Mỗi Ngày Một Chuyện
TRỜI ĐÃ SÁNG - CAO MỴ NHÂN
TRỜI ĐÃ SÁNG - CAO MỴ NHÂN
Mới 3.30 am, mình đã
thức dậy rồi, thế giới đêm đang thầm lặng chuyển giao cho hoàn vũ ngày, một
cách buồn vui lẫn lộn, mà với tôi buổi rất sớm này, thời điểm này, có lẽ tôi
nhớ anh nhiều nhất.
Đúng, thời điểm chuyển
dịch rất vắng vẻ hoan ca trong lòng, nhưng lại là mùa xuân của cuộc đời.
Bởi vì chỉ có ai sau
một đêm không cảm thấy nặng nề vì những lo âu, bon chen ...mới có cách
nhìn thâu tóm bao la trước mặt, trong nỗi cô đơn thầm kín của một chứng nhân
tình cờ trước quyền phép Thượng Đế đã và đang tiếp tục khai sáng thế gian.
Chắc là anh đã vào
giấc ngủ, hay đang sắp xếp công việc để đi ngủ, sau một hành trình dài đọc và
suy nghĩ, rồi sắp xếp tin tức để phổ biến bốn phương cái chân lý sống ở đời.
Ở đời à ? Đọc tới đây,
anh sẽ mỉm cười một mình trong đêm chưa hết, và ngày chưa thực sự về , mình gọi
anh là người không tự nguyện mà vẫn như là bắt buộc, nói theo văn chương, còn
nôm na là ngó ngàng công việc đang theo đuổi giai đoạn này, ít nhiều trên đường
trường trước mặt.
Mình định mở đầu câu
chuyện bằng 2 chữ "Anh
ơi!" để như sắp
đặt nặng vấn đề "nếu mộng không thành thì sao? "ôi, nghe cải lương
quá, nhưng quả là ...cải lương thật, nếu mình đùa cợt thế, trong lúc mình
vừa bắt gặp một dạng bản cuộc đời.
Phải nói là đúng nghĩa
một biểu tượng cho quyền phép của Thượng Đế, để ít nhất nếu không phải với ai,
thì chỉ với tôi thôi, gần như 8/10 người hôm qua, tình cờ có chung một nhận
định về sự mất mát to lớn của những người hiện diện ở thủ đô tị nạn Bolsa, của
thực thể người Việt lưu vong lâu nay.
1/ Là nỗi buồn chung
ngày 30/4 hằng năm, với cái lý lịch tị nạn khó phai mờ của dân chúng miền Nam
VN, hay là những người sống dưới chế độ VIỆT NAM CỘNG HOÀ từ 1954 tới nay.
Tôi tưởng là tôi loay
hoay trong ý nghĩ đó, sớm ra, tôi lại tình cờ nhận được 2 tin thư:
Bức tranh "đàn gà"
của anh tặng tôi, đánh giá niềm vui ấm áp của bất cứ ai, của bất cứ gia đình
nào, bất cứ xã hội nào, lấy hạnh phúc gia đình là chính, mà lỡ ra phải thất
thoát một ai, thì buồn lắm.
2/ Là nỗi buồn riêng
trước sự ra đi, hay là mất mát một " nhân sĩ " mà tôi vừa tìm thấy
trong thư bạn trẻ tên Lưu Anh Tuấn, bạn ấy đã muốn dành tặng cho người
chị: cố trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn.
Người được gia đình và
thành phần các thân hữu, chiến hữu trong mọi lãnh vực, tổ chức tang lễ thật
long trọng ngày 29/4/2017 tại thủ đô tị nạn Bolsa.
Nơi hằng năm dân Việt
tị nạn cộng sản vẫn liên tục tổ chức các buổi lễ tưởng niệm thuyền nhân, bộ
nhân tại đài Tưởng niệm, ở nghĩa trang rộng lớn Peek family' s funeral
Westminster Orange county CA .
Sinh hoạt 11 năm sau
cùng của trung tá Nữ Quân Nhân Nguyễn Thị Hạnh Nhơn ( 1927-2017 ) dành cho các
thương bệnh binh và cô nhi quả phụ tử sĩ VNCH.
Với hàng vạn gia đình
thương phế binh VNCH, đã được bà chăm sóc từng hồ sơ, trợ cấp khiêm tốn hằng
năm cho họ, để nói lên lòng "CÁM ƠN ANH" những người đã hy sinh một
phần thân thể cho đất nước vì lý tưởng quốc gia tự do.
Thượng Đế đã sanh ra
ta, lại cho ta cái quyền lựa chọn những thử thách cuộc sống.
Tại sao ta không sống
trong tự do no ấm, mà phải phiêu lưu trên con đường đi không bao giờ tới đích
chứ.
Tại sao ta không sinh
hoạt đằm thắm như cảnh tượng những bầy gà yên ấm, hân hoan dưới nắng mai rực rỡ
chan hoà tình nghĩa, mà lại hoá thân thành cú, thành quạ lúc nào cũng soi mói
nỗi khổ đau, cùng cực ở đời.
Trời sáp sửa sáng rồi,
bức tranh "đàn gà hạnh phúc" vẫn ở trước mặt tôi, anh có biết rằng
mình đã mất mẹ ngay từ khi còn rất bé không?
Trong bức tranh đàn gà
dưới nắng tươi kia, anh có biết người bố của mình mới 42 tuổi, với một đàn con,
mà đứa lớn nhất còn mấy năm nữa mới tới 20, là chị cả của mình, và mình là út
trong cái đàn gà tội nghiệp đó.
Cảnh tượng trước mặt
mình sui khiến mình suy nghĩ thủa xa xưa, buổi chiều vừa chấm dứt, mẹ mình đã
đưa tay lên chới với trong không gian, chào đàn gà ở lại thế gian là gia đình
buồn khổ của bố mình.
Rồi chỉ trong đêm cuối
cùng đó thôi, người bố sầu thương đã một mình đi lo tang đám.
Người chị còn tuổi
teen của mình, phải phụ bố lo phần chỉnh trang thân xác cho mẹ.
Sáng sớm hôm sau,
chiếc xe tang mầu đen có 2 con ngựa phủ trang đen tìm tới tận nhà, tất nhiên
mọi sự đã hoàn tất trong đêm, đàn gà con mất mẹ chúng tôi đã líu ríu theo bố đi
lặng lẽ sau xe tang ra ngoài nghĩa địa, ở Hải Phòng, trước khi di cư vài năm.
Bây giờ thời đại văn
minh tân tiến, nhưng ngôi nhà cuối cùng của người quá vãng vẫn là chiếc quan
tài thõng thượt mà thôi.
Có đẹp thêm, cũng vẫn
là cỗ sự lạnh lùng, cô lẻ.
Chẳng ai chia xẻ được
nỗi đau, niềm tủi phận của kiếp người. Chỉ có chênh lệch cái kiếp người đó là
đáng suy tư, mẹ tôi đúng nghĩa "thất lộc" năm bà 40 tuổi, vị nhân sĩ
lừng danh trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn "mãn phần" cũng đúng nghĩa,
khi đã hồng tang 90 mùa trăng xuân vàng rực rỡ.
Có nghĩa gì với chúng
ta hôm nay, mọi bất trắc bủa vây. Trong hoàn cảnh nào vẫn có sự ưu tư, phiền
muộn ...
Anh có thực sự biết
điều đó không? Sao anh quay mặt khi mình viết đoạn kết này trong một bài "cải
lương" với dòng nước mắt đang ướt nhoà ...
Trời đã sáng ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRỜI ĐÃ SÁNG - CAO MỴ NHÂN
TRỜI ĐÃ SÁNG - CAO MỴ NHÂN
Mới 3.30 am, mình đã
thức dậy rồi, thế giới đêm đang thầm lặng chuyển giao cho hoàn vũ ngày, một
cách buồn vui lẫn lộn, mà với tôi buổi rất sớm này, thời điểm này, có lẽ tôi
nhớ anh nhiều nhất.
Đúng, thời điểm chuyển
dịch rất vắng vẻ hoan ca trong lòng, nhưng lại là mùa xuân của cuộc đời.
Bởi vì chỉ có ai sau
một đêm không cảm thấy nặng nề vì những lo âu, bon chen ...mới có cách
nhìn thâu tóm bao la trước mặt, trong nỗi cô đơn thầm kín của một chứng nhân
tình cờ trước quyền phép Thượng Đế đã và đang tiếp tục khai sáng thế gian.
Chắc là anh đã vào
giấc ngủ, hay đang sắp xếp công việc để đi ngủ, sau một hành trình dài đọc và
suy nghĩ, rồi sắp xếp tin tức để phổ biến bốn phương cái chân lý sống ở đời.
Ở đời à ? Đọc tới đây,
anh sẽ mỉm cười một mình trong đêm chưa hết, và ngày chưa thực sự về , mình gọi
anh là người không tự nguyện mà vẫn như là bắt buộc, nói theo văn chương, còn
nôm na là ngó ngàng công việc đang theo đuổi giai đoạn này, ít nhiều trên đường
trường trước mặt.
Mình định mở đầu câu
chuyện bằng 2 chữ "Anh
ơi!" để như sắp
đặt nặng vấn đề "nếu mộng không thành thì sao? "ôi, nghe cải lương
quá, nhưng quả là ...cải lương thật, nếu mình đùa cợt thế, trong lúc mình
vừa bắt gặp một dạng bản cuộc đời.
Phải nói là đúng nghĩa
một biểu tượng cho quyền phép của Thượng Đế, để ít nhất nếu không phải với ai,
thì chỉ với tôi thôi, gần như 8/10 người hôm qua, tình cờ có chung một nhận
định về sự mất mát to lớn của những người hiện diện ở thủ đô tị nạn Bolsa, của
thực thể người Việt lưu vong lâu nay.
1/ Là nỗi buồn chung
ngày 30/4 hằng năm, với cái lý lịch tị nạn khó phai mờ của dân chúng miền Nam
VN, hay là những người sống dưới chế độ VIỆT NAM CỘNG HOÀ từ 1954 tới nay.
Tôi tưởng là tôi loay
hoay trong ý nghĩ đó, sớm ra, tôi lại tình cờ nhận được 2 tin thư:
Bức tranh "đàn gà"
của anh tặng tôi, đánh giá niềm vui ấm áp của bất cứ ai, của bất cứ gia đình
nào, bất cứ xã hội nào, lấy hạnh phúc gia đình là chính, mà lỡ ra phải thất
thoát một ai, thì buồn lắm.
2/ Là nỗi buồn riêng
trước sự ra đi, hay là mất mát một " nhân sĩ " mà tôi vừa tìm thấy
trong thư bạn trẻ tên Lưu Anh Tuấn, bạn ấy đã muốn dành tặng cho người
chị: cố trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn.
Người được gia đình và
thành phần các thân hữu, chiến hữu trong mọi lãnh vực, tổ chức tang lễ thật
long trọng ngày 29/4/2017 tại thủ đô tị nạn Bolsa.
Nơi hằng năm dân Việt
tị nạn cộng sản vẫn liên tục tổ chức các buổi lễ tưởng niệm thuyền nhân, bộ
nhân tại đài Tưởng niệm, ở nghĩa trang rộng lớn Peek family' s funeral
Westminster Orange county CA .
Sinh hoạt 11 năm sau
cùng của trung tá Nữ Quân Nhân Nguyễn Thị Hạnh Nhơn ( 1927-2017 ) dành cho các
thương bệnh binh và cô nhi quả phụ tử sĩ VNCH.
Với hàng vạn gia đình
thương phế binh VNCH, đã được bà chăm sóc từng hồ sơ, trợ cấp khiêm tốn hằng
năm cho họ, để nói lên lòng "CÁM ƠN ANH" những người đã hy sinh một
phần thân thể cho đất nước vì lý tưởng quốc gia tự do.
Thượng Đế đã sanh ra
ta, lại cho ta cái quyền lựa chọn những thử thách cuộc sống.
Tại sao ta không sống
trong tự do no ấm, mà phải phiêu lưu trên con đường đi không bao giờ tới đích
chứ.
Tại sao ta không sinh
hoạt đằm thắm như cảnh tượng những bầy gà yên ấm, hân hoan dưới nắng mai rực rỡ
chan hoà tình nghĩa, mà lại hoá thân thành cú, thành quạ lúc nào cũng soi mói
nỗi khổ đau, cùng cực ở đời.
Trời sáp sửa sáng rồi,
bức tranh "đàn gà hạnh phúc" vẫn ở trước mặt tôi, anh có biết rằng
mình đã mất mẹ ngay từ khi còn rất bé không?
Trong bức tranh đàn gà
dưới nắng tươi kia, anh có biết người bố của mình mới 42 tuổi, với một đàn con,
mà đứa lớn nhất còn mấy năm nữa mới tới 20, là chị cả của mình, và mình là út
trong cái đàn gà tội nghiệp đó.
Cảnh tượng trước mặt
mình sui khiến mình suy nghĩ thủa xa xưa, buổi chiều vừa chấm dứt, mẹ mình đã
đưa tay lên chới với trong không gian, chào đàn gà ở lại thế gian là gia đình
buồn khổ của bố mình.
Rồi chỉ trong đêm cuối
cùng đó thôi, người bố sầu thương đã một mình đi lo tang đám.
Người chị còn tuổi
teen của mình, phải phụ bố lo phần chỉnh trang thân xác cho mẹ.
Sáng sớm hôm sau,
chiếc xe tang mầu đen có 2 con ngựa phủ trang đen tìm tới tận nhà, tất nhiên
mọi sự đã hoàn tất trong đêm, đàn gà con mất mẹ chúng tôi đã líu ríu theo bố đi
lặng lẽ sau xe tang ra ngoài nghĩa địa, ở Hải Phòng, trước khi di cư vài năm.
Bây giờ thời đại văn
minh tân tiến, nhưng ngôi nhà cuối cùng của người quá vãng vẫn là chiếc quan
tài thõng thượt mà thôi.
Có đẹp thêm, cũng vẫn
là cỗ sự lạnh lùng, cô lẻ.
Chẳng ai chia xẻ được
nỗi đau, niềm tủi phận của kiếp người. Chỉ có chênh lệch cái kiếp người đó là
đáng suy tư, mẹ tôi đúng nghĩa "thất lộc" năm bà 40 tuổi, vị nhân sĩ
lừng danh trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn "mãn phần" cũng đúng nghĩa,
khi đã hồng tang 90 mùa trăng xuân vàng rực rỡ.
Có nghĩa gì với chúng
ta hôm nay, mọi bất trắc bủa vây. Trong hoàn cảnh nào vẫn có sự ưu tư, phiền
muộn ...
Anh có thực sự biết
điều đó không? Sao anh quay mặt khi mình viết đoạn kết này trong một bài "cải
lương" với dòng nước mắt đang ướt nhoà ...
Trời đã sáng ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)