Mỗi Ngày Một Chuyện
SƯƠNG KHÓI MONG MANH - CAO MỴ NHÂN
SƯƠNG KHÓI MONG MANH - CAO MỴ
NHÂN
Tất cả những sự việc khác , thì tôi cảm thấy không cần , hoặc không thích tò mò
. Dẫu có tình cờ tò mò , cũng không đáng kể lắm . Nhưng ở lãnh vực văn chương
thi phú , tôi lại có nhiều dịp tò mò ...kinh khủng .
Hôm nay , tôi chỉ kể quý vị nghe về 5 ngày cuối cùng của thi sĩ lớn Vũ Hoàng
Chương , mà tình cờ tôi không tò mò , lại được biết mới ...hi hữu chứ .
Số là sau khi đi tù cải tạo về , tôi có lo cơm áo cho chính tôi và 4 đứa nhỏ ,
tôi vẫn đi chơi hội thơ , hội thảo như thường .
Tôi là em út của hội thơ tên tuổi Quỳnh Dao , nên tôi càng có mặt ở bất cứ
khuôn viên nữ thi sĩ nào , lại mới đi tù về , nên xem như rảnh , còn tuổi trẻ
hơn quý mệnh phụ phu nhân trong hội thơ già lão ấy .
Hội thơ Quỳnh Dao quy tụ những nữ sĩ mà không thể thiếu trong Văn học sử
VN hậu bán thế kỷ vừa qua . Trong đó có các tên tuổi gắn liền với
những thi sĩ lão thành , gạo cội thơ ca VN .
Thí dụ :
Niên trưởng Cao Ngọc Anh ( 1878-1970 )
Niên trưởng Đào Vân Khanh ( thân mẫu quý ông Vũ Khánh ,Vũ Thành
nhạc sĩ
Niên trưởng Mộng Tuyết Thất tiểu muội ( phu nhân thi sĩ
Đông Hồ )
Niên trưởng Trùng Quang ( hiệu đính Bình Ngô Đại Cáo
)
vv...và vv...quý nữ sĩ như Tuệ Mai ( ái nữ thi ông Á Nam Trần Tuấn
Khải )
Nữ sĩ Như Hiên ( miêu duệ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ) ,
Tuệ Nga ,
Việt nữ (. Hiền muội nữ sĩ Tương Phố )
Tôn nữ Hỷ Khương ( ái nữ thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị
) ...vv...
Và , một vị nữ sĩ khiêm tốn nhất , kín đáo nhất , là nữ sĩ Đinh thị Thục
Oanh phu nhân thi sĩ lừng danh Vũ Hoàng Chương , hiền tỷ Thi
sĩ lỗi lạc Đinh Hùng .
Vài chục năm sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975 , nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh và
tôi lại quá thân tình , có lẽ bởi cái điều :
" Chúng ta mất hết , chỉ còn nhau " (
Vũ Hoàng Chương )
Do đó câu chuyện " 5 ngày cuối cùng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
" do chính bà kể cho tôi nghe trong nước mắt , vào một bữa tiệc chỉ
có hai người , là bà và tôi , mà có lẽ tôi khá nhiều lần viết về bữa ăn
đó , nhưng cảm thấy vẫn chưa viết hết được ý mình .
Nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn , Chủ biên ...tôi , biết tôi thích viết quá ,
đã mở hẳn mục " Mỗi ngày Một chuyện.
" này, để tôi có dịp kể lại quý vị những gì mà hôm nay
ta đang gọi là biết rõ , đừng để cho ngày sau tìm kiếm
...những mơ hồ sương khói mong manh ...
Đó là năm 1983 ở Sai Gòn .
Thường quý nữ sĩ Quỳnh Dao hay mở tiệc thơ vào những dịp tết nhất như Tết
nguyên đán , Tết đoan ngọ , Tết Trung thu. ...
Nhưng dịp Tết Trung thu lại là dịp nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh hay mời quý văn
nghệ sĩ thân quen tới ăn kỵ nhà thơ phu quân bà , có dịp tôi sẽ kể quý vị
nghe về những buổi giỗ " thi bá " họ Vũ ấy .
Sau khi dự tiệc ở Úc Viên , biệt thự nữ sĩ Mộng Tuyết dành
riêng cho tiểu thư Yễm Yễm đang bịnh , chúng tôi chúc tụng năm mới lần
nữa đối với các bậc cao niên , rồi chia tay , nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh hẹn tôi
là : " Đúng mùng 4 Tết , Cao Mỵ Nhân phải qua nhà
chị ăn Tết đó, không được từ chối vì chị chỉ mời một mình em thôi
"
Tôi ngạc nhiên quá , nhắc lại : Mùng 4 Tết , sao lại mùng 4 hả chị ?
Thì nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh cười : chỉ mùng4 thôi , tới
trước hay sau ngày đó , mùng 4 , là không có gì ăn đâu đó nghe .
Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh lúc nào cũng dịu dàng , bà nói không phải kiểu
bắt buộc , nhưng như là một hẹn hò mà nếu mình không đến được sẽ ân hận
lắm .
Sáng mùng 4. Tết , tôi phải đi xe bus từ nhà ở khu nhà thờ Ba
Chuông lên chợ Bến Thành , rồi đi bộ từ chợ Bến Thành qua Bến
Vân Đồn Khánh Hội .
Tới chùa Kim Liên , rồi vô nhà chị . Vừa bước vô nhà , thấy
tầng dưới nhà vắng hoe , chưa biết thế nào , thì một giọng nói nửa hóm hỉnh ,
nửa reo vui nhè nhẹ từ căn gác phía trên vọng xuống :
Lên đây , lên đây , cô em ơi .
Tôi bước tới chân thang gác . Thật đúng nghĩa là một cái thang gỗ ọp ẹp dựng
sát vách nhà .
Tôi bước lên thang , phải nói là bò lên thang mới đúng . Chiếc thang không cao
, vì vốn dĩ căn lầu chỉ là gác xép thôi . Và vì nó là cái thang ngoại
trừ những bậc tam cấp chen giữa 2 thanh gỗ dài , trống tuếch , sơ ý
chân sẽ lọt xuống những khe hở trước mặt .
Lên hẳn sàn gác , một chiếu tô dĩa chén bày biện các
thức ăn đầy sàn gác .
Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh vẫy vẫy bàn tay , vì chị đang cầm cái đập
ruồi , bảo tôi ngồi xuống đi , chỉ có hai chị em thôi , tôi ngỡ
ngàng nói :
Hai chị em thôi mà chị dọn nhiều thế . Sao không nói Vũ Hoàng Tuân và các
cháu dưới nhà cùng ăn luôn ?
Chị Thục Oanh cười : dưới nhà có phần dưới nhà , Tuân để phần rồi .
Dưới nhà là gia đình bà Đinh Hùng và 3 con của thi sĩ Đinh Hùng là Đinh
Hoài Ngọc , Đinh Giáng Hương và Đinh Hoàng Kim . Còn Vũ Hoàng Tuân là con trai
duy nhất của thi sĩ Vũ Hoàng Chương với nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh
.
Ăn thôi , Cao Mỵ Nhân có biết tại sao chị mời em mùng 4 Tết không ? Có gì đâu ,
hôm nay sẵn cúng hoá vàng , đưa ông bà và 2 ông thi sĩ Đinh Hùng với Vũ
Hoàng Chương đi luôn thể đấy , mời Cao Mỵ Nhân , vì mình ít có dịp mời ai , mỗi
năm chỉ mời quý vị vào dịp giỗ ông Chương thôi . Ăn đi , ăn đi , nguội hết rồi
.
Tất nhiên hôm đó , chỉ có 2 người ăn tiệc ...cúng đưa
ông bà là chị Thục Oanh và tôi .
Đã chỉ có 2 người , mà chị còn liên tục gắp thức ăn cho tôi chứ .
Trong khi ăn , chị từ từ nói chuyện . Đủ thứ chuyện : từ Sinh
lầm thế kỷ , đến Tố của Hoàng ơi, đến cô bé tóc vàng ở Âu Châu ngày cụ Vũ
đi họp Văn bút Quốc tế lần thứ 3 , và câu thơ cùng tên tập thơ
" Chúng ta mất hết , chỉ còn nhau " , tuy cụ Vũ
viết từ vài chục năm trước , nhưng rất hợp với hoàn cảnh chúng tôi lúc
bấy giờ , nên nhắc lại từng câu , thấy thấm thía vô cùng .
Vẫn cùng say mê nhắc lại quá khứ , tôi chợt nhớ chuyện nữ sĩ Đinh
Thị Thục Oanh phải thuê một chiếc cyclo tới cửa khám Chí Hoà
ngày đầu tháng 9 năm 1976 , để đón thi sĩ Vũ Hoàng Chương về , theo giấy trại
giam khám Chí Hoà nhắn gia đình vì thi sĩ đau nặng rồi .
Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh cứ thầm thì kể cho tôi nghe , mà nước mắt chị cứ âm
thầm rơi xuống đôi gò má hốc hác , đoạn sau cuộc đời cụ Vũ như vầy
:
Ông , là thi sĩ Vũ Hoàng Chương , về tới nhà cũng rất tỉnh , ông bảo
là hãy nấu mỗi ngày một món ăn ông thích , không phải cao lương mỹ
vị gì , chỉ là ông nhớ và cũng hơi thèm một chút .
Chị Thục Oanh cười hiu hắt như đôi mắt đang rất buồn : mấy thức ăn ông đòi nói
ra thì thiên hạ lại cười thôi , đó là rau muống luộc , cà pháo , rau
muống xào tỏi kèm rau kinh giới , đậu rán chấm tương Bắc , bún chả cá sồ , bún
thang mọc.
Giả cầy , bánh đúc mắm tôm , toàn các món Bắc xưa , chả khó khăn tìm kiếm gì
.
Tới ngày thứ 5 rồi , Cao Mỵ Nhân biết không ? Sau khi ăn cơm trưa xong ,
ông bảo mình , là nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh , nấu cho ông một ấm nước nóng , một
thau nước lã , ông bảo bà pha ấm nước nóng đó vào thau nước lã ,
tức nước lạnh , cho vừa ấm , phụ ông lau mình , xong thay đồ sạch sẽ , ông nói
ngủ trưa một lát .
Một lát thật , ông nằm trong cái ghế xếp kia , chợt thức dậy , đưa tay coi đồng
hồ , ông giật mình nói trống không : " không được , tới giờ
rồi . "
Đoạn nằm ngay ngắn , nhắm mắt lại , và thế là đi luôn .
Cả chị , nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh , với tôi đều lặng người đi ít phút .
Rồi nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh lại để lệ rơi , thầm lặng đến nỗi tôi có cảm
tưởng như căn gác xép rộng hẳn ra , chị nói rất thầm : Ông Chương
hình như tính được việc ông ấy chết , nên mới xem đồng hồ phải không ,
ông ấy không đòi gặp ai , không gọi tên ai nữa ...
Tại sao lúc đó , ngay khi chị vừa dứt lời ghi trên , cả chị lẫn tôi đều thốt
:
" Buồn quá ! "
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
SƯƠNG KHÓI MONG MANH - CAO MỴ NHÂN
SƯƠNG KHÓI MONG MANH - CAO MỴ
NHÂN
Tất cả những sự việc khác , thì tôi cảm thấy không cần , hoặc không thích tò mò
. Dẫu có tình cờ tò mò , cũng không đáng kể lắm . Nhưng ở lãnh vực văn chương
thi phú , tôi lại có nhiều dịp tò mò ...kinh khủng .
Hôm nay , tôi chỉ kể quý vị nghe về 5 ngày cuối cùng của thi sĩ lớn Vũ Hoàng
Chương , mà tình cờ tôi không tò mò , lại được biết mới ...hi hữu chứ .
Số là sau khi đi tù cải tạo về , tôi có lo cơm áo cho chính tôi và 4 đứa nhỏ ,
tôi vẫn đi chơi hội thơ , hội thảo như thường .
Tôi là em út của hội thơ tên tuổi Quỳnh Dao , nên tôi càng có mặt ở bất cứ
khuôn viên nữ thi sĩ nào , lại mới đi tù về , nên xem như rảnh , còn tuổi trẻ
hơn quý mệnh phụ phu nhân trong hội thơ già lão ấy .
Hội thơ Quỳnh Dao quy tụ những nữ sĩ mà không thể thiếu trong Văn học sử
VN hậu bán thế kỷ vừa qua . Trong đó có các tên tuổi gắn liền với
những thi sĩ lão thành , gạo cội thơ ca VN .
Thí dụ :
Niên trưởng Cao Ngọc Anh ( 1878-1970 )
Niên trưởng Đào Vân Khanh ( thân mẫu quý ông Vũ Khánh ,Vũ Thành
nhạc sĩ
Niên trưởng Mộng Tuyết Thất tiểu muội ( phu nhân thi sĩ
Đông Hồ )
Niên trưởng Trùng Quang ( hiệu đính Bình Ngô Đại Cáo
)
vv...và vv...quý nữ sĩ như Tuệ Mai ( ái nữ thi ông Á Nam Trần Tuấn
Khải )
Nữ sĩ Như Hiên ( miêu duệ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ) ,
Tuệ Nga ,
Việt nữ (. Hiền muội nữ sĩ Tương Phố )
Tôn nữ Hỷ Khương ( ái nữ thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị
) ...vv...
Và , một vị nữ sĩ khiêm tốn nhất , kín đáo nhất , là nữ sĩ Đinh thị Thục
Oanh phu nhân thi sĩ lừng danh Vũ Hoàng Chương , hiền tỷ Thi
sĩ lỗi lạc Đinh Hùng .
Vài chục năm sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975 , nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh và
tôi lại quá thân tình , có lẽ bởi cái điều :
" Chúng ta mất hết , chỉ còn nhau " (
Vũ Hoàng Chương )
Do đó câu chuyện " 5 ngày cuối cùng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
" do chính bà kể cho tôi nghe trong nước mắt , vào một bữa tiệc chỉ
có hai người , là bà và tôi , mà có lẽ tôi khá nhiều lần viết về bữa ăn
đó , nhưng cảm thấy vẫn chưa viết hết được ý mình .
Nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn , Chủ biên ...tôi , biết tôi thích viết quá ,
đã mở hẳn mục " Mỗi ngày Một chuyện.
" này, để tôi có dịp kể lại quý vị những gì mà hôm nay
ta đang gọi là biết rõ , đừng để cho ngày sau tìm kiếm
...những mơ hồ sương khói mong manh ...
Đó là năm 1983 ở Sai Gòn .
Thường quý nữ sĩ Quỳnh Dao hay mở tiệc thơ vào những dịp tết nhất như Tết
nguyên đán , Tết đoan ngọ , Tết Trung thu. ...
Nhưng dịp Tết Trung thu lại là dịp nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh hay mời quý văn
nghệ sĩ thân quen tới ăn kỵ nhà thơ phu quân bà , có dịp tôi sẽ kể quý vị
nghe về những buổi giỗ " thi bá " họ Vũ ấy .
Sau khi dự tiệc ở Úc Viên , biệt thự nữ sĩ Mộng Tuyết dành
riêng cho tiểu thư Yễm Yễm đang bịnh , chúng tôi chúc tụng năm mới lần
nữa đối với các bậc cao niên , rồi chia tay , nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh hẹn tôi
là : " Đúng mùng 4 Tết , Cao Mỵ Nhân phải qua nhà
chị ăn Tết đó, không được từ chối vì chị chỉ mời một mình em thôi
"
Tôi ngạc nhiên quá , nhắc lại : Mùng 4 Tết , sao lại mùng 4 hả chị ?
Thì nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh cười : chỉ mùng4 thôi , tới
trước hay sau ngày đó , mùng 4 , là không có gì ăn đâu đó nghe .
Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh lúc nào cũng dịu dàng , bà nói không phải kiểu
bắt buộc , nhưng như là một hẹn hò mà nếu mình không đến được sẽ ân hận
lắm .
Sáng mùng 4. Tết , tôi phải đi xe bus từ nhà ở khu nhà thờ Ba
Chuông lên chợ Bến Thành , rồi đi bộ từ chợ Bến Thành qua Bến
Vân Đồn Khánh Hội .
Tới chùa Kim Liên , rồi vô nhà chị . Vừa bước vô nhà , thấy
tầng dưới nhà vắng hoe , chưa biết thế nào , thì một giọng nói nửa hóm hỉnh ,
nửa reo vui nhè nhẹ từ căn gác phía trên vọng xuống :
Lên đây , lên đây , cô em ơi .
Tôi bước tới chân thang gác . Thật đúng nghĩa là một cái thang gỗ ọp ẹp dựng
sát vách nhà .
Tôi bước lên thang , phải nói là bò lên thang mới đúng . Chiếc thang không cao
, vì vốn dĩ căn lầu chỉ là gác xép thôi . Và vì nó là cái thang ngoại
trừ những bậc tam cấp chen giữa 2 thanh gỗ dài , trống tuếch , sơ ý
chân sẽ lọt xuống những khe hở trước mặt .
Lên hẳn sàn gác , một chiếu tô dĩa chén bày biện các
thức ăn đầy sàn gác .
Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh vẫy vẫy bàn tay , vì chị đang cầm cái đập
ruồi , bảo tôi ngồi xuống đi , chỉ có hai chị em thôi , tôi ngỡ
ngàng nói :
Hai chị em thôi mà chị dọn nhiều thế . Sao không nói Vũ Hoàng Tuân và các
cháu dưới nhà cùng ăn luôn ?
Chị Thục Oanh cười : dưới nhà có phần dưới nhà , Tuân để phần rồi .
Dưới nhà là gia đình bà Đinh Hùng và 3 con của thi sĩ Đinh Hùng là Đinh
Hoài Ngọc , Đinh Giáng Hương và Đinh Hoàng Kim . Còn Vũ Hoàng Tuân là con trai
duy nhất của thi sĩ Vũ Hoàng Chương với nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh
.
Ăn thôi , Cao Mỵ Nhân có biết tại sao chị mời em mùng 4 Tết không ? Có gì đâu ,
hôm nay sẵn cúng hoá vàng , đưa ông bà và 2 ông thi sĩ Đinh Hùng với Vũ
Hoàng Chương đi luôn thể đấy , mời Cao Mỵ Nhân , vì mình ít có dịp mời ai , mỗi
năm chỉ mời quý vị vào dịp giỗ ông Chương thôi . Ăn đi , ăn đi , nguội hết rồi
.
Tất nhiên hôm đó , chỉ có 2 người ăn tiệc ...cúng đưa
ông bà là chị Thục Oanh và tôi .
Đã chỉ có 2 người , mà chị còn liên tục gắp thức ăn cho tôi chứ .
Trong khi ăn , chị từ từ nói chuyện . Đủ thứ chuyện : từ Sinh
lầm thế kỷ , đến Tố của Hoàng ơi, đến cô bé tóc vàng ở Âu Châu ngày cụ Vũ
đi họp Văn bút Quốc tế lần thứ 3 , và câu thơ cùng tên tập thơ
" Chúng ta mất hết , chỉ còn nhau " , tuy cụ Vũ
viết từ vài chục năm trước , nhưng rất hợp với hoàn cảnh chúng tôi lúc
bấy giờ , nên nhắc lại từng câu , thấy thấm thía vô cùng .
Vẫn cùng say mê nhắc lại quá khứ , tôi chợt nhớ chuyện nữ sĩ Đinh
Thị Thục Oanh phải thuê một chiếc cyclo tới cửa khám Chí Hoà
ngày đầu tháng 9 năm 1976 , để đón thi sĩ Vũ Hoàng Chương về , theo giấy trại
giam khám Chí Hoà nhắn gia đình vì thi sĩ đau nặng rồi .
Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh cứ thầm thì kể cho tôi nghe , mà nước mắt chị cứ âm
thầm rơi xuống đôi gò má hốc hác , đoạn sau cuộc đời cụ Vũ như vầy
:
Ông , là thi sĩ Vũ Hoàng Chương , về tới nhà cũng rất tỉnh , ông bảo
là hãy nấu mỗi ngày một món ăn ông thích , không phải cao lương mỹ
vị gì , chỉ là ông nhớ và cũng hơi thèm một chút .
Chị Thục Oanh cười hiu hắt như đôi mắt đang rất buồn : mấy thức ăn ông đòi nói
ra thì thiên hạ lại cười thôi , đó là rau muống luộc , cà pháo , rau
muống xào tỏi kèm rau kinh giới , đậu rán chấm tương Bắc , bún chả cá sồ , bún
thang mọc.
Giả cầy , bánh đúc mắm tôm , toàn các món Bắc xưa , chả khó khăn tìm kiếm gì
.
Tới ngày thứ 5 rồi , Cao Mỵ Nhân biết không ? Sau khi ăn cơm trưa xong ,
ông bảo mình , là nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh , nấu cho ông một ấm nước nóng , một
thau nước lã , ông bảo bà pha ấm nước nóng đó vào thau nước lã ,
tức nước lạnh , cho vừa ấm , phụ ông lau mình , xong thay đồ sạch sẽ , ông nói
ngủ trưa một lát .
Một lát thật , ông nằm trong cái ghế xếp kia , chợt thức dậy , đưa tay coi đồng
hồ , ông giật mình nói trống không : " không được , tới giờ
rồi . "
Đoạn nằm ngay ngắn , nhắm mắt lại , và thế là đi luôn .
Cả chị , nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh , với tôi đều lặng người đi ít phút .
Rồi nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh lại để lệ rơi , thầm lặng đến nỗi tôi có cảm
tưởng như căn gác xép rộng hẳn ra , chị nói rất thầm : Ông Chương
hình như tính được việc ông ấy chết , nên mới xem đồng hồ phải không ,
ông ấy không đòi gặp ai , không gọi tên ai nữa ...
Tại sao lúc đó , ngay khi chị vừa dứt lời ghi trên , cả chị lẫn tôi đều thốt
:
" Buồn quá ! "
CAO MỴ NHÂN (HNPD)