Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
TC luồn lách đánh cắp công nghệ quốc phòng Mỹ.
TC luồn lách đánh cắp công nghệ quốc phòng Mỹ
Trong một bài điều tra dài được đăng tải ngày 18/12, hãng tin Reuters khẳng định Trung Quốc đang tìm mọi cách để thâm nhập công nghệ quốc phòng Mỹ nhằm sao chép những kỹ thuật vũ khí hiện đại trong công cuộc đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội mà nước này vẫn thường tuyên bố là tự nghiên cứu.
Theo một tài liệu mật từ quân đội Hoa Kỳ mà Reuters có được, tính từ năm 2010 tới nay, số vụ buôn lậu thiết bị quân sự Mỹ có liên quan tới Trung Quốc tăng trên 50%. Trước đó, nếu tính trong giai đoạn 2005-2008, có tới 280 vụ buôn lậu vũ khí, trong đó riêng năm 2008 số vụ điều tra dính dáng tới Trung Quốc tăng tới 75%. Nhưng các chuyên gia phân tích cho biết càng điều tra sâu, các vụ việc càng trở nên phức tạp hơn.
Hiện nay, cách thâm nhập công nghệ quốc phòng của Trung Quốc đã trở nên khó lường và tinh vi hơn trước. Reuters cho biết, bên cạnh các vụ đánh cắp chuyên nghiệp và được lên kế hoạch kỹ càng với các điệp viên được đào tạo để qua mặt các cơ quan chức năng thì Trung Quốc còn đang sử dụng cả các “tân binh” chính là các nhà khoa học, sinh viên và doanh nghiệp đang sống khắp nước Mỹ. Sự tràn ngập của các “chân rết” này đang trở thành một chiến lược phức tạp mà Washington đang nỗ lực tìm cách đối phó nhằm ngăn chặn các bí mật công nghệ quân sự bị tuồn về Trung Quốc.
Nhìn lại một số vụ việc đã từng bị phát hiện thì có thể thấy phần nào điều này.
Mới nhất, Tòa án Oakland, California ngày 18/12 đã bắt đầu tuyên án với kỹ sư Hà Triều Huy (người Mỹ gốc Trung Quốc). Anh bị cáo buộc buôn lậu số lượng lớn vi mạch điện tử dùng cho ngành công nghệ không gian và đã nhận tội cố ý vi phạm luật xuất khẩu vũ khí Hoa Kỳ vào 3 tháng trước đó. Với tội danh này, Hà có thể phải lĩnh mức án 46-57 tháng tù giam.
Theo kết luận của Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Mỹ (HIS), Hà là cá nhân đang thay mặt cho một cá nhân khác hay một tổ chức giàu có nào đó nhưng không có quyền hợp pháp mua công nghệ Mỹ. Từ đó, HIS đặt nghi vấn tổ chức đứng sau Hà là Tập đoàn khoa học kỹ thuật không gian Trung Quốc bởi cơ quan này vốn điều hành khoảng một nửa các dự án không gian dân sự và quân sự của Trung Quốc nhưng đang rất cần các con chip quan trọng được sử dụng trong công nghệ không gian.
Song, vấn đề đối với Mỹ là số chip mà Hà đã mua được từ Công ty Aeroflex ở Colorado (tổng cộng 312 con) đã được chuyển đi mà không rõ nơi đến. Nếu số hàng trên đã được tuồn về Trung Quốc thành công, trong tương lai, Bắc Kinh có thể dùng chính công cụ tích hợp các con chip này chống lại các quân đội Hoa Kỳ. Hay nguy hại hơn, chúng có thể trở thành tai mắt của Trung Quốc trên vệ tinh – một đấu trường mới của các cường quốc trên thế giới.
Hay một vụ việc khác từng gây chấn động nước Mỹ. Đó là cáo buộc vi phạm luật xuất khẩu vũ khí đối với kỹ sư phần mềm Lian Yang (49 tuổi) – người từng làm việc cho Microsoft. Tháng 3/2011, Yang cùng cha đẻ đã nhận tội tuồn các vi mạch quan trọng về Trung Quốc và lĩnh mức án 11 tháng tù cùng 4 tháng quản thúc tại nhà.
Các công tố viên còn cho biết Yang đã tìm cách mua lại các công nghệ vũ trụ cấm xuất khẩu có thể là để chế tạo “tàu vũ trụ thế hệ mới”. Còn theo lời khai của Yang, anh đã làm việc cho Microsoft ở Trung Quốc. Tới năm 2010, Yang bị chặn ở cửa Hải quan Mỹ vì mang 10 màn hình tinh thể lỏng không khai báo. Tuy nhiên thời điểm đó, màn hình tinh thể lỏng không nằm trong danh sách hàng cấm xuất khẩu nên Yang được thả và chỉ bị nhắc nhở. Nhưng từ đó Yang trở nên đối tượng tình nghi của an ninh Mỹ, thời gian sau, Yang đã tìm gặp các điệp viên của FBI cài đóng giả nhà xuất khẩu các thiết bị quân sự nằm trong danh sách cấm của Mỹ với mục đích tìm mua những thiết bị đó chuyển về Trung Quốc.
Ngũ Giác Đài gần đây cũng công bố báo cáo cho biết tin tặc Trung Quốc đã thâm nhập vào hàng chục hệ thống vũ khí của Mỹ. Trong khi một bản báo cáo khác của Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Trung Quốc đang dùng các “biện pháp tiếp cận trái phép có liên quan tới các hành động vi phạm luật pháp Hoa Kỳ”. Báo cáo còn chỉ rõ trong các vụ việc bị phát giác gần đây, có khoảng 31 công ty do chính nhà nước Trung Quốc quản lý có dính dáng tới việc trao đổi, mua bán bất hợp pháp các thiết bị quân sự Mỹ.
Với tình hình đó, các quan chức Mỹ nghi ngại rằng: Trung Quốc đang len lỏi vào ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ theo nhiều con đường khác nhau. Không chỉ các công nghệ thông thường, mà giờ đây, các kỹ thuật tân tiến đang là đích ngắm của các điệp viên Trung Quốc và có thể Bắc Kinh đã thành công trong việc thò tay vào ngành công nghệ cao của Mỹ. Và sau các gián điệp, điệp viên, tin tặc chuyên nghiệp, thì một lực lượng hùng hậu doanh nhân và nhất là sinh viên đang đổ xô tới Mỹ du học có thể là một quân bài chính trị của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Nam Yet chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
TC luồn lách đánh cắp công nghệ quốc phòng Mỹ.
TC luồn lách đánh cắp công nghệ quốc phòng Mỹ
Trong một bài điều tra dài được đăng tải ngày 18/12, hãng tin Reuters khẳng định Trung Quốc đang tìm mọi cách để thâm nhập công nghệ quốc phòng Mỹ nhằm sao chép những kỹ thuật vũ khí hiện đại trong công cuộc đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội mà nước này vẫn thường tuyên bố là tự nghiên cứu.
Theo một tài liệu mật từ quân đội Hoa Kỳ mà Reuters có được, tính từ năm 2010 tới nay, số vụ buôn lậu thiết bị quân sự Mỹ có liên quan tới Trung Quốc tăng trên 50%. Trước đó, nếu tính trong giai đoạn 2005-2008, có tới 280 vụ buôn lậu vũ khí, trong đó riêng năm 2008 số vụ điều tra dính dáng tới Trung Quốc tăng tới 75%. Nhưng các chuyên gia phân tích cho biết càng điều tra sâu, các vụ việc càng trở nên phức tạp hơn.
Hiện nay, cách thâm nhập công nghệ quốc phòng của Trung Quốc đã trở nên khó lường và tinh vi hơn trước. Reuters cho biết, bên cạnh các vụ đánh cắp chuyên nghiệp và được lên kế hoạch kỹ càng với các điệp viên được đào tạo để qua mặt các cơ quan chức năng thì Trung Quốc còn đang sử dụng cả các “tân binh” chính là các nhà khoa học, sinh viên và doanh nghiệp đang sống khắp nước Mỹ. Sự tràn ngập của các “chân rết” này đang trở thành một chiến lược phức tạp mà Washington đang nỗ lực tìm cách đối phó nhằm ngăn chặn các bí mật công nghệ quân sự bị tuồn về Trung Quốc.
Nhìn lại một số vụ việc đã từng bị phát hiện thì có thể thấy phần nào điều này.
Mới nhất, Tòa án Oakland, California ngày 18/12 đã bắt đầu tuyên án với kỹ sư Hà Triều Huy (người Mỹ gốc Trung Quốc). Anh bị cáo buộc buôn lậu số lượng lớn vi mạch điện tử dùng cho ngành công nghệ không gian và đã nhận tội cố ý vi phạm luật xuất khẩu vũ khí Hoa Kỳ vào 3 tháng trước đó. Với tội danh này, Hà có thể phải lĩnh mức án 46-57 tháng tù giam.
Theo kết luận của Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Mỹ (HIS), Hà là cá nhân đang thay mặt cho một cá nhân khác hay một tổ chức giàu có nào đó nhưng không có quyền hợp pháp mua công nghệ Mỹ. Từ đó, HIS đặt nghi vấn tổ chức đứng sau Hà là Tập đoàn khoa học kỹ thuật không gian Trung Quốc bởi cơ quan này vốn điều hành khoảng một nửa các dự án không gian dân sự và quân sự của Trung Quốc nhưng đang rất cần các con chip quan trọng được sử dụng trong công nghệ không gian.
Song, vấn đề đối với Mỹ là số chip mà Hà đã mua được từ Công ty Aeroflex ở Colorado (tổng cộng 312 con) đã được chuyển đi mà không rõ nơi đến. Nếu số hàng trên đã được tuồn về Trung Quốc thành công, trong tương lai, Bắc Kinh có thể dùng chính công cụ tích hợp các con chip này chống lại các quân đội Hoa Kỳ. Hay nguy hại hơn, chúng có thể trở thành tai mắt của Trung Quốc trên vệ tinh – một đấu trường mới của các cường quốc trên thế giới.
Hay một vụ việc khác từng gây chấn động nước Mỹ. Đó là cáo buộc vi phạm luật xuất khẩu vũ khí đối với kỹ sư phần mềm Lian Yang (49 tuổi) – người từng làm việc cho Microsoft. Tháng 3/2011, Yang cùng cha đẻ đã nhận tội tuồn các vi mạch quan trọng về Trung Quốc và lĩnh mức án 11 tháng tù cùng 4 tháng quản thúc tại nhà.
Các công tố viên còn cho biết Yang đã tìm cách mua lại các công nghệ vũ trụ cấm xuất khẩu có thể là để chế tạo “tàu vũ trụ thế hệ mới”. Còn theo lời khai của Yang, anh đã làm việc cho Microsoft ở Trung Quốc. Tới năm 2010, Yang bị chặn ở cửa Hải quan Mỹ vì mang 10 màn hình tinh thể lỏng không khai báo. Tuy nhiên thời điểm đó, màn hình tinh thể lỏng không nằm trong danh sách hàng cấm xuất khẩu nên Yang được thả và chỉ bị nhắc nhở. Nhưng từ đó Yang trở nên đối tượng tình nghi của an ninh Mỹ, thời gian sau, Yang đã tìm gặp các điệp viên của FBI cài đóng giả nhà xuất khẩu các thiết bị quân sự nằm trong danh sách cấm của Mỹ với mục đích tìm mua những thiết bị đó chuyển về Trung Quốc.
Ngũ Giác Đài gần đây cũng công bố báo cáo cho biết tin tặc Trung Quốc đã thâm nhập vào hàng chục hệ thống vũ khí của Mỹ. Trong khi một bản báo cáo khác của Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Trung Quốc đang dùng các “biện pháp tiếp cận trái phép có liên quan tới các hành động vi phạm luật pháp Hoa Kỳ”. Báo cáo còn chỉ rõ trong các vụ việc bị phát giác gần đây, có khoảng 31 công ty do chính nhà nước Trung Quốc quản lý có dính dáng tới việc trao đổi, mua bán bất hợp pháp các thiết bị quân sự Mỹ.
Với tình hình đó, các quan chức Mỹ nghi ngại rằng: Trung Quốc đang len lỏi vào ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ theo nhiều con đường khác nhau. Không chỉ các công nghệ thông thường, mà giờ đây, các kỹ thuật tân tiến đang là đích ngắm của các điệp viên Trung Quốc và có thể Bắc Kinh đã thành công trong việc thò tay vào ngành công nghệ cao của Mỹ. Và sau các gián điệp, điệp viên, tin tặc chuyên nghiệp, thì một lực lượng hùng hậu doanh nhân và nhất là sinh viên đang đổ xô tới Mỹ du học có thể là một quân bài chính trị của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Nam Yet chuyen