Tham Khảo
TIỀN CỦA UBER CHẢY VỀ ĐÂU? Trần Phi Tuấn
Khi trả 100.000 đồng cho tài xế Uber, có bao giờ bạn tự hỏi "Tiền sẽ chảy vào túi ai? Uber được hưởng mấy phần? Vì sao Uber bị tố trốn thuế, và mãi không chịu có lời?".
Khi trả 100.000 đồng cho tài xế Uber, có bao giờ bạn tự hỏi "Tiền sẽ chảy vào túi ai? Uber được hưởng mấy phần? Vì sao Uber bị tố trốn thuế, và mãi không chịu có lời?".
Câu hỏi trên tưởng là dễ trả lời, nhưng thực ra không như mọi người nghĩ. Theo phần chiết khấu ăn chia, Uber được hưởng 25%, trước đây là 20%, và tài xế - hay đối tác theo cách gọi của Uber sẽ có 75.000 đồng còn lại. Vấn đề là tài xế không nhận được khoảng 75.000 đồng đó ngay vì lập tức Uber sẽ trừ vào tài khoản của lái xe số tiền 100.000 đồng. Nhưng Uber nào trừ?
Tiền đi đâu, về đâu?
Tại Việt Nam, người ta đã quen với cái tên Uber Việt Nam, nhưng rồi, trong vụ truy thu thuế, và cả vụ kiện ngành thuế ra tòa, một cái tên khác xuất hiện: Uber BV. Vậy mối quan hệ này như thế nào?
Trở lại tình huống ban đầu, khi bạn trả 100.000 đồng cho tài xế thì số tiền đó sẽ vượt Đại Dương qua đến Hà Lan nơi đăng ký hoạt động của Uber BV, tên đầy đủ và chính xác là Uber Internationla BV. Đây chính là công ty thu nhận mọi hoạt động kinh doanh của Uber tại Việt Nam và khắp toàn thế giới.
Bấy giờ, dòng tiền từ Việt Nam chảy đến Uber ở Hà Lan sẽ chia làm hai phần, một là khoảng 75% mà tài xế được chia, một là 25% mà Uber được hưởng. Số tiền 75.000 đồng nói trên 1 tuần sau sẽ được hoàn trả cho tài xế và lúc này Uber ở Hà Lan có 25.000 đồng.
Nhưng đó chưa phải là điều lắt léo nhất. Thử hình dung, thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam là 20%, hấp dẫn hơn 25% ở Hà Lan, vậy tại sao Uber không để tiền ở Việt Nam để được hưởng thuế suất thấp hơn?
Khi 25.000 đồng được chuyển đến Uber International BV ở Hà Lan thì tiền không nằm ở đó mà lại được chuyển đến một công ty khác, đăng ký hoạt động ở Hà Lan nhưng có trụ sở điều hành tại Bermuda, một hòn đảo ở vùng Caribbean. Công ty này có tên là Uber International CV.
Đến đây tưởng cũng cần nhắc đến mô hình hai công ty Hà Lan mà Uber đang áp dụng, gọi là Double Dutch. Công ty thứ nhất, Uber International BV và công ty thứ hai là Uber International CV.
Điểm độc đáo của công ty thứ hai là không hề có nhân viên, và trụ sở lại nằm trong một công ty luật. Đấy chính công ty bình phong - shell company - danh bất hư truyền.
Vậy là, nếu lần theo dấu dòng tiền sẽ thấy 25.000 đồng mà Uber International BV Hà Lan đang nắm giữ đó thì 99% sẽ được chuyển đến Uber International CV ở Bermuda. Điều đó có nghĩa là chỉ còn 250 đồng, tương ứng với 1%, ở lại Hà Lan, còn 24.750 đồng còn lại sẽ chuyển đến đảo giấu tiền ở vùng Carribean.
Số tiền từ Hà Lan đến Bermuda đó được gọi là phí bản quyền, và theo ngôn ngữ trong thỏa thuận của Uber BV và Uber CV thì đó là "Intangible Property License Agreement", tức là Thỏa thuận bản quyền tài sản vô hình. Theo luật Hà Lan, tiền phí bản quyền này không phải đóng thuế.
Điều kỳ diệu của Bermuda và những thiên đường náu thuế khác (tax haven) chính là thêm một lần nữa Uber không phải đóng thuế. Khoản tiền từ Hà Lan chảy đên Bermuda như vậy được bảo toàn.
Và từ đây, chỉ một phần rất nhỏ, 1,5% của số tiền ở Bermuada đó, theo điều tra của tạp chí Fortune, được chuyển đến cho Uber Technology, Inc. có tổng hành dinh tại San Francisco, Mỹ. Và người Mỹ chỉ có thể đánh thuế được trên số tiền nhỏ nhoi này.
Uber ở Việt Nam đóng thuế như thế nào?
Các nhà điều hành Uber đã tính toán rất kỹ. Uber BV là pháp nhân nước ngoài vì thế đóng thuế theo thuế khoán, thuế nhà thầu. Mức thuế này ở Việt Nam là 2% trên doanh thu được hưởng, và 3% trên lợi nhuận làm ra. Theo lẽ, trong doanh thu 25.000 đồng của Uber tại Hà Lan đó, Uber phải đóng thuế cho Việt Nam 2%, là 500 đồng.
Vấn đề là Uber kê khai bao nhiêu doanh thu được hưởng để có thể đóng 2% thuế khoán này?
Không ai có thể biết được Uber thu bao nhiều tiền, và cũng không ai biết được Uber có bao nhiêu xe ở Việt Nam, và mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng thực hiện bao nhiêu cuốc xe. Uber có một phần mềm để bảo mật, ngăn cản sự dòm ngó của cơ quan chức năng. Vậy nên, Uber có thể khai bao nhiều là tùy thích?
Riêng con số 3% thuế thu nhập doanh nghiệp đánh trên lợi nhuận thì có lẽ muôn đời Việt Nam không thể thu được vì phần tiền chảy qua Hà Lan rồi đến Bermuda thuế đã được rửa sạch dấu vết. Trừ phi, Uber có một nỗi ám ảnh về trách nhiệm xã hội nào đó nên báo lãi, còn không thì hoàn toàn báo lỗ. Một năm, Uber trên toàn thế giới có hàng tỉ cuốc xe, doanh thu hàng chục tỉ USD và phần Uber được hưởng 25% đó vẫn là con số nhiều tỉ đô la.
Như vậy, nếu theo dấu được dòng tiền, cơ quan thuế có thể nắm gáy được Uber, ít nhất thì cũng phần thuế nhà thầu 2% đó. Nhưng một bức màn nhung huyền bí đã che phủ tất cả vì doanh thu của Uber vẫn là một ẩn số.
Ngành thuế ở Việt Nam chỉ có thể thu được hai món: Một là thuế thu nhập cá nhân, hai là thuế VAT, nhưng cả hai sắc thuế này, oái oăm thay, lại đổ lên đầu tài xế, hay đối tác, theo cách gọi của Uber.
Điều đáng nói nữa là Uber sẽ thu giúp cho chính phủ khoản thuế này từ tài xế, và sau đó sẽ nộp vào ngân sách chính phủ. Nhưng một lần nữa, doanh thu của Uber không ai biết được, vì thế phần thu giúp hay kê khai, giả dụ Uber muốn "ăn dày", họ vẫn có cách để làm được.
Chính vì thế, vụ tranh chấp giữa cơ quan thuế ở TP.HCM truy thu và phạt 66,68 tỉ đồng của Uber, dẫn đến hai lần Uber phát đơn kiện Cục thuế TP.HCM, lại là tranh chấp giữa thuế VAT thu từ tài xế. Hơn nữa, Uber luôn viện dẫn Việt Nam và Hà Lan đã có Hiệp định “Tránh đánh thuế hai lần”, và theo họ, Uber đã đóng thuế ở Hà Lan rồi thì không phải đóng thuế ở Việt Nam nữa. Mà Uber đóng thuế ở Hà Lan như thế nào thì phần trên đã phân tích rõ.
Hội nhập quốc tế đấy là tuân thủ luật chơi quốc tế, khó có thể dùng các quyết định hành chính để giải quyết một vấn nạn mang tính toàn cầu.
Kỹ nghệ né thuế, lách thuế, hay nói trắng ra là trốn thuế, được đội ngũ các chuyên gia thuế, tài chính và luật dày dạn kinh nghiệm thực hiện, và cần phải nhắc đến đó chính là hợp pháp. Vì thế, rất khó để truy theo dấu vết của dòng tiền, và càng không biết được kỹ nghệ kê khai thuế của những công ty đa quốc gia thì khó có thể buộc họ tuyên bố có lãi để đóng thuế được. Và cũng vì thế, buộc Uber có trụ sở tại Việt Nam, và bắt buộc Uber phải có lãi để đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là một điều hết sức khó khăn.
Vậy còn Grab? Grab liệu có theo bước chân của Uber sau khi thâu tóm thị trường của đối thủ tại Đông Nam Á? Cuộc chiến giành thị trường đã hoàn toàn thắng lợi, vậy đã đến lúc Grab không còn báo lỗ để đóng thuế?
Một điều đừng quên đó là 51% cổ phần của Grab Việt Nam là của ông Nguyễn Tuấn Anh, 49% còn lại là của Grab có trụ sở tại Cayman Islands - một cái tên quen thuộc trong các quần đảo giấu vàng ở vùng biển Caribean huyền thoại, và sau lưng Grab là những nhà tài chính đại tài.
Trần Phi Tuấn
TL chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TIỀN CỦA UBER CHẢY VỀ ĐÂU? Trần Phi Tuấn
Khi trả 100.000 đồng cho tài xế Uber, có bao giờ bạn tự hỏi "Tiền sẽ chảy vào túi ai? Uber được hưởng mấy phần? Vì sao Uber bị tố trốn thuế, và mãi không chịu có lời?".
Khi trả 100.000 đồng cho tài xế Uber, có bao giờ bạn tự hỏi "Tiền sẽ chảy vào túi ai? Uber được hưởng mấy phần? Vì sao Uber bị tố trốn thuế, và mãi không chịu có lời?".
Câu hỏi trên tưởng là dễ trả lời, nhưng thực ra không như mọi người nghĩ. Theo phần chiết khấu ăn chia, Uber được hưởng 25%, trước đây là 20%, và tài xế - hay đối tác theo cách gọi của Uber sẽ có 75.000 đồng còn lại. Vấn đề là tài xế không nhận được khoảng 75.000 đồng đó ngay vì lập tức Uber sẽ trừ vào tài khoản của lái xe số tiền 100.000 đồng. Nhưng Uber nào trừ?
Tiền đi đâu, về đâu?
Tại Việt Nam, người ta đã quen với cái tên Uber Việt Nam, nhưng rồi, trong vụ truy thu thuế, và cả vụ kiện ngành thuế ra tòa, một cái tên khác xuất hiện: Uber BV. Vậy mối quan hệ này như thế nào?
Trở lại tình huống ban đầu, khi bạn trả 100.000 đồng cho tài xế thì số tiền đó sẽ vượt Đại Dương qua đến Hà Lan nơi đăng ký hoạt động của Uber BV, tên đầy đủ và chính xác là Uber Internationla BV. Đây chính là công ty thu nhận mọi hoạt động kinh doanh của Uber tại Việt Nam và khắp toàn thế giới.
Bấy giờ, dòng tiền từ Việt Nam chảy đến Uber ở Hà Lan sẽ chia làm hai phần, một là khoảng 75% mà tài xế được chia, một là 25% mà Uber được hưởng. Số tiền 75.000 đồng nói trên 1 tuần sau sẽ được hoàn trả cho tài xế và lúc này Uber ở Hà Lan có 25.000 đồng.
Nhưng đó chưa phải là điều lắt léo nhất. Thử hình dung, thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam là 20%, hấp dẫn hơn 25% ở Hà Lan, vậy tại sao Uber không để tiền ở Việt Nam để được hưởng thuế suất thấp hơn?
Khi 25.000 đồng được chuyển đến Uber International BV ở Hà Lan thì tiền không nằm ở đó mà lại được chuyển đến một công ty khác, đăng ký hoạt động ở Hà Lan nhưng có trụ sở điều hành tại Bermuda, một hòn đảo ở vùng Caribbean. Công ty này có tên là Uber International CV.
Đến đây tưởng cũng cần nhắc đến mô hình hai công ty Hà Lan mà Uber đang áp dụng, gọi là Double Dutch. Công ty thứ nhất, Uber International BV và công ty thứ hai là Uber International CV.
Điểm độc đáo của công ty thứ hai là không hề có nhân viên, và trụ sở lại nằm trong một công ty luật. Đấy chính công ty bình phong - shell company - danh bất hư truyền.
Vậy là, nếu lần theo dấu dòng tiền sẽ thấy 25.000 đồng mà Uber International BV Hà Lan đang nắm giữ đó thì 99% sẽ được chuyển đến Uber International CV ở Bermuda. Điều đó có nghĩa là chỉ còn 250 đồng, tương ứng với 1%, ở lại Hà Lan, còn 24.750 đồng còn lại sẽ chuyển đến đảo giấu tiền ở vùng Carribean.
Số tiền từ Hà Lan đến Bermuda đó được gọi là phí bản quyền, và theo ngôn ngữ trong thỏa thuận của Uber BV và Uber CV thì đó là "Intangible Property License Agreement", tức là Thỏa thuận bản quyền tài sản vô hình. Theo luật Hà Lan, tiền phí bản quyền này không phải đóng thuế.
Điều kỳ diệu của Bermuda và những thiên đường náu thuế khác (tax haven) chính là thêm một lần nữa Uber không phải đóng thuế. Khoản tiền từ Hà Lan chảy đên Bermuda như vậy được bảo toàn.
Và từ đây, chỉ một phần rất nhỏ, 1,5% của số tiền ở Bermuada đó, theo điều tra của tạp chí Fortune, được chuyển đến cho Uber Technology, Inc. có tổng hành dinh tại San Francisco, Mỹ. Và người Mỹ chỉ có thể đánh thuế được trên số tiền nhỏ nhoi này.
Uber ở Việt Nam đóng thuế như thế nào?
Các nhà điều hành Uber đã tính toán rất kỹ. Uber BV là pháp nhân nước ngoài vì thế đóng thuế theo thuế khoán, thuế nhà thầu. Mức thuế này ở Việt Nam là 2% trên doanh thu được hưởng, và 3% trên lợi nhuận làm ra. Theo lẽ, trong doanh thu 25.000 đồng của Uber tại Hà Lan đó, Uber phải đóng thuế cho Việt Nam 2%, là 500 đồng.
Vấn đề là Uber kê khai bao nhiêu doanh thu được hưởng để có thể đóng 2% thuế khoán này?
Không ai có thể biết được Uber thu bao nhiều tiền, và cũng không ai biết được Uber có bao nhiêu xe ở Việt Nam, và mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng thực hiện bao nhiêu cuốc xe. Uber có một phần mềm để bảo mật, ngăn cản sự dòm ngó của cơ quan chức năng. Vậy nên, Uber có thể khai bao nhiều là tùy thích?
Riêng con số 3% thuế thu nhập doanh nghiệp đánh trên lợi nhuận thì có lẽ muôn đời Việt Nam không thể thu được vì phần tiền chảy qua Hà Lan rồi đến Bermuda thuế đã được rửa sạch dấu vết. Trừ phi, Uber có một nỗi ám ảnh về trách nhiệm xã hội nào đó nên báo lãi, còn không thì hoàn toàn báo lỗ. Một năm, Uber trên toàn thế giới có hàng tỉ cuốc xe, doanh thu hàng chục tỉ USD và phần Uber được hưởng 25% đó vẫn là con số nhiều tỉ đô la.
Như vậy, nếu theo dấu được dòng tiền, cơ quan thuế có thể nắm gáy được Uber, ít nhất thì cũng phần thuế nhà thầu 2% đó. Nhưng một bức màn nhung huyền bí đã che phủ tất cả vì doanh thu của Uber vẫn là một ẩn số.
Ngành thuế ở Việt Nam chỉ có thể thu được hai món: Một là thuế thu nhập cá nhân, hai là thuế VAT, nhưng cả hai sắc thuế này, oái oăm thay, lại đổ lên đầu tài xế, hay đối tác, theo cách gọi của Uber.
Điều đáng nói nữa là Uber sẽ thu giúp cho chính phủ khoản thuế này từ tài xế, và sau đó sẽ nộp vào ngân sách chính phủ. Nhưng một lần nữa, doanh thu của Uber không ai biết được, vì thế phần thu giúp hay kê khai, giả dụ Uber muốn "ăn dày", họ vẫn có cách để làm được.
Chính vì thế, vụ tranh chấp giữa cơ quan thuế ở TP.HCM truy thu và phạt 66,68 tỉ đồng của Uber, dẫn đến hai lần Uber phát đơn kiện Cục thuế TP.HCM, lại là tranh chấp giữa thuế VAT thu từ tài xế. Hơn nữa, Uber luôn viện dẫn Việt Nam và Hà Lan đã có Hiệp định “Tránh đánh thuế hai lần”, và theo họ, Uber đã đóng thuế ở Hà Lan rồi thì không phải đóng thuế ở Việt Nam nữa. Mà Uber đóng thuế ở Hà Lan như thế nào thì phần trên đã phân tích rõ.
Hội nhập quốc tế đấy là tuân thủ luật chơi quốc tế, khó có thể dùng các quyết định hành chính để giải quyết một vấn nạn mang tính toàn cầu.
Kỹ nghệ né thuế, lách thuế, hay nói trắng ra là trốn thuế, được đội ngũ các chuyên gia thuế, tài chính và luật dày dạn kinh nghiệm thực hiện, và cần phải nhắc đến đó chính là hợp pháp. Vì thế, rất khó để truy theo dấu vết của dòng tiền, và càng không biết được kỹ nghệ kê khai thuế của những công ty đa quốc gia thì khó có thể buộc họ tuyên bố có lãi để đóng thuế được. Và cũng vì thế, buộc Uber có trụ sở tại Việt Nam, và bắt buộc Uber phải có lãi để đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là một điều hết sức khó khăn.
Vậy còn Grab? Grab liệu có theo bước chân của Uber sau khi thâu tóm thị trường của đối thủ tại Đông Nam Á? Cuộc chiến giành thị trường đã hoàn toàn thắng lợi, vậy đã đến lúc Grab không còn báo lỗ để đóng thuế?
Một điều đừng quên đó là 51% cổ phần của Grab Việt Nam là của ông Nguyễn Tuấn Anh, 49% còn lại là của Grab có trụ sở tại Cayman Islands - một cái tên quen thuộc trong các quần đảo giấu vàng ở vùng biển Caribean huyền thoại, và sau lưng Grab là những nhà tài chính đại tài.
Trần Phi Tuấn
TL chuyen