Mỗi Ngày Một Chuyện
TRÁI TIM TRÊN YÊN NGỰA - CAO MỴ NHÂN
TRÁI TIM TRÊN YÊN NGỰA - CAO MỴ NHÂN
Chỉ
có mỗi một con ngựa cúi mặt xuống thảo nguyên, nó có đang ăn cỏ không, thì
chịu, con ngựa ở tiền cảnh bãi cỏ, đàng sau là núi non bát ngát, nhưng có một
dòng sông ...
Thế
đủ rồi, vì cảnh đó là tiền đề cho bài thơ " Tim
Của Người Ta" do Cao Mỵ Nhân viết, thành phải ngắm xem hình với thơ có
trống đánh suôi, kèn thổi ngược không.
Nhưng
không mâu thuẫn vậy, vì chiếc yên ngựa đã được để lại, người trên yên ngựa có
thể mang một trái tim quen đi trả người lỡ cho mượn, hay có thể bị nhà thơ dấu
mất tim buồn chẳng hạn, bề gì thì cũng ...mộng mơ quá chứ.
Tôi
là người đồng hành của chủ ngựa có cái yên rất đẹp đang để lạnh lẽo trên lưng
ngựa, hoặc giả yên hoa còn ấp ủ hơi ấm của người đi...bề gì cũng mộng mơ như
vừa nêu trên.
Từ
đó tôi đi tìm những sợi tơ trời vương vãi đâu đó, để dệt lại thiên tình sử của
người cách đây 3/4 thế kỷ, ôm chặt mối tình thơ.
Số
là trước 30/4/1975, gia đình tôi cư ngụ tại thành phố Đà Nẵng, hậu thân của
Tourane thời Pháp thuộc .
Tại
Đà Nẵng có một trường Tây sang trọng, tên là Lycee Pascal, mà nếu nói đầy đủ,
thì phải là: Lycee Blaise Pascal.
Khung
cảnh này rất đẹp, tất nhiên trường có lịch sử của nó. Tôi chỉ biết nó đẹp và
sang quá, nên tôi mơ ước được cho một cháu vô học .
Ngày
đi nạp hồ sơ là cả một vấn đề, phải sẵn sàng bìa đựng giấy tờ như đơn xin học,
khai sinh, các thứ giấy tờ của cha mẹ, rồi cuối cùng là ngồi đợi ở phòng "
chờ kêu tên nếu trúng tuyển " .
Khá
lâu tôi không nhớ tại sao phải cầu kỳ với một cháu bé 5 tuổi, xin vô lớp mẫu
giáo của trường Lycee Pascal...
Việc
này có liên hệ gì tới chuyện " chiếc yên ngựa vắng người " không nhỉ
? Bà con đợi kể về chiếc yên thôi, còn muốn cho con học lớp mẫu giáo, là chẳng
ăn nhậu gì, coi chừng sai vv... quá xá đấy.
Không
đâu, hình ảnh đoạn văn ( Tôi đi học) " Hằng năm cứ vào cuối thu...trên
không có những đám mây bàng bạc ..." của nhà thơ tiền chiến Thanh Tịnh
...thì phụ huynh nào cũng mang cảm giác lâng lâng như chính mình đi học, tưởng
không phải đi xin học cho con cái đâu.
Nhưng
mà cho dẫu thế, hình ảnh con ngựa có cái yên buồn mông mênh, mà anh dùng làm
biểu tượng cho bài thơ " Tim Của Người Ta " Cao Mỵ Nhân viết, thì
thật là oan trái ...đến vui vẻ luôn.
Thi
sĩ tiền chiến Thanh Tịnh, tác giả bài văn tả " Tôi đi học " còn một lần
nữa trong ngày tôi đi xin học cho con trai tôi, được bạn phụ huynh xì xào khi
một cô giáo đã trọng tuổi rồi, từ hành lang bước vô bàn giáo viên, với hàng mấy
trăm phụ huynh và con em bé bỏng đang đợi chờ, một giọng nói rất nặng ký, nói
nhỏ bên tai tôi:
"
Bà Cô Liêu đấy, bà ấy không có gia đình, nhưng lớn tuổi rồi, phải thưa là Cô
Liêu nhé"
Thì
cô giáo mình phải kêu vậy chứ sao .
Ý
tôi muốn nói: Phải luôn luôn kêu 2 chữ " Cô Liêu", vì cô ở vậy suốt
đời, chờ nhà thơ Thanh Tịnh tác giả " Tôi đi học " mà ai cũng có kỷ
niệm thủa ấu thơ về.
Song
tôi lại không quan tâm việc Cô Liêu ở vậy, vì bản tính tò mò chuyện " văn
thi sĩ ", tôi quan sát người tình của nhà thơ Thanh Tịnh xem có ...lãng
mạn không?
Cô
Liêu không hề cười, cả với người lớn lẫn trẻ em .
Tôi
liên tưởng tới bài thơ " Mỏi Mòn " của thi sĩ tiền chiến Thanh Tịnh
...tôi đọc thật khẽ cho bà bạn mới hạnh ngộ : Ngựa hồng đã đến bên hiên
Chị
ơi, trên ngựa chiếc yên ...vắng người ...
( Mỏi Mòn - Thanh Tịnh
)
Hầu
như tôi không để ý chuyện đó nữa, bởi vì cháu nhà tôi không được nhận vào lớp
tuyển toàn con ông cháu cha, khi tỉ số được nhận là 10% , lớp mẫu chỉ có 50 bé
thôi .
Thời
gian đó, Lycee Pascal đã có phần tiểu học gọi là trung tâm Nguyễn Hiền .
Vài
năm sau nữa, thì cả Lycee Pascal trở thành Đại Học Đà Nẵng .
Thi
sĩ tiền chiến Thanh Tịnh ( 1911-
1988), có nhiều tác phẩm thơ văn, trước và sau 1945, 1954...Song có lẽ người VN
chung chung chỉ nhớ 2 tác phẩm gọi là để đời của ông :
Tôi
đi học ( văn suối)
Mỏi
mòn ( thơ)
Với
" Tôi đi học " đã được in sách giáo khoa rồi, " Mỏi mòn "
thì đa phần sách, đặc san vv ...nhắc nhở.
Tôi
xin giới thiệu bài thơ " Mỏi Mòn " . Qua tựa đề, quý vị cũng hiểu
ngay là một bài thơ diễn tả nỗi mong chờ đến tuyệt vọng của một nữ lưu, mà theo
thơ, thì chỉ là mong nhớ kiểu tiểu tư sản bình thường.
Hai
nhân vật nữ, trong thơ là hai chị em đối đáp nhau...tác giả để cô chị đặt câu
hỏi bằng thơ thất ngôn( 7 chữ):
Em
ơi, nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm
thử chân mây khói tỏa mờ
Có
bóng tình quân muôn dặm ruổi
Ngựa
hồng tuôn bụi cõi xa mờ
( Mỏi Mòn- Thanh Tịnh )
Cô
em trả lời bằng thơ lục bát ( 6x8 ) :
Xa
nhìn trên cõi trời mây
Chị
ơi, em thấy một cây liễu buồn
( Mỏi Mòn -
Thanh Tịnh )
Cứ
thế cho đến cuối chuyện thì :
Này
lặng em ơi lặng lặng nhìn
Phải
chăng mình ngựa sắc hồng in
Nhẹ
nhàng em sẽ buông rèm xuống
Chị
sợ bên sông bóng ngựa chìm
( Mỏi mòn -
Thanh Tịnh )
Và
kết cuộc là :
Ngựa
hồng đã đến bên hiên
Chị
ơi, trên ngựa chiếc yên ...vắng người
( Mỏi Mòn -
Thanh Tịnh )
Như
thế có nghĩa là : phải mà không phải, rồi : không phải mà phải .
Có
bóng ngựa hồng về thật, đã đến bên hiên nhà rồi đấy, nhưng trên yên không có
người về .
Nhà
thơ Thanh Tịnh có thể là tưởng tượng, tuồng tích bóng ngựa trở về không có
chinh phu hay hiệp sĩ, xẩy ra rất nhiều ở khắp nơi cổ cũng như kim, đông cũng
như tây ...
Sa
trường lớn hay mặt trận nhỏ, giữa quốc gia với quốc gia, hay một bang sắc
tộc,một phái võ lâm, thậm chí một nhóm người thách đấu, có khi chỉ có cá nhân
với cá nhân ...
Nhưng
hình ảnh ngựa mang yên trống trở về, là hận thù , đau khổ, bẽ bàng ...khiếp đảm
nhất cho những người bại trận , thua cuộc ...
Ôi,
thua cuộc gì, trên danh nghĩa nào, cũng không khiến một người mã thượng có tấm
lòng vị tha, nỡ đẩy bạn thiết của mình xuống vực sâu, như đánh bại một
kẻ thù.
Vì
thế cho nên, trước khi lên ngựa băng mình ra cuối chân mây, hiệp khách
hào hoa phải rũ sạch yên cương để bụi trường chinh không làm vẩn đục mắt giai
nhân, luôn mòn mỏi đợi chờ ...
Tôi
đã nghĩ tới anh, người bâng khuâng giữa trái tim và yên ngựa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRÁI TIM TRÊN YÊN NGỰA - CAO MỴ NHÂN
TRÁI TIM TRÊN YÊN NGỰA - CAO MỴ NHÂN
Chỉ
có mỗi một con ngựa cúi mặt xuống thảo nguyên, nó có đang ăn cỏ không, thì
chịu, con ngựa ở tiền cảnh bãi cỏ, đàng sau là núi non bát ngát, nhưng có một
dòng sông ...
Thế
đủ rồi, vì cảnh đó là tiền đề cho bài thơ " Tim
Của Người Ta" do Cao Mỵ Nhân viết, thành phải ngắm xem hình với thơ có
trống đánh suôi, kèn thổi ngược không.
Nhưng
không mâu thuẫn vậy, vì chiếc yên ngựa đã được để lại, người trên yên ngựa có
thể mang một trái tim quen đi trả người lỡ cho mượn, hay có thể bị nhà thơ dấu
mất tim buồn chẳng hạn, bề gì thì cũng ...mộng mơ quá chứ.
Tôi
là người đồng hành của chủ ngựa có cái yên rất đẹp đang để lạnh lẽo trên lưng
ngựa, hoặc giả yên hoa còn ấp ủ hơi ấm của người đi...bề gì cũng mộng mơ như
vừa nêu trên.
Từ
đó tôi đi tìm những sợi tơ trời vương vãi đâu đó, để dệt lại thiên tình sử của
người cách đây 3/4 thế kỷ, ôm chặt mối tình thơ.
Số
là trước 30/4/1975, gia đình tôi cư ngụ tại thành phố Đà Nẵng, hậu thân của
Tourane thời Pháp thuộc .
Tại
Đà Nẵng có một trường Tây sang trọng, tên là Lycee Pascal, mà nếu nói đầy đủ,
thì phải là: Lycee Blaise Pascal.
Khung
cảnh này rất đẹp, tất nhiên trường có lịch sử của nó. Tôi chỉ biết nó đẹp và
sang quá, nên tôi mơ ước được cho một cháu vô học .
Ngày
đi nạp hồ sơ là cả một vấn đề, phải sẵn sàng bìa đựng giấy tờ như đơn xin học,
khai sinh, các thứ giấy tờ của cha mẹ, rồi cuối cùng là ngồi đợi ở phòng "
chờ kêu tên nếu trúng tuyển " .
Khá
lâu tôi không nhớ tại sao phải cầu kỳ với một cháu bé 5 tuổi, xin vô lớp mẫu
giáo của trường Lycee Pascal...
Việc
này có liên hệ gì tới chuyện " chiếc yên ngựa vắng người " không nhỉ
? Bà con đợi kể về chiếc yên thôi, còn muốn cho con học lớp mẫu giáo, là chẳng
ăn nhậu gì, coi chừng sai vv... quá xá đấy.
Không
đâu, hình ảnh đoạn văn ( Tôi đi học) " Hằng năm cứ vào cuối thu...trên
không có những đám mây bàng bạc ..." của nhà thơ tiền chiến Thanh Tịnh
...thì phụ huynh nào cũng mang cảm giác lâng lâng như chính mình đi học, tưởng
không phải đi xin học cho con cái đâu.
Nhưng
mà cho dẫu thế, hình ảnh con ngựa có cái yên buồn mông mênh, mà anh dùng làm
biểu tượng cho bài thơ " Tim Của Người Ta " Cao Mỵ Nhân viết, thì
thật là oan trái ...đến vui vẻ luôn.
Thi
sĩ tiền chiến Thanh Tịnh, tác giả bài văn tả " Tôi đi học " còn một lần
nữa trong ngày tôi đi xin học cho con trai tôi, được bạn phụ huynh xì xào khi
một cô giáo đã trọng tuổi rồi, từ hành lang bước vô bàn giáo viên, với hàng mấy
trăm phụ huynh và con em bé bỏng đang đợi chờ, một giọng nói rất nặng ký, nói
nhỏ bên tai tôi:
"
Bà Cô Liêu đấy, bà ấy không có gia đình, nhưng lớn tuổi rồi, phải thưa là Cô
Liêu nhé"
Thì
cô giáo mình phải kêu vậy chứ sao .
Ý
tôi muốn nói: Phải luôn luôn kêu 2 chữ " Cô Liêu", vì cô ở vậy suốt
đời, chờ nhà thơ Thanh Tịnh tác giả " Tôi đi học " mà ai cũng có kỷ
niệm thủa ấu thơ về.
Song
tôi lại không quan tâm việc Cô Liêu ở vậy, vì bản tính tò mò chuyện " văn
thi sĩ ", tôi quan sát người tình của nhà thơ Thanh Tịnh xem có ...lãng
mạn không?
Cô
Liêu không hề cười, cả với người lớn lẫn trẻ em .
Tôi
liên tưởng tới bài thơ " Mỏi Mòn " của thi sĩ tiền chiến Thanh Tịnh
...tôi đọc thật khẽ cho bà bạn mới hạnh ngộ : Ngựa hồng đã đến bên hiên
Chị
ơi, trên ngựa chiếc yên ...vắng người ...
( Mỏi Mòn - Thanh Tịnh
)
Hầu
như tôi không để ý chuyện đó nữa, bởi vì cháu nhà tôi không được nhận vào lớp
tuyển toàn con ông cháu cha, khi tỉ số được nhận là 10% , lớp mẫu chỉ có 50 bé
thôi .
Thời
gian đó, Lycee Pascal đã có phần tiểu học gọi là trung tâm Nguyễn Hiền .
Vài
năm sau nữa, thì cả Lycee Pascal trở thành Đại Học Đà Nẵng .
Thi
sĩ tiền chiến Thanh Tịnh ( 1911-
1988), có nhiều tác phẩm thơ văn, trước và sau 1945, 1954...Song có lẽ người VN
chung chung chỉ nhớ 2 tác phẩm gọi là để đời của ông :
Tôi
đi học ( văn suối)
Mỏi
mòn ( thơ)
Với
" Tôi đi học " đã được in sách giáo khoa rồi, " Mỏi mòn "
thì đa phần sách, đặc san vv ...nhắc nhở.
Tôi
xin giới thiệu bài thơ " Mỏi Mòn " . Qua tựa đề, quý vị cũng hiểu
ngay là một bài thơ diễn tả nỗi mong chờ đến tuyệt vọng của một nữ lưu, mà theo
thơ, thì chỉ là mong nhớ kiểu tiểu tư sản bình thường.
Hai
nhân vật nữ, trong thơ là hai chị em đối đáp nhau...tác giả để cô chị đặt câu
hỏi bằng thơ thất ngôn( 7 chữ):
Em
ơi, nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm
thử chân mây khói tỏa mờ
Có
bóng tình quân muôn dặm ruổi
Ngựa
hồng tuôn bụi cõi xa mờ
( Mỏi Mòn- Thanh Tịnh )
Cô
em trả lời bằng thơ lục bát ( 6x8 ) :
Xa
nhìn trên cõi trời mây
Chị
ơi, em thấy một cây liễu buồn
( Mỏi Mòn -
Thanh Tịnh )
Cứ
thế cho đến cuối chuyện thì :
Này
lặng em ơi lặng lặng nhìn
Phải
chăng mình ngựa sắc hồng in
Nhẹ
nhàng em sẽ buông rèm xuống
Chị
sợ bên sông bóng ngựa chìm
( Mỏi mòn -
Thanh Tịnh )
Và
kết cuộc là :
Ngựa
hồng đã đến bên hiên
Chị
ơi, trên ngựa chiếc yên ...vắng người
( Mỏi Mòn -
Thanh Tịnh )
Như
thế có nghĩa là : phải mà không phải, rồi : không phải mà phải .
Có
bóng ngựa hồng về thật, đã đến bên hiên nhà rồi đấy, nhưng trên yên không có
người về .
Nhà
thơ Thanh Tịnh có thể là tưởng tượng, tuồng tích bóng ngựa trở về không có
chinh phu hay hiệp sĩ, xẩy ra rất nhiều ở khắp nơi cổ cũng như kim, đông cũng
như tây ...
Sa
trường lớn hay mặt trận nhỏ, giữa quốc gia với quốc gia, hay một bang sắc
tộc,một phái võ lâm, thậm chí một nhóm người thách đấu, có khi chỉ có cá nhân
với cá nhân ...
Nhưng
hình ảnh ngựa mang yên trống trở về, là hận thù , đau khổ, bẽ bàng ...khiếp đảm
nhất cho những người bại trận , thua cuộc ...
Ôi,
thua cuộc gì, trên danh nghĩa nào, cũng không khiến một người mã thượng có tấm
lòng vị tha, nỡ đẩy bạn thiết của mình xuống vực sâu, như đánh bại một
kẻ thù.
Vì
thế cho nên, trước khi lên ngựa băng mình ra cuối chân mây, hiệp khách
hào hoa phải rũ sạch yên cương để bụi trường chinh không làm vẩn đục mắt giai
nhân, luôn mòn mỏi đợi chờ ...
Tôi
đã nghĩ tới anh, người bâng khuâng giữa trái tim và yên ngựa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)