Mỗi Ngày Một Chuyện
TRÁI TIM THÁNG TƯ - CAO MỴ NHÂN
TRÁI TIM THÁNG TƯ - CAO MỴ NHÂN
Mới nghĩ tới thôi, cái
Trái Tim Tháng Tư nó bỗng nở to chi lạ, có lẽ bất cứ với ai bị đảo lộn sinh
hoạt của tháng tư, bị nhào lộn thói quen bởi tháng tư, và bị mất mát, bị tước
đoạt, thân bại danh liệt cũng qua danh nghĩa tháng tư bất hạnh, mà 42 năm nay,
người dân miền Nam gọi là Tháng tư Đen.
Mình quên bẵng cái
Tháng Tư Đen này, trái tim mình bị bất ổn như thế nào?
Ngay từ đầu tháng, đã
phải tới văn phòng Bác sĩ Vĩnh Khiêm và bác sĩ Tuyết Mai khám định kỳ 3 tháng /
1 lần trái Tim và cặp Mắt.
Vào một sáng thứ 7,
ngó chỗ nào cũng thấy chiến sĩ VNCH lưu vong, phong cách cũ, nhưng nhân dáng đã
đổi thay ít nhiều...
Quý vị huynh đệ chi
binh nêu trên, có 2 bửu bối quý giá, thì hết cả 2 đang trong thời kỳ hư hao,
lão hoá.
Bác sĩ Khiêm sẽ theo
dõi nhịp tim cho quý vị, bên cạnh đó, Bác sĩ Mai coi thử ánh mắt quý vị còn
linh hoạt, hay đã mờ mờ.
Lẽ thường quý vị niên
trưởng đang ở niên tuế 80-90, hơn một chút, hay kém một chút, đơn thân tới khám
bịnh hay kèm theo phu nhân, cũng một thời xuân sắc. Cũng không ngoại lệ, tôi đã
quen thuộc nơi này từ cả chục năm nay.
Trái tim tôi được cân
đo là "lớn vừa", nhưng nếu coi thường..."quả thịt đỏ" ấy,
nó sẽ chín hơn và rụng xuống bất cứ lúc nào không hay.
Mặt khác, nó, trái
tim, được đong đếm chính xác, là nó có thể đập mau hơn, nhẩy tưng lên bất loạn,
trật nhịp, lỡ nhịp, hay sai nhịp một cách...khủng khiếp.
Nếu anh không níu nó
lại, giữ cho thăng bằng, thì khó mà an toàn trong cuộc sống thường tình thôi,
đừng nói sôi nổi, nhiệt thành làm gì cho uổng đời hoa gấm.
Anh dư biết điều đó,
song cho là chẳng có gì quan trọng. Bởi điều gọi là quan trọng đã phá sản từ 42
năm nay, bây giờ tìm một dấu lửa binh trong quá khứ, như tìm con ốc vỡ dưới lớp
cát thiên thu.
Sáng nay, anh khuyên
mình là đừng chăm chú cái định kiến sợ hãi mình sai, vì chưa chắc những người
phê phán mình đã đúng.
Mọi sự việc phải được
hiểu thật rõ ràng, trong cuộc chiến ngày xưa, hay giữa cuộc tình hôm nay, đừng
để trái tim phải "bức xúc" vì sao đó.
Tại sao không nói trái
tim xúc động, mà "bức xúc" chớ.
Ôi, nếu chỉ làm công
tác chiến tranh chính trị, thì với đám đông kia, quen nghe tiếng "bức
xúc", ta phải xài "bức xúc" để đi nhanh vào tập thể đó, còn nếu
viết lách văn hoa, thì cuốn tự điển dày cộm của anh, rất có ích cho ta tìm
kiếm.
Mà thôi, hãy để cho
trái tim "yêu", đừng "bức xúc" những chuyện không đáng, hay
không cần thiết.
Ô, anh cũng đánh giá
đúng công việc của trái tim à?
Mình tưởng chỉ có mình
đắm chìm vào cõi mê si, khổ luỵ, bắt trái tim thổn thức khá nhiều, khiến nó,
trái tim, đập tăng tốc, đập quá tải...khiến bây giờ mỗi 3 tháng phải đi tới
phòng mạch Bác sĩ, khám lại một lần.
Anh sợ mình không hiểu
"thiện chí" của anh, nên anh nêu ra một loạt từ ngữ mà bây giờ trong
nước thích dùng, không phải chữ nghĩa chuẩn của cái gọi là giai cấp "công
nông" thống trị, mà chính ở thực thể dân chúng tự phát ngôn ngữ xem như
mới lạ với họ.
Nay muốn họ "theo
ta", ta phải chuyển hoá họ.
Quý vị truyền giáo
ngày xưa, đi tới đâu phải hiểu tiếng nói nước đó, nên ta không lạ, là quý vị
truyền giáo tới Ấn Độ thì học tiếng Ấn Độ, tới Trung Hoa thì học tiếng Trung
Hoa vv...sơ đẳng nhất là ở nước ta ngày xưa, quý vị học chữ nôm, khai sáng chữ
Quốc ngữ vv..., nhưng vẫn tìm hiểu tiếng Thượng, để truyền giáo thẳng cho đồng
bào Thượng.
Tôi chạnh nhớ hồi
chúng tôi học "Cán sự Xã hội" ở Trung Tâm Caritas của các soeurs dòng
Nữ tử Bác Ái, chúng tôi được lên tĩnh tâm ở Trung Tâm Công giáo Tiến hành Đalat
do Linh mục Nguyễn Văn Nhân, gốc Canada, chính danh ngài là Gerard Gagnon, tổ
chức và điều hành.
Cha Gerard Gagnon bảo
rằng: cha thấy người VN đa số họ Nguyễn, nên cha xin là người họ Nguyễn, phái
Nam nên tên lót chữ Văn, còn chữ Nhân thì đúng với nhiệm vụ truyền đạo của cha,
phải có lòng nhân từ, nhân ái, nhân đạo vv...
Cha Gerard Gagnon viết
một quyển sách tiếng Việt ngợi ca tinh thần nhân ái, hiếu hoà của đa số người
Việt, tác phẩm tên Hồn Việt, tác giả ghi Nguyễn Văn Nhân (Gerard Gagnon).
Do đó, trở lại chuyện
anh khuyên mình không nên đặt nặng vấn đề về những linh tinh, khi phải viết một
bài văn có những ý kiến khác với điều...mình lỡ viết theo thói quen, giống với
mọi người.
Hãy để trái tim "yêu"
thôi, mệt quá rồi, nếu yêu đến phải vong mạng, thì phản lại chân lý sống của
một thành viên trong hội yêu đời như tôi đấy.
Nên, tôi phải chăm sóc
trái tim, nhất là mùa tháng tư đen, mà vô hình chung những ai bị tan hoang cuộc
sống sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975, đều bị ôm một trái tim xúc cảm trầm
kha, và ánh mắt tối mờ bởi cuộc sống tan hoang đó ..,
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRÁI TIM THÁNG TƯ - CAO MỴ NHÂN
TRÁI TIM THÁNG TƯ - CAO MỴ NHÂN
Mới nghĩ tới thôi, cái
Trái Tim Tháng Tư nó bỗng nở to chi lạ, có lẽ bất cứ với ai bị đảo lộn sinh
hoạt của tháng tư, bị nhào lộn thói quen bởi tháng tư, và bị mất mát, bị tước
đoạt, thân bại danh liệt cũng qua danh nghĩa tháng tư bất hạnh, mà 42 năm nay,
người dân miền Nam gọi là Tháng tư Đen.
Mình quên bẵng cái
Tháng Tư Đen này, trái tim mình bị bất ổn như thế nào?
Ngay từ đầu tháng, đã
phải tới văn phòng Bác sĩ Vĩnh Khiêm và bác sĩ Tuyết Mai khám định kỳ 3 tháng /
1 lần trái Tim và cặp Mắt.
Vào một sáng thứ 7,
ngó chỗ nào cũng thấy chiến sĩ VNCH lưu vong, phong cách cũ, nhưng nhân dáng đã
đổi thay ít nhiều...
Quý vị huynh đệ chi
binh nêu trên, có 2 bửu bối quý giá, thì hết cả 2 đang trong thời kỳ hư hao,
lão hoá.
Bác sĩ Khiêm sẽ theo
dõi nhịp tim cho quý vị, bên cạnh đó, Bác sĩ Mai coi thử ánh mắt quý vị còn
linh hoạt, hay đã mờ mờ.
Lẽ thường quý vị niên
trưởng đang ở niên tuế 80-90, hơn một chút, hay kém một chút, đơn thân tới khám
bịnh hay kèm theo phu nhân, cũng một thời xuân sắc. Cũng không ngoại lệ, tôi đã
quen thuộc nơi này từ cả chục năm nay.
Trái tim tôi được cân
đo là "lớn vừa", nhưng nếu coi thường..."quả thịt đỏ" ấy,
nó sẽ chín hơn và rụng xuống bất cứ lúc nào không hay.
Mặt khác, nó, trái
tim, được đong đếm chính xác, là nó có thể đập mau hơn, nhẩy tưng lên bất loạn,
trật nhịp, lỡ nhịp, hay sai nhịp một cách...khủng khiếp.
Nếu anh không níu nó
lại, giữ cho thăng bằng, thì khó mà an toàn trong cuộc sống thường tình thôi,
đừng nói sôi nổi, nhiệt thành làm gì cho uổng đời hoa gấm.
Anh dư biết điều đó,
song cho là chẳng có gì quan trọng. Bởi điều gọi là quan trọng đã phá sản từ 42
năm nay, bây giờ tìm một dấu lửa binh trong quá khứ, như tìm con ốc vỡ dưới lớp
cát thiên thu.
Sáng nay, anh khuyên
mình là đừng chăm chú cái định kiến sợ hãi mình sai, vì chưa chắc những người
phê phán mình đã đúng.
Mọi sự việc phải được
hiểu thật rõ ràng, trong cuộc chiến ngày xưa, hay giữa cuộc tình hôm nay, đừng
để trái tim phải "bức xúc" vì sao đó.
Tại sao không nói trái
tim xúc động, mà "bức xúc" chớ.
Ôi, nếu chỉ làm công
tác chiến tranh chính trị, thì với đám đông kia, quen nghe tiếng "bức
xúc", ta phải xài "bức xúc" để đi nhanh vào tập thể đó, còn nếu
viết lách văn hoa, thì cuốn tự điển dày cộm của anh, rất có ích cho ta tìm
kiếm.
Mà thôi, hãy để cho
trái tim "yêu", đừng "bức xúc" những chuyện không đáng, hay
không cần thiết.
Ô, anh cũng đánh giá
đúng công việc của trái tim à?
Mình tưởng chỉ có mình
đắm chìm vào cõi mê si, khổ luỵ, bắt trái tim thổn thức khá nhiều, khiến nó,
trái tim, đập tăng tốc, đập quá tải...khiến bây giờ mỗi 3 tháng phải đi tới
phòng mạch Bác sĩ, khám lại một lần.
Anh sợ mình không hiểu
"thiện chí" của anh, nên anh nêu ra một loạt từ ngữ mà bây giờ trong
nước thích dùng, không phải chữ nghĩa chuẩn của cái gọi là giai cấp "công
nông" thống trị, mà chính ở thực thể dân chúng tự phát ngôn ngữ xem như
mới lạ với họ.
Nay muốn họ "theo
ta", ta phải chuyển hoá họ.
Quý vị truyền giáo
ngày xưa, đi tới đâu phải hiểu tiếng nói nước đó, nên ta không lạ, là quý vị
truyền giáo tới Ấn Độ thì học tiếng Ấn Độ, tới Trung Hoa thì học tiếng Trung
Hoa vv...sơ đẳng nhất là ở nước ta ngày xưa, quý vị học chữ nôm, khai sáng chữ
Quốc ngữ vv..., nhưng vẫn tìm hiểu tiếng Thượng, để truyền giáo thẳng cho đồng
bào Thượng.
Tôi chạnh nhớ hồi
chúng tôi học "Cán sự Xã hội" ở Trung Tâm Caritas của các soeurs dòng
Nữ tử Bác Ái, chúng tôi được lên tĩnh tâm ở Trung Tâm Công giáo Tiến hành Đalat
do Linh mục Nguyễn Văn Nhân, gốc Canada, chính danh ngài là Gerard Gagnon, tổ
chức và điều hành.
Cha Gerard Gagnon bảo
rằng: cha thấy người VN đa số họ Nguyễn, nên cha xin là người họ Nguyễn, phái
Nam nên tên lót chữ Văn, còn chữ Nhân thì đúng với nhiệm vụ truyền đạo của cha,
phải có lòng nhân từ, nhân ái, nhân đạo vv...
Cha Gerard Gagnon viết
một quyển sách tiếng Việt ngợi ca tinh thần nhân ái, hiếu hoà của đa số người
Việt, tác phẩm tên Hồn Việt, tác giả ghi Nguyễn Văn Nhân (Gerard Gagnon).
Do đó, trở lại chuyện
anh khuyên mình không nên đặt nặng vấn đề về những linh tinh, khi phải viết một
bài văn có những ý kiến khác với điều...mình lỡ viết theo thói quen, giống với
mọi người.
Hãy để trái tim "yêu"
thôi, mệt quá rồi, nếu yêu đến phải vong mạng, thì phản lại chân lý sống của
một thành viên trong hội yêu đời như tôi đấy.
Nên, tôi phải chăm sóc
trái tim, nhất là mùa tháng tư đen, mà vô hình chung những ai bị tan hoang cuộc
sống sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975, đều bị ôm một trái tim xúc cảm trầm
kha, và ánh mắt tối mờ bởi cuộc sống tan hoang đó ..,
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)