Mỗi Ngày Một Chuyện
TẠI SAO "CẢ NHÀ" VẬY? - CAO MỴ NHÂN
TẠI SAO "CẢ NHÀ" VẬY? -
CAO MỴ NHÂN
Có lẽ chỉ khi nào "chúng ta"
không còn trên trái đất, mới không nhắc, hoặc không nhớ cái ngày quỷ
ám 30-4-1975 thôi, nhất là những ai quen biết ở Saigon.
Mấy năm nay, tôi cũng bị ám ảnh bởi cái chết của
toàn gia Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh, nguyên thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia
VNCH, buổi trưa ngày mất nước vào tay CS Bắc Việt và Mặt trận giải phóng miền
Nam trá hình, lúc 2 giờ chiều ngày 30-4-1975 bi thảm đó.
Hai năm nay bài viết: "Chín nén nhang
cho gia đình Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh" ký tên Hà Nhân (Bút ký Nguyễn
Hà Tường Anh) do Nguyễn Mộng Khôi chuyển tới điện báo HNPĐ.
Tôi nghĩ đó chính là một đề tài tham luận, mà
chúng ta, những người bị tan hoang bởi cái "Bên Cướp Cuộc",
CS VN, nói theo luận điệu chúng nơi các trại tù cải tạo: phải nhớ lấy để
căm thù.
Chúng bắt nhân dân miền Bắc trước1975, phải
thổn thức gạt lệ lên đường đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào đẻ cướp miền Nam,
như quý vị đã thấy.
Song le, miền Nam tự do, không táng tận
lương tâm như bọn CS, nghĩa là không tàn tệ trước đòn thù của chúng, chúng
ta chủ trương: "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân trừ
cường bạo".
Bài viết "Chín nén nhang cho gia đình Trung
tá Đặng Sĩ Vĩnh ", mà tác giả thủa tháng tư đen 30-4-1975 ấy
mới 11 tuổi.
Năm tháng trôi qua, đã 41 năm, tác giả vẫn
không quên cái hiện cảnh tang tóc kinh hoàng nơi căn nhà cố
Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh: ông bà và 7 người con nằm chết bắng súng
nổ, kết liễu cuộc đời vì bạo tặc CSVN chiếm đoạt miền Nam, tước
bỏ danh nghĩa Quốc Gia VN với chính thể Tự do.
Điều đó thì cả miền Nam đều biết rồi, nỗi
ưu tư của tác giả là ai trong gia đình Trung tá Vĩnh đã đề xướng ý kiến
"chết cả nhà", và tại sao sự chết xẩy ra tròn vẹn vậy?
Thật bi thương. ..
Cũng chính vì tính cách bi thương của tình
trạng "chết cả nhà", mà tôi có chút quen biết với bên đại gia
đình phu nhân Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh, nhũ danh Trần thị Ánh Nguyệt . ..muốn
đưa ra một nhận định, để chia xẻ với tác giả Hà Nhân, bút ký Nguyễn Hà Tường
Anh.
Số là, hơn 5 năm sau câu chuyện nêu trên xẩy
ra, cũng một buổi trưa, cùng bà luật sư Lê Ngọc Chấn , nhũ danh Trần
thị Vân Chung ( mới mãn phần ở Pháp ) , chúng tôi vô cư xá Bắc Hải , để
thăm một nhà người quen trong hội thơ Quỳnh Dao chúng tôi .
Đi ngang căn nhà cũ của ông bà Đặng
Sĩ Vĩnh , sau này đổi ra ngoài như tác giả Hà Nhân viết . Bà Vân Chung tức nữ
sĩ Vân Nương tự dưng chép miệng , buồn bã .
Tôn trọng nỗi buồn , nhưng tôi lại tò mò hỏi
thăm bậc đàn chị của tôi . Thế là tôi được biết câu chuyện không thể nào vui được
như Hà Nhân đã viết .
Đồng thời ngay từ lúc biết chuyện " chết cả
nhà " của bà em nữ sĩ Vân Nương , tôi cũng thắc mắc y như Hà Nhân viết
, là tại sao lại thống khổ vậy ? Ai trong gia đình Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh
đưa ra ý kiến " chết cả nhà " chứ ?
Và bấy giờ , khi nghe chuyện , tôi chỉ bằng
nửa số tuổi của bà Vân Chung , chị ruột bà Ánh Nguyệt , tức
phu nhân Trung tá Vĩnh , nên tôi cũng khăng khăng cái điều là tại sao phải
" chết cả nhà " , vô lý vậy .
Bà Vân Chung , chị bà Ánh Nguyệt trầm ngâm
một lúc ,rồi nói :
Cao Mỵ Nhân cũng biết đó là buổi chiều ngày 30
-4 - 1975 , Anh Chấn , tức luật sư Lê Ngọc Chấn , cựu đại sứ
VNCH ở Luân Đôn mới về , Anh Ninh , tức Trung tá Phạm Xuân Ninh là thi sĩ
Hà Thượng Nhân , chưa kể con cháu mình trong quân đội cũng đông , vậy mà
không ai quyết liệt như chú Vĩnh .
Vẫn lời kể của bà Vân Chung : Mỵ Nhân biết
cô Ninh (phu nhân trung tá Phạm Xuân Ninh ) chứ gì , cô Ninh ,
tên thật là Trần thị Anh Minh , với mình , là bà Vân Chung , rất quyết liệt
cách khác , nói dại nếu có chết thì cũng người lớn thôi , thêm vào là vì thương
bầy con quá , không nỡ để chúng bơ vơ , dù cũng có đứa lớn rồi .
Cô Nguyệt , vợ Trung tá Vĩnh , lại là người thờ
phụng chồng đúng nghĩa ngày xưa , mà ông Vĩnh thì hết sức quyết đoán , tất
cả con cái đều có tính như cô chú ấy . Thôi , âu là cái số , cả nhà
muốn ở cùng nhau .
Tôi có vẻ ...không chịu quan niệm này , nên cứ
bâng khuâng , nữ sĩ Vân Nương nhìn tôi hỏi : chứ em nghĩ thế
nào ? Bà tiếp theo : chuyện nhà cô chú ấy làm sớm quá , ngày đưa
đám , đại gia đình chị khổ lắm , chung quanh để ý lắm , nhưng mà
sao , chị chai đá còn thua cô Ninh nữa .
Qua câu chuyện buổi cùng nữ sĩ Vân
Nương vô cư xá Bắc Hải , mà sau này tôi còn biết thêm mấy
nhà có hoàn cảnh thảm thương như nhà Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh , nhưng
từng thành phần vợ con những sĩ quan , công chức đi tù cải tạo
...phải thiệt thân thôi.
Thành có mấy ai được cả nhà xum vầy toàn vẹn đâu
.
Như thế , làm sao quên được hận thù chứ .
41 năm qua , tác giả Hà Nhân lại hết sức
nhân bản , ấy là đã nhìn sự việc ân đền oán trả qua góc cạnh giác tha , đại
ý :
Chính từ đau thương ấy , xin cho hiện tại được
chăm chút , và nếu tương lai coi là quan trọng , thì hãy kính trọng sự hy sinh
của những người đã chết vì vận nước.
Tới nay thì các vị trong đại gia đình trên đã vắng
mặt luôn 3 cặp ông bà : luật sư Lê Ngọc Chấn và phu nhân tức bà Vân
Chung, Trung tá Phạm xuân Ninh và phu nhân tức bà Anh Minh , Trung
tá Đặng Sĩ Vĩnh và phu nhân tức bà Ánh Nguyệt ( trọng tâm của
nội dung ) .
Xin cúi mình cầu xin siêu thoát cho những người
chung cuộc , và cầu xin bình yên cho tất cả quý vị đã đọc nỗi đọa đầy của gia
đình cố Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh , mà cứ mỗi năm tới ngày 30-4-1975 là giữa
đau thương của đất nước , lại một lần nhớ cái giỗ trong tâm tư tình
cảm của chúng ta , tháng tư đen đầy uất hận , khiến bao gia đình phải
tan cửa nát nhà .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TẠI SAO "CẢ NHÀ" VẬY? - CAO MỴ NHÂN
TẠI SAO "CẢ NHÀ" VẬY? -
CAO MỴ NHÂN
Có lẽ chỉ khi nào "chúng ta"
không còn trên trái đất, mới không nhắc, hoặc không nhớ cái ngày quỷ
ám 30-4-1975 thôi, nhất là những ai quen biết ở Saigon.
Mấy năm nay, tôi cũng bị ám ảnh bởi cái chết của
toàn gia Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh, nguyên thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia
VNCH, buổi trưa ngày mất nước vào tay CS Bắc Việt và Mặt trận giải phóng miền
Nam trá hình, lúc 2 giờ chiều ngày 30-4-1975 bi thảm đó.
Hai năm nay bài viết: "Chín nén nhang
cho gia đình Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh" ký tên Hà Nhân (Bút ký Nguyễn
Hà Tường Anh) do Nguyễn Mộng Khôi chuyển tới điện báo HNPĐ.
Tôi nghĩ đó chính là một đề tài tham luận, mà
chúng ta, những người bị tan hoang bởi cái "Bên Cướp Cuộc",
CS VN, nói theo luận điệu chúng nơi các trại tù cải tạo: phải nhớ lấy để
căm thù.
Chúng bắt nhân dân miền Bắc trước1975, phải
thổn thức gạt lệ lên đường đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào đẻ cướp miền Nam,
như quý vị đã thấy.
Song le, miền Nam tự do, không táng tận
lương tâm như bọn CS, nghĩa là không tàn tệ trước đòn thù của chúng, chúng
ta chủ trương: "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân trừ
cường bạo".
Bài viết "Chín nén nhang cho gia đình Trung
tá Đặng Sĩ Vĩnh ", mà tác giả thủa tháng tư đen 30-4-1975 ấy
mới 11 tuổi.
Năm tháng trôi qua, đã 41 năm, tác giả vẫn
không quên cái hiện cảnh tang tóc kinh hoàng nơi căn nhà cố
Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh: ông bà và 7 người con nằm chết bắng súng
nổ, kết liễu cuộc đời vì bạo tặc CSVN chiếm đoạt miền Nam, tước
bỏ danh nghĩa Quốc Gia VN với chính thể Tự do.
Điều đó thì cả miền Nam đều biết rồi, nỗi
ưu tư của tác giả là ai trong gia đình Trung tá Vĩnh đã đề xướng ý kiến
"chết cả nhà", và tại sao sự chết xẩy ra tròn vẹn vậy?
Thật bi thương. ..
Cũng chính vì tính cách bi thương của tình
trạng "chết cả nhà", mà tôi có chút quen biết với bên đại gia
đình phu nhân Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh, nhũ danh Trần thị Ánh Nguyệt . ..muốn
đưa ra một nhận định, để chia xẻ với tác giả Hà Nhân, bút ký Nguyễn Hà Tường
Anh.
Số là, hơn 5 năm sau câu chuyện nêu trên xẩy
ra, cũng một buổi trưa, cùng bà luật sư Lê Ngọc Chấn , nhũ danh Trần
thị Vân Chung ( mới mãn phần ở Pháp ) , chúng tôi vô cư xá Bắc Hải , để
thăm một nhà người quen trong hội thơ Quỳnh Dao chúng tôi .
Đi ngang căn nhà cũ của ông bà Đặng
Sĩ Vĩnh , sau này đổi ra ngoài như tác giả Hà Nhân viết . Bà Vân Chung tức nữ
sĩ Vân Nương tự dưng chép miệng , buồn bã .
Tôn trọng nỗi buồn , nhưng tôi lại tò mò hỏi
thăm bậc đàn chị của tôi . Thế là tôi được biết câu chuyện không thể nào vui được
như Hà Nhân đã viết .
Đồng thời ngay từ lúc biết chuyện " chết cả
nhà " của bà em nữ sĩ Vân Nương , tôi cũng thắc mắc y như Hà Nhân viết
, là tại sao lại thống khổ vậy ? Ai trong gia đình Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh
đưa ra ý kiến " chết cả nhà " chứ ?
Và bấy giờ , khi nghe chuyện , tôi chỉ bằng
nửa số tuổi của bà Vân Chung , chị ruột bà Ánh Nguyệt , tức
phu nhân Trung tá Vĩnh , nên tôi cũng khăng khăng cái điều là tại sao phải
" chết cả nhà " , vô lý vậy .
Bà Vân Chung , chị bà Ánh Nguyệt trầm ngâm
một lúc ,rồi nói :
Cao Mỵ Nhân cũng biết đó là buổi chiều ngày 30
-4 - 1975 , Anh Chấn , tức luật sư Lê Ngọc Chấn , cựu đại sứ
VNCH ở Luân Đôn mới về , Anh Ninh , tức Trung tá Phạm Xuân Ninh là thi sĩ
Hà Thượng Nhân , chưa kể con cháu mình trong quân đội cũng đông , vậy mà
không ai quyết liệt như chú Vĩnh .
Vẫn lời kể của bà Vân Chung : Mỵ Nhân biết
cô Ninh (phu nhân trung tá Phạm Xuân Ninh ) chứ gì , cô Ninh ,
tên thật là Trần thị Anh Minh , với mình , là bà Vân Chung , rất quyết liệt
cách khác , nói dại nếu có chết thì cũng người lớn thôi , thêm vào là vì thương
bầy con quá , không nỡ để chúng bơ vơ , dù cũng có đứa lớn rồi .
Cô Nguyệt , vợ Trung tá Vĩnh , lại là người thờ
phụng chồng đúng nghĩa ngày xưa , mà ông Vĩnh thì hết sức quyết đoán , tất
cả con cái đều có tính như cô chú ấy . Thôi , âu là cái số , cả nhà
muốn ở cùng nhau .
Tôi có vẻ ...không chịu quan niệm này , nên cứ
bâng khuâng , nữ sĩ Vân Nương nhìn tôi hỏi : chứ em nghĩ thế
nào ? Bà tiếp theo : chuyện nhà cô chú ấy làm sớm quá , ngày đưa
đám , đại gia đình chị khổ lắm , chung quanh để ý lắm , nhưng mà
sao , chị chai đá còn thua cô Ninh nữa .
Qua câu chuyện buổi cùng nữ sĩ Vân
Nương vô cư xá Bắc Hải , mà sau này tôi còn biết thêm mấy
nhà có hoàn cảnh thảm thương như nhà Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh , nhưng
từng thành phần vợ con những sĩ quan , công chức đi tù cải tạo
...phải thiệt thân thôi.
Thành có mấy ai được cả nhà xum vầy toàn vẹn đâu
.
Như thế , làm sao quên được hận thù chứ .
41 năm qua , tác giả Hà Nhân lại hết sức
nhân bản , ấy là đã nhìn sự việc ân đền oán trả qua góc cạnh giác tha , đại
ý :
Chính từ đau thương ấy , xin cho hiện tại được
chăm chút , và nếu tương lai coi là quan trọng , thì hãy kính trọng sự hy sinh
của những người đã chết vì vận nước.
Tới nay thì các vị trong đại gia đình trên đã vắng
mặt luôn 3 cặp ông bà : luật sư Lê Ngọc Chấn và phu nhân tức bà Vân
Chung, Trung tá Phạm xuân Ninh và phu nhân tức bà Anh Minh , Trung
tá Đặng Sĩ Vĩnh và phu nhân tức bà Ánh Nguyệt ( trọng tâm của
nội dung ) .
Xin cúi mình cầu xin siêu thoát cho những người
chung cuộc , và cầu xin bình yên cho tất cả quý vị đã đọc nỗi đọa đầy của gia
đình cố Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh , mà cứ mỗi năm tới ngày 30-4-1975 là giữa
đau thương của đất nước , lại một lần nhớ cái giỗ trong tâm tư tình
cảm của chúng ta , tháng tư đen đầy uất hận , khiến bao gia đình phải
tan cửa nát nhà .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)