Mỗi Ngày Một Chuyện
THƠ "LỤC CÚ" - CAO MỴ NHÂN
THƠ "LỤC CÚ" - CAO MỴ NHÂN
Ít
lâu nay tôi được hân hạnh quen
biết một bậc nữ lưu rất sáng giá, đối
với tôi, qua sự liên lạc tôi tạm gọi là " mối thân tình giao hảo xướng hoạ
thơ thất ngôn bát cú " từ giáo sư tiến sĩ Trần Huy Bích, bút hiệu Trần Từ
Mai, và nghĩa muội của giáo sư, là một thi sĩ, học giả ẩn danh, bút hiệu Tiểu
Bích.
Vị
nữ lưu nêu trên, phương danh Nguyễn Mỹ Ngọc, gốc Nam Định, ngoài tài xướng hoạ
thơ Đường Tống, chị còn dịch thơ Anh Pháp ngữ.
Chúng
tôi, có lẽ quý mến nhau ở phong cách thưởng ngoạn phong hoa tuyết nguyệt, nên
bắt gặp một làn gió nhẹ nào, là hứng cảm ngâm vịnh ngay.
Như
gần đây, chị Mỹ Ngọc cho hay, bây giờ chị đang ưa thích làm một loạt thơ:
"Thất ngôn, Lục cú", tức là toàn bài vẫn như "Thất ngôn, Bát
cú", nhưng chỉ xử dụng một cặp đối thôi, thay vì "Thất ngôn , Bát cú
" từ thời nhà Đường, nhà Tống tới nay, bài thơ (7 X 8) chữ , phải có 2 cặp
đối (3 -4 và
5-
6) .
Ô
lạ quá, tôi xin trưng ra một bài " thất ngôn lục cú " của nữ sĩ Mỹ
Ngọc:
ĐẦU XUÂN
Tết
đã đến, đông chẳng chịu tàn
Đêm
về sương muối lạnh chưa tan
Hoa
còn phong kín chờ bung nở
Hương
vẫn ủ sầu đợi toả lan
Cây
cỏ đơm mầm xanh bát ngát
Nắng
vàng óng ánh khắp không gian
Mỹ Ngọc
Như
vậy cặp đối duy nhất trong bài " lục cú " này, là 2 câu 3 và 4 .
Quý
vị chuyên " Đường thi " thì cảm thấy ...khó chịu, đọc lên như thiếu một nỗi gì không hoàn
hảo, tức là thêm cặp luận 5-6 mới hoàn chỉnh.
Tôi
thì lúc nào cũng hăm hở, tò mò, rồi thử hoạ ngay " lục cú " xem có
...êm ả không. Xin thưa: thấy có vẻ cũng hay hay...
"
điều xướng hoạ như là mau chóng, đỡ vất vả hơn, vì chỉ cần cặp đối duy nhất toạ
ở giữa bài " Bài hoạ :
TRÀ THƠ
Mới
đó mà như nắng sắp tàn
Buổi
chiều ngồi đợi khói sương tan
Bếp
xưa vội nhóm tìm hơi ấm
Bóng
cũ vừa qua ngỡ cánh lan
Tưởng
hạ sen vương trà nhớ gọi
Hoá
xuân chưa giã biệt trần gian...
Cao Mỵ Nhân
Tuy
nhiên, sự việc ở đời đều có cơ duyên, tôi hỏi thăm chị Mỹ Ngọc là do đâu chị
nghĩ ra thể thơ " thất ngôn lục cú" đó?
Chị
Mỹ Ngọc " ố la la " ngay, người sáng chế ra thể " lục cú "
này là nhà thơ MAI HUYỀN NGA, bút hiệu của nhà giáo Hà Mai Nguyên, vị này vốn
là bạn chí thiết của giáo sư Phạm Cao Dương, và là con trai thứ hai nhà mô phạm
lão thành thời tiền bán thế kỷ 20 vừa qua, cụ cố Hà Mai Anh.
Cụ
giáo HÀ MAI ANH ( 1905 - 1975 ) là tác giả của nhiều sách giáo khoa, dịch giả
mấy tác phẩm lớn, trong đó có cuốn Grands Coeurs của Edmondo De Amicis (
1846- 1908).
Nghe
thoáng tên cụ Hà Mai Anh, tôi reo lên: Ô chị ơi, em thích cuốn Tâm Hồn Cao
Thượng cụ dịch tác phẩm vừa nêu.
À,
hồi Cao Mỵ Nhân làm việc ở QĐI/QKI, những ngày chưa tan hàng, một lần kia, nghe
điện thoại của đại tá Hà Mai Việt , Trưởng phòng 3 Bộ Tư Lệnh, hỏi thăm khi ông
mới đáo nhậm đơn vị, em nghĩ quý vị ấy họ hàng với nhau chị
ạ.
Thì
ông Hà Mai Việt là con cả cụ Hà Mai Anh, còn anh Hà Mai Nguyên là thứ hai .
Tác
giả Hà Mai Nguyên bút hiệu Mai Huyền Nga, qua nữ sĩ Mỹ Ngọc đương nêu, đã viết
trên 2000 ( hai ngàn ) bài thơ
"
thất ngôn lục cú" mà tôi trình bầy hôm nay.
Có
lẽ ông chưa hề muốn phổ biến, vì nếu nhà thơ Mai Huyền Nga, bút hiệu của giáo
sư Hà Mai Nguyên định để lại cho đời việc thi sĩ khám phá ra thể thơ khá đặc
biệt này, ông đã ra sách lâu rồi .
Như
hiền huynh của tác giả Hà Mai Nguyên là đại tá VNCH Hà Mai Việt, sinh năm 1933,
Thủ khoa khoá I Thiết Giáp, sau cuộc chiến , đã xuất bản mấy
cuốn như:
Việt
Nam Cội Nguồn Cuộc Chiến
Thép
và Máu .
Để
giới thiệu thơ " thất ngôn lục cú " của giáo sư Hà Mai Nguyên, bút
hiệu Mai Huyền Nga, tôi xin trích dẫn 2 bài mới nhất sau đây :
NGHIỆP DUYÊN
Số
kiếp tha hương gánh chịu thôi
Xa
quê bỏ xứ nhiều năm rồi
Lối
mơ nhìn lại thì vô vọng
Đường
mộng đưa về lại chẻ đôi
Duyên
nghiệp đã đeo khôn gỡ bỏ
Thôi
thì lặng lẽ ngó ngày trôi
Mai Huyền
Nga
HÃY VUI VẺ
RA ĐI
Sống
đời thất thập cổ lai hy
Tám
mấy buông tay tiếc rẻ gì
Thanh
thản chia ly khi cách biệt
Vui
tươi từ giã lúc ra đi
Thân
kia do cát bụi gom lại
Thành
đất sau này có lạ chi
Mai Huyền
Nga
Như
vậy thì quý vị và chúng tôi không thể không lạ lùng, là dân tộc VN xuất khẩu
thành thơ đã nhiều như ca dao, tục ngữ vv...mà quý vị tham cứu và sáng tác thơ
ca, còn mỗi thời đại một khám phá, mới mẻ hơn nhiều nữa ...
Thơ
ca vốn là thú tiêu khiển thanh thoát, cao vời, đưa tâm hồn ra xa bát ngát,
thành không thể nào không cám ơn quý vị thi sĩ hiện diện giữa đám đông, hay quy
ẩn nơi thâm sơn cùng cốc vv...được.
Rồi
tình cờ thiên hạ nhàn du, bỗng thấy những cánh hoa thơ lạ lẫm bay bổng tuyệt
vời, tuỳ cảm quan khách đón nhận bên trời, bởi vì tất cả chỉ là mơ, là mộng của
người thơ nào đó lãng bước qua thôi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
THƠ "LỤC CÚ" - CAO MỴ NHÂN
THƠ "LỤC CÚ" - CAO MỴ NHÂN
Ít
lâu nay tôi được hân hạnh quen
biết một bậc nữ lưu rất sáng giá, đối
với tôi, qua sự liên lạc tôi tạm gọi là " mối thân tình giao hảo xướng hoạ
thơ thất ngôn bát cú " từ giáo sư tiến sĩ Trần Huy Bích, bút hiệu Trần Từ
Mai, và nghĩa muội của giáo sư, là một thi sĩ, học giả ẩn danh, bút hiệu Tiểu
Bích.
Vị
nữ lưu nêu trên, phương danh Nguyễn Mỹ Ngọc, gốc Nam Định, ngoài tài xướng hoạ
thơ Đường Tống, chị còn dịch thơ Anh Pháp ngữ.
Chúng
tôi, có lẽ quý mến nhau ở phong cách thưởng ngoạn phong hoa tuyết nguyệt, nên
bắt gặp một làn gió nhẹ nào, là hứng cảm ngâm vịnh ngay.
Như
gần đây, chị Mỹ Ngọc cho hay, bây giờ chị đang ưa thích làm một loạt thơ:
"Thất ngôn, Lục cú", tức là toàn bài vẫn như "Thất ngôn, Bát
cú", nhưng chỉ xử dụng một cặp đối thôi, thay vì "Thất ngôn , Bát cú
" từ thời nhà Đường, nhà Tống tới nay, bài thơ (7 X 8) chữ , phải có 2 cặp
đối (3 -4 và
5-
6) .
Ô
lạ quá, tôi xin trưng ra một bài " thất ngôn lục cú " của nữ sĩ Mỹ
Ngọc:
ĐẦU XUÂN
Tết
đã đến, đông chẳng chịu tàn
Đêm
về sương muối lạnh chưa tan
Hoa
còn phong kín chờ bung nở
Hương
vẫn ủ sầu đợi toả lan
Cây
cỏ đơm mầm xanh bát ngát
Nắng
vàng óng ánh khắp không gian
Mỹ Ngọc
Như
vậy cặp đối duy nhất trong bài " lục cú " này, là 2 câu 3 và 4 .
Quý
vị chuyên " Đường thi " thì cảm thấy ...khó chịu, đọc lên như thiếu một nỗi gì không hoàn
hảo, tức là thêm cặp luận 5-6 mới hoàn chỉnh.
Tôi
thì lúc nào cũng hăm hở, tò mò, rồi thử hoạ ngay " lục cú " xem có
...êm ả không. Xin thưa: thấy có vẻ cũng hay hay...
"
điều xướng hoạ như là mau chóng, đỡ vất vả hơn, vì chỉ cần cặp đối duy nhất toạ
ở giữa bài " Bài hoạ :
TRÀ THƠ
Mới
đó mà như nắng sắp tàn
Buổi
chiều ngồi đợi khói sương tan
Bếp
xưa vội nhóm tìm hơi ấm
Bóng
cũ vừa qua ngỡ cánh lan
Tưởng
hạ sen vương trà nhớ gọi
Hoá
xuân chưa giã biệt trần gian...
Cao Mỵ Nhân
Tuy
nhiên, sự việc ở đời đều có cơ duyên, tôi hỏi thăm chị Mỹ Ngọc là do đâu chị
nghĩ ra thể thơ " thất ngôn lục cú" đó?
Chị
Mỹ Ngọc " ố la la " ngay, người sáng chế ra thể " lục cú "
này là nhà thơ MAI HUYỀN NGA, bút hiệu của nhà giáo Hà Mai Nguyên, vị này vốn
là bạn chí thiết của giáo sư Phạm Cao Dương, và là con trai thứ hai nhà mô phạm
lão thành thời tiền bán thế kỷ 20 vừa qua, cụ cố Hà Mai Anh.
Cụ
giáo HÀ MAI ANH ( 1905 - 1975 ) là tác giả của nhiều sách giáo khoa, dịch giả
mấy tác phẩm lớn, trong đó có cuốn Grands Coeurs của Edmondo De Amicis (
1846- 1908).
Nghe
thoáng tên cụ Hà Mai Anh, tôi reo lên: Ô chị ơi, em thích cuốn Tâm Hồn Cao
Thượng cụ dịch tác phẩm vừa nêu.
À,
hồi Cao Mỵ Nhân làm việc ở QĐI/QKI, những ngày chưa tan hàng, một lần kia, nghe
điện thoại của đại tá Hà Mai Việt , Trưởng phòng 3 Bộ Tư Lệnh, hỏi thăm khi ông
mới đáo nhậm đơn vị, em nghĩ quý vị ấy họ hàng với nhau chị
ạ.
Thì
ông Hà Mai Việt là con cả cụ Hà Mai Anh, còn anh Hà Mai Nguyên là thứ hai .
Tác
giả Hà Mai Nguyên bút hiệu Mai Huyền Nga, qua nữ sĩ Mỹ Ngọc đương nêu, đã viết
trên 2000 ( hai ngàn ) bài thơ
"
thất ngôn lục cú" mà tôi trình bầy hôm nay.
Có
lẽ ông chưa hề muốn phổ biến, vì nếu nhà thơ Mai Huyền Nga, bút hiệu của giáo
sư Hà Mai Nguyên định để lại cho đời việc thi sĩ khám phá ra thể thơ khá đặc
biệt này, ông đã ra sách lâu rồi .
Như
hiền huynh của tác giả Hà Mai Nguyên là đại tá VNCH Hà Mai Việt, sinh năm 1933,
Thủ khoa khoá I Thiết Giáp, sau cuộc chiến , đã xuất bản mấy
cuốn như:
Việt
Nam Cội Nguồn Cuộc Chiến
Thép
và Máu .
Để
giới thiệu thơ " thất ngôn lục cú " của giáo sư Hà Mai Nguyên, bút
hiệu Mai Huyền Nga, tôi xin trích dẫn 2 bài mới nhất sau đây :
NGHIỆP DUYÊN
Số
kiếp tha hương gánh chịu thôi
Xa
quê bỏ xứ nhiều năm rồi
Lối
mơ nhìn lại thì vô vọng
Đường
mộng đưa về lại chẻ đôi
Duyên
nghiệp đã đeo khôn gỡ bỏ
Thôi
thì lặng lẽ ngó ngày trôi
Mai Huyền
Nga
HÃY VUI VẺ
RA ĐI
Sống
đời thất thập cổ lai hy
Tám
mấy buông tay tiếc rẻ gì
Thanh
thản chia ly khi cách biệt
Vui
tươi từ giã lúc ra đi
Thân
kia do cát bụi gom lại
Thành
đất sau này có lạ chi
Mai Huyền
Nga
Như
vậy thì quý vị và chúng tôi không thể không lạ lùng, là dân tộc VN xuất khẩu
thành thơ đã nhiều như ca dao, tục ngữ vv...mà quý vị tham cứu và sáng tác thơ
ca, còn mỗi thời đại một khám phá, mới mẻ hơn nhiều nữa ...
Thơ
ca vốn là thú tiêu khiển thanh thoát, cao vời, đưa tâm hồn ra xa bát ngát,
thành không thể nào không cám ơn quý vị thi sĩ hiện diện giữa đám đông, hay quy
ẩn nơi thâm sơn cùng cốc vv...được.
Rồi
tình cờ thiên hạ nhàn du, bỗng thấy những cánh hoa thơ lạ lẫm bay bổng tuyệt
vời, tuỳ cảm quan khách đón nhận bên trời, bởi vì tất cả chỉ là mơ, là mộng của
người thơ nào đó lãng bước qua thôi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)