Mỗi Ngày Một Chuyện
THƯƠNG MẾN MUÔN ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
THƯƠNG MẾN MUÔN ĐỜI -
CAO MỴ NHÂN
Qua kính viễn
vọng, mình thấy anh đang nín cơn cười, lúc ghé mắt vào màn hình, thấy 4 chữ
mình tô ngay ngắn không phải gởi riêng anh, mà mình gởi đến bốn phương huynh đệ
chi binh cơ: "Thương mến muôn đời".
Ố ô, thì có gì
lạ đâu, đó là 4 chữ sau cùng trong bài hát " Có Những Người Anh" của
nhạc sĩ Võ Đức Hảo, do cô ca sĩ Dạ Lan trình bầy, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quân
Lực 19/6 của VNCH, mà Nhị Ca Lính Dù đã gởi cho, vì bạn ta biết mình mê lính
Cộng Hoà ghê lắm.
Anh định nói
phương châm: " Biết rồi, khổ lắm, nói mãi..."
Mình cũng cảm
thấy buồn cười, hễ nhắc tới quý vị huynh đệ chi binh mình, là mình cứ như con
gà tồ xoè cánh ra, sợ diều hâu ăn cắp trứng.
Tình cảm của
mình dành cho đại tộc KaKi thật là bất tuyệt, đến nỗi mình không thích ai cố ý
hay vô tình nói xấu bất cứ ai trong cái đại tộc đó, dù là huynh đệ đi
nữa.
Điều đó anh
cũng biết, vì hôm xưa anh thấy mình có vẻ buồn khi nhắc đến một nhân vật vai em
thôi, anh bảo: Hắn ca tụng mình lắm, không có gì.
Tại sao sự
việc chi, anh cũng nói không có gì, mà sự việc mình, đối với anh thôi, anh đã
không bỏ qua, còn không quên được nhỉ?
Cứ suy nghĩ
tới đúng điều băn khoăn của mình, thì hình như lại có một cánh dù bay bổng chơi
vơi, khiến mình để tâm hồn đắm chìm theo cánh dù trên mây đó, bỏ hết mọi
chuyện dưới ...thế gian này.
Một lần nữa
anh kéo mình về thực tại, anh ỡm ờ câu thơ của người thi sĩ, thiền sư:
Rằng xưa có gã
từ quan
Lên non, tìm
động hoa vàng ngủ say ...
( Động hoa vàng - Phạm Thiên Thư )
Phạm Thiên Thư
không hề đi lính một ngày, thi sĩ thứ thiệt này được chính phủ VNCH cho hoãn
dịch vì lý do tôn giáo. Ông vừa là con một của gia đình có nhiều chị em gái,
vừa muốn đi tu, thì làm sao đăng đồ đi Võ Khoa Thủ Đức chứ, đừng nói tình
nguyện lên Võ Bị Đà Lạt, và còn chưa kể các lý do khác, Nhà thơ Phạm Thiên Thư
treo ấn từ quan được (chắc là quan văn quá!)
Thế nên, có số
ít thanh niên miền nam thủa ấy, từ 1954 đến 1975, đã thích mang tư tưởng "
từ quan" ngay từ khi chưa hề bước chân vô quan trường (dân sự) hay quân
trường (quân đội), thường nhật cứ mơ màng, say ngủ dưới cội hoa, nơi động hoa
gì đó chẳng hạn.
Thành tôi,
thiên vị hẳn những đấng trai hùng từ trong tâm tư đến ngoài xã hội.
"Có
Những Người Anh" là bài hát thời sự của nhạc sĩ Võ Đức Hảo đã như một
luồng gió mát, một ánh nắng sớm tới với tôi trong ngày Quân Lực vừa qua ở hải
ngoại sau 42 năm vắng bóng những cuộc diễn hành ngày 19/6 thân quen .
Giọng hát Dạ
Lan trong bài này, là một giọng tâm tình, hoan hỉ, bình thường như đang nói
chuyện thôi, nhưng với tôi rất hấp dẫn, vì tôi đang tưởng nhớ tới quý vị chinh
phu:
Áo bào
rực ánh nắng pha
Pháo
binh, thiết giáp xông pha trận tiền.
Có thể anh đã
phá lên cười: Răng dám sửa thơ " Chinh phụ ngâm " của bà Đoàn
Thị Điểm tề, bà Đoàn viết :
Áo chàng đỏ
tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc
trắng như là tuyết in ...
Thì biết rồi,
nhưng mà thời nay chớ có phải ngày xưa mô, làm chi có ngựa trắng như là tuyết
in được. Thế giới đã hiện đại hoá, máy móc hoá các phương tiện chiến tranh, bom
rơi, đạn nổ thay cho cung kiếm bộn bề, lỉnh kỉnh.
Nên khi Dạ Lan
hát, tôi coi từng đoàn lại từng đoàn chiến sĩ diễn hành, đủ các quân binh
chủng, cái khối người di chuyển đồng nhất, đẹp vô cùng, cha ơi, làm sao có lại
cảnh đó, cho tôi hăng hái lên đường .
Bộ quên là bọn
mình cao niên rồi à?
Nhớ chứ, càng
nhớ, càng thương lính chiến VNCH .
Mình lén nhìn
anh, cao niên thì cao niên chớ, chúng ta ai cũng có một chuỗi ngày rực rỡ, huy
hoàng...Phải hãnh diện ...dĩ vãng đó, phải tôn trọng sự nghiệp đó, QL/VNCH.
Anh có biết
:" Anh là người tôi thương mến muôn đời " không hả?
Câu chót hết
của bài " Có Những Người Anh" tác giả Võ Đức Hảo viết như vậy. Tôi
cũng hào hứng hát lời tâm huyết cuối cùng như vậy, vì không bút nào tả hết được
lòng dạ người dân dành cho các anh chiến sĩ VNCH từng vào sinh ra tử, để bảo vệ
lý tưởng quốc gia chân chính, từ ngày xưa, hôm nay, và mãi mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
THƯƠNG MẾN MUÔN ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
THƯƠNG MẾN MUÔN ĐỜI -
CAO MỴ NHÂN
Qua kính viễn
vọng, mình thấy anh đang nín cơn cười, lúc ghé mắt vào màn hình, thấy 4 chữ
mình tô ngay ngắn không phải gởi riêng anh, mà mình gởi đến bốn phương huynh đệ
chi binh cơ: "Thương mến muôn đời".
Ố ô, thì có gì
lạ đâu, đó là 4 chữ sau cùng trong bài hát " Có Những Người Anh" của
nhạc sĩ Võ Đức Hảo, do cô ca sĩ Dạ Lan trình bầy, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quân
Lực 19/6 của VNCH, mà Nhị Ca Lính Dù đã gởi cho, vì bạn ta biết mình mê lính
Cộng Hoà ghê lắm.
Anh định nói
phương châm: " Biết rồi, khổ lắm, nói mãi..."
Mình cũng cảm
thấy buồn cười, hễ nhắc tới quý vị huynh đệ chi binh mình, là mình cứ như con
gà tồ xoè cánh ra, sợ diều hâu ăn cắp trứng.
Tình cảm của
mình dành cho đại tộc KaKi thật là bất tuyệt, đến nỗi mình không thích ai cố ý
hay vô tình nói xấu bất cứ ai trong cái đại tộc đó, dù là huynh đệ đi
nữa.
Điều đó anh
cũng biết, vì hôm xưa anh thấy mình có vẻ buồn khi nhắc đến một nhân vật vai em
thôi, anh bảo: Hắn ca tụng mình lắm, không có gì.
Tại sao sự
việc chi, anh cũng nói không có gì, mà sự việc mình, đối với anh thôi, anh đã
không bỏ qua, còn không quên được nhỉ?
Cứ suy nghĩ
tới đúng điều băn khoăn của mình, thì hình như lại có một cánh dù bay bổng chơi
vơi, khiến mình để tâm hồn đắm chìm theo cánh dù trên mây đó, bỏ hết mọi
chuyện dưới ...thế gian này.
Một lần nữa
anh kéo mình về thực tại, anh ỡm ờ câu thơ của người thi sĩ, thiền sư:
Rằng xưa có gã
từ quan
Lên non, tìm
động hoa vàng ngủ say ...
( Động hoa vàng - Phạm Thiên Thư )
Phạm Thiên Thư
không hề đi lính một ngày, thi sĩ thứ thiệt này được chính phủ VNCH cho hoãn
dịch vì lý do tôn giáo. Ông vừa là con một của gia đình có nhiều chị em gái,
vừa muốn đi tu, thì làm sao đăng đồ đi Võ Khoa Thủ Đức chứ, đừng nói tình
nguyện lên Võ Bị Đà Lạt, và còn chưa kể các lý do khác, Nhà thơ Phạm Thiên Thư
treo ấn từ quan được (chắc là quan văn quá!)
Thế nên, có số
ít thanh niên miền nam thủa ấy, từ 1954 đến 1975, đã thích mang tư tưởng "
từ quan" ngay từ khi chưa hề bước chân vô quan trường (dân sự) hay quân
trường (quân đội), thường nhật cứ mơ màng, say ngủ dưới cội hoa, nơi động hoa
gì đó chẳng hạn.
Thành tôi,
thiên vị hẳn những đấng trai hùng từ trong tâm tư đến ngoài xã hội.
"Có
Những Người Anh" là bài hát thời sự của nhạc sĩ Võ Đức Hảo đã như một
luồng gió mát, một ánh nắng sớm tới với tôi trong ngày Quân Lực vừa qua ở hải
ngoại sau 42 năm vắng bóng những cuộc diễn hành ngày 19/6 thân quen .
Giọng hát Dạ
Lan trong bài này, là một giọng tâm tình, hoan hỉ, bình thường như đang nói
chuyện thôi, nhưng với tôi rất hấp dẫn, vì tôi đang tưởng nhớ tới quý vị chinh
phu:
Áo bào
rực ánh nắng pha
Pháo
binh, thiết giáp xông pha trận tiền.
Có thể anh đã
phá lên cười: Răng dám sửa thơ " Chinh phụ ngâm " của bà Đoàn
Thị Điểm tề, bà Đoàn viết :
Áo chàng đỏ
tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc
trắng như là tuyết in ...
Thì biết rồi,
nhưng mà thời nay chớ có phải ngày xưa mô, làm chi có ngựa trắng như là tuyết
in được. Thế giới đã hiện đại hoá, máy móc hoá các phương tiện chiến tranh, bom
rơi, đạn nổ thay cho cung kiếm bộn bề, lỉnh kỉnh.
Nên khi Dạ Lan
hát, tôi coi từng đoàn lại từng đoàn chiến sĩ diễn hành, đủ các quân binh
chủng, cái khối người di chuyển đồng nhất, đẹp vô cùng, cha ơi, làm sao có lại
cảnh đó, cho tôi hăng hái lên đường .
Bộ quên là bọn
mình cao niên rồi à?
Nhớ chứ, càng
nhớ, càng thương lính chiến VNCH .
Mình lén nhìn
anh, cao niên thì cao niên chớ, chúng ta ai cũng có một chuỗi ngày rực rỡ, huy
hoàng...Phải hãnh diện ...dĩ vãng đó, phải tôn trọng sự nghiệp đó, QL/VNCH.
Anh có biết
:" Anh là người tôi thương mến muôn đời " không hả?
Câu chót hết
của bài " Có Những Người Anh" tác giả Võ Đức Hảo viết như vậy. Tôi
cũng hào hứng hát lời tâm huyết cuối cùng như vậy, vì không bút nào tả hết được
lòng dạ người dân dành cho các anh chiến sĩ VNCH từng vào sinh ra tử, để bảo vệ
lý tưởng quốc gia chân chính, từ ngày xưa, hôm nay, và mãi mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)