Truyện Ngắn & Phóng Sự

TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA

(HNPD) Bài 2 này, chú trọng về chiến sự nóng bỏng nhứt của Khu 42 Chiến Thuật do Sư Đoàn 21 Bộ Binh trách nhiệm


TRLI CHIN TRƯỜNG XƯA:

CHÂU ĐỐC - LONG XUYÊN - RẠCH GIÁ - CẦN THƠ  

SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU - CÀ MAU (Bài 2)


                           Nga T.JPG    ANH PHƯƠNG  Trần Văn Ngà


Trở Lại ChiếnTrường Xưa - Miền Tây, bài trước, tác giả hồi tưởng những ngày sau khi tốt nghiệp Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức (từ 15.3 đến 28.12.1962) Khóa 13 - Ấp Chiến Lược, được bổ nhiệm về Trung Đoàn 33 Bộ Binh - đơn vị đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp, trình diện đơn vị tại Long Xuyên. Kế tiếp Trung đoàn 33 chuyển quân và hoạt động chánh thức tại Châu Đốc. Tác giả có nhiều ấn tượng và kỷ niệm vui đẹp tại địa phương Châu Đốc cũng là quê hương yêu qúy của tác giả.

Bài 2 này,  chú trọng về chiến sự nóng bỏng nhứt của Khu 42 Chiến Thuật do Sư Đoàn 21 Bộ Binh trách nhiệm - Cà Mau, cũng là chiến địa cuối cùng, tác giả thuyên chuyển, đổi vùng và đổi công tác phục vụ, chuyên trách về thông tin báo chí kể cả phát thanh của Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật, trú đóng tại Tây Đô Cần Thơ. Những địa phương khác trong khu vực trách nhiệm của Trung Đoàn 33 Bộ Binh mà tác giả có đề cập đến trong bài này, như là điểm xuyết hoa lá cành cho thêm phong phú Trở Lại Chiến Trường Xưa - Miền Tây.

SỰ BỐ TRÍ 3 TRUNG ĐOÀN CỦA SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH

Các đơn vị của Sư Đoàn 21 Bộ Binh  được phân vùng, tùy lúc, rất tế nhị và hiệu quả, mỗi trung đoàn trách nhiệm một khu vực nhứt định và cũng được luân chuyển đổi vùng hoạt động hợp lý.

Khi Trung Đoàn 33 BB trú đóng ở Long Xuyên, Sư Đoàn 21 không còn chú tâm nhiều đến vùng Thất Sơn và lãnh thổ Châu Đốc, nay tạm ổn. Lúc bấy giờ (năm 1963), vùng Hậu Giang với các tỉnh An Giang - Kiên  Giang - Phong Dinh và Ba Xuyên, Trung Đoàn 33 chịu trách nhiệm bình định diện địa tiếp giúp các đơn vị địa phương, được xem là một đơn vị lưu động của Sư Đoàn 21, không đóng chốt cố định như Trung đoàn 31-32.

Trung đoàn 31 trú đóng ở tỉnh lỵ Chương Thiệrr, địa phận tỉnh Chương Thiện có nhiều căn cứ địa, mật khu VC vì nơi đây còn hoang vu, cỏ, lau sậy cao ngập đầu, kinh rạch chằn chịt, nhà dân thưa thớt, có những tuyến đường giao liên, thông thương như màn nhện với địa phận tỉnh Kiên Giang có Rừng U Minh Thượng và Hạ bao phủ. Những đơn vị du kích, đơn vị cơ động địa phương ở vùng này thường né tránh các cuộc hành quân lớn của chủ lực quân VNCH. VC thường trốn lách qua lại 2 tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu, rất thuận lợi cho chiến tranh du kích. Vì vậy, Trung Đoàn 31 như dính chặt khu vực này để bảo vệ xã ấp, khu trù mật, dinh điền do chánh phủ thiết đặt ở Vị Thanh - Hỏa Lựu, bảo toàn sự an ninh cho địa phương...

Trung đoàn 32 chỉ chịu trách nhiệm vùng lãnh thổ của tỉnh An Xuyên (Cà Mau) cũng đủ "mệt" rồi vì nơi đây quá rộng, có  Rừng U Minh Hạ vô cùng hiểm trở cũng là cái ổ của Việt Minh cộng sản. Nơi này là khu vực tập kết VC, các đơn vị, cán bộ các cấp để đưa ra miền Bắc cộng sản, đúng theo tinh thần Hiệp Định Genève năm 1954. Nơi đây, cộng sản ém lại nhiều quân và vũ khí đạn dược cũng như các cán bộ chánh trị để ở lại với âm mưu trường kỳ mai phục, đánh chiếm miền Nam sau này. Vì vậy, tất cả mọi xã ấp của tỉnh An Xuyên đều có nhiều cán binh VC "chém vè" ở lại, lúc bấy giờ chúng chung sống với gia đình tương đối hợp pháp, tạm thời che mắt chánh quyền. Ca Mau - Cột Mốc Tọa Độ Quốc Gia.jpg

TRUNG ĐOÀN 33 HÀNH QUÂN VÙNG SẢN XUẤT XI MĂNG KIÊN LƯƠNG

Từ An Giang, được lệnh Sư Đòan, Trung đoàn 33 phải cấp tốc mở cuộc hành quân giải tỏa áp lực địch nhằm phá hoại nhà máy sản xuất chất liệu làm xi măng tại quận Kiên Lương, thuộc tỉnh Kiên Giang và gần Hà Tiên (Kiên Giang - có biên giới với Miên).

Một đại đội Bảo An bảo vệ an ninh cho nhà máy đã bị VC tấn công thường xuyên và vừa bị VC đột kích đẫm máu làm thiệt hại đơn vị này khá nặng. Hơn nữa, nhiều đơn vị VC ở chung quanh khu vực khai thác chất liệu sản xuất xi măng, chúng thường len lỏi từ các hòn lớn nhỏ ở vùng biển và các rừng đồi quanh vùng, thường tấn công các đồn bót của quận Kiên Lương. Trung đoàn 33 về Kiên Lương, đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân tại quận lỵ, có kế hoạch mở các cuộc hành quân thường xuyên xung quanh vùng này và đi xa đến gần quận lỵ Hà Tiên - một nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cũng như là cái nôi nuôi và sản xuất sản phẩm làm từ đồi mồi... Về hướng tỉnh lỵ Rạch Gia, Trung đoàn 33 cũng thường tung ra các cuộc hành lục soát cấp tiểu đoàn các khu vực có nhiều cán binh VC hoạt động.

Tại vùng Kiên Lương, Trung Đoàn 33 đã ở đây gần đúng một tháng, thường xuyên mở các cuộc hành quân bình định, lục soát, bảo vệ cho các đơn vị địa phương xã ấp và các đồn bót của Bảo An - Dân Vệ. Các cuộc hành quân thường là cấp tiểu đoàn vì trong một phạm vi lãnh thổ hẹp và vài lần mở cuộc hành cấp Trung đoàn trong một vùng rộng lớn.

Các cuộc hành quân bắt đầu từ sáng sớm, đến khoảng 4 giờ chiều, các tiểu đoàn đều rút quân về nơi đóng quân của đơn vị, không có hành quân qua đêm. Lúc này các đơn vị VC chưa lớn mạnh, chưa có nhiều vũ khí mới, tối tân như sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, các thứ vũ khí mới từ miền Bắc chuyển tải vào miền Nam dồn dập tại khắp các vùng ven biển, vùng biên giới Miên, Lào, lợi dụng chánh thể VNCH chưa ổn đnh chánh trị, còn lơ là đối phó với ngoại nhập hơn là nội tình trong nước..

Cuộc hành quân vùng Kiên Lương chấm dứt, giao trách nhiệm cho các đơn vị địa phương, Trung Đòan 33 rút về đóng quân ở Rạch Sỏi - Rạch Giá, chuẩn bị cho cuộc hành quân cấp Trung Đoàn vào vùng Rừng U Minh Thượng và tới cả vùng Rừng U Minh Hạ ở Cà Mau, giao tiếp với Trung Đoàn 32. Mở cuộc hành quân lớn cấp Trung đoàn phá nát nhiều căn cứ địa, hậu cần của VC ở trong rừng U Minh Thượng và Hạ. Trung Đoàn được ngơi nghỉ vài ngày tại Rạch Sỏi, chúng tôi, có dịp "bát phố" Rạch Giá cùng la cà các quán ăn quán nhậu của tỉnh lỵ Kiên Giang và vùng Rạch Sỏi cũng khá nhộn nhịp. Lúc này, tôi đã đi thăm dân cho biết sự tình và đặc biệt tôi có nhiều kỷ niệm ở vùng Rạch Sỏi này.

Tôi nhớ lại, cuộc hành quân lớn cấp Trung đoàn xuyên qua Rừng U Minh Thượng và  tiến xuống xuống vùng U Minh Hạ, di chuyển dọc theo con sông Trẹm (Trèm Trẹm), nước đục ngầu màu đỏ sậm phù sa:

Sông Trèm Trẹm ngàn đời vẫn đỏ

Rừng U Minh muôn thuở còn xanh.

Đến quận lỵ Thới Bình hay Sông Ông Đốc, Trung đoàn đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân tại đây và được nghỉ ngơi trọn buổi chiều, chuẩn bị cho cuộc hành quân hôm sau vùng chung quanh quận lỵ, đến xế trưa, các đơn vị trở về chỗ đóng quân chuẩn bị cho cuộc hành quân quy mô hơn có cả phi cơ bao vùng yễm trợ tấn công VC ở các căn cứ địa, mật khu hay bệnh xá, trung tâm huấn luyện...3 tiểu đoàn đã tới tấp báo cáo về Bộ Chĩ Huy diến tiến chiếm các mục tiêu với sự thắng lợi và thu nhiều chiến lợi phẩm cũng như bắt được hàng chục tù binh...Lúc này, các đơn vị địa phương của VC trang bị còn thô sơ, mìn nội hóa, đạp lôi, súng ngựa trời, súng 2 nòng, súng trường Mas 36 cổ lổ xỉ của Pháp, thời Đệ Nhị Thế Chiến và carbine, garant... Đến từ tháng 2 năm 1964, sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, các đơn vị VC ở miền Nam, các Vùng Chiến Thuật, được CSBV trực tiếp hà hơi tiếp sức xâm nhập vũ khí mới, tối tân. Chúng xâm nhập, đặc biệt bằng đường biển mà Rừng U Minh là cửa ngõ CSBV đưa vũ khí vào Nam qua vùng này. Từ đất, biển của Miên tuồn vũ khí và các cán bộ vào  đường biên giới 2 nước và đường biển, kể như gần nhứt, tương đối dễ dàng thuận tiện.Camau - TT Thành Phố.JPG

(HTrung Tâm Thành Phố Cà Mau)

TRUNG ĐOÀN 33 TRẤN NHẬM BAO VÙNG U MINH HẠ - CÀ MAU

Ngoài vấn đề chánh trị toàn diện không kể đến vì tôi ở đơn vị nhỏ và ở xa Thủ Đô Sài Gòn nên sự hiểu biết về vấn đề này rất hạn hẹp. Ở vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc - Cà Mau, chúng tôi thấy rõ sự tai hại của cuộc đảo chánh bạo lực giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ - Cố Vấn Ngô Đình Nhu, hay còn gọi là cuộc cách mạng 1.11.1963 thành công đã giúp CSBV đưa cán binh, vũ khí đạn dược vào Nam dễ dàng hơn trước vì phe ta mải mê lo đánh phe mình quên dối phương CSBV gian ác lợi dụng thời cơ ngàn năm một thuở này.

Cuộc hành quân vùng U Minh Thượng và Hạ kéo dài chừng 5 ngày, Trung đoàn trở về Rạch Sỏi nghỉ ngơi thêm vài ngày và di chuyển về Sóc Trăng. Từ Sóc Trăng, Trung đoàn 33 ở yên không lâu và được lệnh chuyển quân, đổi vùng hoạt động  thay Trung đoàn 32 ở An Xuyên - Cà Mau. Nhiệm vụ chnh của Trung đoàn là thiết lập một căn cứ quân sự mới mà sau này thường gọi là căn cứ hỏa lực, trấn ngự vùng Chà Là - Gía Ngựa, nơi đây đã có 1 trung đội pháo binh 105 ly yễm trợ vùng này. Nhưng, tình hình chiến sự càng ngày càng leo thang, một Đại đội Bảo An (sau này gọi là Địa Phương Quân) bảo vệ an ninh cho trung đội pháo binh bắt đầu "lạnh cắng" vỉ VC hoạt động công khai, cách đồn Báo An chưa tới 1 cây số, ban ngày tương đối còn an ninh, ban đêm kể như VC làm chủ tình hình. Không những tại Chà Là Giá Ngựa mà toàn tỉnh An Xuyên, chỉ có quận Châu Thành còn có an ninh về đêm. Tất cả các quận còn lại của An Xuyên, chánh quyền quốc gia chỉ có thể kiểm soát an ninh ban ngày các xã ấp gần đồn bót hay gần quận lỵ. Còn về đêm thì chào thua, không thể sử dụng pháo binh thường xuyên, chỉ cái vụ tiếp tế đạn cho pháo binh đi bằng đường sông cũng rất nguy hiểm vì VC đặt thủy lôi nhiều nơi hoang vắng trên sông Bảy Háp đã phá huỷ nhiều tàu của Hải Quân chưa nói về sự mất mạng...

(H: Bờ kè đất mũi Cà Mau ngăn chặn xói mòn, sóng biển đánh vào)


Camau - Mui.JPGTrung đoàn 33 kéo róc hết các đơn vị cơ hữu, ngoài trừ vài bộ phận chuyên môn còn ở lại hậu cứ Sóc Trăng. Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Trung đoàn tạm đặt gần sân quần vợt của tỉnh, sau này trở thành hậu trạm - điểm liên lạc với Trung đoàn 33 ở Chà Là.

Muốn đưa quân vào Chà Là, Trung Đoàn 33 phải mở cuộc hành quân lớn vì 2 bờ sông Bảy Háp vùng này hay đến quận Năm Căn, VC đã thiết đặt nhiều địa điểm hoạt động ngày cũng như đêm. Cuộc hành quân lớn này có phi cơ bao vùng và có Hải Quân hộ tống một đoàn công voa ghe tàu hàng chục chiếc chở quân cà Trung đoàn. Cuộc hành  quân này có thể gọi là cuộc hành quân như con cuốn chiếu vì cả đoàn công voa hơn 20 tàu ghe của Hải Quân và tàu ghe gắn máy đuôi tôm của dân được trưng dụng - nghĩa là có trả tiền mướn tàu và ghe tư nhân trong cuộc hành quân này. Nhưng các chủ ghe tàu rất lo sợ vì nơm nớp sợ VC cho nổ thủy lôi thì kể như tài sản của họ sẽ mất trọn, dù chánh phủ có bồi thường, nhưng phải qua nhiều thủ tục hành chánh phiền phức, chờ đợi lâu?.

Trước khi cuộc hành quân bắt đầu bằng đường sông, một tiểu đoàn chia đều trên 2 bờ sông di chuyển lục soát trước chừng 3 cây số, dừng quân lại xuống ghe tàu, một tiểu đoàn khác lên thay. Vì vậy, con đường hành quân này, từ Thị xã Cà Mau tới vùng Chà Là khoảng 10 cây số mà cuộc hành quân khai diễn đúng 7 giờ sáng, mãi cho đến gần 4 gờ chiều mới tới Chà Là. Ông Trung Đoàn Trưởng ra lệnh dựng trại gấp rút, đào công sự phòng thủ ngay, tạm thời trú quân qua đêm vì nếu trời sụp tối thì đàn muỗi hàng vạn hàng triệu con mở "cuộc hành quân" tấn công con người. Vì vậy khu vực này muỗi kêu như sáo thổi là như vậy đó. Ông Trung đoàn trưởng còn gọi tất cả sĩ quan lại họp và ra lệnh là đơn vị phải chịu cực, đốc thúc anh em binh sĩ đào công sự và giao thông hào chung quanh Bộ Chỉ Huy Hành Quân cũng như ông Trung đoàn trưởng chỉ chỗ làm vọng gác giặc. Qua kinh nghiệm của một sĩ quan lớn tuổi, ông nói đêm nay, mình mới đến, VC có thể đến tấn công quấy phá để thăm dò như là chào đón vậy!. Các cấp chỉ huy ráng chịu cực đêm nay, kiểm soát lính gác cho kỹ vì hành quân cả ngày, anh em binh sĩ dễ ngủ gục. Nơi này, lính gác còn trùm vào đầu một cái túi lưới chống muỗi, tay phải mang vớ nên còn dỗ giấc ngủ nữa. Ông Trung Đoàn Trưởng đoán như thần, khoảng 2 giờ khuya, chừng một tiểu đội du kích mò đến Bộ Chỉ Huy, chúng bị phát hiện và lính gác nổ súng báo động, VC tung lại vài quả lựu đạn và bắn hàng chục phát đạn vào Bộ Chỉ Huy và trạm gác, nhưng không có ai bị thương.

Sáng hôm, trong khi các sĩ quan ăn sáng, ông Trung Đoàn Trưởng nhắc lại chuyện VC "thử sức" với trung đoàn đêm vừa qua. Chúng tôi là sĩ quan trẻ mới ra trường chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến đều hết lòng khâm phục ông Trung Đoàn Trưởng, tiên đoán như Thần.

Tại cứ điểm này, lúc bấy giờ, ngoài 2 nhiệm vụ là Trưởng Ban Chiến Tranh Tâm Lý và Trưởng Ban An Ninh, tôi còn được chỉ định trông coi khâu ẩm thực của Bộ Chỉ Huy trung đoàn kể cả 4 cố vấn Mỹ. Trung đoàn có cất một nhà ăn mà chúng tôi gọi là câu lạc bộ sĩ quan, nói  cho oai. Nhà ăn này cất xong coi cũng đẹp ra phết, dù chỉ có tre và lá dừa nước, lại ở gần đường đi qua lại của người dân, gần một con kinh có cái cầu khỉ cheo leo và cũng gần bờ sông nữa. (H:Nhà hát, công viên Cao Văn Lầu Thành phố Bạc Liêu)Cao Can Lau - Nha hat.jpg

Thật tình mà nói, những lúc rảnh rang, tôi ngồi tại câu lạc bộ, nhâm nhi chai bia, ngắm cảnh dân chúng qua lại hay ghe thương hồ xuôi ngược cùng với  những giề lục bình nổi trôi theo dòng nước. Và buổi chiều tà, hàng trăm hàng ngàn chim cò bay về kêu chíu chít, trú trong "vườn chim", gần Trung Đoàn cũng gợi cảm lắm, hồn thơ trong tôi cũng từng nổi lên ở chỗ khỉ ho cò gáy này. Đến ngày cuối tuần, tôi quan sát thấy có cái gì là lạ, các cô gái hay phụ nữ nói chung, khi qua lại trước Câu Lạc Bộ thường ăn diện bộ cánh mới, quần lảnh Mỹ A láng coóng, nón lá cũng mới nữa. Tôi nghiệm ra rằng, phụ nữ diện đẹp là để cho phái nam ngắm nghía. Lính lác ở đây lâu ngày cũng chai mặt rồi, không cần "ra mắt - chào hàng" nữa mà ra mắt các ông chủ lực quân mới tới, có ý nghĩa hơn. Một nghĩa nào đó, người xưa đã từng nói "gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân". Nhưng đối với tôi, dưới con mắt của người cán bộ của ngành tình báo tâm lý chíến tại địa phương này, người dân ở đây đã sống lâu đời với Việt Minh cộng sản cũng như là vùng tập kết quân của VMCS đưa ra Bắc năm 1954. Vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu rõ dân tình địa phương vì "biết người biết ta trăm trận đánh trăm trận thắng"  như Tôn Tử Binh Pháp có đề cập. Sáng hôm sau, tôi rủ người bạn Trưởng Ban 2 cùng với tôi ở chung một hầm trú, mặc đồ bà ba, lận colt trong bụng và có 2 cận vệ đi theo "thăm dân cho biết sự tình". Vừa qua chiếc cầu khỉ, vài chục thước, một ngôi nhà ngói xưa cũng đầy rêu phong, dù cũng đã có nhiều lần ăn pháo, nhưng đã sửa lại khi vùng này trở lại hòa bình sau năm 1954. Chúng tôi vừa đến trước nhà Bác ba, đầu còn để củ tỏi - xi-nhông, khăn rằn choàng cổ, từ trong nhà, bác lật đật chạy ra mời chúng tôi vào nhà uống nước trà quạu mà bác mới mua hôm qua. Tôi thấy trong khu vực này, con nít tụ tập chơi đùa đông cùng với các cụ và phụ nữ, không có bóng dáng thanh niên, trai tráng, họ ở đâu? Có vấn đề rồi.

Trong nhà bác vẫn còn bộ trường kỷ rất cổ xưa, dù không còn màu sắc tươi sáng nữa vì qua 9 năm của cuộc chiến (1945 - 1954), bộ trường kỷ này cũng từng  được ngâm ở ao nước sau hè. Từ trong bếp, bưng ra một dĩa bánh ít, cô út - con gái rượu của bác Ba cuối đầu chào chúng tôi và bác Ba vội vã mời chúng tôi ăn bánh ít vì gia đình cũng có gói bánh tét, bánh ít chuẩn bị ăn Tết. Cô út lại trở ra lần nữa, mang ra một bình trà nóng và 4 cái chung uống trà, đặt lên bàn. Bây giờ, tôi mới có thì giờ quan sát cô thôn nữ, nhìn qua biết cô đã từng trải qua " lửa khói" rồi, có bàn tay trắng đẹp dù ở nhà quê, gương mặt trái soan, rất có duyên, vòng số 1, số 3 đều nẩy nở rất hấp dẫn, lại mặc quần Mỹ A đen láng mướt và chiếc áo bà ba cũng mới để lộ vòng số 1 rất thu hút. Khi cô út trở vô nhà sau, Bác Ba mới giới thiệu, cô út đã có 2 con, hiện giờ chồng đang đi làm ở Cà Mau (?), cô chăm sóc cha mẹ già và con nhỏ của cô, còn các anh chị khác có gia đình đều ở riêng nhiều nơi kể cả ở Sài Gòn nữa. Chúng tôi hỏi bất cứ ai cũng đều nói ba "sắp nhỏ" đi làm xa, giấu nhẹm họ ở trong bưng ban ngày, ban đêm mò về nhận tiếp tế. sanh thêm con.

Thật là thú vị, khu vực này, thường thiếu nước ngọt tiêu dùng, nhà nào khá giả có đến  hàng chục "mái vú" to chứa nước mưa hay có xây hồ chứa nước ngọt sử dụng khi vào thời điểm nắng hạn. Người ta chỉ quan sát nhà nào có nhiều lu khạp chứa nhiều nước mưa thì biết chắc gia đình đó có ăn có để - khá giả. Một đặc điểm khác, đa số các phụ nữ vùng này đều có làn da trắng mịn trông rất bắt mắt, dù cực nhọc lam lủ việc đồng áng, thiếu nước ngọt để tắm mà phải dùng nước lợ - nửa ngọt nửa mặn của nước biển, có thể làm cho làn da bị khô hay còn "mốc thếch" nữa. Nhưng mà, kỳ lạ thay! nhiều phụ  nữ vùng này đều có làn da trắng đẹp mịn hồng hơn các vùng nhà quê khác. Tôi tìm hiểu, tại đây - Chà Là còn có cái tên khác là Giá Ngựa nữa - đúng ra phải là Giá Ngự, nghĩa là có Vua đến đây. Được biết, khi Vua Gia Long bị quân Nguyễn Huệ đánh đuổi từ vùng Sài Gòn, nhà vua cùng đoàn tùy tùng hàng mấy trăm người, trong đó có nhiều cung phi mỹ nữ mang theo. Trước khi chiến thuyền của vua Gia Long bôn tẩu tỵ nạn sang Thái Lan, không thể đem theo hết người đẹp, nên phải để lại vùng này "làm quà" cho dân quê địa phương tay lấm chân bùn, nên sản sinh ra các hâu duệ phái nữ có nước da trăng ngần tiêu biểu cho giới quý phái? Tại đây còn có một cái giếng nước ngọt tương truyền là đoàn quân của vua Gia Long đào mới có đủ nước ngọt sử dụng.Camau muiJPG.JPG

CĂN CỨ CHÀ LÀ HỨNG CHỊU  MỘT TRẬN PHÁO KÍCH DỮ DỘI NHỨT CỦA MIỀN TÂY THỜI ĐIỂM ĐÓ

Sau mấy ngày ăn Tết Nguyên Đán vui vẻ bình thường - tháng 2 năm 1964 - tối ngày mồng 4 Tết, khoảng 2 giờ sáng VC pháo kích vào chỗ đóng quân của Bộ Chỉ Huy đợt đầu chừng 6 quả súng cối 81 ly, ngưng chừng vài phút, các pháo thủ VC như điều chỉnh lại độ chính xác - tọa độ, bắn tiếp thêm mấy chục quả nữa vào Bộ Chỉ Huy Trung đoàn và vị trí của súng đại bác 105 ly. Một quả rơi trúng cần anten của trung tâm truyền tin làm hư hại máy liên lạc với Sư Đoàn, Truyền Tin cấp tốc lấy máy dự phòng ra thay thế liền. Chỗ này có một Trung sĩ Truyền Tin chết, một quả rơi đúng vào câu lạc bộ, phá sập toàn bộ câu lạc bộ. May mắn lại đến với Đại úy Mạch đang ngủ tại đây, mới về trình diệnTrung đoàn chờ đi ra tiểu đoàn. Ông mắc tiểu, ra gốc dừa cách câu lạc bộ chừng 10 thước, đúng lúc VC pháo kích lần đầu, ông nằm tại gốc dừa tránh pháo đợt 2. Nhờ vậy mà ông thoát chết vì chiếc ghế bố ông nằm ngủ và cái mùng kể như tan tành hết. Trên nóc hầm ngủ của chúng tôi, xây dưới tàng của nhiều cây dừa cũng bị 2 quả đạn chạm vào cành dừa nổ tung trên không, miễng đạn rơi rào rào trên nóc hầm. Trung Tá Trung Đoàn Trưởng đã ra lệnh 2 khẩu pháo binh chuẩn bị bắn trực xạ khi VC mới bắn 6 quả  đợt đầu. Chiến thuật cố hữu của VC thường sử dụng tiền pháo hậu xung. Các trạm gác và tất cả mọi chiến sĩ đều phải lấy vũ khí xuống các giao thông hào sẵn sàng chiến đấu chống VC có thể tấn công bộ chiến. Với mấy chục quả súng cối 81 ly pháo kích (lúc bấy giờ VC chưa có súng cối mới 82 ly của TC) vào một đơn ở Cà Mau, trong lúc Miền Tây của Vùng 4 Chiến Thuật chưa có một đơn vị nào bị pháo kích dữ dội như thế từ trước tới thời điểm đó, nhưng thiệt hại không đáng kể. Sau này, một đơn vị bị pháo hàng trăm quả đại bác. hỏa tiễn là chuyện bình thường khi chiến tranh gia tăng cường độ ác liệt đẩm máu.

Trong lần về quê lần đầu năm 2010, sau vài tháng tôi đã về lại Hoa Kỳ, ông anh Bảy của tôi qua đời và ước muốn của anh cũng được toại nguyện vì anh gặp lại tôi lần chót.

Tháng 3 năm 2017, bà chị thứ chín đang nằm chờ tử thần rước đi. Trước đó, khi còn tĩnh, bà chị chín cũng muốn tôi vể để chị em gặp lại nhau lần cuối. Chúng tôi có truyền thống anh chị em ruột rất quyến luyến qúy trọng và thương yêu hy sinh cho nhau. Tôi cũng cố thu xếp về thăm chị lần cuối này. Đến ngày thứ 4, chị tôi tắt thở, các cháu lo tang sự mẹ chúng nó, chị tôi có đến 12 đứa con đều thành danh nên tổ chức đám tang tại nhà suốt 3 ngày, có đến trên dưới 1 ngàn lượt người thân quen, chòm xóm cũng như đồng đạo đến phúng viếng và đưa linh cửu đến nghĩa trang của tư nhân ở Tây Ninh.

TRỞ LẠI CÀ MAU (AN XUYÊN) VÀ ĐẾN TẬN ĐẤT MŨI CÀ MAU

Sau lễ tang, các cháu thấy tôi muốn viếng lại chiến trường xưa mà lần trước thăm gia đình, chưa đến hết. Nay tôi muốn tiếp tục thăm những địa danh quen thuộc gắn chặt với cuộc đời binh nghiệp của mình để hồi tưởng, ôn nhớ một thời trai trẻ đã qua hơn nửa thế kỷ trước. Bài trước, tôi có nói về Châu Đốc. Ai cũng biết Châu Đốc là cái nôi của các loại mắm, khô, nước thốt nốt,đặc biệt từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa cá linh "rộ" khi nước ở Biển Hồ - Miên chảy mạnh xuống vùng hạ lưu Châu Đốc(H: Mắm CĐ)Mắm Và Rau - Mắm Châu Đốc.jpg

Từ Cần Thơ, tôi cũng có đi đến Chợ Nổi Cái Răng, nổi tiếng trong nước, đi tua sinh thái vào tận vườn cây ăn trái vui hưởng không khí trong lành của miền sông nước hữu tình, cây xanh tươi tốt quanh năm. Về Sóc Trăng thăm lại Bãi Xàu với món đặc sản đưông chà là, lướt nhìn lại đài phát thanh Sóc Trăng mà tôi có dịp làm việc vài năm với chương trình Tiếng Nói Vùng IV Chiến Thuật, nhớ lại các cô xướng ngôn viên trẻ đẹp năm xua mà hình bóng còn đọng trong tôi. Đến Vũng Thơm ( thuộc quận Kế Sách - Ba Xuyên) - cái nôi sản xuất "mè láu, bánh pía độc đáo, lạp xưởng Quảng Trân ngon tuyệt". Về Bạc Liêu, tôi đến viếng ngôi biệt thự sang trọng thời xưa có một không hai ở miền Tây của công tử Bạc Liêu, nổi tiếng chơi ngông, đến công viên và nhà hát Cao Văn Lầu - ông Tổ của bài ca vọng cổ muồi rệu ngày nay mà nguyên thủy là bản Dạ Cổ Hòài Lang của ông Sáu Lầu. Trở lại Cà Mau, vô vàn nỗi nhớ và kỷ niệm nên thơ tuyệt vời đời binh nghiệp của tôi. Ở trọ khách sạn, dùng gáo dừa múc nước tắm trong lu hay khạp vì chưa có hệ thống nước máy, Tại Cà Mau, tôi cũng suýt chết bị VC giựt mìn đường bộ và đường thủy, cũng như nằm dưới trận mưa pháo kích, tôi vẫn "bình an vô sự". Nói đến Cà Mau, tôi nhớ rõ mồn một cái quán đơn sơ, trống trước trống sau bên vệ đường gần bến xe Cà Mau của Bà Sáu Mập với những món ngon nổi tiếng nhứt ở Cà Mau, có thể nổi tiếng cả miền Tây, Với những con cá lóc "có râu - biết nói" to tổ chảng và cá rô là loại cá ông bà nội ngoại hay hàng cố nội cố ngoại của loại cá rô mà vùng  khác không có, thịt ngọt, dày cơm, ăn rất đã cái miệng và cái bao tử. (H Chợ Nổi Cần Thơ) Qua các món ăn đặc sản đầu cá lóc nấu canh chua, mình cá lóc thì nướng để cuốn bánh tráng, cá rô kho tộ. Ối giời ơi! trên đời này, tôi nghĩ (lúc bấy giờ) không có món ăn nào ngon ở các nơi khác sánh kịp vì là món ăn vua, đặc sản của Bà Sáu Mập ở Cà Mau.

Lần này tôi vô cùng may mắn được đặt chân đến Đất Mũi Cà Mau, miền đất cuối cùng của Tổ Quốc. Còn địa đầu của đất nước - Ải Nam Quan, có biên giới với Trung Hoa, tôi chưa đến bao giờ mà đã đến được huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La khi bị lưu đày trong ngục tù cải tạo VC nghiệt ngã. Lần nay, tôi có nhiều thì giờ, còn được hơn 10 ngày nữa mới trở về Mỹ, con trai trưởng của bà chị chín, nay cũng ngoài 60, cháu về hưu và còn đi dạy ngành nông nghiệp ở nhiều trường đại học ở trong nườc cùng vài trường đại học nổi tiếng của các nước khác. Vợ của cháu cũng Tiến sĩ nông nghiệp còn dạy tại Viện Đại Học Cần Thơ. Hai vợ chồng mướn tài xế lái chiếc xe Van của hai cháu đưa cậu Mười thăm viếng lại chiến trường xưa: Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng. Tôi ở nhà các cháu tại Cần Thơ 2 ngày, tha hồ mà thăm viếng cả vùng Thành Phố Cần Thơ mà tôi phục vụ tại Cần Thơ gần đúng 7 năm mới thuyển chuyển về Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị ở Sài Gòn và đơn vị cuối cùng là Biệt Khu Thủ Đô.Chợ Nổi Cái Răng - Cần Thơ.png

Về đến Cần Thơ, một cuốn phim dĩ vãng tái hiện trong tôi với nhiều nổi vui  buồn lẫn lộn, đại lộ Hòa Bình năm xưa, có Bộ Tư Lệnh QĐ4 & V4CT, gia đình chúng tôi được ở trong cư xá sĩ quan (gần miếu Tiên Sư) cuối doanh trại Bộ Tư Lệnh, sát hàng rào trường Trung học Phan Thanh Giản và trường trung học nữ Đoàn Thị Điểm. Kỷ niệm thân thương lại trở về tràn ngập, cảnh cũ người xưa, bây giờ không còn, tôi đành "xếp tàn y lại để dành hơi" sẽ mang về thế giới khác, như vua Tự Đức tán thán. Dù, địa điểm cũ, nay có tên mới là Nhà Bảo Tàng Quân Đội?. Nhân dịp này, tôi có đến viếng thăm ông Thầy cũ cựu Trung Đoàn Trưởng 33 Bộ Binh Nguyễn Văn Thanh, 97 tuổi, ông đang vào thời kỳ lú lẫn và rất yếu. Đầu năm sau, 2018, ông Thầy được thuyên chuyển về Vùng 5  Chiến Thuật nhận nhiệm vụ mới.

Từ Cần Thơ chúng tôi trực chỉ đi đến xế trưa đến tận Mũi Cà Mau (khá xa khoảng 200 cây số), điểm tận cùng của Tổ Quốc Việt Nam. Thăm viếng nơi khu du lịch sinh thái và ăn trưa với các món ăn đặc sản của vùng này. Đơn vị Trung Đoàn 33, chúng tôi, năm xưa có đến quận Năm Căn, còn đất mũi Cà Mau thì chưa đến. Nay từ Năm Căn đi đến đất Mũi Cà Mau có lộ tráng nhựa khá tốt, không cần đi đường thủy như trước kia. Con đường này khá xa trên dưới 40 cây số, làm xong cách đây chừng vài năm. Nay thường xuyên có nhiều đoàn du lịch đi xe buýt lớn cũng đến đây "tham quan" làm cho Đất Mũi Cà Mau trở thành một điểm du lịch cũng khá thu hút khách phương xa.

Tôi được 2 cháu đãi một bữa ăn toàn đặc sản của Đất Mũi. Sau đó chúng tôi về Cà Mau nghỉ qua đêm. Về đến Thành phố Cà Mau (năm xưa gọi là Thị xã - tỉnh An Xuyên mới thành lập không lâu, sau ngày TT Ngô Đình Diệm chấp chánh 1955). Tôi vô cùng bồi hồi nhớ lại cảnh củ. Khi đơn vị Trung Đoàn 33, đóng quân tại đây, có một lần, tôi hướng dẫn 3 chiếc xe GMC chở theo một trung đội về Bạc Liêu hộ tống Đoàn Văn Nghệ Tinh Hoa Miền Tây của Quân Đoàn 4 xuống Cà Mau trình diễn văn nghệ cho Trung đoàn thưởng thức 2 đêm và 1 đêm dành cho tiểu khu An Xuyên. Ba chiếc xe chạy đến Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn, tôi vào văn phòng lấy Sự Vụ Lệnh đi Bạc Liêu, anh Trung sĩ nhứt Sáu, lớn hơn tôi chừng 5 tuổi, làm Phó tôi, đi chiếc xe thứ 3, tôi ngồi trên chiếc xe thứ nhứt. Tự nhiên, anh lên ngồi ở xe thứ nhứt, khi tôi đi lấy Sự Vụ Lệnh trở ra, anh Trung sĩ I Sáu nói Thiếu úy để tôi đi xe này, còn Thiếu úy đi xe thứ 3. Nghe vậy, tôi nói anh cứ ngồi đó, tôi ra xe sau. Ba xe bắt đầu lăn bánh vừa qua quận lỵ Tắc Vân (quận Châu Thành), cách xa Tắc Vân chừng hơn 1 cây số, một tiếng nổ kinh hồn dù không trực tiếp trúng mìn, tôi thấy chiếc xe đầu chao đảo mạnh, bụi mù đất cát văng tung toé, chiếc xe này đầu lủi xuống  ruộng, VC giựt tiếp thêm 1 quả mìn nữa nhắm chiếc xe thứ 2 lại cũng trật lất ở cách phía sau xe này hơn 10 mét và cách đầu xe thứ 3 của tôi cũng chừng hơn 10 mét, cát bụi mịt mù, tôi ra lệnh lính trên xe nhảy xuống và nổ súng ra phía bờ ruộng đề phòng VC tấn công, còn một phía thì gần sông.Camau.JPG. (Nhà thờ Tắc Sậy - gần Hộ Phòng - nổi tiếng linh thiêng, Linh Mục Trương Bửu Diệp đã tử vì đạo tại đây - đang trên quá trình Tòa Thánh Vatican phong Thánh)

Sau đó hoàn toàn yên lặng, từ quận lỵ Tắc Vân nghe tiếng mìn nỏ, đã vội báo cho Trung Đoàn 33 biết xe bị ăn mìn... Tôi chưa kịp báo cáo, thì trung đoàn hỏi liền, có ai bị thương xe có bị hư không? Tôi báo cáo, 3 xe đều không sao cả có thể đi tiếp được, chỉ có anh Trung Đội Phó Sáu bị thương đầu bất tĩnh, cần xe cứu thương chở về Bệnh xá Trung Đoàn. Khi tản thương xong, chúng tôi tiếp tục hành trình đi đón 2 xe văn nghệ Tinh Hoa Miền Tây của Quân Đoàn 4 (đoàn văn nghệ Tinh Hoa có ca sĩ Uyên Phương - em bạn dì ruột với ca sĩ nổi  tiếng Bạch Yến, sau này Uyên Phương cũng rất nổi tiếng, đang định cư tại miền Nam Cali). Hai xe này cũng đang trên đường đi xuống Cà Mau, phải dừng lại ở cầu Hộ Phòng vì nghe các xe đò thông báo có đoàn công voa bị VC giựt mìn, nên xe chưa lưu thông được. Địa điểm giựt mìn quá gần quận lỵ Tắc Vân nên VC không dám đào lộ đặt mìn, sợ bị lộ, nên phải đặt mìn sát bên lề đường dù 2 trái mìn thuộc loại mìn lớn mả 3 xe GMC không bị hư hỏng và đường lộ sau đó vẫn lưu thông bình thường.

Chiều về, được biết anh Trung sĩ nhứt Sáu đã chết, có thể đầu không đội nón sắt nên bị đập vào cửa xe, chết sau đó vài giờ. Các bạn trong Trung Đoàn nói Trung sĩ Sáu chết thế mạng tôi vì thời đó có mấy ai ngồi trong ca - bin xe mà đội nón sắt bao giờ. Nếu tôi bị thương thì vụ va đầu vào cửa xe không chết, chắc cũng man man.

Để kết thúc 2 bài viết này Trở Lại Chiến Trường Xưa Miền Tây, được xem là cuộc du lịch vô cùng thích thú mà tôi tâm đắc, có nhiều ấn tượng nhứt.@


Bàn ra tán vào (1)

Linhngayxua
Trich tac gia: "sự tai hại của cuộc đảo chánh bạo lực giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ - Cố Vấn Ngô Đình Nhu, hay còn gọi là cuộc cách mạng 1.11.1963 thành công đã giúp CSBV đưa cán binh, vũ khí đạn dược vào Nam dễ dàng hơn trước vì phe ta mải mê lo đánh phe mình quên dối phương CSBV gian ác lợi dụng thời cơ ngàn năm một thuở này." Theo toi nghi, duong nhu co am muu dang hien mien Nam cho Cong San boi cac tuong lanh VNCH co lien he voi CS nen 1 trieu quan VNCH bi tan ra qua de dang, ngay ca Vo Nguyen Giap va Van Tien Dung cung khong ngo ho thang de dang nhu vay. Vi nam 1963 VNCH chua mat mot xa ap hay quan ly, nen trong gai doan I ho phai giet Tong Thong Diem de pha hoai ke hoach thuong thuyet thong nhat qua trung gian cua nha ngoai giao Ba Lan, Manelli. (Tai lieu tu Wilson Library https://digitalarchive.wilsoncenter.org/document/118950). Sau do cac tuong ra lenh pha huy tat ca Ap Chien Luoc de giup cho can bo CS tu do tra tron vao thon xom danh lai quan doi My. Nhung nhom sinh vien hoc sinh tranh dau deu duoc cac tuong lanh VNCH giup do tan tinh dien hinh tuong Nguyen Chanh Thi va Nguyen Cao Ky. Den giai doan 2, TT Thieu ra lenh bo roi 300 ngan quan tai Quan Khu I va II mot cach voi va de quan VNCH khong kip rut lui bi CS bat song, gai tan luc luong vo trang Hoa Hao de quan VNCH khong con cho an nau khang chien phuc quoc. TT Duong Van Minh danh quan VNCH tiep theo ra lenh dau hang chi sau 1 ngay len nam quyen de quan VNCH con lai nhu SD 18, Biet Dong Quan, TQLC, ND khong kip tro tay rut lui ve mien Tay. Toi nghiep quan VNCH bi cac tuong loi dung xuong mau phai chien dau den ngay cuoi cung, vi lenh dau hang dot ngot, phai tuan lenh buong sung dau hang, nhieu nguoi chet trong trai tu cai tao. Truoc 1955, ong Thieu tham gia Viet Minh CS, sau tro ve gia nhap quan doi quoc gia, con ong Minh thi bi can bo CS moc noi tu 1963. Su that mat long. Cac lanh tu VN nhu Ho Chi Minh, Vo Nguyen Giap, Pham Van Dong, Truong Chinh, Nguyen Van Thieu, Duong Van Minh, Tran Thien Khiem la nhung ke phai chiu trach nhiem cho noi thong kho cua dan VN. Nhin Hong Kong duoc thong nhat trong tu do thanh binh, Nam Bac Han sap hoa giai minh thay toi nghiep cho dan VN.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA

(HNPD) Bài 2 này, chú trọng về chiến sự nóng bỏng nhứt của Khu 42 Chiến Thuật do Sư Đoàn 21 Bộ Binh trách nhiệm


TRLI CHIN TRƯỜNG XƯA:

CHÂU ĐỐC - LONG XUYÊN - RẠCH GIÁ - CẦN THƠ  

SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU - CÀ MAU (Bài 2)


                           Nga T.JPG    ANH PHƯƠNG  Trần Văn Ngà


Trở Lại ChiếnTrường Xưa - Miền Tây, bài trước, tác giả hồi tưởng những ngày sau khi tốt nghiệp Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức (từ 15.3 đến 28.12.1962) Khóa 13 - Ấp Chiến Lược, được bổ nhiệm về Trung Đoàn 33 Bộ Binh - đơn vị đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp, trình diện đơn vị tại Long Xuyên. Kế tiếp Trung đoàn 33 chuyển quân và hoạt động chánh thức tại Châu Đốc. Tác giả có nhiều ấn tượng và kỷ niệm vui đẹp tại địa phương Châu Đốc cũng là quê hương yêu qúy của tác giả.

Bài 2 này,  chú trọng về chiến sự nóng bỏng nhứt của Khu 42 Chiến Thuật do Sư Đoàn 21 Bộ Binh trách nhiệm - Cà Mau, cũng là chiến địa cuối cùng, tác giả thuyên chuyển, đổi vùng và đổi công tác phục vụ, chuyên trách về thông tin báo chí kể cả phát thanh của Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật, trú đóng tại Tây Đô Cần Thơ. Những địa phương khác trong khu vực trách nhiệm của Trung Đoàn 33 Bộ Binh mà tác giả có đề cập đến trong bài này, như là điểm xuyết hoa lá cành cho thêm phong phú Trở Lại Chiến Trường Xưa - Miền Tây.

SỰ BỐ TRÍ 3 TRUNG ĐOÀN CỦA SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH

Các đơn vị của Sư Đoàn 21 Bộ Binh  được phân vùng, tùy lúc, rất tế nhị và hiệu quả, mỗi trung đoàn trách nhiệm một khu vực nhứt định và cũng được luân chuyển đổi vùng hoạt động hợp lý.

Khi Trung Đoàn 33 BB trú đóng ở Long Xuyên, Sư Đoàn 21 không còn chú tâm nhiều đến vùng Thất Sơn và lãnh thổ Châu Đốc, nay tạm ổn. Lúc bấy giờ (năm 1963), vùng Hậu Giang với các tỉnh An Giang - Kiên  Giang - Phong Dinh và Ba Xuyên, Trung Đoàn 33 chịu trách nhiệm bình định diện địa tiếp giúp các đơn vị địa phương, được xem là một đơn vị lưu động của Sư Đoàn 21, không đóng chốt cố định như Trung đoàn 31-32.

Trung đoàn 31 trú đóng ở tỉnh lỵ Chương Thiệrr, địa phận tỉnh Chương Thiện có nhiều căn cứ địa, mật khu VC vì nơi đây còn hoang vu, cỏ, lau sậy cao ngập đầu, kinh rạch chằn chịt, nhà dân thưa thớt, có những tuyến đường giao liên, thông thương như màn nhện với địa phận tỉnh Kiên Giang có Rừng U Minh Thượng và Hạ bao phủ. Những đơn vị du kích, đơn vị cơ động địa phương ở vùng này thường né tránh các cuộc hành quân lớn của chủ lực quân VNCH. VC thường trốn lách qua lại 2 tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu, rất thuận lợi cho chiến tranh du kích. Vì vậy, Trung Đoàn 31 như dính chặt khu vực này để bảo vệ xã ấp, khu trù mật, dinh điền do chánh phủ thiết đặt ở Vị Thanh - Hỏa Lựu, bảo toàn sự an ninh cho địa phương...

Trung đoàn 32 chỉ chịu trách nhiệm vùng lãnh thổ của tỉnh An Xuyên (Cà Mau) cũng đủ "mệt" rồi vì nơi đây quá rộng, có  Rừng U Minh Hạ vô cùng hiểm trở cũng là cái ổ của Việt Minh cộng sản. Nơi này là khu vực tập kết VC, các đơn vị, cán bộ các cấp để đưa ra miền Bắc cộng sản, đúng theo tinh thần Hiệp Định Genève năm 1954. Nơi đây, cộng sản ém lại nhiều quân và vũ khí đạn dược cũng như các cán bộ chánh trị để ở lại với âm mưu trường kỳ mai phục, đánh chiếm miền Nam sau này. Vì vậy, tất cả mọi xã ấp của tỉnh An Xuyên đều có nhiều cán binh VC "chém vè" ở lại, lúc bấy giờ chúng chung sống với gia đình tương đối hợp pháp, tạm thời che mắt chánh quyền. Ca Mau - Cột Mốc Tọa Độ Quốc Gia.jpg

TRUNG ĐOÀN 33 HÀNH QUÂN VÙNG SẢN XUẤT XI MĂNG KIÊN LƯƠNG

Từ An Giang, được lệnh Sư Đòan, Trung đoàn 33 phải cấp tốc mở cuộc hành quân giải tỏa áp lực địch nhằm phá hoại nhà máy sản xuất chất liệu làm xi măng tại quận Kiên Lương, thuộc tỉnh Kiên Giang và gần Hà Tiên (Kiên Giang - có biên giới với Miên).

Một đại đội Bảo An bảo vệ an ninh cho nhà máy đã bị VC tấn công thường xuyên và vừa bị VC đột kích đẫm máu làm thiệt hại đơn vị này khá nặng. Hơn nữa, nhiều đơn vị VC ở chung quanh khu vực khai thác chất liệu sản xuất xi măng, chúng thường len lỏi từ các hòn lớn nhỏ ở vùng biển và các rừng đồi quanh vùng, thường tấn công các đồn bót của quận Kiên Lương. Trung đoàn 33 về Kiên Lương, đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân tại quận lỵ, có kế hoạch mở các cuộc hành quân thường xuyên xung quanh vùng này và đi xa đến gần quận lỵ Hà Tiên - một nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cũng như là cái nôi nuôi và sản xuất sản phẩm làm từ đồi mồi... Về hướng tỉnh lỵ Rạch Gia, Trung đoàn 33 cũng thường tung ra các cuộc hành lục soát cấp tiểu đoàn các khu vực có nhiều cán binh VC hoạt động.

Tại vùng Kiên Lương, Trung Đoàn 33 đã ở đây gần đúng một tháng, thường xuyên mở các cuộc hành quân bình định, lục soát, bảo vệ cho các đơn vị địa phương xã ấp và các đồn bót của Bảo An - Dân Vệ. Các cuộc hành quân thường là cấp tiểu đoàn vì trong một phạm vi lãnh thổ hẹp và vài lần mở cuộc hành cấp Trung đoàn trong một vùng rộng lớn.

Các cuộc hành quân bắt đầu từ sáng sớm, đến khoảng 4 giờ chiều, các tiểu đoàn đều rút quân về nơi đóng quân của đơn vị, không có hành quân qua đêm. Lúc này các đơn vị VC chưa lớn mạnh, chưa có nhiều vũ khí mới, tối tân như sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, các thứ vũ khí mới từ miền Bắc chuyển tải vào miền Nam dồn dập tại khắp các vùng ven biển, vùng biên giới Miên, Lào, lợi dụng chánh thể VNCH chưa ổn đnh chánh trị, còn lơ là đối phó với ngoại nhập hơn là nội tình trong nước..

Cuộc hành quân vùng Kiên Lương chấm dứt, giao trách nhiệm cho các đơn vị địa phương, Trung Đòan 33 rút về đóng quân ở Rạch Sỏi - Rạch Giá, chuẩn bị cho cuộc hành quân cấp Trung Đoàn vào vùng Rừng U Minh Thượng và tới cả vùng Rừng U Minh Hạ ở Cà Mau, giao tiếp với Trung Đoàn 32. Mở cuộc hành quân lớn cấp Trung đoàn phá nát nhiều căn cứ địa, hậu cần của VC ở trong rừng U Minh Thượng và Hạ. Trung Đoàn được ngơi nghỉ vài ngày tại Rạch Sỏi, chúng tôi, có dịp "bát phố" Rạch Giá cùng la cà các quán ăn quán nhậu của tỉnh lỵ Kiên Giang và vùng Rạch Sỏi cũng khá nhộn nhịp. Lúc này, tôi đã đi thăm dân cho biết sự tình và đặc biệt tôi có nhiều kỷ niệm ở vùng Rạch Sỏi này.

Tôi nhớ lại, cuộc hành quân lớn cấp Trung đoàn xuyên qua Rừng U Minh Thượng và  tiến xuống xuống vùng U Minh Hạ, di chuyển dọc theo con sông Trẹm (Trèm Trẹm), nước đục ngầu màu đỏ sậm phù sa:

Sông Trèm Trẹm ngàn đời vẫn đỏ

Rừng U Minh muôn thuở còn xanh.

Đến quận lỵ Thới Bình hay Sông Ông Đốc, Trung đoàn đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân tại đây và được nghỉ ngơi trọn buổi chiều, chuẩn bị cho cuộc hành quân hôm sau vùng chung quanh quận lỵ, đến xế trưa, các đơn vị trở về chỗ đóng quân chuẩn bị cho cuộc hành quân quy mô hơn có cả phi cơ bao vùng yễm trợ tấn công VC ở các căn cứ địa, mật khu hay bệnh xá, trung tâm huấn luyện...3 tiểu đoàn đã tới tấp báo cáo về Bộ Chĩ Huy diến tiến chiếm các mục tiêu với sự thắng lợi và thu nhiều chiến lợi phẩm cũng như bắt được hàng chục tù binh...Lúc này, các đơn vị địa phương của VC trang bị còn thô sơ, mìn nội hóa, đạp lôi, súng ngựa trời, súng 2 nòng, súng trường Mas 36 cổ lổ xỉ của Pháp, thời Đệ Nhị Thế Chiến và carbine, garant... Đến từ tháng 2 năm 1964, sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, các đơn vị VC ở miền Nam, các Vùng Chiến Thuật, được CSBV trực tiếp hà hơi tiếp sức xâm nhập vũ khí mới, tối tân. Chúng xâm nhập, đặc biệt bằng đường biển mà Rừng U Minh là cửa ngõ CSBV đưa vũ khí vào Nam qua vùng này. Từ đất, biển của Miên tuồn vũ khí và các cán bộ vào  đường biên giới 2 nước và đường biển, kể như gần nhứt, tương đối dễ dàng thuận tiện.Camau - TT Thành Phố.JPG

(HTrung Tâm Thành Phố Cà Mau)

TRUNG ĐOÀN 33 TRẤN NHẬM BAO VÙNG U MINH HẠ - CÀ MAU

Ngoài vấn đề chánh trị toàn diện không kể đến vì tôi ở đơn vị nhỏ và ở xa Thủ Đô Sài Gòn nên sự hiểu biết về vấn đề này rất hạn hẹp. Ở vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc - Cà Mau, chúng tôi thấy rõ sự tai hại của cuộc đảo chánh bạo lực giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ - Cố Vấn Ngô Đình Nhu, hay còn gọi là cuộc cách mạng 1.11.1963 thành công đã giúp CSBV đưa cán binh, vũ khí đạn dược vào Nam dễ dàng hơn trước vì phe ta mải mê lo đánh phe mình quên dối phương CSBV gian ác lợi dụng thời cơ ngàn năm một thuở này.

Cuộc hành quân vùng U Minh Thượng và Hạ kéo dài chừng 5 ngày, Trung đoàn trở về Rạch Sỏi nghỉ ngơi thêm vài ngày và di chuyển về Sóc Trăng. Từ Sóc Trăng, Trung đoàn 33 ở yên không lâu và được lệnh chuyển quân, đổi vùng hoạt động  thay Trung đoàn 32 ở An Xuyên - Cà Mau. Nhiệm vụ chnh của Trung đoàn là thiết lập một căn cứ quân sự mới mà sau này thường gọi là căn cứ hỏa lực, trấn ngự vùng Chà Là - Gía Ngựa, nơi đây đã có 1 trung đội pháo binh 105 ly yễm trợ vùng này. Nhưng, tình hình chiến sự càng ngày càng leo thang, một Đại đội Bảo An (sau này gọi là Địa Phương Quân) bảo vệ an ninh cho trung đội pháo binh bắt đầu "lạnh cắng" vỉ VC hoạt động công khai, cách đồn Báo An chưa tới 1 cây số, ban ngày tương đối còn an ninh, ban đêm kể như VC làm chủ tình hình. Không những tại Chà Là Giá Ngựa mà toàn tỉnh An Xuyên, chỉ có quận Châu Thành còn có an ninh về đêm. Tất cả các quận còn lại của An Xuyên, chánh quyền quốc gia chỉ có thể kiểm soát an ninh ban ngày các xã ấp gần đồn bót hay gần quận lỵ. Còn về đêm thì chào thua, không thể sử dụng pháo binh thường xuyên, chỉ cái vụ tiếp tế đạn cho pháo binh đi bằng đường sông cũng rất nguy hiểm vì VC đặt thủy lôi nhiều nơi hoang vắng trên sông Bảy Háp đã phá huỷ nhiều tàu của Hải Quân chưa nói về sự mất mạng...

(H: Bờ kè đất mũi Cà Mau ngăn chặn xói mòn, sóng biển đánh vào)


Camau - Mui.JPGTrung đoàn 33 kéo róc hết các đơn vị cơ hữu, ngoài trừ vài bộ phận chuyên môn còn ở lại hậu cứ Sóc Trăng. Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Trung đoàn tạm đặt gần sân quần vợt của tỉnh, sau này trở thành hậu trạm - điểm liên lạc với Trung đoàn 33 ở Chà Là.

Muốn đưa quân vào Chà Là, Trung Đoàn 33 phải mở cuộc hành quân lớn vì 2 bờ sông Bảy Háp vùng này hay đến quận Năm Căn, VC đã thiết đặt nhiều địa điểm hoạt động ngày cũng như đêm. Cuộc hành quân lớn này có phi cơ bao vùng và có Hải Quân hộ tống một đoàn công voa ghe tàu hàng chục chiếc chở quân cà Trung đoàn. Cuộc hành  quân này có thể gọi là cuộc hành quân như con cuốn chiếu vì cả đoàn công voa hơn 20 tàu ghe của Hải Quân và tàu ghe gắn máy đuôi tôm của dân được trưng dụng - nghĩa là có trả tiền mướn tàu và ghe tư nhân trong cuộc hành quân này. Nhưng các chủ ghe tàu rất lo sợ vì nơm nớp sợ VC cho nổ thủy lôi thì kể như tài sản của họ sẽ mất trọn, dù chánh phủ có bồi thường, nhưng phải qua nhiều thủ tục hành chánh phiền phức, chờ đợi lâu?.

Trước khi cuộc hành quân bắt đầu bằng đường sông, một tiểu đoàn chia đều trên 2 bờ sông di chuyển lục soát trước chừng 3 cây số, dừng quân lại xuống ghe tàu, một tiểu đoàn khác lên thay. Vì vậy, con đường hành quân này, từ Thị xã Cà Mau tới vùng Chà Là khoảng 10 cây số mà cuộc hành quân khai diễn đúng 7 giờ sáng, mãi cho đến gần 4 gờ chiều mới tới Chà Là. Ông Trung Đoàn Trưởng ra lệnh dựng trại gấp rút, đào công sự phòng thủ ngay, tạm thời trú quân qua đêm vì nếu trời sụp tối thì đàn muỗi hàng vạn hàng triệu con mở "cuộc hành quân" tấn công con người. Vì vậy khu vực này muỗi kêu như sáo thổi là như vậy đó. Ông Trung đoàn trưởng còn gọi tất cả sĩ quan lại họp và ra lệnh là đơn vị phải chịu cực, đốc thúc anh em binh sĩ đào công sự và giao thông hào chung quanh Bộ Chỉ Huy Hành Quân cũng như ông Trung đoàn trưởng chỉ chỗ làm vọng gác giặc. Qua kinh nghiệm của một sĩ quan lớn tuổi, ông nói đêm nay, mình mới đến, VC có thể đến tấn công quấy phá để thăm dò như là chào đón vậy!. Các cấp chỉ huy ráng chịu cực đêm nay, kiểm soát lính gác cho kỹ vì hành quân cả ngày, anh em binh sĩ dễ ngủ gục. Nơi này, lính gác còn trùm vào đầu một cái túi lưới chống muỗi, tay phải mang vớ nên còn dỗ giấc ngủ nữa. Ông Trung Đoàn Trưởng đoán như thần, khoảng 2 giờ khuya, chừng một tiểu đội du kích mò đến Bộ Chỉ Huy, chúng bị phát hiện và lính gác nổ súng báo động, VC tung lại vài quả lựu đạn và bắn hàng chục phát đạn vào Bộ Chỉ Huy và trạm gác, nhưng không có ai bị thương.

Sáng hôm, trong khi các sĩ quan ăn sáng, ông Trung Đoàn Trưởng nhắc lại chuyện VC "thử sức" với trung đoàn đêm vừa qua. Chúng tôi là sĩ quan trẻ mới ra trường chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến đều hết lòng khâm phục ông Trung Đoàn Trưởng, tiên đoán như Thần.

Tại cứ điểm này, lúc bấy giờ, ngoài 2 nhiệm vụ là Trưởng Ban Chiến Tranh Tâm Lý và Trưởng Ban An Ninh, tôi còn được chỉ định trông coi khâu ẩm thực của Bộ Chỉ Huy trung đoàn kể cả 4 cố vấn Mỹ. Trung đoàn có cất một nhà ăn mà chúng tôi gọi là câu lạc bộ sĩ quan, nói  cho oai. Nhà ăn này cất xong coi cũng đẹp ra phết, dù chỉ có tre và lá dừa nước, lại ở gần đường đi qua lại của người dân, gần một con kinh có cái cầu khỉ cheo leo và cũng gần bờ sông nữa. (H:Nhà hát, công viên Cao Văn Lầu Thành phố Bạc Liêu)Cao Can Lau - Nha hat.jpg

Thật tình mà nói, những lúc rảnh rang, tôi ngồi tại câu lạc bộ, nhâm nhi chai bia, ngắm cảnh dân chúng qua lại hay ghe thương hồ xuôi ngược cùng với  những giề lục bình nổi trôi theo dòng nước. Và buổi chiều tà, hàng trăm hàng ngàn chim cò bay về kêu chíu chít, trú trong "vườn chim", gần Trung Đoàn cũng gợi cảm lắm, hồn thơ trong tôi cũng từng nổi lên ở chỗ khỉ ho cò gáy này. Đến ngày cuối tuần, tôi quan sát thấy có cái gì là lạ, các cô gái hay phụ nữ nói chung, khi qua lại trước Câu Lạc Bộ thường ăn diện bộ cánh mới, quần lảnh Mỹ A láng coóng, nón lá cũng mới nữa. Tôi nghiệm ra rằng, phụ nữ diện đẹp là để cho phái nam ngắm nghía. Lính lác ở đây lâu ngày cũng chai mặt rồi, không cần "ra mắt - chào hàng" nữa mà ra mắt các ông chủ lực quân mới tới, có ý nghĩa hơn. Một nghĩa nào đó, người xưa đã từng nói "gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân". Nhưng đối với tôi, dưới con mắt của người cán bộ của ngành tình báo tâm lý chíến tại địa phương này, người dân ở đây đã sống lâu đời với Việt Minh cộng sản cũng như là vùng tập kết quân của VMCS đưa ra Bắc năm 1954. Vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu rõ dân tình địa phương vì "biết người biết ta trăm trận đánh trăm trận thắng"  như Tôn Tử Binh Pháp có đề cập. Sáng hôm sau, tôi rủ người bạn Trưởng Ban 2 cùng với tôi ở chung một hầm trú, mặc đồ bà ba, lận colt trong bụng và có 2 cận vệ đi theo "thăm dân cho biết sự tình". Vừa qua chiếc cầu khỉ, vài chục thước, một ngôi nhà ngói xưa cũng đầy rêu phong, dù cũng đã có nhiều lần ăn pháo, nhưng đã sửa lại khi vùng này trở lại hòa bình sau năm 1954. Chúng tôi vừa đến trước nhà Bác ba, đầu còn để củ tỏi - xi-nhông, khăn rằn choàng cổ, từ trong nhà, bác lật đật chạy ra mời chúng tôi vào nhà uống nước trà quạu mà bác mới mua hôm qua. Tôi thấy trong khu vực này, con nít tụ tập chơi đùa đông cùng với các cụ và phụ nữ, không có bóng dáng thanh niên, trai tráng, họ ở đâu? Có vấn đề rồi.

Trong nhà bác vẫn còn bộ trường kỷ rất cổ xưa, dù không còn màu sắc tươi sáng nữa vì qua 9 năm của cuộc chiến (1945 - 1954), bộ trường kỷ này cũng từng  được ngâm ở ao nước sau hè. Từ trong bếp, bưng ra một dĩa bánh ít, cô út - con gái rượu của bác Ba cuối đầu chào chúng tôi và bác Ba vội vã mời chúng tôi ăn bánh ít vì gia đình cũng có gói bánh tét, bánh ít chuẩn bị ăn Tết. Cô út lại trở ra lần nữa, mang ra một bình trà nóng và 4 cái chung uống trà, đặt lên bàn. Bây giờ, tôi mới có thì giờ quan sát cô thôn nữ, nhìn qua biết cô đã từng trải qua " lửa khói" rồi, có bàn tay trắng đẹp dù ở nhà quê, gương mặt trái soan, rất có duyên, vòng số 1, số 3 đều nẩy nở rất hấp dẫn, lại mặc quần Mỹ A đen láng mướt và chiếc áo bà ba cũng mới để lộ vòng số 1 rất thu hút. Khi cô út trở vô nhà sau, Bác Ba mới giới thiệu, cô út đã có 2 con, hiện giờ chồng đang đi làm ở Cà Mau (?), cô chăm sóc cha mẹ già và con nhỏ của cô, còn các anh chị khác có gia đình đều ở riêng nhiều nơi kể cả ở Sài Gòn nữa. Chúng tôi hỏi bất cứ ai cũng đều nói ba "sắp nhỏ" đi làm xa, giấu nhẹm họ ở trong bưng ban ngày, ban đêm mò về nhận tiếp tế. sanh thêm con.

Thật là thú vị, khu vực này, thường thiếu nước ngọt tiêu dùng, nhà nào khá giả có đến  hàng chục "mái vú" to chứa nước mưa hay có xây hồ chứa nước ngọt sử dụng khi vào thời điểm nắng hạn. Người ta chỉ quan sát nhà nào có nhiều lu khạp chứa nhiều nước mưa thì biết chắc gia đình đó có ăn có để - khá giả. Một đặc điểm khác, đa số các phụ nữ vùng này đều có làn da trắng mịn trông rất bắt mắt, dù cực nhọc lam lủ việc đồng áng, thiếu nước ngọt để tắm mà phải dùng nước lợ - nửa ngọt nửa mặn của nước biển, có thể làm cho làn da bị khô hay còn "mốc thếch" nữa. Nhưng mà, kỳ lạ thay! nhiều phụ  nữ vùng này đều có làn da trắng đẹp mịn hồng hơn các vùng nhà quê khác. Tôi tìm hiểu, tại đây - Chà Là còn có cái tên khác là Giá Ngựa nữa - đúng ra phải là Giá Ngự, nghĩa là có Vua đến đây. Được biết, khi Vua Gia Long bị quân Nguyễn Huệ đánh đuổi từ vùng Sài Gòn, nhà vua cùng đoàn tùy tùng hàng mấy trăm người, trong đó có nhiều cung phi mỹ nữ mang theo. Trước khi chiến thuyền của vua Gia Long bôn tẩu tỵ nạn sang Thái Lan, không thể đem theo hết người đẹp, nên phải để lại vùng này "làm quà" cho dân quê địa phương tay lấm chân bùn, nên sản sinh ra các hâu duệ phái nữ có nước da trăng ngần tiêu biểu cho giới quý phái? Tại đây còn có một cái giếng nước ngọt tương truyền là đoàn quân của vua Gia Long đào mới có đủ nước ngọt sử dụng.Camau muiJPG.JPG

CĂN CỨ CHÀ LÀ HỨNG CHỊU  MỘT TRẬN PHÁO KÍCH DỮ DỘI NHỨT CỦA MIỀN TÂY THỜI ĐIỂM ĐÓ

Sau mấy ngày ăn Tết Nguyên Đán vui vẻ bình thường - tháng 2 năm 1964 - tối ngày mồng 4 Tết, khoảng 2 giờ sáng VC pháo kích vào chỗ đóng quân của Bộ Chỉ Huy đợt đầu chừng 6 quả súng cối 81 ly, ngưng chừng vài phút, các pháo thủ VC như điều chỉnh lại độ chính xác - tọa độ, bắn tiếp thêm mấy chục quả nữa vào Bộ Chỉ Huy Trung đoàn và vị trí của súng đại bác 105 ly. Một quả rơi trúng cần anten của trung tâm truyền tin làm hư hại máy liên lạc với Sư Đoàn, Truyền Tin cấp tốc lấy máy dự phòng ra thay thế liền. Chỗ này có một Trung sĩ Truyền Tin chết, một quả rơi đúng vào câu lạc bộ, phá sập toàn bộ câu lạc bộ. May mắn lại đến với Đại úy Mạch đang ngủ tại đây, mới về trình diệnTrung đoàn chờ đi ra tiểu đoàn. Ông mắc tiểu, ra gốc dừa cách câu lạc bộ chừng 10 thước, đúng lúc VC pháo kích lần đầu, ông nằm tại gốc dừa tránh pháo đợt 2. Nhờ vậy mà ông thoát chết vì chiếc ghế bố ông nằm ngủ và cái mùng kể như tan tành hết. Trên nóc hầm ngủ của chúng tôi, xây dưới tàng của nhiều cây dừa cũng bị 2 quả đạn chạm vào cành dừa nổ tung trên không, miễng đạn rơi rào rào trên nóc hầm. Trung Tá Trung Đoàn Trưởng đã ra lệnh 2 khẩu pháo binh chuẩn bị bắn trực xạ khi VC mới bắn 6 quả  đợt đầu. Chiến thuật cố hữu của VC thường sử dụng tiền pháo hậu xung. Các trạm gác và tất cả mọi chiến sĩ đều phải lấy vũ khí xuống các giao thông hào sẵn sàng chiến đấu chống VC có thể tấn công bộ chiến. Với mấy chục quả súng cối 81 ly pháo kích (lúc bấy giờ VC chưa có súng cối mới 82 ly của TC) vào một đơn ở Cà Mau, trong lúc Miền Tây của Vùng 4 Chiến Thuật chưa có một đơn vị nào bị pháo kích dữ dội như thế từ trước tới thời điểm đó, nhưng thiệt hại không đáng kể. Sau này, một đơn vị bị pháo hàng trăm quả đại bác. hỏa tiễn là chuyện bình thường khi chiến tranh gia tăng cường độ ác liệt đẩm máu.

Trong lần về quê lần đầu năm 2010, sau vài tháng tôi đã về lại Hoa Kỳ, ông anh Bảy của tôi qua đời và ước muốn của anh cũng được toại nguyện vì anh gặp lại tôi lần chót.

Tháng 3 năm 2017, bà chị thứ chín đang nằm chờ tử thần rước đi. Trước đó, khi còn tĩnh, bà chị chín cũng muốn tôi vể để chị em gặp lại nhau lần cuối. Chúng tôi có truyền thống anh chị em ruột rất quyến luyến qúy trọng và thương yêu hy sinh cho nhau. Tôi cũng cố thu xếp về thăm chị lần cuối này. Đến ngày thứ 4, chị tôi tắt thở, các cháu lo tang sự mẹ chúng nó, chị tôi có đến 12 đứa con đều thành danh nên tổ chức đám tang tại nhà suốt 3 ngày, có đến trên dưới 1 ngàn lượt người thân quen, chòm xóm cũng như đồng đạo đến phúng viếng và đưa linh cửu đến nghĩa trang của tư nhân ở Tây Ninh.

TRỞ LẠI CÀ MAU (AN XUYÊN) VÀ ĐẾN TẬN ĐẤT MŨI CÀ MAU

Sau lễ tang, các cháu thấy tôi muốn viếng lại chiến trường xưa mà lần trước thăm gia đình, chưa đến hết. Nay tôi muốn tiếp tục thăm những địa danh quen thuộc gắn chặt với cuộc đời binh nghiệp của mình để hồi tưởng, ôn nhớ một thời trai trẻ đã qua hơn nửa thế kỷ trước. Bài trước, tôi có nói về Châu Đốc. Ai cũng biết Châu Đốc là cái nôi của các loại mắm, khô, nước thốt nốt,đặc biệt từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa cá linh "rộ" khi nước ở Biển Hồ - Miên chảy mạnh xuống vùng hạ lưu Châu Đốc(H: Mắm CĐ)Mắm Và Rau - Mắm Châu Đốc.jpg

Từ Cần Thơ, tôi cũng có đi đến Chợ Nổi Cái Răng, nổi tiếng trong nước, đi tua sinh thái vào tận vườn cây ăn trái vui hưởng không khí trong lành của miền sông nước hữu tình, cây xanh tươi tốt quanh năm. Về Sóc Trăng thăm lại Bãi Xàu với món đặc sản đưông chà là, lướt nhìn lại đài phát thanh Sóc Trăng mà tôi có dịp làm việc vài năm với chương trình Tiếng Nói Vùng IV Chiến Thuật, nhớ lại các cô xướng ngôn viên trẻ đẹp năm xua mà hình bóng còn đọng trong tôi. Đến Vũng Thơm ( thuộc quận Kế Sách - Ba Xuyên) - cái nôi sản xuất "mè láu, bánh pía độc đáo, lạp xưởng Quảng Trân ngon tuyệt". Về Bạc Liêu, tôi đến viếng ngôi biệt thự sang trọng thời xưa có một không hai ở miền Tây của công tử Bạc Liêu, nổi tiếng chơi ngông, đến công viên và nhà hát Cao Văn Lầu - ông Tổ của bài ca vọng cổ muồi rệu ngày nay mà nguyên thủy là bản Dạ Cổ Hòài Lang của ông Sáu Lầu. Trở lại Cà Mau, vô vàn nỗi nhớ và kỷ niệm nên thơ tuyệt vời đời binh nghiệp của tôi. Ở trọ khách sạn, dùng gáo dừa múc nước tắm trong lu hay khạp vì chưa có hệ thống nước máy, Tại Cà Mau, tôi cũng suýt chết bị VC giựt mìn đường bộ và đường thủy, cũng như nằm dưới trận mưa pháo kích, tôi vẫn "bình an vô sự". Nói đến Cà Mau, tôi nhớ rõ mồn một cái quán đơn sơ, trống trước trống sau bên vệ đường gần bến xe Cà Mau của Bà Sáu Mập với những món ngon nổi tiếng nhứt ở Cà Mau, có thể nổi tiếng cả miền Tây, Với những con cá lóc "có râu - biết nói" to tổ chảng và cá rô là loại cá ông bà nội ngoại hay hàng cố nội cố ngoại của loại cá rô mà vùng  khác không có, thịt ngọt, dày cơm, ăn rất đã cái miệng và cái bao tử. (H Chợ Nổi Cần Thơ) Qua các món ăn đặc sản đầu cá lóc nấu canh chua, mình cá lóc thì nướng để cuốn bánh tráng, cá rô kho tộ. Ối giời ơi! trên đời này, tôi nghĩ (lúc bấy giờ) không có món ăn nào ngon ở các nơi khác sánh kịp vì là món ăn vua, đặc sản của Bà Sáu Mập ở Cà Mau.

Lần này tôi vô cùng may mắn được đặt chân đến Đất Mũi Cà Mau, miền đất cuối cùng của Tổ Quốc. Còn địa đầu của đất nước - Ải Nam Quan, có biên giới với Trung Hoa, tôi chưa đến bao giờ mà đã đến được huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La khi bị lưu đày trong ngục tù cải tạo VC nghiệt ngã. Lần nay, tôi có nhiều thì giờ, còn được hơn 10 ngày nữa mới trở về Mỹ, con trai trưởng của bà chị chín, nay cũng ngoài 60, cháu về hưu và còn đi dạy ngành nông nghiệp ở nhiều trường đại học ở trong nườc cùng vài trường đại học nổi tiếng của các nước khác. Vợ của cháu cũng Tiến sĩ nông nghiệp còn dạy tại Viện Đại Học Cần Thơ. Hai vợ chồng mướn tài xế lái chiếc xe Van của hai cháu đưa cậu Mười thăm viếng lại chiến trường xưa: Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng. Tôi ở nhà các cháu tại Cần Thơ 2 ngày, tha hồ mà thăm viếng cả vùng Thành Phố Cần Thơ mà tôi phục vụ tại Cần Thơ gần đúng 7 năm mới thuyển chuyển về Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị ở Sài Gòn và đơn vị cuối cùng là Biệt Khu Thủ Đô.Chợ Nổi Cái Răng - Cần Thơ.png

Về đến Cần Thơ, một cuốn phim dĩ vãng tái hiện trong tôi với nhiều nổi vui  buồn lẫn lộn, đại lộ Hòa Bình năm xưa, có Bộ Tư Lệnh QĐ4 & V4CT, gia đình chúng tôi được ở trong cư xá sĩ quan (gần miếu Tiên Sư) cuối doanh trại Bộ Tư Lệnh, sát hàng rào trường Trung học Phan Thanh Giản và trường trung học nữ Đoàn Thị Điểm. Kỷ niệm thân thương lại trở về tràn ngập, cảnh cũ người xưa, bây giờ không còn, tôi đành "xếp tàn y lại để dành hơi" sẽ mang về thế giới khác, như vua Tự Đức tán thán. Dù, địa điểm cũ, nay có tên mới là Nhà Bảo Tàng Quân Đội?. Nhân dịp này, tôi có đến viếng thăm ông Thầy cũ cựu Trung Đoàn Trưởng 33 Bộ Binh Nguyễn Văn Thanh, 97 tuổi, ông đang vào thời kỳ lú lẫn và rất yếu. Đầu năm sau, 2018, ông Thầy được thuyên chuyển về Vùng 5  Chiến Thuật nhận nhiệm vụ mới.

Từ Cần Thơ chúng tôi trực chỉ đi đến xế trưa đến tận Mũi Cà Mau (khá xa khoảng 200 cây số), điểm tận cùng của Tổ Quốc Việt Nam. Thăm viếng nơi khu du lịch sinh thái và ăn trưa với các món ăn đặc sản của vùng này. Đơn vị Trung Đoàn 33, chúng tôi, năm xưa có đến quận Năm Căn, còn đất mũi Cà Mau thì chưa đến. Nay từ Năm Căn đi đến đất Mũi Cà Mau có lộ tráng nhựa khá tốt, không cần đi đường thủy như trước kia. Con đường này khá xa trên dưới 40 cây số, làm xong cách đây chừng vài năm. Nay thường xuyên có nhiều đoàn du lịch đi xe buýt lớn cũng đến đây "tham quan" làm cho Đất Mũi Cà Mau trở thành một điểm du lịch cũng khá thu hút khách phương xa.

Tôi được 2 cháu đãi một bữa ăn toàn đặc sản của Đất Mũi. Sau đó chúng tôi về Cà Mau nghỉ qua đêm. Về đến Thành phố Cà Mau (năm xưa gọi là Thị xã - tỉnh An Xuyên mới thành lập không lâu, sau ngày TT Ngô Đình Diệm chấp chánh 1955). Tôi vô cùng bồi hồi nhớ lại cảnh củ. Khi đơn vị Trung Đoàn 33, đóng quân tại đây, có một lần, tôi hướng dẫn 3 chiếc xe GMC chở theo một trung đội về Bạc Liêu hộ tống Đoàn Văn Nghệ Tinh Hoa Miền Tây của Quân Đoàn 4 xuống Cà Mau trình diễn văn nghệ cho Trung đoàn thưởng thức 2 đêm và 1 đêm dành cho tiểu khu An Xuyên. Ba chiếc xe chạy đến Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn, tôi vào văn phòng lấy Sự Vụ Lệnh đi Bạc Liêu, anh Trung sĩ nhứt Sáu, lớn hơn tôi chừng 5 tuổi, làm Phó tôi, đi chiếc xe thứ 3, tôi ngồi trên chiếc xe thứ nhứt. Tự nhiên, anh lên ngồi ở xe thứ nhứt, khi tôi đi lấy Sự Vụ Lệnh trở ra, anh Trung sĩ I Sáu nói Thiếu úy để tôi đi xe này, còn Thiếu úy đi xe thứ 3. Nghe vậy, tôi nói anh cứ ngồi đó, tôi ra xe sau. Ba xe bắt đầu lăn bánh vừa qua quận lỵ Tắc Vân (quận Châu Thành), cách xa Tắc Vân chừng hơn 1 cây số, một tiếng nổ kinh hồn dù không trực tiếp trúng mìn, tôi thấy chiếc xe đầu chao đảo mạnh, bụi mù đất cát văng tung toé, chiếc xe này đầu lủi xuống  ruộng, VC giựt tiếp thêm 1 quả mìn nữa nhắm chiếc xe thứ 2 lại cũng trật lất ở cách phía sau xe này hơn 10 mét và cách đầu xe thứ 3 của tôi cũng chừng hơn 10 mét, cát bụi mịt mù, tôi ra lệnh lính trên xe nhảy xuống và nổ súng ra phía bờ ruộng đề phòng VC tấn công, còn một phía thì gần sông.Camau.JPG. (Nhà thờ Tắc Sậy - gần Hộ Phòng - nổi tiếng linh thiêng, Linh Mục Trương Bửu Diệp đã tử vì đạo tại đây - đang trên quá trình Tòa Thánh Vatican phong Thánh)

Sau đó hoàn toàn yên lặng, từ quận lỵ Tắc Vân nghe tiếng mìn nỏ, đã vội báo cho Trung Đoàn 33 biết xe bị ăn mìn... Tôi chưa kịp báo cáo, thì trung đoàn hỏi liền, có ai bị thương xe có bị hư không? Tôi báo cáo, 3 xe đều không sao cả có thể đi tiếp được, chỉ có anh Trung Đội Phó Sáu bị thương đầu bất tĩnh, cần xe cứu thương chở về Bệnh xá Trung Đoàn. Khi tản thương xong, chúng tôi tiếp tục hành trình đi đón 2 xe văn nghệ Tinh Hoa Miền Tây của Quân Đoàn 4 (đoàn văn nghệ Tinh Hoa có ca sĩ Uyên Phương - em bạn dì ruột với ca sĩ nổi  tiếng Bạch Yến, sau này Uyên Phương cũng rất nổi tiếng, đang định cư tại miền Nam Cali). Hai xe này cũng đang trên đường đi xuống Cà Mau, phải dừng lại ở cầu Hộ Phòng vì nghe các xe đò thông báo có đoàn công voa bị VC giựt mìn, nên xe chưa lưu thông được. Địa điểm giựt mìn quá gần quận lỵ Tắc Vân nên VC không dám đào lộ đặt mìn, sợ bị lộ, nên phải đặt mìn sát bên lề đường dù 2 trái mìn thuộc loại mìn lớn mả 3 xe GMC không bị hư hỏng và đường lộ sau đó vẫn lưu thông bình thường.

Chiều về, được biết anh Trung sĩ nhứt Sáu đã chết, có thể đầu không đội nón sắt nên bị đập vào cửa xe, chết sau đó vài giờ. Các bạn trong Trung Đoàn nói Trung sĩ Sáu chết thế mạng tôi vì thời đó có mấy ai ngồi trong ca - bin xe mà đội nón sắt bao giờ. Nếu tôi bị thương thì vụ va đầu vào cửa xe không chết, chắc cũng man man.

Để kết thúc 2 bài viết này Trở Lại Chiến Trường Xưa Miền Tây, được xem là cuộc du lịch vô cùng thích thú mà tôi tâm đắc, có nhiều ấn tượng nhứt.@


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm