Mỗi Ngày Một Chuyện
TRĂNG THÁNG BẢY - CAO MỴ NHÂN
TRĂNG THÁNG BẢY - CAO MỴ NHÂN
Hôm
nay mới có 7/7 âm lịch, tức lịch Trăng, có nơi thích nói Nguyệt lịch.
Tức
còn phải cả tuần nữa, mới tới Rằm tháng bảy, cũng là ngày lễ Vu Lan, quý vị
thường cúng kiến, thì gọi lễ rằm Trung Ngươn, theo miền nam.
Còn
những người Bắc xưa, thời còn thịnh hành trai đàn tháng bảy, quý cụ hay nới văn
hoa là lễ Trung Nguyên .
Tức
miền Bắc thì gọi rằm tháng 7 âm là Trung Nguyên, còn miền nam kêu Trung Ngươn,
ở đâu nam bắc cũng kèm lễ Vu Lan, và chủ yếu đến mùa báo hiếu, sau này lại chú
ý tới bông hồng dành cho những người con, hồng đỏ là còn mẹ, hồng trắng là
không còn mẹ nữa .
Ở
vài chùa lớn Saigon, kỷ niệm lễ Vu Lan, quý cô Phật tử còn cài bông hồng vàng,
ý nói hoa hồng của các Phật Tử cung kính các chư tăng ni, cho có vẻ hân hoan,
mới lạ trong đạo Phật, năm tháng đã tiến bộ hơn nhiều thập niên trước.
Chỉ
vì tính cách làm mới mẻ sân chùa, mà tôi sắp rời xa điều định kể với quý vị về
3 vầng trăng rằm quan trọng trong mỗi năm, về lễ bái, là :
Trăng
rằm thượng nguyên ( rằm tháng giêng, còn gọi nguyên tiêu )
Trăng
rằm trung nguyên ( rằm tháng bảy, Vu Lan)
Trăng
rằm hạ nguyên ( rằm tháng
mười )
Tới
đây, tôi cũng xin mở một dấu ngoặc, tôi đề cập tới chuyện lễ bái thôi, chứ nói về trăng,
thì trăng to nhất, tròn nhất, sáng nhất, là phải kể tới trăng rằm tháng tám,
tức Tết Trung Thu của trẻ em .
Còn
bộ ba trăng rằm: thượng ngươn, trung ngươn, hạ ngươn, đều có những điển tich,
song cũng không phải được kể hôm nay, tôi chỉ ...đan cử ra vầng trăng ma tháng
bảy thôi.
Tại
sao tôi muốn kể vầng trăng trung ngươn tháng bảy này, vì chúng ta mỗi người có
một sự việc phải làm trong cái tháng cô hồn này (tháng bảy âm). Thí dụ: Cúng đất cúng đai, bố thí, phóng sanh,
trai đàn cầu siêu ...vv...
Ngày
xưa ở ngoài Bắc không biết vì tôi còn bé hay thế nào, mà tôi hiếm thấy, hay
không thấy cái cảnh nhà nhà cúng Rằm tháng 7, rồi mặc sức để cho cô hồn các đẳng
nhảy vào giật đồ cúng cô hồn, thủa đó người ta còn kêu " cướp cháo "
.
Thường
cúng" cô hồn " không cúng trong nhà, mà cúng ngoài ngõ, muốn dành đồ
ăn thức uống, bánh trái, quà cáp cho ma đói, không có thân nhân cúng kiến.
Không
có nguyên tắc, liều lượng thực phẩm gì phải giống nhau cho mỗi nhà. Nên cúng
nhiều cúng ít, cúng to cúng nhỏ đều ...đúng hết .
Cái
mục đích cuối cùng vẫn là: cầu siêu cho người thân, cầu an ổn cho nhà cửa đất
đai không bị quỷ ma phá phách, đi Chùa dự trai đàn, được nghe chuyện Đức Mục
Kiền Liên báo hiếu cho mẹ vv...và vv...
Có
một điều là người dân VN, rất quan trọng cúng cô hồn và cúng đất.
Ở
ngoài Trung thì việc cúng đất hay được nhắc nhở.
Mâm
cỗ cúng xong, người nhà thường vãi muối hột, gạo trắng dĩ nhiên là ít thôi, và
thả tung ra chung quanh nhà .
Chim,
chuột sẽ ăn nếu có, kiến thì chắc chắn là đi từng đàn đến rồi .
Ở
miền Trung, cúng cô hồn và cúng đất, suốt tháng bảy âm, ngày nào cũng được,
không cần phải đúng ngày rằm .
Quý
vị không để ý đấy thôi, vầng trăng rằm tháng bảy, hay trăng trung ngươn tẻ
lạnh, giá băng hơn các vầng trăng rằm khác, gọi là trăng ma cũng đúng phần nào
.
Trước
hết mầu trăng trắng bệch, mong manh và mơ hồ chi lạ. Không thấy tơ sương vướng
víu, nên trăng càng quạnh quẽ, hoang liêu...
Nếu
quý vị đã từng thấy trăng nguyên tiêu ấm áp, mơ màng, hay mai mốt quý vị thấy
trăng hạ nguyên thâm trầm, lạnh lẽo ...nhưng không hàn lãnh như trăng thang bày
này .
Nói
một cách khác, trung ngươn âm khí nặng nề là vậy.
Anh
có một sân trăng, chia ra 12 lô, mỗi lô 3 box như hộp thư , để đựng hình ảnh
trăng...mà anh thích sưu tầm .
Tức
là 12 tháng, mỗi tháng 3 trăng, gồm như sau: trăng thượng, trung , hạ tuần
...rất đẹp và rất khoa học.
Hôm
qua, anh cho mình mượn một vầng trăng thượng tuần trong bài thơ trăng hạnh ngộ
mặt trời, và đặc biệt cho mượn thêm vầng trăng trung tuần tháng ba cuối mùa
xuân vừa qua...thật tròn trịa , ấm áp...
Tại
sao mình biết được điều đó nhỉ ? Số là vầng trăng trung tuần tháng ba đó, đã
hiện trên bầu trời mầu tím, thời gian có một thiên sứ đi qua...tin cho loài
người hay rằng: " Thượng Đế đã cho chúng ta tình yêu thương vô bờ, hãy giữ lấy để làm thơ ... nếu
muốn."
Một
sân trăng, một vườn trăng, một sông trăng, một biển trăng ...vv...có người còn
nói một phố trăng, một thôn trăng ... nữa đấy.
Song,
đó chỉ là cách nói nhuốm vẻ văn chương, bởi trăng chiếu xuống nơi nào, thì nơi
đó chan hoà ánh nguyệt .
Trăng
đơn giản, nên trăng có thể đi chung với bất cứ hình tượng nào.
Mặt
trời không thể ...bởi là một khối lửa không bao giờ tắt nhiệt tình, nên mọi sự
việc vẫn mặc nhiên gần gũi với tất cả ...
Thế
nên, dẫu trăng tháng 7 âm, một vầng trăng huyễn ảo , huyền bí, hiện ra như một
nhân dáng đẹp não nùng, sầu muộn ( trăng của tháng ma mà...) tưởng trăng trôi
trên tuyết tan, băng tản, ma quái, lạnh lùng...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRĂNG THÁNG BẢY - CAO MỴ NHÂN
TRĂNG THÁNG BẢY - CAO MỴ NHÂN
Hôm
nay mới có 7/7 âm lịch, tức lịch Trăng, có nơi thích nói Nguyệt lịch.
Tức
còn phải cả tuần nữa, mới tới Rằm tháng bảy, cũng là ngày lễ Vu Lan, quý vị
thường cúng kiến, thì gọi lễ rằm Trung Ngươn, theo miền nam.
Còn
những người Bắc xưa, thời còn thịnh hành trai đàn tháng bảy, quý cụ hay nới văn
hoa là lễ Trung Nguyên .
Tức
miền Bắc thì gọi rằm tháng 7 âm là Trung Nguyên, còn miền nam kêu Trung Ngươn,
ở đâu nam bắc cũng kèm lễ Vu Lan, và chủ yếu đến mùa báo hiếu, sau này lại chú
ý tới bông hồng dành cho những người con, hồng đỏ là còn mẹ, hồng trắng là
không còn mẹ nữa .
Ở
vài chùa lớn Saigon, kỷ niệm lễ Vu Lan, quý cô Phật tử còn cài bông hồng vàng,
ý nói hoa hồng của các Phật Tử cung kính các chư tăng ni, cho có vẻ hân hoan,
mới lạ trong đạo Phật, năm tháng đã tiến bộ hơn nhiều thập niên trước.
Chỉ
vì tính cách làm mới mẻ sân chùa, mà tôi sắp rời xa điều định kể với quý vị về
3 vầng trăng rằm quan trọng trong mỗi năm, về lễ bái, là :
Trăng
rằm thượng nguyên ( rằm tháng giêng, còn gọi nguyên tiêu )
Trăng
rằm trung nguyên ( rằm tháng bảy, Vu Lan)
Trăng
rằm hạ nguyên ( rằm tháng
mười )
Tới
đây, tôi cũng xin mở một dấu ngoặc, tôi đề cập tới chuyện lễ bái thôi, chứ nói về trăng,
thì trăng to nhất, tròn nhất, sáng nhất, là phải kể tới trăng rằm tháng tám,
tức Tết Trung Thu của trẻ em .
Còn
bộ ba trăng rằm: thượng ngươn, trung ngươn, hạ ngươn, đều có những điển tich,
song cũng không phải được kể hôm nay, tôi chỉ ...đan cử ra vầng trăng ma tháng
bảy thôi.
Tại
sao tôi muốn kể vầng trăng trung ngươn tháng bảy này, vì chúng ta mỗi người có
một sự việc phải làm trong cái tháng cô hồn này (tháng bảy âm). Thí dụ: Cúng đất cúng đai, bố thí, phóng sanh,
trai đàn cầu siêu ...vv...
Ngày
xưa ở ngoài Bắc không biết vì tôi còn bé hay thế nào, mà tôi hiếm thấy, hay
không thấy cái cảnh nhà nhà cúng Rằm tháng 7, rồi mặc sức để cho cô hồn các đẳng
nhảy vào giật đồ cúng cô hồn, thủa đó người ta còn kêu " cướp cháo "
.
Thường
cúng" cô hồn " không cúng trong nhà, mà cúng ngoài ngõ, muốn dành đồ
ăn thức uống, bánh trái, quà cáp cho ma đói, không có thân nhân cúng kiến.
Không
có nguyên tắc, liều lượng thực phẩm gì phải giống nhau cho mỗi nhà. Nên cúng
nhiều cúng ít, cúng to cúng nhỏ đều ...đúng hết .
Cái
mục đích cuối cùng vẫn là: cầu siêu cho người thân, cầu an ổn cho nhà cửa đất
đai không bị quỷ ma phá phách, đi Chùa dự trai đàn, được nghe chuyện Đức Mục
Kiền Liên báo hiếu cho mẹ vv...và vv...
Có
một điều là người dân VN, rất quan trọng cúng cô hồn và cúng đất.
Ở
ngoài Trung thì việc cúng đất hay được nhắc nhở.
Mâm
cỗ cúng xong, người nhà thường vãi muối hột, gạo trắng dĩ nhiên là ít thôi, và
thả tung ra chung quanh nhà .
Chim,
chuột sẽ ăn nếu có, kiến thì chắc chắn là đi từng đàn đến rồi .
Ở
miền Trung, cúng cô hồn và cúng đất, suốt tháng bảy âm, ngày nào cũng được,
không cần phải đúng ngày rằm .
Quý
vị không để ý đấy thôi, vầng trăng rằm tháng bảy, hay trăng trung ngươn tẻ
lạnh, giá băng hơn các vầng trăng rằm khác, gọi là trăng ma cũng đúng phần nào
.
Trước
hết mầu trăng trắng bệch, mong manh và mơ hồ chi lạ. Không thấy tơ sương vướng
víu, nên trăng càng quạnh quẽ, hoang liêu...
Nếu
quý vị đã từng thấy trăng nguyên tiêu ấm áp, mơ màng, hay mai mốt quý vị thấy
trăng hạ nguyên thâm trầm, lạnh lẽo ...nhưng không hàn lãnh như trăng thang bày
này .
Nói
một cách khác, trung ngươn âm khí nặng nề là vậy.
Anh
có một sân trăng, chia ra 12 lô, mỗi lô 3 box như hộp thư , để đựng hình ảnh
trăng...mà anh thích sưu tầm .
Tức
là 12 tháng, mỗi tháng 3 trăng, gồm như sau: trăng thượng, trung , hạ tuần
...rất đẹp và rất khoa học.
Hôm
qua, anh cho mình mượn một vầng trăng thượng tuần trong bài thơ trăng hạnh ngộ
mặt trời, và đặc biệt cho mượn thêm vầng trăng trung tuần tháng ba cuối mùa
xuân vừa qua...thật tròn trịa , ấm áp...
Tại
sao mình biết được điều đó nhỉ ? Số là vầng trăng trung tuần tháng ba đó, đã
hiện trên bầu trời mầu tím, thời gian có một thiên sứ đi qua...tin cho loài
người hay rằng: " Thượng Đế đã cho chúng ta tình yêu thương vô bờ, hãy giữ lấy để làm thơ ... nếu
muốn."
Một
sân trăng, một vườn trăng, một sông trăng, một biển trăng ...vv...có người còn
nói một phố trăng, một thôn trăng ... nữa đấy.
Song,
đó chỉ là cách nói nhuốm vẻ văn chương, bởi trăng chiếu xuống nơi nào, thì nơi
đó chan hoà ánh nguyệt .
Trăng
đơn giản, nên trăng có thể đi chung với bất cứ hình tượng nào.
Mặt
trời không thể ...bởi là một khối lửa không bao giờ tắt nhiệt tình, nên mọi sự
việc vẫn mặc nhiên gần gũi với tất cả ...
Thế
nên, dẫu trăng tháng 7 âm, một vầng trăng huyễn ảo , huyền bí, hiện ra như một
nhân dáng đẹp não nùng, sầu muộn ( trăng của tháng ma mà...) tưởng trăng trôi
trên tuyết tan, băng tản, ma quái, lạnh lùng...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)