Mỗi Ngày Một Chuyện

Sống trong chế độ độc tài, người dân dần trở nên mù quáng.

Ở Tây phương, hầu như ai cũng đồng ý ba 3 "siêu sát thủ" hàng đầu của thế kỷ 20 là Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông.
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 1 person, indoor
No photo description available.
Binh Dang to Tin Tức Nóng

Sống trong chế độ độc tài, người dân dần trở nên mù quáng.

Ở Tây phương, hầu như ai cũng đồng ý ba 3 "siêu sát thủ" hàng đầu của thế kỷ 20 là Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, cả Stalin và Hitler còn thua xa Mao về số người bị thiệt mạng.

Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông được coi là “biểu tượng dân tộc”, được dân chúng ca tụng và tôn sùng. Thế nhưng, trong mắt người phương Tây, Mao chính là 1 trong 3 “sát thủ” hàng đầu của thế kỷ 20.

Trả lời phỏng vấn về tội ác của Mao, sử gia Frank Dikotter, giải thích với phóng viên của L’Obs là Mao đã lấy Stalin làm gương và không chỉ làm y như Stalin mà còn muốn vượt qua nhà độc tài Xô Viết, muốn vượt lên trên cả Lê Nin.

Là tấm gương của Mao, nhưng Stalin vẫn còn thua xa Mao tính về số người bị hy sinh. So sánh 3 nhân vật này, Hitler, Mao và Stalin, sử gia Dikotter cho rằng điểm chung của họ là họ rất thông minh, không hề có cảm giác tội lỗi, có tài thao túng – cả con người lẫn tình thế.

Trong ba người, Hitler là kẻ bị căm ghét nhất và bị lên án nhiều nhất, nhưng thật ra, theo các sử gia, đó lại là người gây ra tội ác ít nhất. Số nạn nhân của những ‘sát thủ’ này thay đổi theo từng tài liệu và từng cách tính, nhưng nói chung, nạn nhân của Hitler là khoảng từ 17 đến 30 triệu; của Stalin là từ 40 đến 62 triệu; của Mao Trạch Đông là từ 45 đến 75 triệu. Nhìn vào con số nào, tối thiểu hay tối đa, Stalin và Mao Trạch Đông cũng đều vượt xa Hitler.

Tất cả các tội ác của Hitler đều được công khai. Ở nhiều quốc gia, không phải việc ca ngợi mà cả việc hoài nghi hay biện bạch cho các tội ác ấy cũng đều bị phê phán gay gắt, thậm chí, bị xem là phạm pháp. Hitler trở thành biểu tượng của cái ác, của tội chống lại nhân loại. Mọi người đều biết điều đó và công nhận điều đó.

Tội ác của Stalin được giấu giếm kỹ hơn. Suốt cả mấy chục năm, ông được xem như một vị "cha già dân tộc", hơn nữa, một cứu tinh của nhân loại. Nhiều nhà thơ, nhà văn và trí thức nổi tiếng khắp nơi trên thế giới đua nhau ca tụng và góp phần thần thánh hoá ông.

Tuy nhiên, sau khi Stalin chết được một thời gian, trong thời xét lại ở Liên xô, một số tội ác của Stalin bắt đầu được vạch trần; đặc biệt, sau khi Liên xô sụp đổ, hầu như toàn bộ những tội ác ấy đều được phanh phui.

Số nạn nhân bị hành quyết chính thức lên đến cả triệu người. Số người bị chết, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong các trại tù và trại cải tạo lên đến mấy triệu. Số nạn nhân mà người ta không thể đếm hết là số những người thuộc các sắc tộc khác, kể cả người Đức và người Ukraine, bị Stalin ra trục xuất, đày đến những nơi hoang vu hẻo lánh và đầy băng giá, cũng như những người dân bị chết vì đói khát do các chính sách kinh tế và kiểm soát lương thực ngặt nghèo của Stalin. Con số này lên đến vài chục triệu.

Nhận ra sự thật ấy, hầu như ở khắp nơi trên Thế giới, người ta đều lên án Stalin. Từ đầu thập niên 1990, khi chế độ Cộng sản ở Nga và Đông Âu sụp đổ, rất nhiều bức tượng của Stalin bị giật sập.

Giống như trường hợp của Hitler và Stalin, rất khó biết được chính xác số nạn nhân bị chết dưới tay của Mao Trạch Đông. Họ gồm hai loại chính: Một là những người bị giết theo lệnh, trực tiếp hoặc gián tiếp của Mao (ví dụ trong thời chiến tranh trước 1949, thời cải cách ruộng đất, thời chống xét lại và thời Cách mạng Văn hóa); hai là những người bị chết do các chính sách của Mao gây ra, từ các chính sách thanh trừng trong nội bộ đảng và các chính sách thanh tẩy chủng tộc ở Tây Tạng đến các chính sách kinh tế dẫn đến những nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc khiến cả hàng chục triệu người chết.

Từ các tài liệu lưu trữ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cho thấy là Mao đã chọn một chính sách bạo lực thật sự và triệt để làm phương pháp củng cố quyền lực. Sự sùng bái của dân chúng đối với lãnh tụ như một trong những chiến lược chính để xây dựng và bảo vệ chế độ.

Một ví dụ cụ thể là cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu ở Mãn Châu, từ năm 1947 – song song với cuộc chiến giành chính quyền – và kết thúc năm 1952: Với hơn một nửa nông dân làm chủ ruộng đất của họ, một phần khác thì chia nhau khai thác ruộng đất gia đình, chỉ khoảng 6% là thuê đất, không dễ dàng có địa chủ bóc lột dưới tay để nhân dân trút giận. Thế là đảng Cộng sản đã “tạo ra” thành phần này, và kết quả là có 2 triệu người chết theo các báo cáo nội bộ của đảng.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Tưởng Giới Thạch, chính sách vây hãm thành phố của các tướng lãnh của Mao – dồn binh lính, dân chúng vào nạn đói, những ai bỏ chạy bị bắn tại chỗ – để buộc đối thủ đầu hàng, đã làm hàng trăm ngàn thường dân chết như ở Trường Xuân. Phương thức này cũng được áp dụng ở các thành phố khác như Bắc Kinh, Thượng Hải…

Sau khi chiếm chính quyền, từ năm 1950, những cuộc thanh trừng tiếp diễn, Mao còn đưa ra chỉ tiêu về số người bị hành quyết. Trong vòng một năm, có 2 triệu người bị hành quyết trước công chúng. Những cuộc thanh trừng về sau cũng rất nhiều, cộng thêm nạn nhân nạn đói do sai lầm chính sách Đại Nhảy Vọt, cuộc Cách mạng Văn hóa… Mao đã để lại một hình ảnh thật đen tối.

Ngoài việc giết người trực tiếp và gián tiếp, Mao Trạch Đông còn phạm nhiều sai phạm nghiêm trọng khác đối với đất nước Trung Quốc, trong đó, đáng kể nhất là: Một, phá nát nền văn hóa truyền thống vốn lừng lẫy khắp thế giới trong cả hơn hai ngàn năm; hai, làm kinh tế Trung Quốc hoàn toàn suy sụp và kiệt quệ; và cuối cùng, ba, đẩy cả một tỉ người vào tù ngục của một chế độ độc tài.

Trong ba sai phạm ấy, Đặng Tiểu Bình, với chính sách đổi mới từ giữa thập niên 1980, chỉ cứu chữa được hai sai phạm đầu. Còn chế độ độc tài thì vẫn còn đó, đè nặng lên cuộc sống của mọi người. Dù kinh tế phát triển nhanh, Trung Quốc vẫn nằm trong danh sách những nước chà đạp lên quyền làm người một cách trầm trọng nhất. Người dân Trung Quốc, dù no ấm, thậm chí, giàu có hơn, vẫn tiếp tục bị nghẹt thở dưới một chế độ hà khắc.

Trong khi huyền thoại Hitler đã hoàn toàn sụp đổ, huyền thoại Stalin đã sụp đổ gần hết, huyền thoại Mao Trạch Đông tại Trung Quốc hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Hình ảnh của ông vẫn xuất hiện đầy trên áo sơ-mi, ly tách và nhiều loại đồ trang trí khác. Bày bán nhiều như thế hẳn là có nhiều người mua, trong đó, có khá nhiều người thuộc giới trẻ. Đến Bắc Kinh, vẫn thấy bức tượng của Mao dựng uy nghi ngay trước cổng Thiên An Môn. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những lời ca ngợi Mao vẫn tràn ngập.

Năm 2013, một bức tượng Mao bằng vàng ròng trị giá 16 triệu USD được dựng lên để dân chúng đến cúng vái. Cúng vái thực sự với nhang khói nghi ngút. Mà số người đến cúng vái như vậy, theo báo chí, lên đến cả mấy trăm ngàn người. Họ ùn ùn kéo về từ mọi miền trên đất nước. Một bài báo đăng trên tờ Telegraph ở Anh có tiêu đề: “Ở Trung Quốc, Mao Chủ tịch vẫn còn lớn hơn cả Chúa Jesus” (In China, Chairman Mao still bigger than Jesus). Trong bài, ký giả dẫn lời một y tá 23 tuổi: “Mao là một vị thần ở Phương Đông”.

Thật ra, hiện tượng sùng bái lãnh tụ như vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Sùng bái là tâm lý chung của loài người. Nguyên nhân chính là sự yếu đuối với hai khía cạnh: Một, tâm lý bầy đàn; và hai, ước mơ được “cứu rỗi” qua hình ảnh của thần tượng: người ta hoặc nhìn các thần tượng ấy như giấc mơ của chính mình hoặc hy vọng thần tượng sẽ làm thay đổi đời mình.

Ở Tây phương, trong nền văn hóa đại chúng và nặng tính chất tiêu thụ, nhiều người cũng mê mệt với các hoàng tử và các công chúa hay các ngôi sao trong các lãnh vực âm nhạc, điện ảnh, thể thao, v.v… Tuy nhiên, kiểu sùng bái như vậy, về bản chất, khác hẳn kiểu sùng bái lãnh tụ. Người ta có thể mê mệt một ngôi sao trong làng giải trí nhưng không ai sẵn sàng chết hay hy sinh bất cứ thứ gì cho các ngôi sao ấy cả. Trong chính trị, ngược lại, sự sùng bái mang tính chất tôn giáo, do đó, có thể dẫn đến những hành vi tử vì đạo. Mức độ mê muội của sự sùng bái, do đó, lớn, sâu và nghiêm trọng hơn nhiều.

Ở các nước Dân chủ, về phương diện chính trị, với các lãnh tụ, người ta có thể ngưỡng mộ, cực kỳ ngưỡng mộ, nhưng không sùng bái, hoặc nếu sùng bái, chỉ là một sự sùng bái có mức độ.

Lý do của việc gắn liền giữa chế độ độc tài và sự sùng bái lãnh tụ rất dễ hiểu: Tất cả các chế độ độc tài đều sử dụng sự sùng bái của dân chúng đối với lãnh tụ như một trong những chiến lược chính để xây dựng và bảo vệ chế độ. Không có chính nghĩa và cơ sở pháp lý, họ chỉ có một cách duy nhất để tồn tại là mê hoặc dân tâm. Biện pháp chính để mê hoặc là tuyên truyền. Nhưng muốn tuyên truyền một cách hiệu quả thì lại cần đến hai điều kiện khác: Một, nắm toàn bộ các phương tiện truyền thông để có thể dập tắt tất cả những tiếng nói khác, đặc biệt, những tiếng nói trái chiều; và hai, trình độ dân trí thấp đủ để có thể tin những lời nói dối trá.

Ở Trung Quốc, sự độc quyền thông tin vẫn tồn tại. Nhưng còn dân trí thấp? Trên nguyên tắc, có cảm tưởng như đó là một nghịch lý. Một đất nước có truyền thống lịch sử và văn hóa huy hoàng đến vậy không thể có dân trí thấp. Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh như vậy cũng không thể có dân trí thấp.

Nhưng trên thực tế, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, người ta lại không thể không nói trình độ dân trí của Trung Quốc, nói chung, còn khá thấp. Người ta thường nói độc tài đi đôi với ngu dân là như vậy.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sống trong chế độ độc tài, người dân dần trở nên mù quáng.

Ở Tây phương, hầu như ai cũng đồng ý ba 3 "siêu sát thủ" hàng đầu của thế kỷ 20 là Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông.
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 1 person, indoor
No photo description available.
Binh Dang to Tin Tức Nóng

Sống trong chế độ độc tài, người dân dần trở nên mù quáng.

Ở Tây phương, hầu như ai cũng đồng ý ba 3 "siêu sát thủ" hàng đầu của thế kỷ 20 là Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, cả Stalin và Hitler còn thua xa Mao về số người bị thiệt mạng.

Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông được coi là “biểu tượng dân tộc”, được dân chúng ca tụng và tôn sùng. Thế nhưng, trong mắt người phương Tây, Mao chính là 1 trong 3 “sát thủ” hàng đầu của thế kỷ 20.

Trả lời phỏng vấn về tội ác của Mao, sử gia Frank Dikotter, giải thích với phóng viên của L’Obs là Mao đã lấy Stalin làm gương và không chỉ làm y như Stalin mà còn muốn vượt qua nhà độc tài Xô Viết, muốn vượt lên trên cả Lê Nin.

Là tấm gương của Mao, nhưng Stalin vẫn còn thua xa Mao tính về số người bị hy sinh. So sánh 3 nhân vật này, Hitler, Mao và Stalin, sử gia Dikotter cho rằng điểm chung của họ là họ rất thông minh, không hề có cảm giác tội lỗi, có tài thao túng – cả con người lẫn tình thế.

Trong ba người, Hitler là kẻ bị căm ghét nhất và bị lên án nhiều nhất, nhưng thật ra, theo các sử gia, đó lại là người gây ra tội ác ít nhất. Số nạn nhân của những ‘sát thủ’ này thay đổi theo từng tài liệu và từng cách tính, nhưng nói chung, nạn nhân của Hitler là khoảng từ 17 đến 30 triệu; của Stalin là từ 40 đến 62 triệu; của Mao Trạch Đông là từ 45 đến 75 triệu. Nhìn vào con số nào, tối thiểu hay tối đa, Stalin và Mao Trạch Đông cũng đều vượt xa Hitler.

Tất cả các tội ác của Hitler đều được công khai. Ở nhiều quốc gia, không phải việc ca ngợi mà cả việc hoài nghi hay biện bạch cho các tội ác ấy cũng đều bị phê phán gay gắt, thậm chí, bị xem là phạm pháp. Hitler trở thành biểu tượng của cái ác, của tội chống lại nhân loại. Mọi người đều biết điều đó và công nhận điều đó.

Tội ác của Stalin được giấu giếm kỹ hơn. Suốt cả mấy chục năm, ông được xem như một vị "cha già dân tộc", hơn nữa, một cứu tinh của nhân loại. Nhiều nhà thơ, nhà văn và trí thức nổi tiếng khắp nơi trên thế giới đua nhau ca tụng và góp phần thần thánh hoá ông.

Tuy nhiên, sau khi Stalin chết được một thời gian, trong thời xét lại ở Liên xô, một số tội ác của Stalin bắt đầu được vạch trần; đặc biệt, sau khi Liên xô sụp đổ, hầu như toàn bộ những tội ác ấy đều được phanh phui.

Số nạn nhân bị hành quyết chính thức lên đến cả triệu người. Số người bị chết, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong các trại tù và trại cải tạo lên đến mấy triệu. Số nạn nhân mà người ta không thể đếm hết là số những người thuộc các sắc tộc khác, kể cả người Đức và người Ukraine, bị Stalin ra trục xuất, đày đến những nơi hoang vu hẻo lánh và đầy băng giá, cũng như những người dân bị chết vì đói khát do các chính sách kinh tế và kiểm soát lương thực ngặt nghèo của Stalin. Con số này lên đến vài chục triệu.

Nhận ra sự thật ấy, hầu như ở khắp nơi trên Thế giới, người ta đều lên án Stalin. Từ đầu thập niên 1990, khi chế độ Cộng sản ở Nga và Đông Âu sụp đổ, rất nhiều bức tượng của Stalin bị giật sập.

Giống như trường hợp của Hitler và Stalin, rất khó biết được chính xác số nạn nhân bị chết dưới tay của Mao Trạch Đông. Họ gồm hai loại chính: Một là những người bị giết theo lệnh, trực tiếp hoặc gián tiếp của Mao (ví dụ trong thời chiến tranh trước 1949, thời cải cách ruộng đất, thời chống xét lại và thời Cách mạng Văn hóa); hai là những người bị chết do các chính sách của Mao gây ra, từ các chính sách thanh trừng trong nội bộ đảng và các chính sách thanh tẩy chủng tộc ở Tây Tạng đến các chính sách kinh tế dẫn đến những nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc khiến cả hàng chục triệu người chết.

Từ các tài liệu lưu trữ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cho thấy là Mao đã chọn một chính sách bạo lực thật sự và triệt để làm phương pháp củng cố quyền lực. Sự sùng bái của dân chúng đối với lãnh tụ như một trong những chiến lược chính để xây dựng và bảo vệ chế độ.

Một ví dụ cụ thể là cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu ở Mãn Châu, từ năm 1947 – song song với cuộc chiến giành chính quyền – và kết thúc năm 1952: Với hơn một nửa nông dân làm chủ ruộng đất của họ, một phần khác thì chia nhau khai thác ruộng đất gia đình, chỉ khoảng 6% là thuê đất, không dễ dàng có địa chủ bóc lột dưới tay để nhân dân trút giận. Thế là đảng Cộng sản đã “tạo ra” thành phần này, và kết quả là có 2 triệu người chết theo các báo cáo nội bộ của đảng.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Tưởng Giới Thạch, chính sách vây hãm thành phố của các tướng lãnh của Mao – dồn binh lính, dân chúng vào nạn đói, những ai bỏ chạy bị bắn tại chỗ – để buộc đối thủ đầu hàng, đã làm hàng trăm ngàn thường dân chết như ở Trường Xuân. Phương thức này cũng được áp dụng ở các thành phố khác như Bắc Kinh, Thượng Hải…

Sau khi chiếm chính quyền, từ năm 1950, những cuộc thanh trừng tiếp diễn, Mao còn đưa ra chỉ tiêu về số người bị hành quyết. Trong vòng một năm, có 2 triệu người bị hành quyết trước công chúng. Những cuộc thanh trừng về sau cũng rất nhiều, cộng thêm nạn nhân nạn đói do sai lầm chính sách Đại Nhảy Vọt, cuộc Cách mạng Văn hóa… Mao đã để lại một hình ảnh thật đen tối.

Ngoài việc giết người trực tiếp và gián tiếp, Mao Trạch Đông còn phạm nhiều sai phạm nghiêm trọng khác đối với đất nước Trung Quốc, trong đó, đáng kể nhất là: Một, phá nát nền văn hóa truyền thống vốn lừng lẫy khắp thế giới trong cả hơn hai ngàn năm; hai, làm kinh tế Trung Quốc hoàn toàn suy sụp và kiệt quệ; và cuối cùng, ba, đẩy cả một tỉ người vào tù ngục của một chế độ độc tài.

Trong ba sai phạm ấy, Đặng Tiểu Bình, với chính sách đổi mới từ giữa thập niên 1980, chỉ cứu chữa được hai sai phạm đầu. Còn chế độ độc tài thì vẫn còn đó, đè nặng lên cuộc sống của mọi người. Dù kinh tế phát triển nhanh, Trung Quốc vẫn nằm trong danh sách những nước chà đạp lên quyền làm người một cách trầm trọng nhất. Người dân Trung Quốc, dù no ấm, thậm chí, giàu có hơn, vẫn tiếp tục bị nghẹt thở dưới một chế độ hà khắc.

Trong khi huyền thoại Hitler đã hoàn toàn sụp đổ, huyền thoại Stalin đã sụp đổ gần hết, huyền thoại Mao Trạch Đông tại Trung Quốc hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Hình ảnh của ông vẫn xuất hiện đầy trên áo sơ-mi, ly tách và nhiều loại đồ trang trí khác. Bày bán nhiều như thế hẳn là có nhiều người mua, trong đó, có khá nhiều người thuộc giới trẻ. Đến Bắc Kinh, vẫn thấy bức tượng của Mao dựng uy nghi ngay trước cổng Thiên An Môn. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những lời ca ngợi Mao vẫn tràn ngập.

Năm 2013, một bức tượng Mao bằng vàng ròng trị giá 16 triệu USD được dựng lên để dân chúng đến cúng vái. Cúng vái thực sự với nhang khói nghi ngút. Mà số người đến cúng vái như vậy, theo báo chí, lên đến cả mấy trăm ngàn người. Họ ùn ùn kéo về từ mọi miền trên đất nước. Một bài báo đăng trên tờ Telegraph ở Anh có tiêu đề: “Ở Trung Quốc, Mao Chủ tịch vẫn còn lớn hơn cả Chúa Jesus” (In China, Chairman Mao still bigger than Jesus). Trong bài, ký giả dẫn lời một y tá 23 tuổi: “Mao là một vị thần ở Phương Đông”.

Thật ra, hiện tượng sùng bái lãnh tụ như vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Sùng bái là tâm lý chung của loài người. Nguyên nhân chính là sự yếu đuối với hai khía cạnh: Một, tâm lý bầy đàn; và hai, ước mơ được “cứu rỗi” qua hình ảnh của thần tượng: người ta hoặc nhìn các thần tượng ấy như giấc mơ của chính mình hoặc hy vọng thần tượng sẽ làm thay đổi đời mình.

Ở Tây phương, trong nền văn hóa đại chúng và nặng tính chất tiêu thụ, nhiều người cũng mê mệt với các hoàng tử và các công chúa hay các ngôi sao trong các lãnh vực âm nhạc, điện ảnh, thể thao, v.v… Tuy nhiên, kiểu sùng bái như vậy, về bản chất, khác hẳn kiểu sùng bái lãnh tụ. Người ta có thể mê mệt một ngôi sao trong làng giải trí nhưng không ai sẵn sàng chết hay hy sinh bất cứ thứ gì cho các ngôi sao ấy cả. Trong chính trị, ngược lại, sự sùng bái mang tính chất tôn giáo, do đó, có thể dẫn đến những hành vi tử vì đạo. Mức độ mê muội của sự sùng bái, do đó, lớn, sâu và nghiêm trọng hơn nhiều.

Ở các nước Dân chủ, về phương diện chính trị, với các lãnh tụ, người ta có thể ngưỡng mộ, cực kỳ ngưỡng mộ, nhưng không sùng bái, hoặc nếu sùng bái, chỉ là một sự sùng bái có mức độ.

Lý do của việc gắn liền giữa chế độ độc tài và sự sùng bái lãnh tụ rất dễ hiểu: Tất cả các chế độ độc tài đều sử dụng sự sùng bái của dân chúng đối với lãnh tụ như một trong những chiến lược chính để xây dựng và bảo vệ chế độ. Không có chính nghĩa và cơ sở pháp lý, họ chỉ có một cách duy nhất để tồn tại là mê hoặc dân tâm. Biện pháp chính để mê hoặc là tuyên truyền. Nhưng muốn tuyên truyền một cách hiệu quả thì lại cần đến hai điều kiện khác: Một, nắm toàn bộ các phương tiện truyền thông để có thể dập tắt tất cả những tiếng nói khác, đặc biệt, những tiếng nói trái chiều; và hai, trình độ dân trí thấp đủ để có thể tin những lời nói dối trá.

Ở Trung Quốc, sự độc quyền thông tin vẫn tồn tại. Nhưng còn dân trí thấp? Trên nguyên tắc, có cảm tưởng như đó là một nghịch lý. Một đất nước có truyền thống lịch sử và văn hóa huy hoàng đến vậy không thể có dân trí thấp. Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh như vậy cũng không thể có dân trí thấp.

Nhưng trên thực tế, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, người ta lại không thể không nói trình độ dân trí của Trung Quốc, nói chung, còn khá thấp. Người ta thường nói độc tài đi đôi với ngu dân là như vậy.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm