Mỗi Ngày Một Chuyện
TRỞ LẠI BOLSA - CAO MỴ NHÂN
Khi
tôi đến Mỹ, mùa fall năm 1991. Tính tới nay là đã 27 năm lưu lạc xứ người .
Ngay
từ buổi đầu tiên, tôi đã ở Cali rực rỡ nắng vàng ...
Sau
đó mới kiếm cách đi thăm các tiểu bang khác, miền bắc, miền nam và miền đông
Hoa Kỳ.
Dần
dần mới tung bay ra " bốn phương trời " vài nước châu Âu, châu Á
vv...
Tới
đây tôi phải một phút tưởng nhớ buổi tan hàng, ngày Bên Cướp Cuộc csvn tràn qua
ranh giới chia đôi quốc cộng, đã sau này khiến tôi phải ra đi, e có vẻ mơ hồ
cách diễn giải mỗi lần ai hỏi tại sao tôi hiện diện nơi này?
Tất
nhiên tôi không thích sống cái kiểu xếp hàng cả ngày một cách vô lý, để chỉ đi
mua mấy củ khoai mì, mấy lon bo bo, thủa lập quốc vô sản 30 - 4 - 1975 ở
Saigon, thành phố vốn
giầu sang lâu đời rồi.
Trong
lẽ tương quan của cuộc sống mà Thượng Đế đã cho tôi ân hưởng, mất quê hương
chính trị của mình, tôi được đi đây đi đó ngao du sơn thuỷ các công trình sáng
tạo từ ngài, đấng tối cao, tối đại ...cho thế nhân thụ hưởng.
Thí
dụ: Làm sao tôi có thể vài năm một lần đi tìm danh lam thắng cảnh trên thế giới
mông mênh,để càng đi càng thấy quyền phép Hoá Công.
Ôi
thôi hôm nay tôi chỉ muốn bầy tỏ lòng tôi qua cuộc sống lưu vong vì csvn áp
đặt.
Quý
vị đừng nghĩ phải là ông kia, bà nọ danh giá mới thù ghét cộng sản cướp đoạt
tài sản, danh dự khiến phải bỏ hết ra đi đâu.
Người
ta có thể chỉ vì bị tù túng trong quan niệm sống vv...vẫn bằng mọi giá ra đi,
rời bỏ cái thói quen trên chính quê hương, xứ sở mình.
Vừa
đây tôi có dịp đi một vòng nơi mình đã đến buổi đầu tiên, lại cũng giống như
tôi diễn tả năm xưa, rời Saigon ra Huế cách đây hơn nửa thế kỷ.
Khi
tôi nhìn Huế mỗi buổi chiều "Thành xây khói biếc", tôi nghĩ là tôi
không thể ở nơi trầm mặc đó một hay vài năm. Rút cuộc tôi đã ở đó, Huế của anh,
tới cuối mùa ly loạn 29 -3 - 1975.
Nhưng
khi rời tổ quốc VN qua Mỹ, tôi chưa hề nghĩ trở về đất nước thân yêu xưa, mới
biết là yếu tố tinh thần đã dặt trên cuộc sống vinh hoa, hay xa hoa thôi, của
cơm áo.
Tôi
đứng giữa thủ đô tị nạn Bolsa, rất nhiều ý tưởng thân thương, nhưng không trầm
thống nỗi buồn xa xứ. Tất cả vẫn như là cõi tạm dung mà quý vị ưa dùng khi nói
về những nơi tị nạn.
Tất
nhiên ta không xoá sạch được ngôn ngữ cũ, nhưng cũng không hăm hở tô thêm chữ
nghĩa mới, về mặt định kiến thôi.
Quý
vị tu sĩ rời nhà dòng chính, đi khắp các phần đất lạ của Chúa, có đòi hỏi nơi
về đâu.
Quý
vị ấy đã vẹn toàn lời rao giảng, gần như lúc Chúa gọi về trời, không phải ở
chính chỗ quý vị được sanh ra.
Ma
soeur Francoise, bà nhất của dòng tu Nữ Tử Bác Ái VN Tự Do, giám đốc trường Cán
sự Xã hội Caritas, đã tử nạn trên chuyến bay từ cao nguyên về hạ lưu sông Đồng
Nai, người ta tìm thấy một chiếc ủng của soeur còn dính ở cửa máy bay xấu số
đó.
Những
người ra đi tị nạn csvn, cũng không hề đặt nặng vấn đề sẽ mãn phần tại nơi nào.
Tất
cả trong cũng như ngoài nước, đang gặp tai hoạ do chính loài người khắc nghiệt
bày ra, dân chúng khắp nước đang muốn cởi bỏ ách độc tài cộng sản.
Người
ta đã sống mỏi mòn trên chính thể tàn phai, bạo quyền cộng sản cố sát bám trụ
như những bóng quỷ ám, kéo từng thân xác, thực thể về nghĩa địa chung cuộc
không bảng cấm, rộng bát ngát tà ma...
Tôi
thầm lằng ngó dòng người đi...
Những
dòng người cứ đi...có thể là không biết sẽ về đâu, trái đất bỗng nhỏ bằng trái
cam, ôi trái cam đành của định mệnh.
Thế
hệ chúng tôi đã được thay thế từ lâu, thế hệ mai sau đang thể hiện trên khắp
ngả đường đất nước, tha phương, nhưng không kết chặt được "tư duy non
nước": "Nước
đi ra bể, lại mưa về nguồn..."
Song
nguồn đó có từ sơn khê tĩnh lặng, từ đồng ruộng phù sa, hay từ hang hiểm khe
sâu đang ngập tràn thuỷ quái ?
Nước đi ra biển, rổi chảy mãi phù lưu,
lang thang trên các vùng hoang hoá buồn tênh, không trôi về nguồn nữa, mưa xuân
hay lũ hạn phải tự nguồn bốc khói thành mây...
Buồn
quá ...một thanh niên VN tha hương vì lý do gì, đang hát trên vỉa hè:
"Saigon
ơi, ta đã mất người trong cuộc đời..."
Tại
sao không về, mà đứng đây hát vậy?
Về
đấu tranh mới có Saigon cũ chứ.
Con
trai tôi đã vòng xe lại, cậu ta đã cấm sẵn tờ tiền trong tay,bỏ vô cái mũ của
người thanh niên lãng bước nêu trên.
Có
một truyện phim VN ở Mỹ: "người không có ID".
Đã
đến giờ tôi chấm dứt chuyến đi chơi không mục đích .
Tức
là đi cũng được, mà không đi, có lẽ đỡ buồn hơn, đúng lúc một đám thanh niên
nam nữ đang phát ngôn chật đường phố, tràn vào tiệm ăn VN, sao họ đang ở đây,
khi nhiều người biểu tình 2 tuần nay đang bị đánh đập ngay trên quê hương, bị
tù đầy ngay trên đất nước.
Hình
như tôi cũng phần nào như họ, nhưng thế hệ tôi "già rồi", có thể có
người đang bưng mặt khóc...
Con
trai tôi hỏi: "Một ngày quá cảnh Bolsa vui không má?"
Tôi
thẫn thờ: "Biết thế ở nhà, vì không tìm được bạn cũ, y như về Saigon bây
giờ, không có người xưa nữa".
Cậu
bé ngó tôi kinh ngạc, có lẽ nào buồn thế nhỉ?
CAO MỴ NHÂN(HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRỞ LẠI BOLSA - CAO MỴ NHÂN
Khi
tôi đến Mỹ, mùa fall năm 1991. Tính tới nay là đã 27 năm lưu lạc xứ người .
Ngay
từ buổi đầu tiên, tôi đã ở Cali rực rỡ nắng vàng ...
Sau
đó mới kiếm cách đi thăm các tiểu bang khác, miền bắc, miền nam và miền đông
Hoa Kỳ.
Dần
dần mới tung bay ra " bốn phương trời " vài nước châu Âu, châu Á
vv...
Tới
đây tôi phải một phút tưởng nhớ buổi tan hàng, ngày Bên Cướp Cuộc csvn tràn qua
ranh giới chia đôi quốc cộng, đã sau này khiến tôi phải ra đi, e có vẻ mơ hồ
cách diễn giải mỗi lần ai hỏi tại sao tôi hiện diện nơi này?
Tất
nhiên tôi không thích sống cái kiểu xếp hàng cả ngày một cách vô lý, để chỉ đi
mua mấy củ khoai mì, mấy lon bo bo, thủa lập quốc vô sản 30 - 4 - 1975 ở
Saigon, thành phố vốn
giầu sang lâu đời rồi.
Trong
lẽ tương quan của cuộc sống mà Thượng Đế đã cho tôi ân hưởng, mất quê hương
chính trị của mình, tôi được đi đây đi đó ngao du sơn thuỷ các công trình sáng
tạo từ ngài, đấng tối cao, tối đại ...cho thế nhân thụ hưởng.
Thí
dụ: Làm sao tôi có thể vài năm một lần đi tìm danh lam thắng cảnh trên thế giới
mông mênh,để càng đi càng thấy quyền phép Hoá Công.
Ôi
thôi hôm nay tôi chỉ muốn bầy tỏ lòng tôi qua cuộc sống lưu vong vì csvn áp
đặt.
Quý
vị đừng nghĩ phải là ông kia, bà nọ danh giá mới thù ghét cộng sản cướp đoạt
tài sản, danh dự khiến phải bỏ hết ra đi đâu.
Người
ta có thể chỉ vì bị tù túng trong quan niệm sống vv...vẫn bằng mọi giá ra đi,
rời bỏ cái thói quen trên chính quê hương, xứ sở mình.
Vừa
đây tôi có dịp đi một vòng nơi mình đã đến buổi đầu tiên, lại cũng giống như
tôi diễn tả năm xưa, rời Saigon ra Huế cách đây hơn nửa thế kỷ.
Khi
tôi nhìn Huế mỗi buổi chiều "Thành xây khói biếc", tôi nghĩ là tôi
không thể ở nơi trầm mặc đó một hay vài năm. Rút cuộc tôi đã ở đó, Huế của anh,
tới cuối mùa ly loạn 29 -3 - 1975.
Nhưng
khi rời tổ quốc VN qua Mỹ, tôi chưa hề nghĩ trở về đất nước thân yêu xưa, mới
biết là yếu tố tinh thần đã dặt trên cuộc sống vinh hoa, hay xa hoa thôi, của
cơm áo.
Tôi
đứng giữa thủ đô tị nạn Bolsa, rất nhiều ý tưởng thân thương, nhưng không trầm
thống nỗi buồn xa xứ. Tất cả vẫn như là cõi tạm dung mà quý vị ưa dùng khi nói
về những nơi tị nạn.
Tất
nhiên ta không xoá sạch được ngôn ngữ cũ, nhưng cũng không hăm hở tô thêm chữ
nghĩa mới, về mặt định kiến thôi.
Quý
vị tu sĩ rời nhà dòng chính, đi khắp các phần đất lạ của Chúa, có đòi hỏi nơi
về đâu.
Quý
vị ấy đã vẹn toàn lời rao giảng, gần như lúc Chúa gọi về trời, không phải ở
chính chỗ quý vị được sanh ra.
Ma
soeur Francoise, bà nhất của dòng tu Nữ Tử Bác Ái VN Tự Do, giám đốc trường Cán
sự Xã hội Caritas, đã tử nạn trên chuyến bay từ cao nguyên về hạ lưu sông Đồng
Nai, người ta tìm thấy một chiếc ủng của soeur còn dính ở cửa máy bay xấu số
đó.
Những
người ra đi tị nạn csvn, cũng không hề đặt nặng vấn đề sẽ mãn phần tại nơi nào.
Tất
cả trong cũng như ngoài nước, đang gặp tai hoạ do chính loài người khắc nghiệt
bày ra, dân chúng khắp nước đang muốn cởi bỏ ách độc tài cộng sản.
Người
ta đã sống mỏi mòn trên chính thể tàn phai, bạo quyền cộng sản cố sát bám trụ
như những bóng quỷ ám, kéo từng thân xác, thực thể về nghĩa địa chung cuộc
không bảng cấm, rộng bát ngát tà ma...
Tôi
thầm lằng ngó dòng người đi...
Những
dòng người cứ đi...có thể là không biết sẽ về đâu, trái đất bỗng nhỏ bằng trái
cam, ôi trái cam đành của định mệnh.
Thế
hệ chúng tôi đã được thay thế từ lâu, thế hệ mai sau đang thể hiện trên khắp
ngả đường đất nước, tha phương, nhưng không kết chặt được "tư duy non
nước": "Nước
đi ra bể, lại mưa về nguồn..."
Song
nguồn đó có từ sơn khê tĩnh lặng, từ đồng ruộng phù sa, hay từ hang hiểm khe
sâu đang ngập tràn thuỷ quái ?
Nước đi ra biển, rổi chảy mãi phù lưu,
lang thang trên các vùng hoang hoá buồn tênh, không trôi về nguồn nữa, mưa xuân
hay lũ hạn phải tự nguồn bốc khói thành mây...
Buồn
quá ...một thanh niên VN tha hương vì lý do gì, đang hát trên vỉa hè:
"Saigon
ơi, ta đã mất người trong cuộc đời..."
Tại
sao không về, mà đứng đây hát vậy?
Về
đấu tranh mới có Saigon cũ chứ.
Con
trai tôi đã vòng xe lại, cậu ta đã cấm sẵn tờ tiền trong tay,bỏ vô cái mũ của
người thanh niên lãng bước nêu trên.
Có
một truyện phim VN ở Mỹ: "người không có ID".
Đã
đến giờ tôi chấm dứt chuyến đi chơi không mục đích .
Tức
là đi cũng được, mà không đi, có lẽ đỡ buồn hơn, đúng lúc một đám thanh niên
nam nữ đang phát ngôn chật đường phố, tràn vào tiệm ăn VN, sao họ đang ở đây,
khi nhiều người biểu tình 2 tuần nay đang bị đánh đập ngay trên quê hương, bị
tù đầy ngay trên đất nước.
Hình
như tôi cũng phần nào như họ, nhưng thế hệ tôi "già rồi", có thể có
người đang bưng mặt khóc...
Con
trai tôi hỏi: "Một ngày quá cảnh Bolsa vui không má?"
Tôi
thẫn thờ: "Biết thế ở nhà, vì không tìm được bạn cũ, y như về Saigon bây
giờ, không có người xưa nữa".
Cậu
bé ngó tôi kinh ngạc, có lẽ nào buồn thế nhỉ?
CAO MỴ NHÂN(HNPD)