Mỗi Ngày Một Chuyện
TRÊN BẢN LỀ LỊCH SỬ - CAO MỴ NHÂN
TRÊN
BẢN LỀ LỊCH SỬ -
CAO MỴ NHÂN
Quý vị hãy tưởng tượng xem, chiếc bản lề ý
thức hệ, là đòn cân não chưa thăng bằng, nên 2 cánh cửa quốc cộng, luôn luôn
đập vào nhau, khiến chúng ta có lúc đau đầu nhức buốt, có lúc lại như được mơn
trớn vuốt ve.
Hình như những người đứng Trên Bản Lề Lịch
Sử, đã thể
hiện cái gọi là mơ ước, hay tâm tư tình cảm được giãi bầy một
cách óng ả.
Tôi không thuộc giới phê phán hay so sánh
nhạc Trịnh Công Sơn, với nhạc Nguyễn Đức Quang.
Cũng chưa khẳng định nhạc phản chiến, ca
tụng hoà bình của họ Trịnh, hoặc trầm ca du ca của họ Nguyễn, bởi quý vị ấy đã
từng bơi lội trên những dòng sông quê hương.
Thường sóng nước bên sông đã dội vào tâm
tư tình cảm, khiến phải thoát ra lời hát, tiếng nhạc, mà 90% người dân VN cảm
nhận được trọn vẹn tinh thần bất khuất của tuổi trẻ.
Lớp người đi trước nhị vị nhạc sĩ , đã
từng thốt ra thơ:
Lũ chúng ta sinh lầm
thế kỷ
...Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau...
(Vũ Hoàng Chương 1916 - 1976)
Trên cương vị vừa là thi sĩ làm thơ, vừa
là nhà giáo dạy học, cụ Vũ Hoàng Chương chép miệng cười buồn:
" Lũ chúng ta lỡ sinh chẳng đúng
thời, mà cứ rỏ vào tai, rót vào miệng những đắng cay, bất hoà..." khiến
người người phải hoá điên, đến trâu bò cũng không ăn cỏ nữa ( lời Trịnh Công
Sơn trong một bài hát ) .
Tất nhiên bất hạnh là tại cái số nhược
tiểu, da vàng...chứ chẳng phải anh em ở 2 bên lề cánh cửa không muốn nhìn nhau.
Họ Trịnh đứng đong đưa trên bản lề lịch
sử, có lúc ngã hẳn vào cánh cửa vô sản.
Họ Nguyễn đặt 2 bàn chân trên nếp gấp quốc
cộng. Nhưng Nguyễn Đức Quang đã đăng lính Việt Nam Cộng Hoà, dù không trực tiếp " oánh giặc " ông cũng đã xuất sắc
trong công tác Tâm Lý Chiến qua chức vụ " Quản ca " .
Trên bản lề lịch sử cận đại, không thiếu
gì những người đứng hàng hai, than van hoà bình, hơn là tích cực đấu tranh.
Nếu có Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng cổ võ
phản chiến.
Thì lập tức Nhật Trường, Duy Khánh vác
súng trên vai, tháo chốt lựu đạn xung phong cùng đoàn quân tử thủ, tái chiếm
lãnh thổ, đồn bốt không khoan nhượng, dù bằng lời ca, tiếng hát Thép Súng.
Trịnh Công Sơn phiêu bồng trong thế giới
hoang tưởng, đôi khi lẫn lộn không gian, như một sáng tác sau cuộc chiến
...Mẹ ngồi dưới nắng mưa
Ru đàn con nằm ngủ (coi như chết)
Bà mẹ đất thép thành đồng này đã đội nắng
hứng mưa, ru đàn con ( Việt cộng ) ngủ, nghỉ ở địa đạo Củ Chi.
Rút cục họ Trịnh cũng như bà mẹ, đứng trên
bản lề xã hội cũ mới đó, cầm bằng một sự kiện, không làm mới được lý tưởng
hay đơn giản, vẫn không thể gọi là đạt mơ
ước vẹn tròn.
Nguyễn Đức Quang thì khác hẳn, rõ ràng
trong đường lối sáng tác . Du Ca thoạt là tiếng thở dài, nhưng đầy phẫn nộ,
thúc dục thanh niên xông pha lên đường xây dựng một tinh thần quả cảm kiêu
hùng:
"VIệt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ "
Để khẳng định quan niệm chắc chắn bằng lời
ca thúc dục :
" Hy Vọng Đã Vươn Lên " .
Ôi , đứng Trên Bản Lề Lịnh Sử từ xa xưa
tới ngày nay, đã có biết bao thanh niên nam nữ đóng góp hy sinh, người tới nơi,
kẻ bỏ dở dang đại mộng...chỉ vì cô đơn trước bạo quyền, nản chí trước thảm
trạng xã hội . ..
Song, có lẽ điều căn bản để giữ vững niềm
tin vào tương lai đất nước, khi đứng Trên Bản Lề Lịch Sử, bất cứ ai, phải nhận
chân sự thật từ thực tế đến hoài bão của tuyệt đại đa số dân chúng, tức quốc
gia và dân tộc vậy ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRÊN BẢN LỀ LỊCH SỬ - CAO MỴ NHÂN
TRÊN
BẢN LỀ LỊCH SỬ -
CAO MỴ NHÂN
Quý vị hãy tưởng tượng xem, chiếc bản lề ý
thức hệ, là đòn cân não chưa thăng bằng, nên 2 cánh cửa quốc cộng, luôn luôn
đập vào nhau, khiến chúng ta có lúc đau đầu nhức buốt, có lúc lại như được mơn
trớn vuốt ve.
Hình như những người đứng Trên Bản Lề Lịch
Sử, đã thể
hiện cái gọi là mơ ước, hay tâm tư tình cảm được giãi bầy một
cách óng ả.
Tôi không thuộc giới phê phán hay so sánh
nhạc Trịnh Công Sơn, với nhạc Nguyễn Đức Quang.
Cũng chưa khẳng định nhạc phản chiến, ca
tụng hoà bình của họ Trịnh, hoặc trầm ca du ca của họ Nguyễn, bởi quý vị ấy đã
từng bơi lội trên những dòng sông quê hương.
Thường sóng nước bên sông đã dội vào tâm
tư tình cảm, khiến phải thoát ra lời hát, tiếng nhạc, mà 90% người dân VN cảm
nhận được trọn vẹn tinh thần bất khuất của tuổi trẻ.
Lớp người đi trước nhị vị nhạc sĩ , đã
từng thốt ra thơ:
Lũ chúng ta sinh lầm
thế kỷ
...Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau...
(Vũ Hoàng Chương 1916 - 1976)
Trên cương vị vừa là thi sĩ làm thơ, vừa
là nhà giáo dạy học, cụ Vũ Hoàng Chương chép miệng cười buồn:
" Lũ chúng ta lỡ sinh chẳng đúng
thời, mà cứ rỏ vào tai, rót vào miệng những đắng cay, bất hoà..." khiến
người người phải hoá điên, đến trâu bò cũng không ăn cỏ nữa ( lời Trịnh Công
Sơn trong một bài hát ) .
Tất nhiên bất hạnh là tại cái số nhược
tiểu, da vàng...chứ chẳng phải anh em ở 2 bên lề cánh cửa không muốn nhìn nhau.
Họ Trịnh đứng đong đưa trên bản lề lịch
sử, có lúc ngã hẳn vào cánh cửa vô sản.
Họ Nguyễn đặt 2 bàn chân trên nếp gấp quốc
cộng. Nhưng Nguyễn Đức Quang đã đăng lính Việt Nam Cộng Hoà, dù không trực tiếp " oánh giặc " ông cũng đã xuất sắc
trong công tác Tâm Lý Chiến qua chức vụ " Quản ca " .
Trên bản lề lịch sử cận đại, không thiếu
gì những người đứng hàng hai, than van hoà bình, hơn là tích cực đấu tranh.
Nếu có Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng cổ võ
phản chiến.
Thì lập tức Nhật Trường, Duy Khánh vác
súng trên vai, tháo chốt lựu đạn xung phong cùng đoàn quân tử thủ, tái chiếm
lãnh thổ, đồn bốt không khoan nhượng, dù bằng lời ca, tiếng hát Thép Súng.
Trịnh Công Sơn phiêu bồng trong thế giới
hoang tưởng, đôi khi lẫn lộn không gian, như một sáng tác sau cuộc chiến
...Mẹ ngồi dưới nắng mưa
Ru đàn con nằm ngủ (coi như chết)
Bà mẹ đất thép thành đồng này đã đội nắng
hứng mưa, ru đàn con ( Việt cộng ) ngủ, nghỉ ở địa đạo Củ Chi.
Rút cục họ Trịnh cũng như bà mẹ, đứng trên
bản lề xã hội cũ mới đó, cầm bằng một sự kiện, không làm mới được lý tưởng
hay đơn giản, vẫn không thể gọi là đạt mơ
ước vẹn tròn.
Nguyễn Đức Quang thì khác hẳn, rõ ràng
trong đường lối sáng tác . Du Ca thoạt là tiếng thở dài, nhưng đầy phẫn nộ,
thúc dục thanh niên xông pha lên đường xây dựng một tinh thần quả cảm kiêu
hùng:
"VIệt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ "
Để khẳng định quan niệm chắc chắn bằng lời
ca thúc dục :
" Hy Vọng Đã Vươn Lên " .
Ôi , đứng Trên Bản Lề Lịnh Sử từ xa xưa
tới ngày nay, đã có biết bao thanh niên nam nữ đóng góp hy sinh, người tới nơi,
kẻ bỏ dở dang đại mộng...chỉ vì cô đơn trước bạo quyền, nản chí trước thảm
trạng xã hội . ..
Song, có lẽ điều căn bản để giữ vững niềm
tin vào tương lai đất nước, khi đứng Trên Bản Lề Lịch Sử, bất cứ ai, phải nhận
chân sự thật từ thực tế đến hoài bão của tuyệt đại đa số dân chúng, tức quốc
gia và dân tộc vậy ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)