Kinh Đời
Sự sụp đổ bất ngờ của Bức tường Berlin
Ảnh bên:Lính biên phòng Đông Đức đứng gác trên một đoạn Bức tường Berlin trước cổng Brandenburg ngày 11.11.1989 - Ảnh: AFP Cách đây đúng 25 năm, đêm 9.11.1989, đám đông đổ xô đến Bức tườn
Biểu tượng của bức màn sắt
Có tên gọi “Trường thành bảo vệ chống phát xít”, Bức tường Berlin bắt đầu được dựng lên vào đêm 12.8.1961, sau khi lãnh đạo Đông Đức Walter Ulbricht ra lệnh dựng hàng rào để ngăn làn sóng người ở phía đông chạy sang phía tây Berlin. Ước lượng có khoảng 2,5 triệu người ở phía đông chạy sang Tây Berlin kể từ năm 1949.
Ngày 13.8.1961, nhiều người dân Berlin thức dậy và thấy họ bị chia cách với bạn bè, gia đình và thậm chí ngôi nhà của mình. Trong những tuần và tháng sau đó, hàng rào được gia cố bằng bê tông và các tháp canh.
Bức tường được xem là biểu tượng cho bức màn sắt chia tách Đông và Tây Âu bao gồm tường bê tông dài 106 km, cao 3,6 m, hàng rào kẽm gai dài 66,5 km và hơn 300 tháp canh. Ngày 9.11.1989 được xem là ngày bức tường sụp đổ song cấu trúc của nó không hoàn toàn bị phá hủy vào đêm đó. Bức tường bị người dân dùng búa đục phá thành từng mảnh trong nhiều tuần sau. Chính quyền đã phá hủy bức tường vào năm 1990.
Các cuộc đàm phán giữa Đông Đức và Tây Đức được khởi động và vào nửa đêm 3.10.1990, chưa đầy 1 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, hai nước cộng hòa chính thức thống nhất.
Sơn Duân/ Thanh niên
Ảnh bên:Lính biên phòng Đông Đức đứng gác trên một đoạn Bức tường Berlin trước cổng Brandenburg ngày 11.11.1989 - Ảnh: AFP
Cách đây đúng 25 năm, đêm 9.11.1989, đám đông đổ xô đến Bức tường Berlin
sau một thông báo khiến cả thế giới sửng sốt: người Đông Đức có thể tự
do đi lại qua Tây Đức. Sự sụp đổ nhanh chóng của Bức tường Berlin là
điều nằm ngoài dự liệu của hết thảy mọi người lúc bấy giờ.
Bức tường biểu tượng cho sự chia rẽ ở châu Âu thời Chiến tranh lạnh
chuẩn bị sụp đổ trong đêm 9.11.1989; tuy nhiên, việc mở những cánh cổng
của bức tường không nằm trong dự liệu của chính phủ Đông Đức, cũng như
không phải là kết quả từ những cuộc mặc cả giữa Tổng thống Mỹ George
H.W.Bush với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Nó đến từ một sự ngẫu nhiên mà cả Bush, Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl
và Gorbachev đều choáng váng, theo nhà sử học Mary Sarotte trong cuốn
sách The Collapse: The Accidental Opening of the Berlin Wall (tạm dịch: Sụp đổ: Sự mở cửa tình cờ của Bức tường Berlin) xuất bản nhân dịp kỷ niệm 25 năm của sự kiện.
Theo Sarotte, các sự kiện gần như trở thành thảm kịch khi chính quyền
Đông Đức chuẩn bị trấn áp người biểu tình ở Leipzig và chỉ dừng lại ở
những khoảnh khắc cuối cùng.
Buổi hội đàm bí mật
Ngày 1.11.1989, Egon Krenz, người vừa kế nhiệm lãnh đạo bị phế truất
của đảng XHCN Thống nhất Đức (SED) Erich Honecker, đã đến Kremlin hội
kiến Gorbachev, mang theo những lời cảnh báo cực kỳ ảm đạm: kinh tế Đông
Đức bên bờ vực sụp đổ và không thể trả lãi cho những món nợ khổng lồ.
Theo tờ International Business Times, Krenz đã van nài
Gorbachev rằng nếu không có hỗ trợ về tài chính và quân sự của Liên Xô,
Đông Đức sẽ phải ban bố tình trạng khẩn cấp để ngăn làn sóng biểu tình
lan tới Berlin, như đã diễn ra tại Leipzig. Cần thực hiện các hành động
quyết liệt để bảo vệ Bức tường Berlin bởi sự sụp đổ của nó là điều không
tưởng, theo Krenz.
Tuy nhiên, câu trả lời mà Krenz nhận được từ Gorbachev là hãy tự giải
quyết chuyện nội bộ. “Không lâu sau đó, Gorbachev ban hành chỉ thị nhắc
nhở các viên tướng của ông ta rằng binh sĩ Liên Xô không được dính líu
đến cuộc xung đột giữa chính quyền ở Berlin và các công dân Đông Đức,
dưới bất kỳ tình huống nào”, theo nhà sử học Victor Sebestyen trong cuốn
Revolution 1989 (tạm dịch: Cuộc cách mạng 1989).
Hàng rào ánh sáng được dựng lên tại nơi từng là Bức tường Berlin để đánh dấu 25 năm bức tường sụp đổ - Ảnh: Reuters |
Trong cuốn sách kể về những sự kiện diễn ra trước và sau sự sụp đổ
của Bức tường Berlin, Sebestyen nhắc lại những phát biểu của Gorbachev
sau cuộc họp với Krenz, dựa theo nhật ký của Anatoly Chernyaev, cố vấn
đối ngoại của nhà lãnh đạo Liên Xô. “Đó là ưu tiên tuyệt đối. Tôi không
muốn bất kỳ sự kiện bất ngờ nào ở đó lôi kéo các binh sĩ của chúng ta
can dự”, Gorbachev nói với các phụ tá.
Ý của Gorbachev rất rõ ràng: Liên Xô sẽ không sử dụng bạo lực trong
mọi tình huống bởi điều này sẽ xóa bỏ nhiều năm nỗ lực nhằm hâm nóng
quan hệ với phương Tây cũng như khởi động quá trình giải trừ hạt nhân.
“Việc sử dụng bạo lực chưa bao giờ được bàn đến”, Giáo sư Vladislav
Zubok, một chuyên gia về Chiến tranh lạnh ở Trường Kinh tế London nói
với tờ International Business Times.
Dưới thời Gorbachev, Liên Xô bắt đầu phá băng quan hệ với phương Tây
đồng thời phác họa kế hoạch được nhà lãnh đạo này gọi đùa là “Học thuyết
Sinatra” (lấy ý “đường ai nấy đi” từ bài hát My way của ca sĩ nổi tiếng
Frank Sinatra), cho phép các quốc gia khối Warsaw tự quyết định vận
mệnh mà không có sự can thiệp của Moscow. Việc sử dụng vũ lực sẽ làm phá
sản chính sách perestroika (tái cấu trúc) của Gorbachev, theo Zubok.
Trong bài viết cho hãng Reuters nhân dịp 25 năm bức tường sụp đổ, nhà
báo Nina Khrushcheva, cháu gái của cố lãnh đạo Liên Xô Nikita
Khrushchev tiết lộ Gorbachev đã kể với bà rằng nhà lãnh đạo Romania
Nicolai Ceausecu cũng từng yêu cầu Moscow đưa xe tăng đến bảo vệ bức
tường. “Nhưng tôi đã hứa với George (Tổng thống Mỹ George H.W.Bush) rằng
Kremlin sẽ không can thiệp”, bà Khrushcheva dẫn lại lời ông Gorbachev.
François Mitterrand, Tổng thống Pháp trong giai đoạn đó, từng nhận
định: “Nếu Gorbachev chọn sử dụng vũ lực tại những quốc gia nằm dưới sự
thống trị của Liên Xô, không ai có thể chống cự. Nhưng ông ấy đã tuyên
bố rõ ràng rằng ông ấy xem lựa chọn đó là một sai lầm lịch sử”.
Cuộc họp báo lịch sử
Không nhận được sự ủng hộ của Moscow cho một giải pháp vũ lực, vào
những ngày đầu tháng 11, chính quyền Đông Đức cố gắng xoa dịu những
người biểu tình bằng cách nới lỏng chế độ hạn chế đi lại. Tuy nhiên, tại
cuộc họp báo ngày 9.11.1989, Bí thư Đông Berlin và là người phát ngôn
không chính thức của SED Günter Schabowski đã phạm sai lầm không thể đảo
ngược khi thông báo về chính sách mới.
Nước
Đức sẽ kỉ niệm ngày bức tường Berlin sụp đổ bằng cách thả chuỗi bong
bóng dài khoảng 1.6km dọc theo biên giới cũ chia cắt đất nước vào tối
chủ nhật, 9.11 - Ảnh: Reuters
|
“Hôm nay, chúng tôi đã quyết định sẽ thi hành quy định cho phép mọi
công dân Đông Đức rời Đông Đức thông qua mọi cửa khẩu”, Schabowski nói.
Khi được các phóng viên hỏi về thời điểm có hiệu lực của quyết định,
Schabowski trả lời: “Theo tôi biết là ngay lập tức, không chậm trễ”.
Thực tế là không lâu trước cuộc họp báo, Schabowski nhận được thông
báo nói rằng người Đông Đức sẽ được phép đi qua biên giới nếu được cấp
các giấy tờ phù hợp song không được dặn dò phải xử lý thông tin ấy thế
nào. Những quy định chỉ mới được thông qua trước đó vài giờ và được dự
tính sẽ có hiệu lực kể từ trưa ngày hôm sau, để có thời gian phổ biến
cho lực lượng biên phòng. Tuy nhiên, không ai thông báo cho Schabowski
điều này.
“Chúng tôi không thể tin được, chúng tôi sửng sốt. Chúng tôi nghe đi
nghe lại băng ghi âm và nói: Không, đó không thể là ý ông ta muốn nói”,
Robert McCartney khi đó là Trưởng văn phòng Đông Âu của tờ The
Washington Post kể lại. Ferdinand Protzman, một phóng viên của tờ The
New York Times ở Berlin khi ấy, cũng nói: “Chúng tôi đã bàn cãi về ý
nghĩa thực sự của nó”.
Người dân ở cả hai phía của nước Đức cũng theo dõi cuộc họp báo của
Schabowski và tin tức nhanh chóng lan khắp Berlin. Sau một khoảng thời
gian bối rối, hàng trăm, rồi hàng ngàn và hàng chục ngàn người Đông
Berlin bắt đầu đổ đến các cửa khẩu của bức tường, đòi được đi qua.
Không chút thông tin về những gì đang diễn ra và không nhận được chỉ
thị từ thượng cấp, lính biên phòng Đông Đức chật vật đối phó với đám
đông càng lúc càng nhiều. Điều ấn tượng là không có viên đạn nào được
bắn. Khoảng 23 giờ 30, một sĩ quan phụ trách cửa khẩu Bornholder
Strasse, trung tá Harald Jager nhận ra rằng ông ta không thể giữ đám
đông ở ngoài cửa khẩu lâu hơn nữa và ra lệnh mở cửa để người dân băng
qua.
Đó là khoảnh khắc Bức tường Berlin sụp đổ. Những cửa khẩu khác nhanh
chóng bắt chước Jager và hàng ngàn người Đông Đức băng qua Tây Berlin,
trong số đó có cả thủ tướng sau này của nước Đức thống nhất, bà Angela
Merkel.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ The Telegraph sau 25 năm,
Jager cho biết ông đã khóc sau khi ra lệnh mở cửa. “Thế giới của tôi sụp
đổ và tôi có cảm giác bị các lãnh đạo bỏ rơi. Một mặt tôi vô cùng thất
vọng song mặt khác cũng khuây khỏa vì nó đã kết thúc trong hòa bình”.
Về phần Gorbachev, ông đã trấn an Krenz vào buổi sáng hôm sau: “Ông
đã có quyết định đúng đắn vì làm sao ông có thể bắn vào những người Đức
băng qua biên giới để gặp những người Đức khác”.
Có tên gọi “Trường thành bảo vệ chống phát xít”, Bức tường Berlin bắt đầu được dựng lên vào đêm 12.8.1961, sau khi lãnh đạo Đông Đức Walter Ulbricht ra lệnh dựng hàng rào để ngăn làn sóng người ở phía đông chạy sang phía tây Berlin. Ước lượng có khoảng 2,5 triệu người ở phía đông chạy sang Tây Berlin kể từ năm 1949.
Ngày 13.8.1961, nhiều người dân Berlin thức dậy và thấy họ bị chia cách với bạn bè, gia đình và thậm chí ngôi nhà của mình. Trong những tuần và tháng sau đó, hàng rào được gia cố bằng bê tông và các tháp canh.
Bức tường được xem là biểu tượng cho bức màn sắt chia tách Đông và Tây Âu bao gồm tường bê tông dài 106 km, cao 3,6 m, hàng rào kẽm gai dài 66,5 km và hơn 300 tháp canh. Ngày 9.11.1989 được xem là ngày bức tường sụp đổ song cấu trúc của nó không hoàn toàn bị phá hủy vào đêm đó. Bức tường bị người dân dùng búa đục phá thành từng mảnh trong nhiều tuần sau. Chính quyền đã phá hủy bức tường vào năm 1990.
Các cuộc đàm phán giữa Đông Đức và Tây Đức được khởi động và vào nửa đêm 3.10.1990, chưa đầy 1 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, hai nước cộng hòa chính thức thống nhất.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Sự sụp đổ bất ngờ của Bức tường Berlin
Ảnh bên:Lính biên phòng Đông Đức đứng gác trên một đoạn Bức tường Berlin trước cổng Brandenburg ngày 11.11.1989 - Ảnh: AFP Cách đây đúng 25 năm, đêm 9.11.1989, đám đông đổ xô đến Bức tườn
Sơn Duân/ Thanh niên
Ảnh bên:Lính biên phòng Đông Đức đứng gác trên một đoạn Bức tường Berlin trước cổng Brandenburg ngày 11.11.1989 - Ảnh: AFP
Cách đây đúng 25 năm, đêm 9.11.1989, đám đông đổ xô đến Bức tường Berlin
sau một thông báo khiến cả thế giới sửng sốt: người Đông Đức có thể tự
do đi lại qua Tây Đức. Sự sụp đổ nhanh chóng của Bức tường Berlin là
điều nằm ngoài dự liệu của hết thảy mọi người lúc bấy giờ.
Bức tường biểu tượng cho sự chia rẽ ở châu Âu thời Chiến tranh lạnh
chuẩn bị sụp đổ trong đêm 9.11.1989; tuy nhiên, việc mở những cánh cổng
của bức tường không nằm trong dự liệu của chính phủ Đông Đức, cũng như
không phải là kết quả từ những cuộc mặc cả giữa Tổng thống Mỹ George
H.W.Bush với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Nó đến từ một sự ngẫu nhiên mà cả Bush, Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl
và Gorbachev đều choáng váng, theo nhà sử học Mary Sarotte trong cuốn
sách The Collapse: The Accidental Opening of the Berlin Wall (tạm dịch: Sụp đổ: Sự mở cửa tình cờ của Bức tường Berlin) xuất bản nhân dịp kỷ niệm 25 năm của sự kiện.
Theo Sarotte, các sự kiện gần như trở thành thảm kịch khi chính quyền
Đông Đức chuẩn bị trấn áp người biểu tình ở Leipzig và chỉ dừng lại ở
những khoảnh khắc cuối cùng.
Buổi hội đàm bí mật
Ngày 1.11.1989, Egon Krenz, người vừa kế nhiệm lãnh đạo bị phế truất
của đảng XHCN Thống nhất Đức (SED) Erich Honecker, đã đến Kremlin hội
kiến Gorbachev, mang theo những lời cảnh báo cực kỳ ảm đạm: kinh tế Đông
Đức bên bờ vực sụp đổ và không thể trả lãi cho những món nợ khổng lồ.
Theo tờ International Business Times, Krenz đã van nài
Gorbachev rằng nếu không có hỗ trợ về tài chính và quân sự của Liên Xô,
Đông Đức sẽ phải ban bố tình trạng khẩn cấp để ngăn làn sóng biểu tình
lan tới Berlin, như đã diễn ra tại Leipzig. Cần thực hiện các hành động
quyết liệt để bảo vệ Bức tường Berlin bởi sự sụp đổ của nó là điều không
tưởng, theo Krenz.
Tuy nhiên, câu trả lời mà Krenz nhận được từ Gorbachev là hãy tự giải
quyết chuyện nội bộ. “Không lâu sau đó, Gorbachev ban hành chỉ thị nhắc
nhở các viên tướng của ông ta rằng binh sĩ Liên Xô không được dính líu
đến cuộc xung đột giữa chính quyền ở Berlin và các công dân Đông Đức,
dưới bất kỳ tình huống nào”, theo nhà sử học Victor Sebestyen trong cuốn
Revolution 1989 (tạm dịch: Cuộc cách mạng 1989).
Hàng rào ánh sáng được dựng lên tại nơi từng là Bức tường Berlin để đánh dấu 25 năm bức tường sụp đổ - Ảnh: Reuters |
Trong cuốn sách kể về những sự kiện diễn ra trước và sau sự sụp đổ
của Bức tường Berlin, Sebestyen nhắc lại những phát biểu của Gorbachev
sau cuộc họp với Krenz, dựa theo nhật ký của Anatoly Chernyaev, cố vấn
đối ngoại của nhà lãnh đạo Liên Xô. “Đó là ưu tiên tuyệt đối. Tôi không
muốn bất kỳ sự kiện bất ngờ nào ở đó lôi kéo các binh sĩ của chúng ta
can dự”, Gorbachev nói với các phụ tá.
Ý của Gorbachev rất rõ ràng: Liên Xô sẽ không sử dụng bạo lực trong
mọi tình huống bởi điều này sẽ xóa bỏ nhiều năm nỗ lực nhằm hâm nóng
quan hệ với phương Tây cũng như khởi động quá trình giải trừ hạt nhân.
“Việc sử dụng bạo lực chưa bao giờ được bàn đến”, Giáo sư Vladislav
Zubok, một chuyên gia về Chiến tranh lạnh ở Trường Kinh tế London nói
với tờ International Business Times.
Dưới thời Gorbachev, Liên Xô bắt đầu phá băng quan hệ với phương Tây
đồng thời phác họa kế hoạch được nhà lãnh đạo này gọi đùa là “Học thuyết
Sinatra” (lấy ý “đường ai nấy đi” từ bài hát My way của ca sĩ nổi tiếng
Frank Sinatra), cho phép các quốc gia khối Warsaw tự quyết định vận
mệnh mà không có sự can thiệp của Moscow. Việc sử dụng vũ lực sẽ làm phá
sản chính sách perestroika (tái cấu trúc) của Gorbachev, theo Zubok.
Trong bài viết cho hãng Reuters nhân dịp 25 năm bức tường sụp đổ, nhà
báo Nina Khrushcheva, cháu gái của cố lãnh đạo Liên Xô Nikita
Khrushchev tiết lộ Gorbachev đã kể với bà rằng nhà lãnh đạo Romania
Nicolai Ceausecu cũng từng yêu cầu Moscow đưa xe tăng đến bảo vệ bức
tường. “Nhưng tôi đã hứa với George (Tổng thống Mỹ George H.W.Bush) rằng
Kremlin sẽ không can thiệp”, bà Khrushcheva dẫn lại lời ông Gorbachev.
François Mitterrand, Tổng thống Pháp trong giai đoạn đó, từng nhận
định: “Nếu Gorbachev chọn sử dụng vũ lực tại những quốc gia nằm dưới sự
thống trị của Liên Xô, không ai có thể chống cự. Nhưng ông ấy đã tuyên
bố rõ ràng rằng ông ấy xem lựa chọn đó là một sai lầm lịch sử”.
Cuộc họp báo lịch sử
Không nhận được sự ủng hộ của Moscow cho một giải pháp vũ lực, vào
những ngày đầu tháng 11, chính quyền Đông Đức cố gắng xoa dịu những
người biểu tình bằng cách nới lỏng chế độ hạn chế đi lại. Tuy nhiên, tại
cuộc họp báo ngày 9.11.1989, Bí thư Đông Berlin và là người phát ngôn
không chính thức của SED Günter Schabowski đã phạm sai lầm không thể đảo
ngược khi thông báo về chính sách mới.
Nước
Đức sẽ kỉ niệm ngày bức tường Berlin sụp đổ bằng cách thả chuỗi bong
bóng dài khoảng 1.6km dọc theo biên giới cũ chia cắt đất nước vào tối
chủ nhật, 9.11 - Ảnh: Reuters
|
“Hôm nay, chúng tôi đã quyết định sẽ thi hành quy định cho phép mọi
công dân Đông Đức rời Đông Đức thông qua mọi cửa khẩu”, Schabowski nói.
Khi được các phóng viên hỏi về thời điểm có hiệu lực của quyết định,
Schabowski trả lời: “Theo tôi biết là ngay lập tức, không chậm trễ”.
Thực tế là không lâu trước cuộc họp báo, Schabowski nhận được thông
báo nói rằng người Đông Đức sẽ được phép đi qua biên giới nếu được cấp
các giấy tờ phù hợp song không được dặn dò phải xử lý thông tin ấy thế
nào. Những quy định chỉ mới được thông qua trước đó vài giờ và được dự
tính sẽ có hiệu lực kể từ trưa ngày hôm sau, để có thời gian phổ biến
cho lực lượng biên phòng. Tuy nhiên, không ai thông báo cho Schabowski
điều này.
“Chúng tôi không thể tin được, chúng tôi sửng sốt. Chúng tôi nghe đi
nghe lại băng ghi âm và nói: Không, đó không thể là ý ông ta muốn nói”,
Robert McCartney khi đó là Trưởng văn phòng Đông Âu của tờ The
Washington Post kể lại. Ferdinand Protzman, một phóng viên của tờ The
New York Times ở Berlin khi ấy, cũng nói: “Chúng tôi đã bàn cãi về ý
nghĩa thực sự của nó”.
Người dân ở cả hai phía của nước Đức cũng theo dõi cuộc họp báo của
Schabowski và tin tức nhanh chóng lan khắp Berlin. Sau một khoảng thời
gian bối rối, hàng trăm, rồi hàng ngàn và hàng chục ngàn người Đông
Berlin bắt đầu đổ đến các cửa khẩu của bức tường, đòi được đi qua.
Không chút thông tin về những gì đang diễn ra và không nhận được chỉ
thị từ thượng cấp, lính biên phòng Đông Đức chật vật đối phó với đám
đông càng lúc càng nhiều. Điều ấn tượng là không có viên đạn nào được
bắn. Khoảng 23 giờ 30, một sĩ quan phụ trách cửa khẩu Bornholder
Strasse, trung tá Harald Jager nhận ra rằng ông ta không thể giữ đám
đông ở ngoài cửa khẩu lâu hơn nữa và ra lệnh mở cửa để người dân băng
qua.
Đó là khoảnh khắc Bức tường Berlin sụp đổ. Những cửa khẩu khác nhanh
chóng bắt chước Jager và hàng ngàn người Đông Đức băng qua Tây Berlin,
trong số đó có cả thủ tướng sau này của nước Đức thống nhất, bà Angela
Merkel.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ The Telegraph sau 25 năm,
Jager cho biết ông đã khóc sau khi ra lệnh mở cửa. “Thế giới của tôi sụp
đổ và tôi có cảm giác bị các lãnh đạo bỏ rơi. Một mặt tôi vô cùng thất
vọng song mặt khác cũng khuây khỏa vì nó đã kết thúc trong hòa bình”.
Về phần Gorbachev, ông đã trấn an Krenz vào buổi sáng hôm sau: “Ông
đã có quyết định đúng đắn vì làm sao ông có thể bắn vào những người Đức
băng qua biên giới để gặp những người Đức khác”.
Có tên gọi “Trường thành bảo vệ chống phát xít”, Bức tường Berlin bắt đầu được dựng lên vào đêm 12.8.1961, sau khi lãnh đạo Đông Đức Walter Ulbricht ra lệnh dựng hàng rào để ngăn làn sóng người ở phía đông chạy sang phía tây Berlin. Ước lượng có khoảng 2,5 triệu người ở phía đông chạy sang Tây Berlin kể từ năm 1949.
Ngày 13.8.1961, nhiều người dân Berlin thức dậy và thấy họ bị chia cách với bạn bè, gia đình và thậm chí ngôi nhà của mình. Trong những tuần và tháng sau đó, hàng rào được gia cố bằng bê tông và các tháp canh.
Bức tường được xem là biểu tượng cho bức màn sắt chia tách Đông và Tây Âu bao gồm tường bê tông dài 106 km, cao 3,6 m, hàng rào kẽm gai dài 66,5 km và hơn 300 tháp canh. Ngày 9.11.1989 được xem là ngày bức tường sụp đổ song cấu trúc của nó không hoàn toàn bị phá hủy vào đêm đó. Bức tường bị người dân dùng búa đục phá thành từng mảnh trong nhiều tuần sau. Chính quyền đã phá hủy bức tường vào năm 1990.
Các cuộc đàm phán giữa Đông Đức và Tây Đức được khởi động và vào nửa đêm 3.10.1990, chưa đầy 1 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, hai nước cộng hòa chính thức thống nhất.