Mỗi Ngày Một Chuyện
THÁNG 6 BUỒN - CAO MỴ NHÂN
THÁNG 6 BUỒN - CAO MỴ NHÂN
Ngày
Quân Lực VNCH 19/6 hằng năm,
hầu như quân nhân các cấp đều biết và đều nhớ.
Nó
không phải là ngày mâm cao cỗ đầy xôi thịt nhậu nhẹt, như là một ngày huý kỵ
hoặc ngày đơn vị thành lập, sau này còn thêm ngày thánh tổ binh chủng vv...nữa.
Ngày
Quân Lực 19/6 ngày xưa,
tất nhiên là trước cái Bên Cướp Cuộc gọi là ngày đổi đời của họ, đang từ không
tới có, như ngày nay quý vị thấy bọn Bên Cướp Cuộc nhà cao cửa rộng vv... thế
nào rồi.
Còn
phe ta kể từ ngày bi thảm 30-4-1975, dư âm dư ảnh Ngày Quân Lực 19/6 VNCH phải tạm xếp
vào kỷ niệm.
Thật
là oan ức và buồn phiền, vì chúng ta khó có dịp hội họp Toàn Quân theo chiều
hướng của Thiếu Tướng Lê Mình Đảo mong ước toàn quân ta ít nhất mỗi năm một lần
gặp gỡ, đành phải dở dang chương trình xum họp mầu cờ sắc áo ngày xưa.
Như
vậy, với tư cách một người lính VNCH trong từng bước gian truân sau 30-4-1975,
từ kẹt lại ở với Việt Cộng ( tức Cộng Sản VN),
tới đi tù tập trung cải tạo, rồi bươn chải mưu sinh, cuối cùng cũng qua Mỹ được,
theo diện tị nạn, còn gọi HO.
Hôm
nay, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quân Lực VNCH 19/6, tôi
xin phép quý huynh đệ chi binh viết sơ một tổng kết sinh hoạt Quân Lực VNCH
19/6 qua 3 thời điểm, mà tôi có hiện diện, để giãi
bầy phần nào nỗi buồn tháng 6 của chúng ta.
Xin
tạm chia thời gian 19/6, như sau:
1/.
Ở trong nước trước 1975.
2/
Ở trong nước sau 1975.
3/.Ở
hải ngoại sau 1975.
Ở
trong nước trước 30-4-1975, cũng như ở hải ngoại sau 30-4-1975, ý nghĩa thì vẫn trước sau như
một, là kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ chính nghĩa
quốc gia, tự do cùng cuộc sống của dân chúng miền Nam VN.
Trước
ngày đổi đời bi thảm trên, mỗi năm các đơn vị đều chuẩn bị cho cuộc diễn hành
Ngày Quân Lực thật hùng tráng.
Các
đoàn đại diện quân binh chủng, đắc biệt 2 đoàn Thiếu Sinh Quân và Nữ Quân Nhân
QL/VNCH cùng tham dự diễn hành trùng trùng điệp điệp quân nhân các cấp trên đại
lộ Thống Nhất đó .
Sau
1975, quân binh chủng VNCH ở khắp nơi tị nạn trên thế giới, lại tuỳ xứ sở tạm
dung như Mỹ, Pháp, Canada, Úc vv ...tổ chức diễn hành, hay chỉ làm lễ bình
thường, như tất cả những buổi lễ khác, mà dân tộc ta thường
tưởng
niệm
Diễn
hành Ngày Quân Lực VNCH 19/6 ở xa quê hương, gây cho người dân "chế độ cũ
" nỗi bàng hoàng xúc động, khiến người ta thương nhớ xót xa...buồn vì mất
mát những người thân quen, những con đường, những thành phố, những làng mạc, và
cả những thói quen ...đều bị xáo trộn .
Riêng
tôi,rất chú trọng điểm số 2, tức là câu chuyện những ngày 19/6 sau cuộc đổi đời
bi thảm nhất trong tất cả những cuộc đời người lính VNCH, và cả chiều dài dằng
dặc của bộ Quân sử VN mang bóng dáng người lính VNCH ấy .
Thủa
tôi đã được hiện diện trong hàng ngũ một triệu quân của Quân Lực VNCH, tôi đã
say mê đọc cuốn "Quân Sử 4" của Đại tá VNCH Phạm Văn Sơn ( 1915 -1978
), trong đó có hình ảnh người sĩ quan gốc Thượng ở quận Ba Tơ Quảng Ngãi từ
thời Pháp thuộc .
Tôi
phải nhắc tới bộ Quân sử VNCH, là vì nhà sử học Đại tá Phạm Văn Sơn, có thời
làm giám đốc Nha Quân Báo , rồi giám đốc trường Chiến tranh Tâm lý Cây Mai
Saigon ...
Tôi
chỉ biết thấp thoáng, vì đại tá Phạm Văn Sơn là tác giả nhiều bộ Sử VN, kể từ
1956, ông đã phát hành các bộ sử danh tiếng Việt Sử Tân Biên, Việt sử toàn thư vv...mà rồi
bị chết thảm trong trại tù Cải tạo của CSVN ở huyện Song Thao Bắc Việt , thật
quá uổng cho hành trình một nhà sử học có tầm nhìn bao quát và trung thực .
Vì
nếu đại tá Phạm Văn Sơn không bị thảm nạn, mất đi năm 1978, chắc chẵn nước Việt
Nam có bộ sử mới , ghi đầy đủ nhất hiện trạng xã hội từ 30-4-1975 tới bây giờ
, qua góc độ người chép sử chính thống vô tư hơn ai hết .
Tất
nhiên , tôi muốn diễn tả lòng tin tưởng của một người lính VNCH, là tôi, đối
với vị trưởng thượng trong đại tộc KaKi của ...tôi, hẳn đại tá Phạm Văn Sơn nắm
trọn giai đoạn quyết tử của QL/VNCH, ngày hấp hối của chế độ Việt Nam Tự Do,
hay ngày tan hàng của Quân Lực VNCH .
Một
lý do rất giản dị và một quan niệm chính sử là trong giai đoạn ấy, gia đình đại
tá Phạm Văn Sơn có 3 người ra đi tù một lượt, mà tôi " phải biết ",
vì tôi đã tận mắt thấy, đã ở bên cạnh, là :
Đại
tá Phạm Văn Sơn ( nhà viết chính sử VN các thời đại )
Thiếu
tá Phạm Viết Sơn ( trưởng nam đại tá Phạm nêu trên )
Thiếu
tá Bàng Kim Linh ( trưởng nữ của thi sĩ Bàng Bá Lân, phu nhân của Thiếu tá Phạm
Viết Sơn, con dâu đại tá Phạm Văn Sơn đương nêu ) .
Những
ngày kẹt trong tù cải tạo, từ buổi đầu tiên đến buổi cuối cùng, nữ thiếu tá
Bàng Kim Linh ( phòng Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH ) là bạn cùng
" A đặc biệt" với tôi ( 11 nữ sĩ quan cấp tá ) .
Tôi
muốn nhắc lại chi tiết này, không phải muốn bước ven trên vòng đời gia đình
những người lính VNCH, để làm nhân chứng, vì không thiếu gì quân nhân các cấp
nhận lãnh cái vinh dự được viết hay kể lại quân sử VNCH nói chung , và Tù Cải
Tạo nói riêng .
Bởi
lẽ Ngày Quân Lực VNCH, là cái mốc lịch sử rõ rệt nhất trong 10 năm đã thành nếp
văn hoá quân đội miền Nam , kể từ 19 -6 - 1965 đến 30 -4 -1975, những thời điểm
19/6 của các năm
ấy ở miền Nam , mang niềm hãnh diện chung của đại tộc KaKi tôi , mà chỉ
quân nhân các cấp QL/VNCH mới hân hoan chờ đợi mỗi dịp hè về, như đàn con tứ
phương trở về nhà mẹ .
Thế
rồi, sau cái gọi là đổi đời từ bóng tối ra ánh sáng của Bên Cướp Cuộc, quân đội
VNCH đã phải tung đi khắp nơi trên thế giới tránh tai họa tiếp tai họa của giặc
cờ đỏ sao vàng khốc liệt kia...
Phần
còn lại, quân nhân các cầp VNCH phải sống bẽ bàng, buồn nản giữa một xã hội mà
tương lai xám ngoét của chế độ vô sản tồi tàn, lạc hậu, ngu dốt, hèn hạ ...cho
tới bây giờ vẫn chưa ngóc đầu lên nổi cùng năm châu thế giới .
Những
ngày 19/6 sau 1975, riêng tôi không muốn thiên hạ để ý, làm khó dễ sinh hoạt
riêng của mình, tôi đã đùa rỡn 19/6 là ngày sinh nhật anh.
Đôi
khi buồn nhớ tháng ngày VNCH xưa, chúng tôi còn bảo nhau là ngày giỗ, tất nhiên
là ngày giỗ chế độ đệ nhị Cộng Hoà của Tông Tông ...tôi rồi .
Sau
khi đi tù cải tạo về, do một tình cờ, tôi đã chính thức nhờ vả ông Trung tá
Không quân QL/VNCH đã định cư ở
Pháp từ năm 1975, là trung tá KQ Trần Tâm Tiệp, bấy giờ ông sinh hoạt ở Trung
Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại do nữ sĩ Mình Đức Hoài Trinh mới phục hoạt sau
năm 1975 ấy .
Tôi
chịu khó len lỏi đi thăm viếng các gia đình văn nghệ sĩ cũ bị kẹt lại trong
nước, vốn gốc quân đội, như Duy Làm, Thế Uyên, Nguyễn Hữu Nhật vv...sau khi họ
đi tù cải tạo về . Gần như tôi lén gởi danh sách qua ông, trung tá Trần Tam
Tiệp, để vị quan 5 KQ ấy giúp đỡ được ai thì giúp .
Tất
nhiên tôi không thể bao thầu quà cáp của trung tá Trần Tam Tiệp gởi về .
Nhưng
tôi cũng không thể không có những gì gọi là xây dựng niềm tin từ người cho đến
kẻ nhận, nên tôi kín đáo gởi những tấm hình chụp chung nhân ngày giỗ, hoặc sinh
nhật 19/6, tức ngày Quân Lực VNCH của quý vị và chúng tôi.
Thực
ra, Việt Cộng (người Việt theo cộng sản) rất gian manh, chúng thừa hiểu những
hộp quà bé nhỏ chỉ độ 1,2 kí lô có đáng gì, đa phần là thuốc tây sắp hết date
hay thuốc mẫu của các dược phòng bên Pháp, mà trung tá Trần Tam Tiệp ngoại giao
xin họ, để tập trung
gởi về thay phiên các gia đình văn nghệ sĩ cũ hay quân nhân chế độ cũ, tức VNCH
có chút quà mọn thôi .
Kể
từ 1985, tới lúc tôi ra đi tị nạn cuối năm 1991, tôi mới nhờ trung tá Trần Tam
Tiệp giúp cho độ 20 gia đình .
Cũng
có người vì nhu cầu bức thiết, trung tá Tiệp gởi cho họ một trăm hay năm chục
dollars Mỹ, khi hay tin đương sự nào đó bị đi bệnh viện hay sắp ra đi đoàn tụ
gia đình mà không có phương tiện trang trải nợ nần, hay có chút vốn cầm hơi cho
họ.
Tới
lúc tôi hiểu rằng : trung tá Trần Tam Tiệp chỉ xin được việc làm là gác gian, bảo vệ cho
một chung cư, thì niềm cảm phục tôi thật vô bờ .
Thế
mà, cũng có gia đình từng nhận quà mọn của ông, đã ngại gặp ông khi gia đình họ
qua tới đất nước tự do.
Những
ngày Quân Lực khi cả một triệu quân tan rã, những kỷ niệm về 19/6 hằng năm bị
quên lãng dần dần ...
Kỷ
niệm sau cùng để nói lên nỗi khát khao yêu mến huynh đệ chi binh VNCH, là ngày
chúng tôi vừa lo lắng, vừa buồn cười khi bạo quyền Cộng sản VN không cho
phép nhà thờ và dân chúa tổ chức Ngày Phong Thánh cho quý Cha được Vatican phổ
cập tin tức hân hoan đó, vào đúng ngày 19/6 .
Từ
đó chúng tôi còn ỡm ờ khi nói về Ngày Quân Lực VNCH là " Ngày Phong Thánh
" nữa .
Ôi
, thật còn gì buồn hơn là những kỷ niệm chung mỗi ngày một rời xa tâm tư tình
cảm của mình, không níu kéo lại được nếu chúng ta đẩy nó, kỷ niệm chung thân
mến nhất vào quá khứ ...phải không anh, người anh hùng tôi mến mộ suốt đời này.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
THÁNG 6 BUỒN - CAO MỴ NHÂN
THÁNG 6 BUỒN - CAO MỴ NHÂN
Ngày
Quân Lực VNCH 19/6 hằng năm,
hầu như quân nhân các cấp đều biết và đều nhớ.
Nó
không phải là ngày mâm cao cỗ đầy xôi thịt nhậu nhẹt, như là một ngày huý kỵ
hoặc ngày đơn vị thành lập, sau này còn thêm ngày thánh tổ binh chủng vv...nữa.
Ngày
Quân Lực 19/6 ngày xưa,
tất nhiên là trước cái Bên Cướp Cuộc gọi là ngày đổi đời của họ, đang từ không
tới có, như ngày nay quý vị thấy bọn Bên Cướp Cuộc nhà cao cửa rộng vv... thế
nào rồi.
Còn
phe ta kể từ ngày bi thảm 30-4-1975, dư âm dư ảnh Ngày Quân Lực 19/6 VNCH phải tạm xếp
vào kỷ niệm.
Thật
là oan ức và buồn phiền, vì chúng ta khó có dịp hội họp Toàn Quân theo chiều
hướng của Thiếu Tướng Lê Mình Đảo mong ước toàn quân ta ít nhất mỗi năm một lần
gặp gỡ, đành phải dở dang chương trình xum họp mầu cờ sắc áo ngày xưa.
Như
vậy, với tư cách một người lính VNCH trong từng bước gian truân sau 30-4-1975,
từ kẹt lại ở với Việt Cộng ( tức Cộng Sản VN),
tới đi tù tập trung cải tạo, rồi bươn chải mưu sinh, cuối cùng cũng qua Mỹ được,
theo diện tị nạn, còn gọi HO.
Hôm
nay, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quân Lực VNCH 19/6, tôi
xin phép quý huynh đệ chi binh viết sơ một tổng kết sinh hoạt Quân Lực VNCH
19/6 qua 3 thời điểm, mà tôi có hiện diện, để giãi
bầy phần nào nỗi buồn tháng 6 của chúng ta.
Xin
tạm chia thời gian 19/6, như sau:
1/.
Ở trong nước trước 1975.
2/
Ở trong nước sau 1975.
3/.Ở
hải ngoại sau 1975.
Ở
trong nước trước 30-4-1975, cũng như ở hải ngoại sau 30-4-1975, ý nghĩa thì vẫn trước sau như
một, là kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ chính nghĩa
quốc gia, tự do cùng cuộc sống của dân chúng miền Nam VN.
Trước
ngày đổi đời bi thảm trên, mỗi năm các đơn vị đều chuẩn bị cho cuộc diễn hành
Ngày Quân Lực thật hùng tráng.
Các
đoàn đại diện quân binh chủng, đắc biệt 2 đoàn Thiếu Sinh Quân và Nữ Quân Nhân
QL/VNCH cùng tham dự diễn hành trùng trùng điệp điệp quân nhân các cấp trên đại
lộ Thống Nhất đó .
Sau
1975, quân binh chủng VNCH ở khắp nơi tị nạn trên thế giới, lại tuỳ xứ sở tạm
dung như Mỹ, Pháp, Canada, Úc vv ...tổ chức diễn hành, hay chỉ làm lễ bình
thường, như tất cả những buổi lễ khác, mà dân tộc ta thường
tưởng
niệm
Diễn
hành Ngày Quân Lực VNCH 19/6 ở xa quê hương, gây cho người dân "chế độ cũ
" nỗi bàng hoàng xúc động, khiến người ta thương nhớ xót xa...buồn vì mất
mát những người thân quen, những con đường, những thành phố, những làng mạc, và
cả những thói quen ...đều bị xáo trộn .
Riêng
tôi,rất chú trọng điểm số 2, tức là câu chuyện những ngày 19/6 sau cuộc đổi đời
bi thảm nhất trong tất cả những cuộc đời người lính VNCH, và cả chiều dài dằng
dặc của bộ Quân sử VN mang bóng dáng người lính VNCH ấy .
Thủa
tôi đã được hiện diện trong hàng ngũ một triệu quân của Quân Lực VNCH, tôi đã
say mê đọc cuốn "Quân Sử 4" của Đại tá VNCH Phạm Văn Sơn ( 1915 -1978
), trong đó có hình ảnh người sĩ quan gốc Thượng ở quận Ba Tơ Quảng Ngãi từ
thời Pháp thuộc .
Tôi
phải nhắc tới bộ Quân sử VNCH, là vì nhà sử học Đại tá Phạm Văn Sơn, có thời
làm giám đốc Nha Quân Báo , rồi giám đốc trường Chiến tranh Tâm lý Cây Mai
Saigon ...
Tôi
chỉ biết thấp thoáng, vì đại tá Phạm Văn Sơn là tác giả nhiều bộ Sử VN, kể từ
1956, ông đã phát hành các bộ sử danh tiếng Việt Sử Tân Biên, Việt sử toàn thư vv...mà rồi
bị chết thảm trong trại tù Cải tạo của CSVN ở huyện Song Thao Bắc Việt , thật
quá uổng cho hành trình một nhà sử học có tầm nhìn bao quát và trung thực .
Vì
nếu đại tá Phạm Văn Sơn không bị thảm nạn, mất đi năm 1978, chắc chẵn nước Việt
Nam có bộ sử mới , ghi đầy đủ nhất hiện trạng xã hội từ 30-4-1975 tới bây giờ
, qua góc độ người chép sử chính thống vô tư hơn ai hết .
Tất
nhiên , tôi muốn diễn tả lòng tin tưởng của một người lính VNCH, là tôi, đối
với vị trưởng thượng trong đại tộc KaKi của ...tôi, hẳn đại tá Phạm Văn Sơn nắm
trọn giai đoạn quyết tử của QL/VNCH, ngày hấp hối của chế độ Việt Nam Tự Do,
hay ngày tan hàng của Quân Lực VNCH .
Một
lý do rất giản dị và một quan niệm chính sử là trong giai đoạn ấy, gia đình đại
tá Phạm Văn Sơn có 3 người ra đi tù một lượt, mà tôi " phải biết ",
vì tôi đã tận mắt thấy, đã ở bên cạnh, là :
Đại
tá Phạm Văn Sơn ( nhà viết chính sử VN các thời đại )
Thiếu
tá Phạm Viết Sơn ( trưởng nam đại tá Phạm nêu trên )
Thiếu
tá Bàng Kim Linh ( trưởng nữ của thi sĩ Bàng Bá Lân, phu nhân của Thiếu tá Phạm
Viết Sơn, con dâu đại tá Phạm Văn Sơn đương nêu ) .
Những
ngày kẹt trong tù cải tạo, từ buổi đầu tiên đến buổi cuối cùng, nữ thiếu tá
Bàng Kim Linh ( phòng Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH ) là bạn cùng
" A đặc biệt" với tôi ( 11 nữ sĩ quan cấp tá ) .
Tôi
muốn nhắc lại chi tiết này, không phải muốn bước ven trên vòng đời gia đình
những người lính VNCH, để làm nhân chứng, vì không thiếu gì quân nhân các cấp
nhận lãnh cái vinh dự được viết hay kể lại quân sử VNCH nói chung , và Tù Cải
Tạo nói riêng .
Bởi
lẽ Ngày Quân Lực VNCH, là cái mốc lịch sử rõ rệt nhất trong 10 năm đã thành nếp
văn hoá quân đội miền Nam , kể từ 19 -6 - 1965 đến 30 -4 -1975, những thời điểm
19/6 của các năm
ấy ở miền Nam , mang niềm hãnh diện chung của đại tộc KaKi tôi , mà chỉ
quân nhân các cấp QL/VNCH mới hân hoan chờ đợi mỗi dịp hè về, như đàn con tứ
phương trở về nhà mẹ .
Thế
rồi, sau cái gọi là đổi đời từ bóng tối ra ánh sáng của Bên Cướp Cuộc, quân đội
VNCH đã phải tung đi khắp nơi trên thế giới tránh tai họa tiếp tai họa của giặc
cờ đỏ sao vàng khốc liệt kia...
Phần
còn lại, quân nhân các cầp VNCH phải sống bẽ bàng, buồn nản giữa một xã hội mà
tương lai xám ngoét của chế độ vô sản tồi tàn, lạc hậu, ngu dốt, hèn hạ ...cho
tới bây giờ vẫn chưa ngóc đầu lên nổi cùng năm châu thế giới .
Những
ngày 19/6 sau 1975, riêng tôi không muốn thiên hạ để ý, làm khó dễ sinh hoạt
riêng của mình, tôi đã đùa rỡn 19/6 là ngày sinh nhật anh.
Đôi
khi buồn nhớ tháng ngày VNCH xưa, chúng tôi còn bảo nhau là ngày giỗ, tất nhiên
là ngày giỗ chế độ đệ nhị Cộng Hoà của Tông Tông ...tôi rồi .
Sau
khi đi tù cải tạo về, do một tình cờ, tôi đã chính thức nhờ vả ông Trung tá
Không quân QL/VNCH đã định cư ở
Pháp từ năm 1975, là trung tá KQ Trần Tâm Tiệp, bấy giờ ông sinh hoạt ở Trung
Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại do nữ sĩ Mình Đức Hoài Trinh mới phục hoạt sau
năm 1975 ấy .
Tôi
chịu khó len lỏi đi thăm viếng các gia đình văn nghệ sĩ cũ bị kẹt lại trong
nước, vốn gốc quân đội, như Duy Làm, Thế Uyên, Nguyễn Hữu Nhật vv...sau khi họ
đi tù cải tạo về . Gần như tôi lén gởi danh sách qua ông, trung tá Trần Tam
Tiệp, để vị quan 5 KQ ấy giúp đỡ được ai thì giúp .
Tất
nhiên tôi không thể bao thầu quà cáp của trung tá Trần Tam Tiệp gởi về .
Nhưng
tôi cũng không thể không có những gì gọi là xây dựng niềm tin từ người cho đến
kẻ nhận, nên tôi kín đáo gởi những tấm hình chụp chung nhân ngày giỗ, hoặc sinh
nhật 19/6, tức ngày Quân Lực VNCH của quý vị và chúng tôi.
Thực
ra, Việt Cộng (người Việt theo cộng sản) rất gian manh, chúng thừa hiểu những
hộp quà bé nhỏ chỉ độ 1,2 kí lô có đáng gì, đa phần là thuốc tây sắp hết date
hay thuốc mẫu của các dược phòng bên Pháp, mà trung tá Trần Tam Tiệp ngoại giao
xin họ, để tập trung
gởi về thay phiên các gia đình văn nghệ sĩ cũ hay quân nhân chế độ cũ, tức VNCH
có chút quà mọn thôi .
Kể
từ 1985, tới lúc tôi ra đi tị nạn cuối năm 1991, tôi mới nhờ trung tá Trần Tam
Tiệp giúp cho độ 20 gia đình .
Cũng
có người vì nhu cầu bức thiết, trung tá Tiệp gởi cho họ một trăm hay năm chục
dollars Mỹ, khi hay tin đương sự nào đó bị đi bệnh viện hay sắp ra đi đoàn tụ
gia đình mà không có phương tiện trang trải nợ nần, hay có chút vốn cầm hơi cho
họ.
Tới
lúc tôi hiểu rằng : trung tá Trần Tam Tiệp chỉ xin được việc làm là gác gian, bảo vệ cho
một chung cư, thì niềm cảm phục tôi thật vô bờ .
Thế
mà, cũng có gia đình từng nhận quà mọn của ông, đã ngại gặp ông khi gia đình họ
qua tới đất nước tự do.
Những
ngày Quân Lực khi cả một triệu quân tan rã, những kỷ niệm về 19/6 hằng năm bị
quên lãng dần dần ...
Kỷ
niệm sau cùng để nói lên nỗi khát khao yêu mến huynh đệ chi binh VNCH, là ngày
chúng tôi vừa lo lắng, vừa buồn cười khi bạo quyền Cộng sản VN không cho
phép nhà thờ và dân chúa tổ chức Ngày Phong Thánh cho quý Cha được Vatican phổ
cập tin tức hân hoan đó, vào đúng ngày 19/6 .
Từ
đó chúng tôi còn ỡm ờ khi nói về Ngày Quân Lực VNCH là " Ngày Phong Thánh
" nữa .
Ôi
, thật còn gì buồn hơn là những kỷ niệm chung mỗi ngày một rời xa tâm tư tình
cảm của mình, không níu kéo lại được nếu chúng ta đẩy nó, kỷ niệm chung thân
mến nhất vào quá khứ ...phải không anh, người anh hùng tôi mến mộ suốt đời này.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)