Mỗi Ngày Một Chuyện
TRÊN ĐẤT HỨA - CAO MỴ NHÂN
TRÊN ĐẤT HỨA - CAO MỴ
NHÂN
Được mời tới thành phố sang trọng kia , để dự một bữa tiệc ăn mừng " Cẩm
tháng " cháu , của bà bạn giàu có .
Bà bạn tôi chưa già lắm , nhưng có cháu đích tôn , thì hơi trễ với
nhóm bạn già ,
mà ai bây giờ các cháu nội ngoại cũng đang chuẩn bị vô đại học cả
rồi .
Gia đình bà là một trong đội ngũ tiên phong khai mạc ngành thẩm Mỹ VN ở
Hoa Kỳ nói chung , và ở quận hạt Los Angeles nói riêng.
Nên , sau khi đã ổn định cuộc sống giầu sang , dư thừa , cứ vài tuần một lần ,
bà tổ chức một bữa tiệc mừng gì đó , miễn sao có độ vài chục người tham
dự .
Mục đích , trước là xây dựng những mối giao hảo nghề nghiệp , sau
là biểu lộ tính đoàn kết để ...an ủi , hỗ trợ nhau ở xứ sở tạm dung
nơi quê người xa lạ này .
Bữa tiệc toàn người nhà và bạn bè chung của gia đình , nhưng có vài bạn Mỹ của
con trai bà .
Vì là nhà tư , nên xe khách phải đậu ngoài đường .
Nữ chủ đã ăn hot dog mềm răng mấy chục năm nay , nên bàn cúng mụ
" Cẩm tháng " được nấu đúng phong tục tập quán VN thuần
tuý , bà nói : làm thế để con cháu chúng biết và duy trì văn hoá VN chứ .
Trước hết tôi thấy trên bàn cỗ cúng mụ , có đầy đủ những món được
gọi là bắt buộc phải có , như hương hoa đèn nến , xôi chè , các thứ bánh
trái VN .
Có cả cua , trứng luộc , mỗi thứ 13 con , cái ( cua , trứng. ) bà
nói 12.bà mụ thường với 1 bà mụ cả , hay chúa gì đó .
Bà tưởng là tôi giỏi việc. cỗ bàn tập tục quê mùa lâu nay , sự thực
tôi có chú ý gì đâu . " Cẩm tháng " 4 đứa con tôi ngày xưa ,
thì toàn ông bà nội chúng làm . Nhưng tôi nhớ có một món nhỏ quan trọng là ,
ông nội mấy đứa còn bày cúng một chai nước lòng đò .
Tức ông mang cái chai nhỏ , chèo đò ra tận giữa dòng sông Cẩm Tú , để múc đầy
chai nước từ giữa lòng sông mang về cúng " Cẩm tháng " .
Sau khi cúng xong , thì giọt nước đó ra cái muỗng nhỏ xíu ,và đưa vô miệng em
bé , cho chúng nhấp , để mai sau có đi sông , đi biển không bị lật đò ,
chết đuối .
Và còn mấy thứ nữa mà tôi quên béng rồi .
Nhà bà bạn ấy cúng cho có thôi , chứ phần chính vẫn là tiệc tùng đúng nghĩa văn
minh , có rượu Sâm banh , vang đỏ , có đủ món vừa Tàu , vừa Tây , chả cần biết
ai thích món này , ai cữ món nọ , cứ dọn ra thừa thãi , dư dả ...
Rồi thì "Cẩm tháng " thì ...Cẩm , chứ quà cáp lại khui ra , nhà cho ,
khách tặng tha hồ biểu diễn sự cần thiết , tiện nghi cho đứa cháu và gia
đình nó .
Mấy bạn Mỹ đã tặng quà ngày " baby shower " rồi , nên
cũng tự nhiên tiếp nhận tập quán VN . Tất cả đều vui vẻ rôm rả . Cuộc
sống thật vô cùng ý nghĩa .
Nữ chủ mới có cháu nội thôi , nên còn trẻ chán . Vài cặp bạn già của nữ chủ đã
có chắt nội , ngoại, mà cũng còn trẻ măng so với thế hệ cụ cố ngày xưa .
Đồng hương ta đã bắt đầu hiện diện ở Hoa Kỳ tới 4 đời , nhưng vẫn chưa
đầy nửa trăm năm ( 41 năm , kể từ ngày Quốc hận 30 -4 -1975 ) .
Thấm thoát rồi sẽ trăm năm , hai trăm năm ...như người các dân tộc khác tới USA
,những thế kỷ trước .
Cảnh sống mấy thế hệ tha hương , đã gần như quen thuộc , bắt buộc , vì nếu
chúng ta không đặt mình vô đúng những toa tầu đời , ta sẽ đứng lại cho tới khi
đêm đến , tức là chỉ còn bóng tối mịt mù , không kiếm được lối vào
nữa , và tất nhiên là chờ chết .
Cũng vẫn cảnh sống vừa nêu , có số quý vị ngơ ngác trước chuyến tầu
đời cuối cùng , mặc dầu cố thản nhiên đấy , nhưng vẫn buồn thiu .
Cuối thế kỷ trước , tôi nghĩ là điều ...hợp pháp với xã hội mình đang sống ,
nên khi ngồi trong một ...Vũ đình trường lớn nhất Los Angeles , để cùng
một vạn người đủ các sắc tộc dự lễ tuyên thệ làm công dân Mỹ .
Một vị luật sư tương đối phụ trách lễ nghi , ông ta được giới thiệu là Chánh án
toà án Pomona , dặn rằng hãy đặt bàn tay phải lên trái Tim , rồi đọc theo những
lời ông đọc trước .
Thế là cứ sau mỗi câu ông ấy đọc , rồi ngừng , là cả khối người
khổng lồ nhắc lại , rõ ràng , dù Ấn Độ , Congo , Mexico , Philippine hay Việt
Nam vv...
Bây giờ là người cùng một nước USA. rồi .
Và lạ lắm , ở ngoài sân , chờ vô hội trường thì ồn ào chút chút , mà tiến vào
bằng nhiều cửa , an tọa , im vắng như ở thảo nguyên bát ngát , không nghe được
rõ cả tiếng thở của nhau dù ngồi cạnh nhau .
Như vậy chứng tỏ người ta biết sợ nền văn minh , trí thức , kiến thức , của Hợp
chủng Quốc Hoa Kỳ .
Rồi thì từ đấy , những công dân Mỹ bất kể gốc chi , có giai đoạn thực sự
là
" Người Mỹ " đấy chứ . Sau pha pha , là trở về gốc gác
...trời ơi , tuỳ theo cấp độ xem thường Mỹ tới đâu .
Do đó , các cháu VN thế hệ thứ tư ở quê này , đây là sanh quán , và sẽ là
trú quán đương nhiên , chẳng luật pháp nào bác bỏ các baby được mở mắt
chào đời ở xứ sở này . ..không là người Mỹ .
Chào thế hệ mới tinh của quý gia đình ...di dân đúng nghĩa , ở miền đất
Hứa tuyệt vời hôm nay , tới mai hậu ...mãi mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRÊN ĐẤT HỨA - CAO MỴ NHÂN
TRÊN ĐẤT HỨA - CAO MỴ
NHÂN
Được mời tới thành phố sang trọng kia , để dự một bữa tiệc ăn mừng " Cẩm
tháng " cháu , của bà bạn giàu có .
Bà bạn tôi chưa già lắm , nhưng có cháu đích tôn , thì hơi trễ với
nhóm bạn già ,
mà ai bây giờ các cháu nội ngoại cũng đang chuẩn bị vô đại học cả
rồi .
Gia đình bà là một trong đội ngũ tiên phong khai mạc ngành thẩm Mỹ VN ở
Hoa Kỳ nói chung , và ở quận hạt Los Angeles nói riêng.
Nên , sau khi đã ổn định cuộc sống giầu sang , dư thừa , cứ vài tuần một lần ,
bà tổ chức một bữa tiệc mừng gì đó , miễn sao có độ vài chục người tham
dự .
Mục đích , trước là xây dựng những mối giao hảo nghề nghiệp , sau
là biểu lộ tính đoàn kết để ...an ủi , hỗ trợ nhau ở xứ sở tạm dung
nơi quê người xa lạ này .
Bữa tiệc toàn người nhà và bạn bè chung của gia đình , nhưng có vài bạn Mỹ của
con trai bà .
Vì là nhà tư , nên xe khách phải đậu ngoài đường .
Nữ chủ đã ăn hot dog mềm răng mấy chục năm nay , nên bàn cúng mụ
" Cẩm tháng " được nấu đúng phong tục tập quán VN thuần
tuý , bà nói : làm thế để con cháu chúng biết và duy trì văn hoá VN chứ .
Trước hết tôi thấy trên bàn cỗ cúng mụ , có đầy đủ những món được
gọi là bắt buộc phải có , như hương hoa đèn nến , xôi chè , các thứ bánh
trái VN .
Có cả cua , trứng luộc , mỗi thứ 13 con , cái ( cua , trứng. ) bà
nói 12.bà mụ thường với 1 bà mụ cả , hay chúa gì đó .
Bà tưởng là tôi giỏi việc. cỗ bàn tập tục quê mùa lâu nay , sự thực
tôi có chú ý gì đâu . " Cẩm tháng " 4 đứa con tôi ngày xưa ,
thì toàn ông bà nội chúng làm . Nhưng tôi nhớ có một món nhỏ quan trọng là ,
ông nội mấy đứa còn bày cúng một chai nước lòng đò .
Tức ông mang cái chai nhỏ , chèo đò ra tận giữa dòng sông Cẩm Tú , để múc đầy
chai nước từ giữa lòng sông mang về cúng " Cẩm tháng " .
Sau khi cúng xong , thì giọt nước đó ra cái muỗng nhỏ xíu ,và đưa vô miệng em
bé , cho chúng nhấp , để mai sau có đi sông , đi biển không bị lật đò ,
chết đuối .
Và còn mấy thứ nữa mà tôi quên béng rồi .
Nhà bà bạn ấy cúng cho có thôi , chứ phần chính vẫn là tiệc tùng đúng nghĩa văn
minh , có rượu Sâm banh , vang đỏ , có đủ món vừa Tàu , vừa Tây , chả cần biết
ai thích món này , ai cữ món nọ , cứ dọn ra thừa thãi , dư dả ...
Rồi thì "Cẩm tháng " thì ...Cẩm , chứ quà cáp lại khui ra , nhà cho ,
khách tặng tha hồ biểu diễn sự cần thiết , tiện nghi cho đứa cháu và gia
đình nó .
Mấy bạn Mỹ đã tặng quà ngày " baby shower " rồi , nên
cũng tự nhiên tiếp nhận tập quán VN . Tất cả đều vui vẻ rôm rả . Cuộc
sống thật vô cùng ý nghĩa .
Nữ chủ mới có cháu nội thôi , nên còn trẻ chán . Vài cặp bạn già của nữ chủ đã
có chắt nội , ngoại, mà cũng còn trẻ măng so với thế hệ cụ cố ngày xưa .
Đồng hương ta đã bắt đầu hiện diện ở Hoa Kỳ tới 4 đời , nhưng vẫn chưa
đầy nửa trăm năm ( 41 năm , kể từ ngày Quốc hận 30 -4 -1975 ) .
Thấm thoát rồi sẽ trăm năm , hai trăm năm ...như người các dân tộc khác tới USA
,những thế kỷ trước .
Cảnh sống mấy thế hệ tha hương , đã gần như quen thuộc , bắt buộc , vì nếu
chúng ta không đặt mình vô đúng những toa tầu đời , ta sẽ đứng lại cho tới khi
đêm đến , tức là chỉ còn bóng tối mịt mù , không kiếm được lối vào
nữa , và tất nhiên là chờ chết .
Cũng vẫn cảnh sống vừa nêu , có số quý vị ngơ ngác trước chuyến tầu
đời cuối cùng , mặc dầu cố thản nhiên đấy , nhưng vẫn buồn thiu .
Cuối thế kỷ trước , tôi nghĩ là điều ...hợp pháp với xã hội mình đang sống ,
nên khi ngồi trong một ...Vũ đình trường lớn nhất Los Angeles , để cùng
một vạn người đủ các sắc tộc dự lễ tuyên thệ làm công dân Mỹ .
Một vị luật sư tương đối phụ trách lễ nghi , ông ta được giới thiệu là Chánh án
toà án Pomona , dặn rằng hãy đặt bàn tay phải lên trái Tim , rồi đọc theo những
lời ông đọc trước .
Thế là cứ sau mỗi câu ông ấy đọc , rồi ngừng , là cả khối người
khổng lồ nhắc lại , rõ ràng , dù Ấn Độ , Congo , Mexico , Philippine hay Việt
Nam vv...
Bây giờ là người cùng một nước USA. rồi .
Và lạ lắm , ở ngoài sân , chờ vô hội trường thì ồn ào chút chút , mà tiến vào
bằng nhiều cửa , an tọa , im vắng như ở thảo nguyên bát ngát , không nghe được
rõ cả tiếng thở của nhau dù ngồi cạnh nhau .
Như vậy chứng tỏ người ta biết sợ nền văn minh , trí thức , kiến thức , của Hợp
chủng Quốc Hoa Kỳ .
Rồi thì từ đấy , những công dân Mỹ bất kể gốc chi , có giai đoạn thực sự
là
" Người Mỹ " đấy chứ . Sau pha pha , là trở về gốc gác
...trời ơi , tuỳ theo cấp độ xem thường Mỹ tới đâu .
Do đó , các cháu VN thế hệ thứ tư ở quê này , đây là sanh quán , và sẽ là
trú quán đương nhiên , chẳng luật pháp nào bác bỏ các baby được mở mắt
chào đời ở xứ sở này . ..không là người Mỹ .
Chào thế hệ mới tinh của quý gia đình ...di dân đúng nghĩa , ở miền đất
Hứa tuyệt vời hôm nay , tới mai hậu ...mãi mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)