Mỗi Ngày Một Chuyện
TỜ LỊCH BUỒN - CAO MỴ NHÂN
TỜ LỊCH BUỒN - CAO MỴ NHÂN
Đã hai năm nay mình
định nói với anh về một tờ lịch buồn. Tờ lịch này luôn xuất hiện trên hệ thống
điện báo haingoaiphiemdam.com và haingoaiphiemdam.net vào mỗi dịp tháng tư
đen của đất nước VN.
Năm nay cũng vậy, tờ lịch
buồn đó lại xuất hiện ít hôm nay rồi, nơi góc trái, phía trên cùng, của ngày 30
tháng 4 năm 1975, có bức hình một thiếu nữ, hay thiếu phụ VN, mặc áo dài trắng,
tóc đen thả xuống chấm vai,
gương mặt rất buồn .
Tôi không nghĩ là
gương mặt thiếu nữ, bởi vì thiếu nữ không thể buồn đến trọn vẹn thế được, mà
phải là chân dung một thiếu phụ rất trẻ, là vợ của một lính chiến VNCH.
Từ đây tôi sẽ kể quý
vị nghe, rằng đó chính là chân dung người vợ lính VNCH thật. Không có dung nhan
nào đầy đủ, trọn vẹn nỗi buồn cực kỳ phá sản nguồn vui bình dị của một phụ nữ
có chồng là lính chiến vừa bị buông súng, vất bỏ niềm tin yêu chính nghĩa Quốc
gia, anh ta hay ông ta cũng còn rất trẻ đối với tương lai.
Quý vị cứ tưởng tượng
đi, kể từ trên xuống dưới, theo kiểu hệ thống quân giai của đại tộc KaKi tôi, 5
vị phu nhân của 5 vị tướng đã tuẫn tiết theo cách tự xử mình :
Thiếu tướng Phạm Văn
Phú (1928 -1975)
Tư lệnh QĐ2 /QK2
Thiếu tướng Nguyễn
Khoa Nam (1927 - 1975)
Tư lệnh QĐ4/ QK4
Chuẩn tướng Lê Văn
Hưng (. - 1975)
Tư Lệnh Phó QĐ4/ QK 4
.
Chuẩn tướng Lê Nguyên
Vỹ (1933 - 1975)
Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ
Binh
Chuẩn tướng Trần Văn
Hai (1925 - 1975)
Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ
Binh
Kế tới các vị sĩ quan
cấp tá, cấp uý, hạ sĩ quan, binh sĩ...đã cá nhân tự sát, hay tập thể tự sát một
cách anh hùng, ôm theo lý tưởng chiến đấu bảo vệ Quốc gia chân chính đã bị tước
đoạt.
Hình ảnh toán lính
trận đứng vòng quanh một chiếc bàn chất đầy bia chai, sau khi tất cả đã rút hết
hầu bao ra chung góp tiền trả chủ quán, mang bàn rượu khốn khổ ra mé đường,
khuyến cáo khách vãng lai rời xa...
Rồi, tất cả tay cầm
lựu đạn mở chốt, uống chất liệu tuý ngoạ sa trường, cất cao lời hát Quốc ca, im
lặng một phút mặc niệm cho linh hồn thể xác sắp rời cõi thế ..,đoạn, một, hai,
ba ...tung lựu đạn ra trước mặt, đón nhận cái chết bi hùng, bất tử trên quê
hương một ngày trước 30-4-1975 thảm hoạ đó .
Máu đã đổ lênh láng,
thịt đã rơi tơi tả ...
Người dân quanh đấy,
nơi xa lộ Thủ Đức, cửa ngõ vào Đô thành Saigon Chợ Lớn, trước cuộc tử biệt khủng
khiếp đau thưong nêu trên, đã chết lịm trước cảnh tượng chưa từng thấy
trong lịch sử VN.
Chính người dân nơi ấy
đã dọn dẹp thi thể những người lính bị gọi là thất trận vừa qua trong nước mắt,
chính cô chủ quán đã chứng kiến buổi rượu tiễn cuối cùng ...Dung nhan cô đã
đóng băng kể từ ngày đó, cho tới bây giờ, vào mỗi tháng tư đen.
Những người vợ trẻ của
quân nhân các cấp QL/VNCH đã chứng kiến lòng bi phẫn của chồng cha họ.
Dung nhan họ, đã vô
hình chung là bộ mặt đau buồn nhất của cuộc chiến vừa qua, nơi cái xã hội
nghiệt ngã, phức tạp ý thức hệ, không cách nào gỡ nổi.
Vẫn dung nhan ấy,
không thể có một nụ cười dù héo hắt, mơ hồ. Không, không thể được, chỉ có nỗi
buồn câm nín dù đã 42 năm qua.
Vì sự mất mát to lớn
nhất trong cuộc đời, mất nước, làm sao chúng ta hé lộ được nụ cười dù gượng nhẹ
khi chạm phải cái mốc thời gian 30 -4 - 1975 ấy chứ .
Tôi chưa nói với anh,
rằng năm ấy, sau mùa xuân 1975, những phụ nữ trẻ trung đã trở nên lặng lẽ, khi
phải xếp cho anh chiếc ba lô, mà trước đó là đi trận tuyến biên phòng, giờ bi
thảm phải bị chấp nhận chia tay, anh đi tù cải tạo.
Khuôn mặt trên tờ lịch
buồn đó, chính à khuôn mặt vợ anh, anh có nhận ra không ?
Các chị ấy, phu nhân
của các anh bị thiên hạ cho là kẻ chiến bại.
Các anh không thể
chiến bại được, tôi vẫn nhìn thấy trong đôi mắt anh ánh lên lòng dũng cảm tuyệt
vời, hỡi anh yêu quý của mọi người miền Nam yêu nước chân chính còn đây.
Nên tờ lịch buồn 30
tháng 4 năm 1975 cứ mãi hiện ra mỗi lần Quốc nạn Cộng nô tàn tệ, bọn bạo quyền
thống trị đê hèn đang làm lũng đoạn đất nước chúng ta, mỗi lúc mỗi đi vào cảnh
tượng diệt vong.
Tờ lịch buồn, dung
nhan chất chứa đau thương không bút nào tả xiết, nói mãi cũng không cùng anh
hỡi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TỜ LỊCH BUỒN - CAO MỴ NHÂN
TỜ LỊCH BUỒN - CAO MỴ NHÂN
Đã hai năm nay mình
định nói với anh về một tờ lịch buồn. Tờ lịch này luôn xuất hiện trên hệ thống
điện báo haingoaiphiemdam.com và haingoaiphiemdam.net vào mỗi dịp tháng tư
đen của đất nước VN.
Năm nay cũng vậy, tờ lịch
buồn đó lại xuất hiện ít hôm nay rồi, nơi góc trái, phía trên cùng, của ngày 30
tháng 4 năm 1975, có bức hình một thiếu nữ, hay thiếu phụ VN, mặc áo dài trắng,
tóc đen thả xuống chấm vai,
gương mặt rất buồn .
Tôi không nghĩ là
gương mặt thiếu nữ, bởi vì thiếu nữ không thể buồn đến trọn vẹn thế được, mà
phải là chân dung một thiếu phụ rất trẻ, là vợ của một lính chiến VNCH.
Từ đây tôi sẽ kể quý
vị nghe, rằng đó chính là chân dung người vợ lính VNCH thật. Không có dung nhan
nào đầy đủ, trọn vẹn nỗi buồn cực kỳ phá sản nguồn vui bình dị của một phụ nữ
có chồng là lính chiến vừa bị buông súng, vất bỏ niềm tin yêu chính nghĩa Quốc
gia, anh ta hay ông ta cũng còn rất trẻ đối với tương lai.
Quý vị cứ tưởng tượng
đi, kể từ trên xuống dưới, theo kiểu hệ thống quân giai của đại tộc KaKi tôi, 5
vị phu nhân của 5 vị tướng đã tuẫn tiết theo cách tự xử mình :
Thiếu tướng Phạm Văn
Phú (1928 -1975)
Tư lệnh QĐ2 /QK2
Thiếu tướng Nguyễn
Khoa Nam (1927 - 1975)
Tư lệnh QĐ4/ QK4
Chuẩn tướng Lê Văn
Hưng (. - 1975)
Tư Lệnh Phó QĐ4/ QK 4
.
Chuẩn tướng Lê Nguyên
Vỹ (1933 - 1975)
Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ
Binh
Chuẩn tướng Trần Văn
Hai (1925 - 1975)
Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ
Binh
Kế tới các vị sĩ quan
cấp tá, cấp uý, hạ sĩ quan, binh sĩ...đã cá nhân tự sát, hay tập thể tự sát một
cách anh hùng, ôm theo lý tưởng chiến đấu bảo vệ Quốc gia chân chính đã bị tước
đoạt.
Hình ảnh toán lính
trận đứng vòng quanh một chiếc bàn chất đầy bia chai, sau khi tất cả đã rút hết
hầu bao ra chung góp tiền trả chủ quán, mang bàn rượu khốn khổ ra mé đường,
khuyến cáo khách vãng lai rời xa...
Rồi, tất cả tay cầm
lựu đạn mở chốt, uống chất liệu tuý ngoạ sa trường, cất cao lời hát Quốc ca, im
lặng một phút mặc niệm cho linh hồn thể xác sắp rời cõi thế ..,đoạn, một, hai,
ba ...tung lựu đạn ra trước mặt, đón nhận cái chết bi hùng, bất tử trên quê
hương một ngày trước 30-4-1975 thảm hoạ đó .
Máu đã đổ lênh láng,
thịt đã rơi tơi tả ...
Người dân quanh đấy,
nơi xa lộ Thủ Đức, cửa ngõ vào Đô thành Saigon Chợ Lớn, trước cuộc tử biệt khủng
khiếp đau thưong nêu trên, đã chết lịm trước cảnh tượng chưa từng thấy
trong lịch sử VN.
Chính người dân nơi ấy
đã dọn dẹp thi thể những người lính bị gọi là thất trận vừa qua trong nước mắt,
chính cô chủ quán đã chứng kiến buổi rượu tiễn cuối cùng ...Dung nhan cô đã
đóng băng kể từ ngày đó, cho tới bây giờ, vào mỗi tháng tư đen.
Những người vợ trẻ của
quân nhân các cấp QL/VNCH đã chứng kiến lòng bi phẫn của chồng cha họ.
Dung nhan họ, đã vô
hình chung là bộ mặt đau buồn nhất của cuộc chiến vừa qua, nơi cái xã hội
nghiệt ngã, phức tạp ý thức hệ, không cách nào gỡ nổi.
Vẫn dung nhan ấy,
không thể có một nụ cười dù héo hắt, mơ hồ. Không, không thể được, chỉ có nỗi
buồn câm nín dù đã 42 năm qua.
Vì sự mất mát to lớn
nhất trong cuộc đời, mất nước, làm sao chúng ta hé lộ được nụ cười dù gượng nhẹ
khi chạm phải cái mốc thời gian 30 -4 - 1975 ấy chứ .
Tôi chưa nói với anh,
rằng năm ấy, sau mùa xuân 1975, những phụ nữ trẻ trung đã trở nên lặng lẽ, khi
phải xếp cho anh chiếc ba lô, mà trước đó là đi trận tuyến biên phòng, giờ bi
thảm phải bị chấp nhận chia tay, anh đi tù cải tạo.
Khuôn mặt trên tờ lịch
buồn đó, chính à khuôn mặt vợ anh, anh có nhận ra không ?
Các chị ấy, phu nhân
của các anh bị thiên hạ cho là kẻ chiến bại.
Các anh không thể
chiến bại được, tôi vẫn nhìn thấy trong đôi mắt anh ánh lên lòng dũng cảm tuyệt
vời, hỡi anh yêu quý của mọi người miền Nam yêu nước chân chính còn đây.
Nên tờ lịch buồn 30
tháng 4 năm 1975 cứ mãi hiện ra mỗi lần Quốc nạn Cộng nô tàn tệ, bọn bạo quyền
thống trị đê hèn đang làm lũng đoạn đất nước chúng ta, mỗi lúc mỗi đi vào cảnh
tượng diệt vong.
Tờ lịch buồn, dung
nhan chất chứa đau thương không bút nào tả xiết, nói mãi cũng không cùng anh
hỡi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)