quốc Đức mới mênh mông, xóa bỏ mọi tàn tích văn hóa lịch sử của các dân tộc bị chiếm, tăng cường kỹ nghệ quốc phòng và kỹ thuật chiến tranh thì khuôn mặt thế giới sẽ ra sao vào mười năm sau, tức năm 1949?
Thế Chiến Thứ Hai vẫn có thể bùng nổ vào năm 1949 nhưng đồng minh sẽ không chỉ cần sáu năm để chiếm Berlin mà có thể rất lâu và nhân loại không chỉ chết 85 triệu hay 3 phần trăm trong tổng số 2.3 tỉ người, mà có thể vài trăm triệu mới đánh bại được Đế Quốc Đức.
Nhân loại đang đối phó với một Hitler khác, lần này ở Á Châu và có tên là Tập Cận Bình.
Adolf Hitler và Tập Cận Bình có những điểm giống nhau về tham vọng lãnh thổ, độc quyền toàn trị, dã man, tôn thờ cá nhân, tuyên truyền và khủng bố.
Nhưng những kẻ độc tài không phải là những kẻ siêu nhiên, thần thánh. Nhìn cách phản ứng đầy sợ hãi và vội vàng của Tập trong giai đoạn đầu của cuộc chiến thương mại với Mỹ cho thấy Tập cũng chỉ là con người bình thường nếu không muốn nói rất bình thường.
Điểm khác duy nhất giữa Hitler và các lãnh tụ CS Trung Quốc là cách áp dụng chính sách bành trướng.
Thay vì chiếm toàn bộ Trường Sa như Hitler đã làm đối với Áo và Tiệp, Trung Cộng gặm nhấm từng phần của quần đảo giàu tài nguyên thiên nhiên này cho đến hết.
Thay vì quốc hữu hóa toàn bộ Biển Đông một cách nhanh chóng như Hitler đã làm đối với hai khu kỹ nghệ Saar Basin và Rhineland, Tập Cận Bình vẫn để cho tàu bè các nước qua lại nhưng cùng lúc quân sự hóa từng khu vực qua việc xây dựng ít nhất bảy đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Tâp Cận Bình tin rằng không gian được cho phép sẽ bị thu hẹp dần cho đến một thời điểm thuận tiện hải quan Trung Cộng đóng cửa và Biển Đông sẽ là một Venice của Trung Cộng.
Câu hỏi được đặt ra Trường Sa của Việt Nam là chặng dừng chân nào trong bản đồ chinh phục đầy tham vọng của Tập? Là Saar Basin? Là Rhineland? Là Áo? Là Sudetenland? Là Tiệp Khắc? Là Ba Lan?
Biết chặng đường nào rất cần thiết vì qua đó đo lường phản ứng của quốc tế. Có chặng họ sẽ làm ngơ. Có chặng họ sẽ nhượng bộ. Có chặng họ sẽ buông xuôi và có chặng buộc quốc tế phải can thiệp võ trang.
Tranh chấp quốc tế cũng đơn giản như nấu một nồi nước. Những mâu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh của Mỹ với Trung Cộng vẫn còn trong giai đoạn đầu và còn lâu để nồi nước Biển Đông sôi sục.
Trong giai đoạn từ 1933 đến khi thế chiến thứ hai bùng nỗ liên minh Anh, Pháp, Tiệp cũng nhiều lần biểu dương lực lượng qua các cuộc điều binh và tăng cường phòng thủ. Tuy nhiên những hành động đó chỉ để hổ trợ cho đàm phán chứ không phải để tấn công. Hitler biết rõ điều đó và tiếp tục chính sách bành trướng bằng quân sự.
Lịch sử đang tái diễn. Những căng thẳng ở Biển Đông sẽ ngày càng tăng cường độ nhưng còn lâu mũi tên mới rời khỏi dây cung của Mỹ.
Số phận Trường Sa của Việt Nam hôm nay, vì thế, có thể sẽ giống như các lãnh thổ, các quốc gia bị Hitler và Stalin chiếm đoạt trước tháng 9, 1939.
Ngoài ra, độc giả chắc chưa quên chuyến đi thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng sau sự kiện Trung Cộng đưa giàn khoan HD-981 đến cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa chỉ 17 hải lý và cách đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi 120 hải lý.
Nhiều người, trong đó có cả những người không ưa đảng, hồi hộp đợi chờ kết quả chuyến đi của “Tổng Bí Thư” và bộ máy tuyên truyền xem đó như một biến cố lịch sử chưa từng có.
Nhưng rồi đâu cũng vào đó, quyền cai trị của đảng vẫn được các chóp bu CS đặt lên trên sự sống còn của đất nước.
Không giống như quan hệ giữa Philippines và Trung Cộng, quan hệ giữa CSVN và Trung Cộng thực chất là quan hệ giữa hai đảng CS với một quá khứ nhiều nóng lạnh nhưng khó tách rời nhau.
Yêu nước là điều đáng quý, đáng trân trọng nhưng cũng nên đặt đúng chỗ, đúng người.
Đừng để đảng CS dắt đi vòng vòng như đã dắt nhiều thế hệ Việt Nam trong hai cuộc chiến trước đây.
Hãy dành tình yêu đó cho Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Trung Trực , Trần Thị Nga, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội và hàng trăm người Việt Nam khác đang sống trong nhà tù CS, bởi vì, sẽ không ai cứu Việt Nam ngoài chính người Việt Nam.
Trần Trung Đạo
Hoach Tran chuyen
Phần hình ảnh và chú thích do HoangsaParacels thực hiện
2 comments:
Kieugiang Do
3 hrs ·
Thế này là thế nào? KG THẬT SỰ KG HIỂU NỔI 😡😡😡😡😡! Tại sao không có đảo Trường Sa trên bản đồ Việt Nam ở đài tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa?
Thà không làm thì thôi chứ làm như thế này thế hệ con cháu tương lai sẽ không biết đến Trường Sa là gì?
XIN HỎI NGU MỘT CHÚT, UỶ BAN XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI TỬ SĨ HOÀNG SA Ở CALIFORNIA ( thủ đô của người tỵ nạn cộng sản ) CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT HAY KG?????😡😡😡😡😡 NẾU LÀ NGƯỜI VIỆT SAO LẠI RUỒNG BỎ TRƯỜNG SA, ĐÓ LÀ MỘT PHẦN CỦA ĐẤT NƯỚC MÀ CHA ÔNG ĐÃ ĐỔ BIẾT BAO XƯƠNG MÁU ĐỂ GÌN GIỮ!
Xin cả nhà hãy cùng nhau lên tiếng cho việc làm sai trái của uỷ ban xây dựng tượng đài! Đây là sự tiếp tay cho bọn tàu khựa từ bỏ TS trên bản đồ thế giới mà bọn chúng nó đang dùng!
Trích Hai Tran facebook: Họ trá lời chủ đề là Trận Hoàng Sa nên bỏ Trường Sa. Còn nếu thêm Trường Sa phải thêm Côn Sơn, Phú Quốc, cù lao Thu, cù lao Ré...
Bao Nguyen Thật sự thì với tôi lời giải thích này không ổn lắm . Đây là hai quần đảo đã được mọi người trên thế giới biết đến qua như tranh chấp với TC . Nói cho cùng có ai phục vụ trong HQ và HĐ mới biết đến các hòn đảo lớn nhỏ của VN thôi . Ngay cả những HQ chưa bao giờ đi biển cũng có thể không nghe qua . Như tôi chẳng hạn theo HQ331 đi công tác V4 mới biết các đảo trong vùng . Chứ từ V2 trở ra là tôi...bù trất 😀