Mỗi Ngày Một Chuyện
TIẾNG GÀ GÁY TRƯA - CAO MỴ NHÂN
TIẾNG
GÀ GÁY TRƯA - CAO MỴ NHÂN
Tại quý vị không hay chưa để ý đấy thôi , buổi trưa nào cũng có một
" trọng điểm " , là đúng 12 giờ trưa , mặt trời sẽ dừng lại một
...giây .
Từ đó , ngày sẽ ngừng lại một ...phút , đời sẽ yên được một ...thời , mà nếu để
thời ấy vụt qua , thì thôi , chẳng còn gì ...chờ đợi nữa .
Tôi vốn " đành hanh " , nên canh cái trọng điểm nêu trên khá lâu rồi
. Bằng cách nghe tiếng gà gáy giữa trưa , để biết rằng ngày đang ngừng lại một
phút .
Và ,làm gì thì làm , nhanh chóng lên , để cái thời yên ổn , bình an của đời
minh không bị thất thoát .
Nhưng muốn được như thế , một thời yên bình trong cuộc đời ,phải được đánh giá
đúng , để khi suôi tay nhắm mắt , không còn ân hận với tha nhân, hay tiếc
rẻ với chính mình .
Như trên tôi đã trình bầy , là nhờ tiếng gà gáy , tôi mới tìm ra cái gọi là
chân lý sống lâu nay của tôi .
Thành tôi phải giải thích ý nghĩa của tiếng gà gáy , theo tôi nghĩ , không phải
qui luật của Thượng Đế , nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc sinh hoạt của loài gà ,
có phần nào gần gụi với loài người .
Nếu ở VN , gà sống chung với người cùng một ngôi nhà , dù người ở trong nhà ,
còn gà ở ngoài vườn .
Nhưng ở bên Mỹ này , gà có chỗ ở riêng , chúng phải ở trang trại lớn nhỏ
tuỳ theo chủ nuôi , không có cảnh thả rong , khiến " vắng chủ nhà , gà vọc
niêu tôm " , mà thủa đi học còn có câu văn khó hiểu hơn , là : " vắng
chủ nhà , gà mọc đuôi tôm " thì thật tôi chẳng hiểu gì cả .
Thế nên phải tuỳ theo điều thường được nhắc nhở là
" Văn hoá. " thí dụ : ở Hoa kỳ , Văn hoá khác VN , người ta
nuôi chó trong nhà .
Thành tuy nó có nhà (chó ) ngoài vườn , nhưng vẫn có thể chó còn được ăn, ngủ
trong nhà , thậm chí chó cảnh còn ngủ chung với chủ nữa . Trở lại chuyện
" trọng điểm " của ngày , qua tiếng gà gáy trưa .
Thưa quý vị , gà gáy sáng là một " hiệu lệnh " của đất trời , đánh
thức tất cả mọi người ở quanh tầm ảnh hưởng của chuồng gà .
Gà đã cất lên tiếng gáy lúc rạng đông vừa hé mở màn sương từ rất xa . Tiếp theo
là hàng loạt tiếng gà thi nhau gáy , nó , tiếng gà chính là chiếc đồng hồ thời
thượng cổ .
Dù bạn có lười lắm , không muốn dậy , hay không có việc gì phải dậy sớm , thì
cũng đã mở mắt rồi , ngủ tiếp hay thôi là tuỳ .
Tiếng gà gáy đã đánh thức ta lúc mờ mờ sáng , thì lại báo hiệu cho ta khi
chạng vạng tối , nhà nhà lên đèn thức thêm , hay xếp công việc lại ngày mai làm
tiếp , để đi ngủ cho khỏe .
Cũng do giờ gà lên chuồng này , mà quý vị đại phu xưa , đã tìm ra bịnh quáng gà
, tức là mắt mờ , nhìn đâu cũng thấy loà , không rõ nét .
Như vậy, sau một quá trình tỉnh thức , để làm những công kia , việc nọ
...với 12 tiếng đồng hồ : từ 5 giờ sáng tới 5 giờ chiều , người ta cần phải ngủ
nghỉ , hầu bồi sức lại .
Tiếng gà gáy sáng thì vui , còn tiếng gà gáy chiều thì ..,buồn lắm , nó báo
hiệu một đêm dài , tối tăm , ánh sáng của trăng sao xa tít mù xa ...
Tuy nhiên có khoảng thời gian nhất định thôi , ấy là chỉ phải chờ cũng 12 tiếng
đồng hồ , bình minh sẽ tới .
Nhưng có một tiếng gà không ảnh hưởng tới ai , nó như khúc dạo một bản nhạc
tình , mà chỉ những ai thích bản nhạc tình nào đó ,mới cố nghe thôi , đó là
tiếng gà trưa như tôi đề cập ở trên.
Tiếng gà trưa không đồng loạt gáy rộn ràng như buổi sớm , không rời rạc trầm
lắng như buổi tối trời , mà đặc biệt nó , tiếng gà trưa , như nhắc nhở ,
u uẩn , buồn tênh . .., lại cũng như thảnh thơi , an ủi .
Tiếng gà gáy trưa , nghe như tiếng thở dài trong thơ , nó mịt mùng , buồn bã
...
Tiếng gà gáy trưa cũng như chia xẻ nỗi sầu tư của người lỡ vận ,dang dở sự
nghiệp , sót sa tình nghĩa , là bởi vì , rất đơn giản, đã trễ muộn công
danh , đời người đã đứng lại , chẳng đợi chờ được tương lai khi hoàng hôn sắp
sửa tới :
" ta đợi người đã trễ chuyến đò trưa..,"
Những chuyến đò ngang xưa , để chở khách qua sông .
Những người qua sông bình thường đã sang bờ từ buổi sáng , chợ búa , buôn
bán...
Những người qua sông làm công chuyện lớn lao , chỉ còn một khắc khoải buổi trưa
. Buổi trưa là dấu hiệu của một nửa đời người qua rồi .
Thật là trễ muộn , lụp chụp , vì qua trưa thì trời xế , nên chỉ còn nôn nóng
từng giây phút ...
Ở VN thời xưa , tiếng gà trưa cứ trải ra từng thôn xóm , từng khu phố ...tiếng
gà trưa không thôi thúc như tiếng gáy dập dồn của hàng loạt gà cục ta cục tác
gọi ngày về .
Tiếng gà gáy ban trưa như thông cảm khó khăn , như nhắc nhở chiều đang bước tới
, hồi hộp cùng buồn nản về kết quả hành trình chưa biết thành công hay thất bại
.Luật sư Phạm Nam Sách thủa sinh thời , đã hơn một lần gởi gấm tâm sự vào
âm hưởng tiếng gà gáy sáng , thức tỉnh người làm việc lớn chưa xong , thì
đã dang dở công trình tha thiết 2 chữ " Quốc Dân
" .
Ôi tiếng gà trưa gáy não nùng
Công danh , sự nghiệp đã hư không
Huống chi lỡ dở đường chinh chiến
Đốt cháy tâm tư giữa lửa hồng
( Thơ Mỵ - Sau cuộc chiến )
Tiếng gà gáy ban trưa nghe xao xác , có còn không , xin vẳng vọng bên trời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TIẾNG GÀ GÁY TRƯA - CAO MỴ NHÂN
TIẾNG
GÀ GÁY TRƯA - CAO MỴ NHÂN
Tại quý vị không hay chưa để ý đấy thôi , buổi trưa nào cũng có một
" trọng điểm " , là đúng 12 giờ trưa , mặt trời sẽ dừng lại một
...giây .
Từ đó , ngày sẽ ngừng lại một ...phút , đời sẽ yên được một ...thời , mà nếu để
thời ấy vụt qua , thì thôi , chẳng còn gì ...chờ đợi nữa .
Tôi vốn " đành hanh " , nên canh cái trọng điểm nêu trên khá lâu rồi
. Bằng cách nghe tiếng gà gáy giữa trưa , để biết rằng ngày đang ngừng lại một
phút .
Và ,làm gì thì làm , nhanh chóng lên , để cái thời yên ổn , bình an của đời
minh không bị thất thoát .
Nhưng muốn được như thế , một thời yên bình trong cuộc đời ,phải được đánh giá
đúng , để khi suôi tay nhắm mắt , không còn ân hận với tha nhân, hay tiếc
rẻ với chính mình .
Như trên tôi đã trình bầy , là nhờ tiếng gà gáy , tôi mới tìm ra cái gọi là
chân lý sống lâu nay của tôi .
Thành tôi phải giải thích ý nghĩa của tiếng gà gáy , theo tôi nghĩ , không phải
qui luật của Thượng Đế , nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc sinh hoạt của loài gà ,
có phần nào gần gụi với loài người .
Nếu ở VN , gà sống chung với người cùng một ngôi nhà , dù người ở trong nhà ,
còn gà ở ngoài vườn .
Nhưng ở bên Mỹ này , gà có chỗ ở riêng , chúng phải ở trang trại lớn nhỏ
tuỳ theo chủ nuôi , không có cảnh thả rong , khiến " vắng chủ nhà , gà vọc
niêu tôm " , mà thủa đi học còn có câu văn khó hiểu hơn , là : " vắng
chủ nhà , gà mọc đuôi tôm " thì thật tôi chẳng hiểu gì cả .
Thế nên phải tuỳ theo điều thường được nhắc nhở là
" Văn hoá. " thí dụ : ở Hoa kỳ , Văn hoá khác VN , người ta
nuôi chó trong nhà .
Thành tuy nó có nhà (chó ) ngoài vườn , nhưng vẫn có thể chó còn được ăn, ngủ
trong nhà , thậm chí chó cảnh còn ngủ chung với chủ nữa . Trở lại chuyện
" trọng điểm " của ngày , qua tiếng gà gáy trưa .
Thưa quý vị , gà gáy sáng là một " hiệu lệnh " của đất trời , đánh
thức tất cả mọi người ở quanh tầm ảnh hưởng của chuồng gà .
Gà đã cất lên tiếng gáy lúc rạng đông vừa hé mở màn sương từ rất xa . Tiếp theo
là hàng loạt tiếng gà thi nhau gáy , nó , tiếng gà chính là chiếc đồng hồ thời
thượng cổ .
Dù bạn có lười lắm , không muốn dậy , hay không có việc gì phải dậy sớm , thì
cũng đã mở mắt rồi , ngủ tiếp hay thôi là tuỳ .
Tiếng gà gáy đã đánh thức ta lúc mờ mờ sáng , thì lại báo hiệu cho ta khi
chạng vạng tối , nhà nhà lên đèn thức thêm , hay xếp công việc lại ngày mai làm
tiếp , để đi ngủ cho khỏe .
Cũng do giờ gà lên chuồng này , mà quý vị đại phu xưa , đã tìm ra bịnh quáng gà
, tức là mắt mờ , nhìn đâu cũng thấy loà , không rõ nét .
Như vậy, sau một quá trình tỉnh thức , để làm những công kia , việc nọ
...với 12 tiếng đồng hồ : từ 5 giờ sáng tới 5 giờ chiều , người ta cần phải ngủ
nghỉ , hầu bồi sức lại .
Tiếng gà gáy sáng thì vui , còn tiếng gà gáy chiều thì ..,buồn lắm , nó báo
hiệu một đêm dài , tối tăm , ánh sáng của trăng sao xa tít mù xa ...
Tuy nhiên có khoảng thời gian nhất định thôi , ấy là chỉ phải chờ cũng 12 tiếng
đồng hồ , bình minh sẽ tới .
Nhưng có một tiếng gà không ảnh hưởng tới ai , nó như khúc dạo một bản nhạc
tình , mà chỉ những ai thích bản nhạc tình nào đó ,mới cố nghe thôi , đó là
tiếng gà trưa như tôi đề cập ở trên.
Tiếng gà trưa không đồng loạt gáy rộn ràng như buổi sớm , không rời rạc trầm
lắng như buổi tối trời , mà đặc biệt nó , tiếng gà trưa , như nhắc nhở ,
u uẩn , buồn tênh . .., lại cũng như thảnh thơi , an ủi .
Tiếng gà gáy trưa , nghe như tiếng thở dài trong thơ , nó mịt mùng , buồn bã
...
Tiếng gà gáy trưa cũng như chia xẻ nỗi sầu tư của người lỡ vận ,dang dở sự
nghiệp , sót sa tình nghĩa , là bởi vì , rất đơn giản, đã trễ muộn công
danh , đời người đã đứng lại , chẳng đợi chờ được tương lai khi hoàng hôn sắp
sửa tới :
" ta đợi người đã trễ chuyến đò trưa..,"
Những chuyến đò ngang xưa , để chở khách qua sông .
Những người qua sông bình thường đã sang bờ từ buổi sáng , chợ búa , buôn
bán...
Những người qua sông làm công chuyện lớn lao , chỉ còn một khắc khoải buổi trưa
. Buổi trưa là dấu hiệu của một nửa đời người qua rồi .
Thật là trễ muộn , lụp chụp , vì qua trưa thì trời xế , nên chỉ còn nôn nóng
từng giây phút ...
Ở VN thời xưa , tiếng gà trưa cứ trải ra từng thôn xóm , từng khu phố ...tiếng
gà trưa không thôi thúc như tiếng gáy dập dồn của hàng loạt gà cục ta cục tác
gọi ngày về .
Tiếng gà gáy ban trưa như thông cảm khó khăn , như nhắc nhở chiều đang bước tới
, hồi hộp cùng buồn nản về kết quả hành trình chưa biết thành công hay thất bại
.Luật sư Phạm Nam Sách thủa sinh thời , đã hơn một lần gởi gấm tâm sự vào
âm hưởng tiếng gà gáy sáng , thức tỉnh người làm việc lớn chưa xong , thì
đã dang dở công trình tha thiết 2 chữ " Quốc Dân
" .
Ôi tiếng gà trưa gáy não nùng
Công danh , sự nghiệp đã hư không
Huống chi lỡ dở đường chinh chiến
Đốt cháy tâm tư giữa lửa hồng
( Thơ Mỵ - Sau cuộc chiến )
Tiếng gà gáy ban trưa nghe xao xác , có còn không , xin vẳng vọng bên trời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)