Tham Khảo
TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump "dội nước lạnh"
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/12 đã có cuộc hội kiến cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.
Nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ là người đặt nền tảng để Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ sau chuyến công du Trung Quốc lịch sử năm 1972. Ông Kissinger cũng trở thành khách quý của Bắc Kinh trong suốt nhiều năm qua.
Trong chuyến đi tới Trung Quốc để dự Hội thảo quan hệ Mỹ-Trung lần này, Kissinger cũng gặp gỡ với một nhân vật cấp cao khác của Trung Nam Hải là Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn.
Quy cách tiếp đón long trọng đối với một nhân vật không thuộc chính quyền Mỹ như Kissinger cho thấy Bắc Kinh kỳ vọng lớn vào những thông tin mà cựu Ngoại trưởng mang tới, liên quan đến Tổng thống đắc cử Donald Trump và cuộc chuyển giao quyền lực của ông.
Tại cuộc hội kiến, ông Tập Cận Bình ca ngợi cống hiến của Kissinger và kêu gọi hai nước hợp tác, "bảo đảm quan hệ Mỹ-Trung bình ổn trong giai đoạn quá độ, tiếp tục phát triển ổn định ở vạch xuất phát mới".
Henry Kissinger cũng nhấn mạnh hai nước xử lý ổn thỏa các bất đồng trong lập trường, đồng thời gửi thông điệp quan hệ song phương phát triển tốt hơn "cũng là kỳ vọng của chính quyền mới".
Kissinger nói với Tập Cận Bình rằng ông "đánh giá rất cao" cuộc hội kiến và kỳ vọng củng cố lòng tin giữa hai bên trong giai đoạn mới.
Ông Vương Kỳ Sơn (đứng), người lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, gặp mặt ông Kissinger ngày 1/12 tại Bắc Kinh (Ảnh: Xinhua)
Tờ
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 3/12 cho hay, trong bối cảnh ông
Trump chuẩn bị nhậm chức, cuộc đối thoại giữa ông Tập và Kissinger rất
có khả năng cung cấp nhiều "manh mối" về phương hướng quan hệ hai nước
trong tương lai.
Đáng chú ý, một thông cáo từ nhóm của ông Trump cho thấy Henry Kissinger đã gặp Trump tại New York vào 2 tuần trước khi sang Trung Quốc, và quan hệ Mỹ-Trung là một trọng điểm được bàn bạc.
Trả lời phỏng vấn đài CNN (Mỹ), Kissinger nói rằng không phải tất cả cam kết của Trump khi tranh cử đều sẽ được thực hiện, được cho là nói đến các tuyên bố cứng rắn như dọa tăng thuế lên 45% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cựu Ngoại trưởng mô tả Trump là tổng thống đắc cử "đặc biệt nhất" mà ông từng gặp gỡ.
Tuy
nhiên, kết quả cuộc gặp Tập Cận Bình-Henry Kissinger nhanh chóng bị
"dội nước lạnh" bởi chỉ vài tiếng sau đó, ông Trump đã phá bỏ mọi nguyên
tắc ngoại giao trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1979 để tiếp điện
thoại của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Bị chính phủ Trung Quốc chỉ trích gay gắt, Trump lập tức lên Twitter - nơi mà các lãnh đạo Trung Quốc không "hiện diện" - để đáp trả:
"Trung Quốc có hỏi chúng ta hay không về việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ là có chuyện đó".
Giới quan sát lĩnh vực ngoại giao ở Trung Quốc cho rằng, Kissinger là "cầu nối" giúp Trung Nam Hải hiểu thêm về con người ông Trump và giảm nhân tố bất ổn trong quan hệ hai nước, song chính Trump đang "bơm thêm" sự hoài nghi khiến Bắc Kinh không thể tin cậy hoàn toàn vào thông điệp của cựu Ngoại trưởng.
Trung Nam Hải dường như bối rối trong lựa chọn phương án ứng xử với "cây gậy và củ cà rốt" của Mỹ, mà Tổng thống đắc cử Mỹ đang tỏ rõ vai trò "cây gậy".
theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump "dội nước lạnh"
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/12 đã có cuộc hội kiến cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.
Nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ là người đặt nền tảng để Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ sau chuyến công du Trung Quốc lịch sử năm 1972. Ông Kissinger cũng trở thành khách quý của Bắc Kinh trong suốt nhiều năm qua.
Trong chuyến đi tới Trung Quốc để dự Hội thảo quan hệ Mỹ-Trung lần này, Kissinger cũng gặp gỡ với một nhân vật cấp cao khác của Trung Nam Hải là Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn.
Quy cách tiếp đón long trọng đối với một nhân vật không thuộc chính quyền Mỹ như Kissinger cho thấy Bắc Kinh kỳ vọng lớn vào những thông tin mà cựu Ngoại trưởng mang tới, liên quan đến Tổng thống đắc cử Donald Trump và cuộc chuyển giao quyền lực của ông.
Tại cuộc hội kiến, ông Tập Cận Bình ca ngợi cống hiến của Kissinger và kêu gọi hai nước hợp tác, "bảo đảm quan hệ Mỹ-Trung bình ổn trong giai đoạn quá độ, tiếp tục phát triển ổn định ở vạch xuất phát mới".
Henry Kissinger cũng nhấn mạnh hai nước xử lý ổn thỏa các bất đồng trong lập trường, đồng thời gửi thông điệp quan hệ song phương phát triển tốt hơn "cũng là kỳ vọng của chính quyền mới".
Kissinger nói với Tập Cận Bình rằng ông "đánh giá rất cao" cuộc hội kiến và kỳ vọng củng cố lòng tin giữa hai bên trong giai đoạn mới.
Ông Vương Kỳ Sơn (đứng), người lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, gặp mặt ông Kissinger ngày 1/12 tại Bắc Kinh (Ảnh: Xinhua)
Tờ
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 3/12 cho hay, trong bối cảnh ông
Trump chuẩn bị nhậm chức, cuộc đối thoại giữa ông Tập và Kissinger rất
có khả năng cung cấp nhiều "manh mối" về phương hướng quan hệ hai nước
trong tương lai.
Đáng chú ý, một thông cáo từ nhóm của ông Trump cho thấy Henry Kissinger đã gặp Trump tại New York vào 2 tuần trước khi sang Trung Quốc, và quan hệ Mỹ-Trung là một trọng điểm được bàn bạc.
Trả lời phỏng vấn đài CNN (Mỹ), Kissinger nói rằng không phải tất cả cam kết của Trump khi tranh cử đều sẽ được thực hiện, được cho là nói đến các tuyên bố cứng rắn như dọa tăng thuế lên 45% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cựu Ngoại trưởng mô tả Trump là tổng thống đắc cử "đặc biệt nhất" mà ông từng gặp gỡ.
Tuy
nhiên, kết quả cuộc gặp Tập Cận Bình-Henry Kissinger nhanh chóng bị
"dội nước lạnh" bởi chỉ vài tiếng sau đó, ông Trump đã phá bỏ mọi nguyên
tắc ngoại giao trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1979 để tiếp điện
thoại của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Bị chính phủ Trung Quốc chỉ trích gay gắt, Trump lập tức lên Twitter - nơi mà các lãnh đạo Trung Quốc không "hiện diện" - để đáp trả:
"Trung Quốc có hỏi chúng ta hay không về việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ là có chuyện đó".
Giới quan sát lĩnh vực ngoại giao ở Trung Quốc cho rằng, Kissinger là "cầu nối" giúp Trung Nam Hải hiểu thêm về con người ông Trump và giảm nhân tố bất ổn trong quan hệ hai nước, song chính Trump đang "bơm thêm" sự hoài nghi khiến Bắc Kinh không thể tin cậy hoàn toàn vào thông điệp của cựu Ngoại trưởng.
Trung Nam Hải dường như bối rối trong lựa chọn phương án ứng xử với "cây gậy và củ cà rốt" của Mỹ, mà Tổng thống đắc cử Mỹ đang tỏ rõ vai trò "cây gậy".
theo Trí Thức Trẻ